Sử 9 Việt Nam từ 1919 - 1930

Bích Liễu

Học sinh mới
Thành viên
3 Tháng tư 2018
1
2
6
15
Gia Lai
THCS Mạc Đĩnh Chi
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1:Nguyễn Aí Quốc đã chuẩn bị gì cho sự ra đời của đảng
2:Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám và cách giải quyết
3:trình bày diễn biến kết quả chiến dịch điện biên phủ
4:trình bày kết quả ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc 47 và biên giới 50
5:Nội dung đường lối kháng chiến của ta.Phân tích
 

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
1:Nguyễn Aí Quốc đã chuẩn bị gì cho sự ra đời của đảng
a) Về mặt tư tưởng và chính trị:
Người đã viết bài đăng các báo: “Người cùng khổ” do Người sáng lập, báo “Nhân đạo” – cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp, báo “Đời sống công nhân” – tiếng nói của giai cấp công nhân, báo Sự thật (Liên Xô), Tạp chí thư tín Quốc tê quốc tế cộng sản), báo Thanh niên (Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội)… và các tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường cách mệnh” mang tên Người. Qua nội dung các bài báo và các tác phẩm đó, Người tập trung lên án chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân nói chung và chủ nghĩa thực dân Pháp. Người vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bóc lột, đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động, Người đã tố cáo trước dư luận Pháp và thế giới tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. Đặc biệt, Người đã trình bày các quan điểm lý luận về cách mạng thuộc địa một cách đúng đắn, sáng tạo và khá hoàn chỉnh.
b) Về mặt tổ chức:
Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á – Đông để thống nhất hành động chống chủ nghĩa thực dân.
Tháng 6-1925, Người thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”, tổ chức trung kiên là “Cộng sản đoàn” làm nòng cốt để trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam; mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo một số thanh niên yêu nước Việt Nam thành những cán bộ cách mạng, trong đó, một số được chọn đi học ở Trường đại học Phương Đông (Liên Xô); một số được cử đi học quân sự, phần lớn sau này được đưa về nước hoạt động.
Hệ thống quan điểm, lý luận về con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trở thành tư tưởng cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam:
Đông Dương cộng sản đảng (6-1929), An Nam cộng sản đảng (7-1929) và Đông Dương cộng sản liên đoàn (9-1929).
Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, Hội nghị thống nhất Đảng đã họp tại Cửu Long Hương Cảng), dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của các hội quần chúng; thông qua lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc thảo. Các văn kiện quan trọng của Đảng được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2:Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám và cách giải quyết
* Khó khăn:
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Quân đội các nước Đông minh dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật đã lũ lượt kéo vào nước ta.
Từ vĩ tuyến 16 trở ra bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh. Theo sau chúng là tay sai thuộc các tổ chức phản động như Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) về nước hòng cướp chính quyền của ta. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Lợi dụng tình hình đó, bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp chống phá cách mạng .
Ngoài ra, trên cả nước ta, còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp. Một bộ phận quân Nhật theo lệnh quân Anh đánh lại lực lượng vũ trang của ta, tạo điều kiện cho quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng.
Trong khi đó, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn non yếu. Nền kinh tế nông nghiệp nước ta vốn đã lạc hâu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề; hậu quả của nạn đói cuối năm 1944-đầu năm 1945 chưa khắc phục được. Tiếp đó là nạn lụt lớn, làm vỡ đê ở chín tỉnh Bắc Bộ, rồi hạn hán kéo dài, khiến cho nửa tổng số ruộng đất không canh tác được. Nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay tư bản Pháp. Các cơ sở công nghiệp của ta chư kịp phục hồi sản xuất. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Ngân sách Nhà nước lúc này hầu như trống rỗng, kho bạc Nhà nước chỉ có hơn 1,2 triệu đồng. Chính quyền cách mạng chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương. Trong lúc đó, quân Trung Hoa Dân quốc lại tung ra thị trường các loại tiền Trung Quốc đã mất giá, làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn.
Tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90% dân số không biết chữ.
Đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Tuy nhiên, thuận lợi của chúng ta lúc bấy giờ là rất cơ bản. Nhân dân ta đã giành quyền làm chủ, bước đầu được hưởng quyền lợi do chính quyền cách mạng đưa lại nên rất phấn khởi, gắn bó với chế độ. Cách mạng nước ta có Đnagr, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo. Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản.
* Biện pháp:
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu cần phải làm triệt để là phải diệt "giặc đói - giặc dốt - giặc ngoại xâm". Chính phủ HCM lo diệt giặc đói, bằng cách thành lập "Ngày đồng tâm", "Hũ gạo cứu đói"... nhằm giải quyết tình trạng thiếu ăn sau khi 2 triệu đồng bào miền Bắc chết dưới chính sách "Nhổ lúa trồng đay" của Nhựt Bổn. Tiếp theo là giặc dốt. 95% dân số ta lúc đó mù chữ. Ngày 8/9/1945 (mình ko nhớ chính xác lắm), HCM kí sắc lệnh thành lập "Bình dân học vụ" để dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân. Sau đó, đến ngày 23/09/1945, Pháp lại vào Nam Phần, để tách Nam Kỳ ra làm một lãnh thổ hải ngoại của Pháp (như Nouvélle-Calédonie). Vậy là cả nước lại đánh đuổi thực dân Pháp lần II. Chính phủ miền Bắc thì lúc đó cùng 1 lúc phải chống cả 4 giặc (quân đội Nhật Bản vẫn chưa được giải giáp, quân Anh cùng quân Pháp tiến vào Nam Phần, quân Tưởng Giới Thạch tiến vào Bắc Kỳ). Và sau 9 năm, thì kết quả bạn cũng biết. Hiệp định Genève được kí kết, đất nước chia đôi tại sông Bến Hải... Một bên thì Cờ Vàng ba sọc, bên thì Cờ đỏ sao vàng...
3:trình bày diễn biến kết quả chiến dịch điện biên phủ
- Diễn biến: Tháng 12.1953 Bộ chính trị và Hồ Chủ Tịch thông qua kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ (ĐBP).
Ngày 13.3.1954 quân ta mở chiến dịch và trải qua 3 đợt. Đợt 1 từ 13 đến 17.3 ta tấn công các cứ điểm phía bắc là Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo
Đợt 2 từ ngày 30.3 đến 26.4, ta tấn công các cứ diểm phía Đông phân khu trung tâm như A1,C1,E1,D1, đồng thời cắt đường tiếp tế của Pháp, khắc phục khó khăn về hậu cần
Đợt 3 từ ngày 1 đến 7.5, ta tấn công sở chỉ huy và các cứ điểm còn lại, bắt sống tướng giặc và hơn 1 vạn quân địch, buộc chúng đầu hàng .
- Kết quả: tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, phá huỷ và thu hồi toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh, đập tan cứ điểm ĐBP
- Ý nghĩa: Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na Va, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược thay đổi cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao ở Hội nghị Giơnevơ.
4:trình bày kết quả ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc 47 và biên giới 50
47:
- Kết quả: Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn; bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
- Ý nghĩa: Chiến thắng Việt Bắc đã chuyển cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp sang giai đoạn mới, làm thất bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang “đánh lâu dài”
50:
* Kết quả:
Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, giải phóng đường biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây, thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve bị phá sản
* Ý nghĩa:

- Đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông .
- Chiến dịch Biên Giới đã chứng minh sự trưởng thành của Bộ đội ta qua 4 năm kháng chiến .
- Qua chiến dịch này ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ .
- Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến .​
5:Nội dung đường lối kháng chiến của ta.Phân tích
-Nội dung cúa đường lối kháng chiến là : Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
+Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm cảu dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của CHủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.
+ Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế…nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”. tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.
+ Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.
+ Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.
 
Top Bottom