Văn Một số dạng nghị luận xã hội thường gặp trong kì thi

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Kì thi THPT sắp tới cũng như trong các kì thi học kì ở trường THPT thì các bạn sẽ phải làm bài nghị luận xã hội thế nhưng có một số bạn vẫn chưa nắm chắc cấu trúc, các luận điểm cần triển khai khiến cho bài làm chưa có những số điểm mong muốn. Chính vì thế mình viết bài viết này để chia sẻ một số kinh nghiệm làm bài văn NLXH. Hi vọng nó sẽ có ích và rất mong các bạn góp ý để bài viết trở nên hoàn chỉnh hơn nha ! Cám ơn các bạn đã dành chút thời gian xem bài viết.
Phần 1: Một số dạng nghị luận xã hội thường gặp
Dạng 1: Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Là dạng đề cập tới các hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, các hiện tượng đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực nhưng nó trực tiếp ảnh hưởng và thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hiện nay.
- Đề tài thường hướng tới như: an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, trung thực trong thi cử, nạn vứt rác bừa bãi, hiến máu nhân đạo, nghiện game, nghiện internet, lối sống ảo, lối học hình thức đối phó…
· Mô hình chung:
-ND1: Dẫn dắt để nêu vấn đề cần bàn
+ Dẫn dắt trực tiếp:
Bạn hãy cùng tôi suy ngẫm về…
Trong cuộc sống hiện nay, một trong những hiện tượng chúng ta quan tâm ….
+ Dẫn dắt gián tiếp:
Bằng một câu chuyện
Bằng một tình huống mang tính nhận thức
-ND2: Giới thiệu về hiện tượng cần bàn
+Xuất hiện khi nào? Ở đâu?
+ Biểu hiện cụ thể?
! Nếu có khái niệm thì cần giải thích
-ND3: Bàn luận trực tiếp về hiện tượng:
+Rút ra ý nghĩa của hiện tượng (tích cực hay tiêu cực)
Nếu là hiện tượng tiêu cực cần nêu hậu quả rồi tìm hiểu nguyên nhân đề xuất giải pháp.
Nếu là hiện tượng tích cực cần đưa ra các tác động tích cực từ nhiều góc độ.
-ND4: Bàn luận mở rộng:
+Liên hệ những hiện tượng tương đồng hoặc khác biệt để có cái nhìn đa chiều đa diện.
+Liên hệ đến nhận thức giới trẻ.
-ND5: Kiểm điểm bản thân, rút ra bài học về nhận thức và hành động.
Dạng 2: Nghị luận về ý kiến, tư tưởng, đạo lí
- Đây là dạng đề nói về một tư tưởng đạo lí, triết lí nhân văn, câu nói mang tính nhận thức, mối quan hệ về gia đình, xã hội, một số tính cách thể hiện các phẩm chất của con người.
- Đề tài hướng tới: Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay, mục đích sống và học tập, các đức tính của con người: tính trung thực, lòng khiêm tốn, lòng bao dung, đức tính kiên trì, ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống, các mối quan hệ gia đình: tình mẫu tử, chữ hiếu, sự vô tâm thờ ơ của cha mẹ đối với con cái, vô cảm, mối quan hệ của xã hội: tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, đạo lí: ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn…
· Mô hình chung:
-ND1: Dẫn dắt để trích dẫn ý kiến, nêu được tư tưởng, đạo lí mà đề ra
-ND2: Giải thích ý kiến từ đó rút ra vấn đề cần bàn.
-ND3: Bàn luận trực tiếp:
+ Nêu quan điểm người viết
+ Nêu cơ sở suy luận (suy luận chung)
+ Nêu cơ sở thực tiễn (dẫn chứng)
-ND4: Bàn luận mở rộng
+ Bổ sung những nội dung mà ý kiến chưa đề cập
+ Liên hệ nhận thức giới trẻ ngày nay về những vấn đề trên
-ND5: Kiểm điểm bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.
*Trường hợp đặc biệt: Nghị luận về hai ý kiến/ hai vấn đề trong bài NLXH
-TH1: NLXH về hiện tượng đời sống:
+Giới thiệu hai sự việc, hiện tượng
+Bàn luận về hai hiện tượng:
Phân tích nguyên nhân (nếu như 2 hiện tượng/ sự việc tương đồng thì gộp lại phân tích nguyên nhân chung)
Phân tích tác dụng hoặc hậu quả, đề xuất giải pháp từ hai hiện tượng, sự việc
Rút ra bài học nhận thức và hành động từ 2 hiện tượng, sự việc
+Đánh giá 2 hiện tượng, sự việc từ đó đưa ra liên hệ bản thân.
