Văn 9 Topic ôn thi vào lớp 10 cho những bạn học kém văn

Anh _Tuấn

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng mười 2017
224
137
51
Thanh Hóa
THCS Hải Bình

Anh _Tuấn

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng mười 2017
224
137
51
Thanh Hóa
THCS Hải Bình
cách làm văn nghị luận xã hội

Dàn ý
1. Đối với loại đề về tư tưởng đạo lý

A.Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn…
B. Thân bài:
- Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái niệm).
- Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
- Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
- Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề NL.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người
2. Đối với loại đề về một hiện tượng xã hội
A. Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.
B. Thân bài
- Nêu rõ hiện tượng (giải thích khái niệm)
- Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng)
- Chỉ ra nguyên nhân.
- Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng tình). Nêubiện pháp khắc phục.
C. Kết bài:
- Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận.
- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Dẫn chứng
- Trong bài văn nghị luận dẫn chứng rất quan trọng, dẫn chứng hay, xác đáng sẽ làm bài viết có độ tin cậy , thuyết phục người đọc lớn.
- Dẫn chứng phải tiêu biểu, cụ thể, chính xác, toàn diện, vừa đủ. Trong bài văn nghị luận xã hội nên hạn chế lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học.
- Dẫn chứng cần có độ khái quát chỉ chắt lọc những điều cơ bản nhất, tránh tình trạng sa vào kể lại dẫn chứng.
Phương pháp học và làm bài văn nghị luận xã hội
- Trước hết bạn hãy tạo cho mình thói quen phân tích vấn đề mỗi ngày. Trước bất kì sự việc, hay một câu nói của ai đó hãy luôn cố gắng để phân tích ý nghĩa, hàm ý bằng khả năng của bản thân bạn.
- Cập nhật thông tin một cách thường xuyên là không thể thiếu, hãy chú ý theo dõi chương trình thời sự, đọc sách, báo, tìm hiểu thông tin về các nhân vật nổi bật, chuyên mục kĩ năng sống mỗi ngày,.... hãy luôn để mọi thông tin trong tầm kiểm soát.
- Cố gắng nhớ và hiểu ý nghĩa của các câu nói, hay một châm ngôn sống nào đó. Đọc sách tham khảo sẽ giúp khơi gợi những sáng tạo của bạn, đồng thời tích lũy được cách hành văn và phương pháp làm bài.
- Học đi đôi với hành bạn nhé. Hãy tự mình đặt bút viết và phân tích, sau đó đọc lại và đối chiếu với đáp án. Điều này sẽ giúp bạn nhớ rất lâu và hiểu sâu sắc vấn đề hơn.
 

Anh _Tuấn

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng mười 2017
224
137
51
Thanh Hóa
THCS Hải Bình
Phần 1: Giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Trước tiên phải phân tích làm rõ được vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học ở đây là gì? Từ đó mới có thể xác định được nội dung chính và hướng làm bài cần thiết ở phần 2.
Ví dụ: Từ nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long các bạn có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chúng ta cần phải xác định được nhân vật anh thanh niên có những phẩm chất gì? Sau đó mới so sánh với giới trẻ hiện nay. Cụ thể anh thanh niên là người có lí tưởng sống cao đẹp, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, khiêm tốn, tinh thần lạc quan yêu đời, quan tâm, chu đáo , hiếu khách. Những phẩm chất của anh thanh niên liệu giới trẻ có không? Thực trạng của giới trẻ hiện nay là gì?
Từ phần một chuyển sang phần hai, học sinh cần có một câu chuyển ý phù hợp, đặc sắc.
Phần 2: Nghị luận xã hội
Khi đã xác định được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học ở phần 1 các bạn chuyển sang phần 2, ở phần này các bạn làm tương tự như cách làm văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Nếu vấn đề xã hội xác định là tư tưởng đạo lí thì các em sẽ vận dụng theo các bước.
– Giải thích khái niệm
– Phân tích, lí giải
– Bình luận
– Bài học nhận thức và liên hệ bản thân.
Nếu vấn đề xã hội xác định là hiện tượng đời sống thì các em sẽ vận dụng theo các bước.
– Khái niệm
– Thực trạng (tích cực, tiêu cực)
– Hậu quả
-Nguyên nhân
– Giải pháp
-Liên hệ bản thân.
Ví dụ: Từ đức tính khiêm tốn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long em có suy nghĩ gì về tính khiêm tốn của giới trẻ hiện nay?
Vấn đề xã hội ở đây mang tư tưởng đạo lí vì thế các em sẽ phải sử dụng các bước làm trong nghị luận về tư tưởng đạo lí để làm (khiêm tốn là gì, phân tích chứng minh các vấn đề của khiêm tốn, bình luận về đức tính khiêm tốn của thanh niên hiện nay, bài học nhận thức và liên hệ bản thân)
 

