8 dạng bài trong đề thi tiếng Anh THPT quốc gia

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,049
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ở dạng bài chức năng giao tiếp, những câu trả lời nặng tính học thuật hay thể hiện thái độ khó chịu chắc chắn là sai. Dạng bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa thực tế không phải để kiểm tra vốn từ mà là kỹ năng đoán nghĩa từ dựa theo ngữ cảnh.

Cô Vũ Mai Phương, giáo viên nhiều năm kinh nghiệm luyện thi trên truyền hình, chỉ ra những điểm cần lưu ý với 8 dạng bài thường gặp trong đề thi THPT quốc gia môn tiếng Anh. Mỗi dạng bài kiểm tra một phần kiến thức nhất định mà dựa vào đó, học sinh có thể đưa ra phương pháp và chiến thuật ôn luyện hợp lý.
Dạng bài ngữ âm, trọng âm
Với dạng bài ngữ âm, trọng âm, ngoài học thuộc một số quy tắc như phát âm đuôi -ed, -s/es, thì việc làm nhiều bài tập để biết được cách phát âm, đánh trọng âm của từ là rất quan trọng. Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý các trường hợp ngoại lệ.
Ví dụ: Tìm từ có phần gạch được phát âm khác:
A. blessed B. curried C. crooked D. kicked
Có đến trên 90% học sinh chọn B, nhưng đáp án của ví dụ này lại là D.
Cách phát âm các từ này như sau: blessed /'blesid/, curried /ˈkɜːrid/, crooked /'krukid/, kicked /kikt/
Như vậy, kicked có phần gạch chân phát âm là /t/, còn lại đều là /id/. Đây là một ngoại lệ điển hình mà học sinh cần ghi nhớ.
Dạng bài điền từ vào câu
Điền từ vào câu là dạng bài kiểm tra được rộng nhất kiến thức ngữ pháp của học sinh và được đánh giá là dễ nhất trong cả đề thi. Học sinh nên làm đầu tiên vì hoàn thành tốt dạng bài này sẽ tự tin hơn khi giải quyết các phần tiếp theo.
Do độ phủ kiến thức cao nên để làm tốt dạng bài điền từ vào câu, học sinh cần học chắc các chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong chương trình sách giáo khoa, đồng thời bổ sung nguồn từ vựng cơ bản.
Ví dụ:
It’s essential that every student _______ the exam before attending the course.
A. passes B. would pass C. passed D. pass
Ví dụ trên là câu hỏi kinh điển trong dạng bài điền từ vào câu. Ví dụ sử dụng cấu trúc giả định khá quen thuộc It is essential that S (should) V-inf và đáp án là D.
Tương tự, các câu hỏi khác trong dạng bài này đa phần đều thuộc một chủ điểm ngữ pháp nhất định.
Dạng bài chức năng giao tiếp
Dạng bài chức năng giao tiếp trong đề thi THPT quốc gia khá đa dạng về các chủ đề giao tiếp trong cuộc sống, từ việc cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, xin phép, đề nghị… đến những câu hỏi, câu nói thường ngày. Cần lưu ý chọn câu trả lời phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phù hợp về ngữ nghĩa, và đảm bảo độ lịch sự, lễ phép, thân thiện, không thái độ tồi, khó chịu, nhưng cũng cần tránh những câu quá câu nệ, học thuật, không hợp với lối nói hàng ngày.
Ví dụ: “Excuse me! I’m looking for the library.” – “________”
A. Where’re your eyes? It’s in front of you.
B. Look no further!
C. Find it yourself. I’m busy.
D. Oh, nice to meet you.
Về nghĩa thì cả A, B, C đều không sai, nhưng câu A trả lời với thái độ gắt gỏng, câu C thể hiện sự khó chịu, không muốn giúp đỡ, thì ta không chọn. Câu D trả lời không đúng câu hỏi nên chỉ còn phương án B là đúng.
Dạng bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Bản chất của dạng bài này những từ in đậm mà đề bài cho thường là từ ít xuất hiện và học sinh chưa gặp bao giờ, còn các phương án A, B, C, D thường là những từ, cụm từ mà học sinh có khả năng hiểu được nghĩa.
Tuy nhiên, dạng bài này không kiểm tra vốn từ vựng của học sinh có rộng hay không mà là kỹ năng đoán nghĩa từ dựa theo ngữ cảnh. Cách làm là dịch nghĩa của câu và sau đó suy đoán nghĩa của từ. Nhớ lưu ý xem đề bài hỏi đồng nghĩa hay trái nghĩa bằng cách gạch chân hay khoanh tròn từ CLOSEST - OPPOSITE trong đề, vì các phương án đưa ra đều có cả từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ in đậm, học sinh dễ bị đánh lừa.
Ví dụ: Chọn từ trái nghĩa với từ được gạch chân:
A mediocre student who gets low grades will have trouble getting into an Ivy League college.
A. average B. lazy C. stupid D. hard-working
Chắc hẳn mediocre là từ rất ít người biết, nhưng qua dịch nghĩa, có thể suy ra đây là từ mang nghĩa tiêu cực (Học sinh mà mediocre, bị điểm kém, sẽ gặp rắc rối…). Đề bài hỏi từ trái nghĩa nên chắc chắn đáp án phải là một từ tích cực. Đáp án là D.
Có thể thấy, kỹ năng suy luận và đoán nghĩa từ văn cảnh rất cần thiết trong dạng bài này.
Dạng bài đọc hiểu
Để có thể làm tốt được dạng bài đọc hiểu, học sinh cần đa dạng vốn từ theo chủ điểm và nắm vững kỹ năng đọc lướt, thâu tóm nội dung, cũng như kỹ năng đọc chi tiết, tìm nội dung cụ thể. Ngoài ra, việc dựa theo ngữ cảnh để đoán nghĩa của từ cũng rất quan trọng trong bài đọc hiểu vì học sinh không thể biết hết được nghĩa của các từ trong bài đọc đó.
