Văn 9 Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn tp. Hồ Chí Minh năm 2013-2014 (Kèm đáp án tham khảo)

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: (1 điểm)
Truyện Chiếc lược ngà xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá nối hai cuộc gặp gỡ với ba con người. Nhưng vang vọng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: Ấy là tiếng …!
(Chu Văn Sơn, Phân tích – bình giảng tác phẩm văn học)​
Tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được nhắc đến trong đoạn trích trên là gì? Tiếng kêu ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
Câu 2: (1 điểm)
Có bạn trẻ nhắn tin cho mẹ như sau:
M0ther ui, chju nay kon hok v3 muon. Kon dj hok th3m.
(Mẹ ơi, chiều nay con học về muộn. Con đi học thêm.)​
Theo bạn thì bạn trẻ trên đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm đó?
Câu 3: (3 điểm)
Mùa hè này, những học trò nghèo của làng chài bãi ngang xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi, ngày nào cũng xuống biển bắt cua, mò ốc, sò,.. để kiếm vài ngàn ít tỏi nuôi mơ ước đến trường. Từng giọt mồ hôi “non nớt” sớm rơi trên gành đá, hòa vào lòng biển vì ước mong có được bộ sách, cái cặp,… cho năm học mới. Đồng hành cùng khát khao con trẻ, những người mẹ nghèo của vùng đất này cũng nói với con: “Ăn khổ mấy má cũng chịu, miễn con có sách vở, quần áo mới tới trường là má vui rồi !”
(Theo báo Thanh niên ngày 18-6-2013, Ôm ước mơ đi về phía biển)​
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em được gợi ra từ câu chuyện trên.
Câu 4: (5 điểm)
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Phạm Tiến Duật – Bài thơ về tiểu đội xe không kính)​
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao ...
(Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)​
Trình bày cảm nhận về một trong hai vấn đề sau:
1. Tình cảm của người Việt Nam đối với đất nước qua hai khổ thơ trên.
2. Vẻ đẹp của hình ảnh ẩn dụ trong hai khổ thơ trên.
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Đáp án:
Câu 1:

- Tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được nhắc đến là tiếng gọi “Ba” của bé Thu. (0.5 đ)
- Tiếng “ba” thể hiện tâm trạng xúc động bởi tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt có xen lẫn cả sự hối hận. (0.5 đ)
· Lưu ý: Học sinh chỉ cần nêu một nét tâm trạng là được trọn số điểm.
Câu 2:
- Học sinh có thể trả lời theo những hướng sau:
+ Vi phạm phương châm lịch sự (0.5 đ). Nguyên nhân: do thiếu hiểu biết (cách dùng từ ngữ không phù hợp đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp…) hoặc không tôn trọng đối tượng giao tiếp (thiếu lịch sự, tôn trọng đối tượng giao tiếp,…) (0.5 đ)
+ Vi phạm phương châm cách thức (0.5 đ). Nguyên nhân: nói không rõ ràng, rành mạch. (0.5 đ)
Lưu ý: Học sinh có thể trả lời một hoặc hai nội dung trên là được trọn số điểm.
Câu 3:
a) Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh,…
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt hay chính tả, dùng từ, ngữ pháp, trình bày rõ ràng.
b) Yêu cầu về kiến thức:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: tinh thần hiếu học hoặc học sinh nghèo vượt khó với ý chí vươn lên mạnh mẽ, thực hiện ước mơ của mình; tinh thần yêu thương, lo lắng của người làm cha mẹ đối với việc học của con cái.(0.5đ)
- Giải thích: Từ câu chuyện, giải thích vấn đề nêu ở đầu bài.
- Bàn luận:
+ Học sinh trình bày nhận định, đánh giá về ý nghĩa, tác dụng vấn đề bằng cách lập luận, phân tích dẫn chứng.
+Phê phán những tư tưởng đi ngược lại với vấn đề đã bàn.
+ Mở rộng vấn đề: Từ vấn đề đã bàn hướng đến những giá trị, ý nghĩa rộng lớn hơn. (2đ)
- Rút ra bài học nhận thức và rèn luyện thái độ sống đúng đắn. (0.5đ)
Câu 4:
a) Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững kiến thức làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục và hệ thống ý sáng, rõ ràng.
- Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt phải nắm vững thao tác phân tích thơ.
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, trình bày rõ ràng.
b) Yêu cầu về kiến thức:
· Vấn đề 1:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.(0.5đ)
- Khái quát chung: Giới thiệu tác giả, tác pẩm, chủ đề tình yêu quê hương đất nước trong văn học,…
- Học sinh phân tích hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật trong hai khổ thơ để làm nổi bật tình cảm của con người Việt Nam đỗi với quê hương đất nước. Tình yêu đó trong cuộc kháng chiến với niền tin, ý chí quyết tâm mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng; Lòng nhiệt thành cống hiến xây dựng đất nước khi hòa bình,…
- Tổng hợp những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai khổ thơ về nội dung lẫn nghệ thuật.(4đ)
- Khái quát, đánh giá vấn đề đã nghị luận (0.5 đ)
· Vấn đề 2:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp hình ảnh ẩn dụ trong hai khổ thơ . (0.5đ)
- Khái quát chung: Giới thiệu tác giả, tác phẩm,…
- Học sinh phân tích hình ảnh ẩn dụ trái tim, mùa xuân, lộc,… trong hai hổ thơ để làm nổi bật hình ảnh ẩn dụ ấy.
+ Tính đa nghĩa, hàm súc, hình ảnh gợi sự liên tưởng phong phú,…
+ Tình yêu quê hương đất nước trong con người Việt Nam trong chiến đấu với ý chí, quyết tâm, niềm tin vào một tương lai tươi sáng; lòng nhiệt thành cống hiến để xây dựng đất nước khi hòa bình,… (4đ)
- Khái quát, đánh giá về vẻ đẹp hình ảnh ẩn dụ trong hai khổ thơ.(0.5đ)
· Lưu ý:
- Học sinh có thể tìm điểm chung cho hai khổ thơ, đặt thành luận điểm và thể hiện ở các phần khác nhau của bài làm.
- Học sinh phân tích chung chung mà không chỉ rõ tình cảm con người Việt Nam trong hai khổ thơ đạt tối đa 2,5đ.
- Học sinh diễn xuôi ý thơ trong hai khổ nhưng có nêu tình cảm con người Việt Nam đạt tối đa 2,5đ.
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo
Top Bottom