Văn [Chia sẻ] Đề thi học kì 1 ngữ văn 12

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Kì thi học kì 1 sắp đến rồi. Hiện tại chắc mọi người đang vất vả tìm kiếm những đề thi chất lượng cùng những chuyên đề, bài tập để bồi dưỡng cho các mảng kiến thức chưa vững vàng đúng ko nào? :D

Đừng lo lắng, đã có diễn đàn học mãi ở đây giúp các bạn! ;) Tại topic này, mình sẽ chia sẻ một số đề thi học kì 1 có đáp án cho các bạn tham khảo :D

Đầu tiên là đề thi của sở giáo dục Hà Nội năm 2016-2017

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐA PHÚC

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12

Năm học 2016 – 2017 . Thời gian làm bài 120 phút

I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất. Ở đây trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này, và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng dây dù rất óng. Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.

(Trích Mùa Lạc – Nguyễn Khải, dẫn theo Truyện ngắn Nguyễn Khải,NXB Văn học 2013)

1: Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?

2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

3: Tìm hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “… Ở đây trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này…”

4: Theo anh/chị câu văn sau có ý nghĩa gì?

“… ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy…”

II. Phần Làm văn: (7,0 điểm)

1: (2,0 điểm)

Từ nội dung của đoạn trích trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của anh/chị về Hạnh phúc.

2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người qua đoạn thơ Bức tranh tứ bình Việt Bắc:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve keo rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, trang 111, NXB Giáo Dục Việt Nam, năm 2010)


Xem thêm: Chuyên đề tổng hợp kiến thức bộ môn Ngữ Văn
 
Last edited:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Tiếp tục là thêm một đề thi học kì 1 dành cho các bạn học sinh lớp 12 ^^

Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 12 của trường THPT Lộc Phát – Lâm Đồng. Thời gian làm bài 90 phút

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

“Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Đừng để ai đánh cắp ướcmơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, nếu biết trăm năm nữa là hữu hạn, NXB Hội Nhà Văn, 2012, tr43 -44)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy”
3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”?
4. Theo anh/chị cần làm gì để biến ướcmơ thành hiện thực? Trả lời bằng 1 đoạn văn khoảng 7 – 10 dòng

II. LÀM VĂN

1. Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Hãy tìm ra ướcmơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…”

2.Cảm nhận của anh chị về đoạn trích sau

“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ,bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

Hướng dẫn làm bài:
I. ĐỌC HIỂU
1. Phương pháp biểu đạt chính: Nghị luận/phương thức nghị luận
2. Phép tu từ: so sánh
– Tác dụng: chỉ ra sự tương đồng giữa “sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh”, giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ướcmơ của mình thành hiện thực.

3. Ướcmơ là những khát khao mong đợi hoặc những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành hiện thực
– Con người cần biết giữ gìn bảo vệ không để những thử thách khó khăn trong cuộc sống làm thui chột ước.mơ và cũng không để người khác ngăn cản việc chúng ta thực hiện ước.mơ của mình.

4. Học sinh trình bày quan điểm riêng của mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể nêu một số ý sau:
– Cần trang bị kiến thức, kỹ năng sống
– Nỗ lực phấn đấu, không nản lòng trước những khó khăn, thất bại trên hành trình thực hiện ước.mơ

Phần II. LÀM VĂN

1.

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận: Có đủ phần mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. “Hãy tìm ra ướcmơ….. đợi chờ được đánh thức”
c. Triển khai vấn đề được nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động
Giải thích:
“Ước-mơ cháy bỏng” là khát vọng, là mục đích cao đẹp của cuộc đời mà con người tha thiết hướng tới và mong ước đạt được
-“nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…” : Biết lắng nghe và khích lệ những ước-mơ của bản thân
– Nội dung ý kiến: Hãy biết ước-mơ và hiện thực nó bằng ý chí, nghị lực, niềm tin và khả năng của mình.

2.