Trên thực tế, học sinh chỉ cần hiểu được 60% nghĩa bài đọc và nắm vững các kỹ năng là có thể trả lời đúng hết câu hỏi trong bài thi. Với những bài đọc mang nội dung quá học thuật, khoa học, hoặc từ vựng quá khó, đến nỗi không thể hiểu nổi 40% bài, học sinh cũng không cần lo lắng vì thực tế rất dễ tìm ra phương án đúng cho câu hỏi của bài đọc đó bằng cách xác định vị trí thông tin và tìm y nguyên nội dung trong bài.
Ví dụ:
"General Howe, however, had different plans. Howe brought his army south from New York and invaded the Patriot capital of Philadelphia. Although he succeeded in capturing the city and forcing Congress to flee to York, Pennsylvania, he decided to camp his army in the capital for the winter, rather than proceeding with the plan and marching to Albany. Furthermore, stubborn Patriot resistance under the infamous General Benedict Arnold kept St. Leger from making it to Albany, and Burgoyne’s progress was slowed by excess baggage and entire groves of trees felled by the Patriots to make his travels even more difficult. Low on supplies, Burgoyne sent a detachment to capture an American supply base at Bennington, Vermont. The detachment was defeated by John Stark and the Green Mountain Boys, causing Burgoyne to withdraw to Saratoga, N.Y".
Nội dung trên viết về trận chiến – một chủ đề mà ngay cả đọc tiếng Việt cũng không dễ hiểu, và trong bài ngoài tên riêng ra thì đa phần là những từ mới khá hiếm gặp. Đọc bài này nhiều học sinh sẽ run vì không hiểu nội dung bài nói gì, nhưng thực tế thì câu hỏi không khó.
- Which of the following WAS NOT a reason that General Burgoyne’s Army was ultimately defeated?
A. His progress was slowed by excess baggage
B. The other two armies failed to join forces with him
C. His detachment was unsuccessful in Vermont
D. His army failed to ever reach Albany
Dễ tìm ra được các thông tin A, B, C ở trong đoạn văn và chọn được đáp án là D. Ở đây, học sinh chỉ cần định vị được nội dung là làm được mà không cần hiểu hoàn toàn nội dung.
- What does “he” refer to?
A. Howe
B. New York
C. Patriot
D. Benedict Arnold
Những câu về “refer to” cũng rất dễ để tìm đáp án, chỉ cần xoay quanh từ in đậm là xác định được đại từ đó thay thế cho danh từ nào, ở đây dễ dàng chọn được A. He thay thế cho Howe.
Với những câu hỏi về chủ đề, nội dung chính, hay nhan đề bài viết, một lời khuyên quan trọng là không nên chọn các phương án có nội dung quá chung chung hay chi tiết.
Dạng bài tìm lỗi sai
Tìm lỗi sai thường tập trung vào kiến thức ngữ pháp dễ gây nhầm lẫn, khó nhớ, hoặc bất quy tắc. Học sinh có thể ôn tập cho dạng bài này bằng cách nhặt ra những chủ điểm ngữ pháp dễ sai như cấu trúc song song, hòa hợp chủ vị, thì của động từ, liên từ, những cặp từ tương tự…
Ví dụ:
All the candidates for the scholarship will be equally treated regarding of their age, sex, or nationality.
Ngữ pháp được kiểm tra ở đây là cụm regardless of (bất chấp). Từ sai là regarding.
Dạng bài điền từ vào đoạn văn
Đây là dạng bài gây nhiều khó khăn vì yêu cầu học sinh vừa phải nắm vững ngữ pháp, vừa phải có vốn từ phong phú và kỹ năng đọc hiểu nhất định để làm đúng. Ngoài ra, học sinh phải quan sát trước và sau vị trí cần điền để chọn đáp án đúng.
Ví dụ:
THE LONDON TO BRIGHTON CAR RUN
The first London to Brighton run took place on November 14th, 1896. It was organized to celebrate the (1) ...... of a law which made it easier for cars in Britain to be driven on the roads. Before then, the law (2) ...... a driver and an engineer in the car and a man walking in front of the vehicle with a red flag warning of its approach. […]
1. A. electing B. passing C. settling D. appointing
Đáp án là B.
Để làm được câu này, ngoài việc biết nghĩa của các từ, cần biết cụm từ đi kèm với nhau, với law (luật) cần dùng động từ pass (ban hành).
Dạng bài viết lại câu
Để làm được bài này, học sinh cần nắm vững cách sử dụng liên từ, cách dùng mệnh đề quan hệ, mệnh đề danh ngữ, mệnh đề rút gọn… (đối với dạng nối câu) và đảm bảo nghĩa của câu mới giống hoàn toàn so với câu gốc, đồng thời đúng ngữ pháp (đối với dạng câu đồng nghĩa).
Ví dụ: Viết lại câu sao cho nghĩa không đổi:
The old man is working in this factory. I borrowed his bicycle yesterday.
A. The old man is working in this factory which I borrowed his bicycle yesterday.
B. The old man whom I borrowed his bicycle yesterday is working in this factory.
C. The old man whose bicycle I borrowed yesterday is working in this factory.
D. The old man whom is working in this factory I borrowed his bicycle yesterday.
Nắm vững được kiến thức về mệnh đề quan hệ, học sinh sẽ chọn được đáp án C, vừa đảm bảo ngữ pháp, vừa đảm bảo nghĩa không đổi.

