Văn 9 Tạo lập văn bản

17 Ngọc Sơn

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
74
16
11
Thanh Hóa
Không xác định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình"
(Đoạn văn thôi nha)
2)Vào ngày giỗ của vợ Trương Sinh đã kể cho con nghe về cuộc đời của Vũ Nương. Tưởng tượng em là bé Đản trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương để kể lại câu chuyện đó
 

Pineapple <3

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười hai 2018
750
964
111
Hà Nội
THCS-THPT Tạ Quang Bửu
1)Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình"
(Đoạn văn thôi nha)
2)Vào ngày giỗ của vợ Trương Sinh đã kể cho con nghe về cuộc đời của Vũ Nương. Tưởng tượng em là bé Đản trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương để kể lại câu chuyện đó
1) Khổ thơ cuối bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy là triết lí mang hàm ý độc đáo, sâu sắc của bài thơ. Đúng vậy,nghệ thuật ẩn dụ "trăng cứ tròn vành vạnh" tượng trưng cho 1 quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ. Phép nhân hóa "trăng im phăng phắc" cho thấy trăng là 1 người bạn, 1 nhân chứng nghĩa tình mà hết sức nghiêm khắc. Trăng ko một lời trách cứ, bao dung, độ lượng. Tấm lòng bao dung, độ lượng mà nghiêm khắc ấy đã nhắc nhở nhà thơ và tất cả chúng ta ko bao h lãng quên quá khứ. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưnng quá khứ thì luôn tròn đầy, thủy chung và bất diệt. Ở trong câu thơ cuối, nhà thơ sử dụng tối đa nghệ thuật đối lập: cái tròn vành vạnh của vầng trăng đối lập vs sự bạc bẽo, vô tình của cong người; cái im phăng phắc của vầng trăng đối lập vs sự giật mình của con người. Cái giật mình nhìn lại thức tỉnh của con người thật đáng quý. Giật mình để nhìn lại chính mình, để cố gắng sống tốt hơn. Cái giật mình của ăn năn tự trách, giật mình để nhắc nhở bản thân ko đc lãng quên quá khứ nghĩa tình. Hình ảnh vầng trăng cuối bài thơ đột ngột bừng sáng thành ánh trăng vô cùng độc đáo, sâu sắc. Ánh tăng là tia sáng tỏa ra từ vầng trăng. Ánh trăng có khả năng soi rọi đến những góc khuất tăm tối nhất của tâm hồn con người, ánh trăng khiếm con người bừng tỉnh nhận ra sai lầm của mình. Trăng cảm hóa con người và nhắc nhở con người phải luôn luôn nhớ về quá khứ, trân trọng quá khứ. Ánh trăng nói riêng và bài thơ nói chung nhắc nhở chúng ta phải sống đúng đạo lí dân tộc: Uống nc nhớ nguồn.
*Mục đích của nghệ thuật là tác động đến tâm hồn của con người, làm thay đổi con người và xã hội theo hướng tích cực. Bài thơ "Ánh trăng" vs đặc sắc riêng biệt về nghệ thuật và nội dung đã hoàn thành nhân vật đó. Bài thơ hàm chứa trong đó bao nhiêu triết lí về cuộc sống và cả sự thức tỉnh đến toàn xã hội chúng ta.
2)
Dàn ý
a. Mở bài

- Giới thiệu tình huống kể chuyện: Sống thiếu vắng tình yêu và sự chăm sóc của mẹ.
- Nhiều lần hỏi cha, cha hứa lúc khôn lớn cha sẽ kể.
b. Thân bài
  • Kể về cuộc đời của mẹ:
- Kể về mẹ những ngày đầu về làm vợ cha: Nết na, thùy mị, không để thất hòa với cha.
- Kể về những ngày cha đi lính, một mình mẹ vừa sinh và nuôi Đản, chăm sóc bà nội ốm và lo ma chay chu đáo cho bà.
- Những ngày cha mới trở về, cha buồn vì bà mất, Đản lại vô tình nói chuyện cái bóng làm cha hiểu lầm mẹ. Thanh minh không được mẹ đi nhảy xuống sông tự vẫn.
- Sau cũng vì vô tình, Đản lại chỉ cái bóng trên vách, giải được nỗi oan cho mẹ nhưng mẹ lại không còn.
- Cha đau khổ, ân hận, lập đàn giải oan cho mẹ. Mẹ trở về trong chốc lát rồi quay lại chốn thủy cung cùng Linh Phi. Cha không đi bước nữa mà ở vậy nuôi Đản trong nỗi day dứt khôn nguôi.
  • Những cảm xúc và suy nghĩ của Đản (có thể đan xen trong khi kể):
- Bây giờ thương mẹ, ân hận vì vô tình đẩy mẹ đến cái chết.
c. Kết bài
- Khẳng định tình yêu thương và kính trọng với mẹ.
  • Bày tỏ mong muốn không ai phải chịu nỗi đau như gia đình Đản.
 
  • Like
Reactions: 17 Ngọc Sơn
Top Bottom