Anh _Tuấn

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng mười 2017
224
137
51
Thanh Hóa
THCS Hải Bình
nghị luận về một đoạn thơ bài thơ
Khái niệm: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là cách trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ ấy. -
Yêu cầu; + Về nội dung: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, giọng điệu, …Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng.
+ Về hình thức: Bài viết cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết. - Bố cục: + Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình ( nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)
+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
 

Anh _Tuấn

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng mười 2017
224
137
51
Thanh Hóa
THCS Hải Bình
1. Văn bản.
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết, có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện múc đích giao tiếp.
- Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết ninh, hành chính – công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
2. Liên kết trong văn bản:
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
- Để văn bản có tính liên kết, ngươi viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kêt nối các câu, các đoạn đó bằng các phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, tổ hợp từ, câu,…) thích hợp.
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội dung và hình thức:
+ Về nội dung:
Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn (liên kết chủ đề).
Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gic).
+ Về hình thức: có một số phương thức liên kết:
. Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó đề tạo ra tính liên kết giữa các câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách sử dụng phép lặp: Lặp từ vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, lặp ngữ âm. Lặp còn tạo ra sắc thái tu từ như nhấn ý, tạo nhịp điệu, nhạc điệu,…
. Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong từng câu giúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng.
. Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một vật, một việc để thay thế cho nhau; và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu chứa chúng. Các phương tiện liên kết thường được sử dụng trong phép thế: các đại từ, các từ, tổ hợp từ đồng nghĩa, các từ, tổ hợp từ khác nhau (cùng chỉ về một vật, một sự việc)
. Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Các phương tiện sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ (và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi,…) và các từ ngữ chuyển tiếp (bởi vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy,…) các phụ từ (lại, cũng, còn,…)
3. Mạch lạc trong văn bản: văn bản có tính mạch lạc:
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).
4. Tạo lập văn bản: Quá trình tạo lập văn bản gồm các bước:
- Định hướng chính xác: Văn bản viết ( nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?
- Lập dàn ý (bố cục) cho văn bản, dàn ý đại cương hoặc dàn ý chi tiết.
- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, những đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
- Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và cần có sửa chữa gì không.
5. Tính thống nhất chủ đề của văn bản.
- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản nói tới.
- Văn bản có tính thống nhất chủ đề khi chỉ nói tới chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
- Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định dược chủ đề được thể hiện ở phần nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại trong đó.
 

Anh _Tuấn

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng mười 2017
224
137
51
Thanh Hóa
THCS Hải Bình
phần văn nghị luận cụ thể
VĂN NGHỊ LUẬN
1. Khái niệm:
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
2. Đặc điểm của văn nghị luận:
- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.
- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
3. Cấu trúc
- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.
- Thân bài (giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.
- Kết bài (kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.
4. Các phương pháp lập luận :
- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.
- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
5. Nghị luận xã hội
5.1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Khái niệm: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê, hoặc nêu ra vấn đề đáng suy nghĩ.
- Yêu cầu:
Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.
Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
- Bố cục:
+ Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
+ Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
+ Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
5.2. Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống của con người.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: Phải làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
+ Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.
6. Nghị luận văn học.
6.1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

- Khái niệm: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là cách trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ ấy.
- Yêu cầu;
+ Về nội dung: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, giọng điệu, …Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng.
+ Về hình thức: Bài viết cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
- Bố cục:
+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình ( nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)
+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
6.2. Nghị luận về tác phẩm truyện.
- Khái niệm: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: Những nhận xét đánh già về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
+ Về hình thức: Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
7. Sự đan xen của các yếu tố thuộc phương thức biểu đạt khác:
7.1. Yếu tố biểu cảm:
Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).
Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết biểu hiện cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận cuả bài văn.
7.2. Yếu tố tự sự, miêu tả:
Bài văn nghị luận vẫn thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
Các yếu tố miêu tả và tự sự được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho niệc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc của bài nghị luận.
 
Top Bottom