Địa [Lớp 11] giải đề cương ôn tập

Trương Thanh Vũ

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng mười hai 2017
123
246
84
22
Quảng Nam
Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
Phân tích được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế.
Thứ nhất, công nghệ thông tin là nhân tố quan trọng trong việc tạo dựng kinh tế tri thức. Sở dĩ như vậy là vì, với khả năng tin học hoá, tức là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào các công nghệ khác và vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, công nghệ thông tin đang đóng vai trò là công nghệ chìa khoá trong hệ thống các công nghệ cao, làm thành cột trụ của kinh tế tri thức gồm: công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới và công nghệ thông tin. Nhờ tính chất đặc biệt này, công nghệ thông tin vừa là tác nhân gắn kết các công nghệ đó với nhau, vừa là động lực phát triển chúng. Bất cứ một quốc gia nào muốn bước vào kinh tế tri thức đều không thể không chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và thậm chí, cả ngành công nghiệp thông tin. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, nếu không có công nghệ thông tin thì cũng không thể có kinh tế tri thức. Thứ hai, công nghệ thông tin là nhân tố phát huy vai trò ngày càng cao của tri thức. “Tri thức xã hội phổ biến” đang từng bước trở thành nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Trong kinh tế tri thức, các quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào trí tuệ, vào tri thức. Nguồn tri thức và trí tuệ của con người hiện được coi là nguồn tài nguyên vô tận, có khả năng tái tạo, không bị cạn kiệt qua khai thác như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Do vậy, càng có nhiều tri thức, thì càng tạo ra được nhiều tri thức mới. Dưới tác động của công nghệ thông tin, tri thức của nhân loại đang không ngừng gia tăng. Tri thức tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến lực lượng sản xuất, làm cho phần chi phí vật chất (nguyên vật liệu, máy móc,… tư liệu sản xuất, sức lao động cơ bắp) của lực lượng sản xuất được kết tinh trong các sản phẩm hàng hoá ngày càng giảm, còn phần chi phí phi vật chất (trí tuệ, sức lao động trí óc của con người) ngày càng tăng. Thứ ba, công nghệ thông tin còn là cơ sở cho quá trình hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế. Kỷ nguyên toàn cầu hoá ngày nay không chỉ khác các kỷ nguyên toàn cầu hoá trước đây ở mức độ, mà còn khác về tính chất do dựa trên sự khác biệt về kỹ thuật. Về mặt kỹ thuật, các kỷ nguyên toàn cầu hoá trước đây dựa trên giá vận chuyển giảm nhờ phát minh ra đường sắt, xe hơi, tàu hoả và tàu thuỷ chạy bằng hơi nước. Nhờ những phương tiện đó, con người có thể đến được nhiều nơi nhanh hơn, chi phí rẻ hơn. Toàn cầu hoá ngày nay dựa trên giá cước viễn thông ngày càng giảm nhờ những phát minh của công nghệ thông tin, như bộ vi xử lý, vệ tinh viễn thông, cáp quang và đặc biệt là Internet. Những công nghệ này kết nối thế giới ngày càng nhanh chóng và chặt chẽ hơn. Sử dụng những sản phẩm của công nghệ thông tin, các nước đang phát triển không chỉ bán nguyên liệu thô cho các nước phát triển và nhập về những sản phẩm hoàn chỉnh, mà có thể trở thành các nhà sản xuất lớn. Nhờ các phương tiện, thiết bị thông tin, như máy tính hay thông tin về các hội nghị từ xa..., những nước đang phát triển có cơ hội trở thành các nhà tiếp thị ở các quốc gia khác nhau, song vẫn thống nhất được với nhau. Ngày nay, máy tính và viễn thông giá rẻ giúp con người có thể cung ứng và trao đổi các dịch vụ, như tư vấn sức khoẻ, viết phần mềm, xử lý thông tin... trên phạm vi toàn cầu. Vậy nên, sự ra đời của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra cơ hội và bước chuyển mình mạnh mẽ của con người và toàn xã hội trên rất nhiều lĩnh vực.
Thứ nhất, khoa học và công nghệ biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tự nó xử lý các công đoạn và cho ra sản phẩm. Ví dụ như, máy tự động hóa quá trình, máy công cụ điều khiển bằng số hay robot được sử dụng ngày một nhiều hơn. Thứ hai, những ngành công nghiệp mới với lượng tri thức khoa học cao lần lượt ra đời. Các dịch vụ mới mang tính công nghệ, khoa học cao cũng nhiều hơn. Thứ ba, làm thay đổi về cơ cấu lao động: lao động trí óc có số lượng tăng lên đáng kể. Ngoài ra, nó thu hút nhanh chóng nguồn đầu tư nước ngoài, phát triển mậu dịch quốc tế. Đồng thời, nhờ vào cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mà trong các lĩnh vực, việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ ngày một nhiều hơn. Bên cạnh những năng lượng cũ, người ta đã ứng dụng năng lượng nguyên tử (năng lượng sạch…) vào đời sống. Nói đến vật liệu, những hợp chất mới được nghiên cứu và làm ra các vật liệu tự nhiên không có được như: composit, cacbuasilich… Những sản phẩm từ công nghệ sinh học được sản xuất ngày càng nhiều. Họ đã ứng dụng trong sản xuất công nghệ vi sinh, kỹ thuật cuzzin, kỹ thuật gen…..để tạo ra các chế phẩm tốt cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Chúng được sử dụng vào các lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, công nghiệp. Nổi bật nhất chính là lĩnh vực điện tử và tin học. Rộng lớn, hấp dẫn và nhanh chóng là những gì nói về lĩnh vực này. Hướng phát triển là: nhanh với máy siêu tính, nhỏ với vi tính, xử lý được kiến thức với trí tuệ nhân tạo và máy tính nói từ xa với viễn tin học.
Tóm lại, sự ra đời của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra cơ hội và bước chuyển mình mạnh mẽ của con người và toàn xã hội trên rất nhiều lĩnh vực.
 
Top Bottom