Tác giả: Cô Vũ Mai Phương

Chúc các anh chị 2k thi tốt! :)
 

ng.htrang2004

Cựu Mod Anh
Thành viên
9 Tháng chín 2017
6,071
1
10,049
1,174
19
Hà Tĩnh
THPT chuyên Đại học Vinh - ViKClanha
Những lưu ý với 8 dạng bài trong đề thi tiếng Anh THPT quốc gia

Trong giai đoạn nước rút, học sinh nên luyện giải đề nhiều hơn thay vì ngồi học lại từng chủ điểm ngữ pháp, có thể chọn các đề thi thử của một số trường có tiếng trên cả nước như Đại học Vinh, Đại học Sư phạm hay Đại học Quốc gia.
Khi luyện giải đề, học sinh có thể rèn luyện được kỹ năng phân bổ thời gian, cũng như nhìn bao quát được kiến thức của mình, từ đó thấy được mình đã nắm chắc phần nào và đang yếu phần nào, rồi sẽ có kế hoạch riêng cho bản thân, tập trung vào phần gặp nhiều khó khăn nhất. Sau khi làm xong đề thi, mỗi học sinh cần ghi lại từ mới để ôn tập, tránh bỏ lỡ nguồn học liệu quý giá.
Bên cạnh đó, học sinh không nên đầu tư quá nhiều thời gian vào kiến thức khó, ít có khả năng thi, lượng câu hỏi ít như thành ngữ hay cụm động từ. Việc ôn tập thật chắc kiến thức cơ bản để không sai những câu dễ sẽ hiệu quả hơn việc học thật nhiều kiến thức mới, khó, ít có khả năng vào.
Nếu không cần điểm quá cao trong bài thi tiếng Anh, học sinh chỉ nên rà soát phạm vi kiến thức cơ bản, chủ điểm ngữ pháp và chủ điểm từ vựng trong phạm vi sách giáo khoa, học những phần chắc chắn thi thay vì học lan man và không hiệu quả. Học sinh tuyệt đối không để mất điểm ở những câu hỏi dễ và trọng tâm.
Phân bổ thời gian làm bài
Trong khi làm bài thi, học sinh nên làm cẩn thận, câu nào chắc câu ấy, để về sau không mất thời gian xem lại và phân vân không biết nên chọn câu nào trong khi thời gian không có nhiều.
Việc phân bổ thời gian cũng rất quan trọng, không cần thiết phải làm theo trình tự trong đề thi mà nên làm câu dễ trước, câu khó sau. Mỗi học sinh sẽ có một thế mạnh riêng và hãy làm phần mình tự tin nhất. Ví dụ có thể làm dạng điền từ vào câu trước, vì phần đó ngắn, dễ, tốn ít thời gian. Sau khi làm phần dễ, học sinh sẽ tự tin hơn để hoàn thiện các phần tiếp theo, tránh để tình trạng làm bài khó trước, mất tự tin, lo lắng và tâm lý, việc này không tốt cho khoảng thời gian còn lại.
Nếu gặp câu còn phải phân vân, học sinh không nên tốn quá nhiều thời gian vào nó. Tiếng Anh không như các môn tự nhiên khác, việc đầu tư nhiều thời gian không có nghĩa là các em sẽ tính toán và tìm ra đáp án đúng. Do đó, một là chọn luôn, hai là đánh dấu vào đó, chuyển sang câu tiếp theo, sau khi làm xong hết thì quay lại, không để mất nhiều thời gian vào một câu hỏi.

Tác giả: Cô Vũ Mai Phương
 
  • Like
Reactions: Thiên Thuận
Top Bottom