-TH2: NLXH về tư tưởng đạo lí
+ Bàn luận về hai ý kiến
+ Giải thích 2 ý kiến, sơ bộ nhận xét nhận xét về mối quan hệ 2 ý kiến
+ Lần lượt bàn luận từng ý kiến
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động từ hai ý kiến
+ Đánh giá 2 ý kiến, có thể liên hệ bản thân
Dạng 3: Nghị luận về một số vấn đề xã hội được rút ra từ trong tác phẩm văn học nghệ thuật
- Đây là dạng nói về một vấn đề xã hội, một triết lí nhân văn sâu sắc nào đó được rút ra từ trong tác phẩm văn học nghệ thuật. Vấn đề xã hội này có thể học sinh đã được học ở trong chương trình sách giáo khoa của mình hoặc trích trong các mẫu báo, tài liệu khoa học nào đó.
- Đề tài hướng tới: Các vấn đề xã hội sâu sắc, nhân văn từ trong tác phẩm văn học như: Lòng yêu nước, mục đích sống, trách nhiệm của thanh niên trong xã hội hiện nay, ý chí nghị lực trong cuộc sống, đức tính khiêm tốn, lí tưởng sống…
Các bước được tiến hành :
– Bước 1: Tóm tắt, giải thích, nêu nội dung chính của vấn đề xã hội đặt ra.
– Bước 2: Nghị luận xã hội, tiến hành các thao tác nghị luận xã hội bình thường tùy thuộc xem đó là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống.
Phần 2: Một số đề và cách làm tham khảo
Đề bài 1:
Viết đoạn văn nghị luận về câu nói “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
1. Phân tích đề:
- Yêu cầu thao tác: bình luận
- Yêu cầu tư liệu: thực tế, thông tin truyền thông
- Đây là đề nghị luận về một ý kiến
- Yêu cầu về nội dung: Làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa đạo đức và đức hạnh. Đức hạnh sẽ chi phối hành động, hành động là biểu hiện của đức hạnh.
2. Triển khai:
* Mở bài:
- Cách 1: Bạn đã bao giờ suy ngẫm về mối quan hệ giữa đức hạnh và hành động chưa?
- Cách 2: Viết theo dạng viết thư
- Cách 3: Viết theo dạng diễn thuyết
*Thân bài:
- Giải thích:
+Đức hạnh là phẩm chất tốt đẹp của mỗi người bao gồm: lòng yêu thương, sự dũng cảm, trung thực, chân thành, chịu khó, vị tha, …
+Hành động là:
Những việc làm rất nhỏ nhặt như nhặt rác, giúp cụ già sang đường, tặng người ăn xin ít tiền lẻ …
Hành động lớn lao: làm hiệp sĩ đường phố, lao xuống dòng nước lũ cứu người,…
è Khẳng định đức hạnh và hành động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
- Bàn luận
+ Cơ sở lí thuyết:
Nêu quan điểm: có thể khẳng định sự đúng đắn của câu nói qua câu: Thật vậy! hoặc Ý kiến đó thật sâu sắc! hay Hành động và đạo đức thật sự có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Nêu cơ sở suy luận:
Mỗi hành động con người đều có một mục đích nhất định kể cả khi ta đi lang thang cũng không phải là vô định mà là cách để giải tỏa nỗi buồn. Mục đích của hành động sẽ bị chi phối bởi phẩm chất bên trong nên khi bạn có mục đích tốt bạn sẽ có những hành động tốt. Nếu bạn có những mục đích không tốt thì nó sẽ được biểu hiện ra những hành động tồi tệ, thấp kém.
+ Cơ sỡ thực tiện:
Những năm tháng chiến tranh thì lòng yêu nước, tinh thần xung phong, sự hi sinh được thể hiện qua hành động nhập ngũ của hàng ngàn học sinh, sinh viên trên cả nước. Rất nhiều mạnh thường quân có tấm lòng vàng, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ người gặp khó khăn (MC Phan Anh). Rất nhiều chương trình vì cộng đồng như Chiếc lá chưa lành, Lục lạc vàng, Áo ấm mùa đông,…
Tuy nhiên lại có một số người họ đề cao giá trị đồng tiền mà bất chấp thủ đoạn, sẵn sàng đánh đổi lương tâm của mình. Họ trộn chất độc vào thực phẩm, buôn bán ma túy, heroin gieo rắc cái chết khắp nơi. Tôi tin chắc rằng không sớm thì muộn họ sẽ phải trả giá.
+ Bàn luận mở rộng:
Đôi khi hành động và phẩm chất không đồng nhất:
Một người có phẩm chất tốt thế nhưng hành động bồng bột, nông nổi: Cha đánh chết người con rể vì hành hạ con gái mình. -> Cần suy nghĩ trước khi hành động vì không phải cái sai nào cũng sửa được cả.
