Sử [Lớp 11] Nước Đức

inanphotominhnguyet@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
13 Tháng mười hai 2017
1
0
1

duthichuc04@gmail.com

Học sinh
Thành viên
20 Tháng chín 2017
150
52
41
20
Hà Nội
trường trung cơ sở chu văn an
phần nước đức của bài 7 phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là phần giảm tải mà bạn
 

Kagome811

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
670
1,763
271
21
Hải Dương
th
Sự thao túng lũng đoạn của Đảng Quốc xã của Hitler đã đẩy xã hội Đức vào cảnh loạn lạc, rối ren nhất trong lịch sử nước Đức.

- Hiến pháp của nước Đức đã được thay thế bằng một công cụ cai trị bằng bạo lựckhủng bố tàn bạo.
- Đối với dân tộc Đức Đảng Quốc xã thực hiện một chính sách cai trị cực kỳ dã man, để đè bẹp tất cả các đối thủ chúng đã không từ bỏ một thủ đoạn nào, thậm chí cả ám sát, gây áp lực
- Đảng Cộng sản bị Đức đặt ra ngoài vòng pháp luật, hàng loạt các chiến sĩ cộng sản bị bắt bớ, giết hại, giam hãm.
- Mọi hoạt động của giai cấp công nhân như báo chí, hội họp đều bị ngăn cấm.
- Công nhân bị tước mất quyền bãi công, biểu tình.
=> Mọi thành quả của cuộc Cách mạng tháng Mười một (1918) mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động Đức giành được đều bị hủy hoại.

Nhớ ý mình đã gạch chân + in nghiêng là được rồi : ))
Nếu muốn câu từ hay hơn thì có thể nhớ thêm : ))

Nguồn: Baomoi.com
Đoạn bên dưới là đọc để biết thêm về các chính sách của Đức nhé!


Tất cả tạo nên một bầu không khí ngột ngạt, thê lương, nhân dân Đức bị đầu độc bằng những học thuyết phản động nhất thời đại. Những người Do Thái sống trên lãnh thổ Đức phải chịu sự trừng phạt điên cuồng của Đảng Quốc xã và thủ lĩnh của nó gây ra. Cái gọi là vấn nạn Do Thái hay đại loại như là “giải pháp cuối cùng”, “bài Do Thái”… làm cho hàng vạn người Do Thái bị chết oan. Ai đã từng tìm hiểu về vấn nạn Do Thái chắc hẳn không thể quên được cuộc thảm sát hàng vạn người Do Thái - “đêm thủy tinh”. Cả nước Đức bị rơi vào nanh vuốt của chủ nghĩa phát xít Hitle và đồng đảng của y.

Thảm họa diệt người Do Thái

Những thảm họa tiếp theo dồn dập giáng xuống đầu dân tộc Đức. Trong nước phải chịu sự thống trị hà khắc, mất hết quyền tự do. Đảng Quốc xã đã đẩy dân tộc Đức vào cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Và như một chân lý trong chiến tranh không có kẻ thắng và người bại mà cả hai đều là kẻ thất bại. Thực tế đã chứng minh những gì mà nước Đức phải trả là quá đắt và tai hại hơn rất nhiều so với những gì mà Đức phải gánh chịu sau Thế chiến thứ nhất. Đảng Quốc xã đã huy động đến cạn kiệt sức người, sức của để đổ vào cuộc chiến. Nhân dân Đức phải gánh chịu hậu quả, thế hệ trẻ của nước Đức bị rơi vào vòng binh lửa, bị huy động vào quân đội vì sức hút của một cuộc chiến tranh là quá lớn. Đảng Quốc xã đã phải huy động cả những em bé 15 – 16 tuổi ra chiến trường.


Do kinh tế tập trung hết vào chiến tranh đã đưa đến một hậu quả khác là đời sống của nhân dân vô cùng khốn khổ.Mùa Đông năm 1944, khẩu phần hàng ngày của mỗi người là 100g bánh mì, 100g khoai tây, 20g thịt, 20g mì và đến mùa Xuân 1945 thì việc cung cấp thực phẩm hoàn toàn chấm dứt.

Hậu quả mà Đảng Quốc xã gây ra trong suốt thời kỳ thống trị của nó cho dân tộc Đức là hết sức to lớn để hàn gắn vết thương đó không phải trong một sớm một chiều. Nhân dân Đức đã phải trả một cái giá đắt khi tin vào lời hứa của Hitle rằng “không một quả bom nào có thể rơi vào nước Đức”. Sự thật có phải như vậy không, thì sự tàn phá của cuộc Chiến tranh thế giới II là câu trả lời.
 
Top Bottom