Mỗi công dân có một dạng vân tay

Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ Không trộn lẫn

( Vân chữ, Lê Đạt)

“Vân chữ” chính là phong cách nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ. Là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng, Tố Hữu xuất hiện giữa làng thơ với một phong cách độc đáo. Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình, chính trị sâu sắc, đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Kết tinh vẻ đẹp độc đáo của Tố Hữu phải kể đến Việt Bắc – băn hùng ca, cũng là bản tình ca về Cách mạng kháng chiến và con người kháng chiến. Làm nên Việt Bắc, một bản tình ca thấm đẫm màu sắc dân tộc, phải kể đến khổ thơ:

Mình đi mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn



– Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Tố Hữu là một tác gia có vị trí quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu cho Cách mạng Việt Nam. Tố Hữu đến với thơ và cách mạng cùng một lúc. Tập thơ Việt Bắc là một trong những bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi,

Mở đầu bài thơ là lời nhắn nhủ gợi khắc của đồng bào chiến khu. Lời nhắn nhủ chan chứa yêu thương, nhưng nhớ và phảng phất không khí li biệt của những lứa đôi từng in dấu trong ca dao, dân ca, giao duyên, giã bạn:

Mình đi mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

Cán bộ về xuôi, đồn bào Việt Bắc, kẻ ở, người đi đã xưng hô một cách mộc mạc, giản dị thân thiết; “ta – mình”. Đó là cách xưng hô quen thuộc của những lứa đôi mà ta thấy trong lối nói của người Việt xưa. Cách xưng hô như vậy thắm thiết yêu thương gợi nhớ những khúc hát tình nghĩa trong ca dao dân ca. Nhắc đến mình ta là nhớ tới:

Mình về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

Là không thể quên:

Mình về ta chẳng cho về

Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ

Câu thơ ba chữ rành rành

Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình

Chữ trung thì để phần cha

Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình


Với cách xưng hô ”ta – mình”, dường như Tố Hữu đã đem tất cả kí ức yêu thương tình nghĩa để phổ vào cuộc chia tay Việt Bắc giữa đồng bào kháng chiến với đồng bào chiến khu. Cuộc chia tay lớn mang ý nghĩa lịch sử trọng đại bỗng ùa về trong dáng dấp của cuộc biệt li giữa những đôi lứa yêu nhau. Cuộc ân tình cách mạng đã hóa thành hàng loạt lời hỏi tha thiết vừa để dò hỏi, khám phá sự nhắn nhủ của cán bộ về xuôi, vừa để tỏ bày nỗi nhớ niềm thương đang đong đầy cõi lòng mình. Âm điệu thơ, lời thơ vừa xao xuyến, bâng khuâng vừa da diết khắc khoải. Bao kỉ niệm, nghĩa tình suốt 15 năm gắn bó ghim lại trong mấy chữ tha thiết, mặn nồng. Nỗi nhớ, niềm thương da diết trong lòng người ở lại không chỉ ở bên trong những câu hỏi mà còn kín đáo thể hiện nghệ thuật điệp. Hàng loạt điệp từ, điệp cấu trúc đan kết vào nhau khiến điệu thơ da diết, quyến luyến, hằn sâu một nỗi nhớ thương. Đặc biệt là từ nhớ điệp lại bốn lần. Có phải chăng nhớ thương như lớp sóng biển dào dạt, vô hồi, vô hạn?

Đáp lại lời nhắn nhủ tha thiết của đồng bào chiến khu là sự im lặng lắng nghe của đồng bào miền xuôi. Im lặng mà cõi lòng bồi hồi xúc động: Tiếng ai tha thiết bên cồn. Người ở lại gợi nhắc niệm tha thiết, mặn nồng, người ra đi lắng nghe được Tiếng ai tha thiết bên cồn. Kẻ ở, người đi thực sự tâm đầu, ý hợp, trái tim có lẽ đã hòa chung một nhịp nên mới có sự hiểu thấu đồng điệu như vậy. Đại từ phiếm chỉ ai được dùng thật khéo léo. Nó gợi nhắc bao áng ca dao, dân ca da diết, nhớ thương, nhung nhớ:

Nhớ ai ra ngần vào ngơ

Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai

Hoặc

Ai đi muôn dặm non sông

Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy

Tâm trạng người đi được biểu đạt một cảm động:

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Câu thơ tám chữ ngắt nhịp 4/4 chia hai vế cân xứng. Một vế bộc lộ nội tâm, một vế bộc lộ dáng vẻ. Tất cả cùng chung cảm xúc lưu luyến nhớ thương. Cõi lòng bâng khuâng, xao xuyến; bước chân bồn chồn bối rối

Khúc thơ đầu khép lại một cảnh chia tay đầy bịn rịn:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Hình ảnh đổng bào Việt Bắc trong buổi chia li hiện lên qua cái nhìn của cán bộ kháng chiến thật giản dị, gần gũi với màu áo tràm thân thương. Màu áo tràm ấy ghi dấu truyền thống nghĩa tình thủy chung của đồng bào chiến khu. Câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay gợi cảnh chia tay đầy xúc động. Đồng bào và cán bộ, kẻ ở người đi, tay trong tay trao hơi ấm, yêu thương, quyến luyến, bịn rịn không nỡ, buông rời. Có khác nào nỗi biệt li của những lứa đôi yêu nhau thắm thiết:

Nhủ rồi nhủ rồi lại cầm tay

Bước đi một bước giây giây lại dừng

(Chinh phụ ngâm)
 
Last edited:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Tiếp tục là 1 đề dành cho việc ôn tập học kì 1 môn Ngữ Văn 12:

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Về nước sau 10 năm học tập và sinh sống ở Anh, chỉ có vài ngày, anh bạn tôi đã phải thốt lên: “Toàn người ăn, người chơi thế này thì lấy ai xây dựng đất nước?”. Vào lúc 8 – 9 giờ sáng, cao điểm nhất của giờ làm việc, nam thanh nữ tú ngồi la liệt lướt điện thoại. Người gác chân thủng thẳng, người thẩn thơ gạt tàn thuốc, nhâm nhi cà phê. Đến chiều cũng vào giờ hành chính, các quán cà phê vẫn cứ tấp nập người. Sau 16 giờ, các quán nhậu từ sang trọng đến bình dân đều đông nghẹt. Khách hàng trẻ người Việt đã trở thành “ cỗ máy in tiền” cho các quán cà phê, đồ ăn nhanh…Thậm chí, những thương hiệu gà rán, đồ ăn nhanh mà bạn tôi nói rằng bên nước ngoài ế ẩm lắm thì vào Việt Nam lại trở thành “ hàng hót”. Người trẻ kéo nhau vào giết thời gian, đồng thời thể hiện độ sành điệu.

Trong cuộc giao lưu, với câu hỏi làm sao để trở nên giàu có của các bạn trẻ, chủ tịch một tập đoàn đa quốc gia chua chát trả lời rằng, trước khi bàn đến việc to tát, các bạn hãy dồn sức vào công việc nhỏ, hãy bớt thời gian cà phê, ăn nhậu, thời gian lên mạng vô bổ,…Lười mà thích chơi sang, sự lãng phí không chỉ chuyện những chai bia, điện thoại xịn, xe đẹp mà rất nhiều người Việt đang phung phí cả những thứ quí giá nhất của đời người là thời gian, sức khỏe và trí tuệ”

( Theo Dân chí com.vn.)

Câu 1..Chỉ ra phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên?

Câu 2. Văn bản trên đã nhắc đến những điều đáng trách nào của một bộ phận giới trẻ?

Câu 3.Trong văn bản trên, lời khuyên đưa ra cho những người trẻ tuổi muốn làm giàu là gì?

Câu 4. Thế hệ trước đã đổ bao xương máu để xây dựng nên “Quê hương ta như một thiên đường” Vậy thế hệ trẻ hiện nay đã sống xứng đáng với sự hy sinh đó hay chưa? ( Trình bày khoảng 5 dòng)

PHẦN II: LÀM VĂN ( 7.0 đ)

1: Từ văn bản phần đọc – hiểu anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 từ) trình bày nhận thức và trách nhiệm của mình trước hiện tượng lãng phí thời gian và trí tuệ của giới trẻ hiện nay.