Có một số người có hành động tốt thế nhưng những hành động kia chỉ là vỏ bọc cho tâm địa độc ác: Luôn tỏ ra giàu có, hào phóng, kêu gọi mọi người góp vốn làm ăn thế rồi khi gom được số tiền lớn thì bỏ trốn; ga lăng, hào phóng nhưng khi lừa tình thành công thì “quất ngựa truy phong” -> Không nên nhẹ dạ cả tin nếu không bạn sẽ trở thành nạn nhân đáng thương
ð Nhiều người hiểu được điều này cho nên trước mỗi hành động, sự việc họ rất thận trọng, nhìn nhận mọi chuyện thấu đáo cho nên luôn vững vàng trên đường đời. Tuy nhiên một số người có nhận thức sai lầm. Họ thường hành động theo bản năng, có lối sống thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Nếu họ không kịp thời nhận ra thì tôi nghĩ họ sẽ gặp khó khăn trên đường đời.
+ Liên hệ bản thân:
Tôi là người còn nhận thức rất non trẻ. Nhiều lúc tôi còn nói năng hồ đồ. Tôi thấy xấu hổ khi mình trêu đùa khi thấy đám tang, lớn tiếng với bố mẹ,… Từ bài viết này tôi nhận ra muốn có những hành động đẹp thì cần nhận thức tốt không thì bản thân sẽ trở thành kẻ hồ đồ, ích kỉ. Như vậy thì chính lúc này mình cần cái nhìn rộng mở hơn. Tôi biết rằng điều này không hề dễ dàng nhưng tôi tin rằng nếu mình chịu khó quan sát và học tập thì tôi sẽ trở thành một người tốt hơn rất nhiều.
Đề số 2: Viết đoạn văn nghị luận về đề tài “Tiếng kêu của những dòng sông” (NL về một hiện tượng)
1. Phân tích đề:
- Yêu cầu về dạng bài: Nghị luận về một hiện tượng
- Thao tác lập luận chính: bình luận
- Yêu cầu tư liệu: sách vở, tư liệu
- Yêu cầu nội dung: Bàn luận về hiện tượng những dòng sông bị ô nhiễm
2. Hướng triển khai:
- ND1: Giới thiệu vấn đề dòng sông bị ô nhiễm
- ND2:
Giải thích ý nghĩa của phép nhân hóa để thể hiện tiếng kêu cứu khẩn thiết từ các dòng sông
Nêu biểu hiện sự ô nhiễm:
+ Mặt sông đầy bao nilong, vỏ đồ hộp, xác động vật, …
+ Nước sông màu đục, đen, có mùi hôi, nhiễm nhiều chất độc hại từ nhà máy, sinh hoạt,…
+ Đôi bờ mọc lên các công trình được xây dựng trái phép, trại chăn nuôi, nhà hàng nổi mà rác nước thải xả thẳng xuống nước
+ Đáy sông: cát tặc hoành hành gây sạt lở đất
- ND3:
+ Mất đi vẻ đẹp vừa thân quen vừa gần gũi, nguồn cảm hứng thơ văn vơi cạn ->thế hệ sau sẽ không tìm được nét đẹp của dòng sông nữa
+ Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người: Bệnh đỏ mắt, da liễu, ung thư, bệnh tiêu hóa,… nếu ở vùng bị ô nhiễm
+ Ảnh hưởng xấu đến trồng trọt và chăn nuôi: dòng nước ô nhiễm gây hiện tượng cây cối héo úa, còi cọc, biến đổi ren cây cối, vi sinh vật một cách bất thường,… Cá tôm trên sông chết hàng loạt khiến ngư dân khốn đốn.
- ND4: Nguyên nhân
+ Có thể là do biến đổi khí hậu: Mẹ tự nhiên đạo diễn để thử thách con người. Nhưng nguyên nhân cơ bản là ý thức con người chúng ta vì không nhận thức đúng vai trò của sông nước. Tưởng đó là nguồn tài nguyên vô tận và cũng do sự chạy theo lợi nhuận sản xuất.
- ND5: Giải pháp
+ Tự nâng cao ý thức bản thân thông qua tìm hiểu trên sách báo, truyền hình, internet,…
+ Các cơ quan chức năng cần có biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân
+ Có chế tài xử lí mạnh tay với các trường hợp trực tiếp hoặc gián tiếp gây tình trạng ô nhiễm
+ Gia đình phối hợp nhà trường giáo dục ý thức các em từ khi còn rất nhỏ
- ND6:
Không chỉ có sông đang kêu cứu mà biển cũng đang kêu cứu. Những bờ biển vắng tanh, những con thuyền nằm úp, khu vực đánh bắt lắm cá bị chết rồi nước biển một màu đỏ đục ngầu như đất. Không chỉ môi trường nước bị ô nhiễm mà cả mặt đất, bầu trời, rừng thẳm cũng đang cất tiếng kêu cứu.
ð Cần có giải pháp kịp thời, mạnh mẽ để cứu vãn cả trái đất của chúng ta.
 
  • Like
Reactions: Misaka Yuuki
Top Bottom