2.Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:

…“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương”

(Sách Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008)

Hướng dẫn làm bài:
  1. PCNN: Báo chí
  2. Điều đáng trách của một bộ phận giới trẻ: Lười mà thích chơi sang: Cà phê, ăn nhậu lướt mạng vô bổ…
  3. Lời khuyên đưa ra cho những người trẻ tuổi muốn làm giàu: Hãy dồn sức vào công việc nhỏ, hãy bớt thời gian cà phê, ăn nhậu, thời gian lên mạng vô bổ.
  4. Thế hệ trẻ hiện nay đã sống xứng đáng với sự hy sinh đó hay chưa?
– Sống chưa xứng đáng với cha anh.
– Hãy sống chậm lại để yêu thương nhiều hơn.

– Hãy tích cực học tập và không ngừng sáng tạo trong lao động để làm giàu cho bản thân, gia đình ,quê hương, tổ quốc….

LÀM VĂN

Câu 1: * Làm rõ hiện tượng:

– Thế nào là lãng phí? Hiện tượng gây nên sự tiêu hao, tốn kém không cần thiết thời gian, trí tuệ.

– Biểu hiện: Ăn chơi, tiệc tùng, sa vào những trò chơi vô bổ mà lười học tập, lười lao động,…

* Nhận thức về hiện tượng

– Lãng phí thời gian: Hàng ngày ở các quán nét, các quán cà phê, gián mắt trên điện thoại…

– Lãng phí trí tuệ: Lười học tập, lười suy nghĩ, quen hưởng thụ…

* Tuổi trẻ phải làm gì trước hiện tượng lãng phí thời gian và trí tuệ của một số bộ phận giới trẻ hiện nay?

– Chung sức cùng xã hội chống lại hiện tượng lãng phí

– Mỗi thanh niên chúng ta cần biết đầu tư vào những việc có ích như không ngừng học tập sáng tạo, sống vì gia đình, vì cộng đồng, đừng sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ.

– Chống lãng phí không phải là của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tập thể mà của cả cộng đồng.

=>Mỗi chúng ta hãy biết sống giản dị, tiết kiệm thời gian, trí tuệ để làm giàu cho chính bản thân, gia đình và đất nước.

2.a. MB:

– Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Sóng”

– Giới thiệu đoạn thơ: vị trí, nội dung…

– Trích dẫn đoạn thơ

b. TB:

* Hình tượng “sóng” và “em”trong bài thơ

* Khổ 5: nỗi nhớ trong tình yêu

– Nhà thơ mượn “sóng” để nói lên nỗi nhớ trong tình yêu: Nỗi nhớ bao trùm cả không gian và thời gian…

– Mượn sóng để nói lên nỗi lòng dường như chưa đủ, nhân vật trữ tình tách ra để trực tiếp bộc bạch nỗi nhớ “lòng em…”

– Cách thể hiện mới mẻ của Xuân Quỳnh…

* Khổ 6: ước nguyện thủy chung trong tình yêu

Dùng cách nói ngược (xuôi – Bắc, ngược – Nam) )→ tác giả khẳng định dù cuộc đời có nghịch lí, ngang trái thì em vẫn hướng về một phương, “phương anh”. “Phương anh”, đó là tâm trạng, là nơi hướng về của một ty đắm say.

* Đánh giá chung

– Thể thơ năm chữ với âm điệu nhịp nhàng được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng biển, nhịp lòng của thi sĩ

– Hình tượng ẩn dụ độc đáo

– Giọng thơ tha thiết, sâu lắng

– Đoạn thơ đã thể hiện rõ phong cách thơ XQ. Đó là vẻ đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu..

c. KB:

– Khẳng định lại về hai khổ thơ

– Khái quát chung về bài thơ, liên hệ…
 
Last edited:

Dương Minh Nhựt

Cựu Phó nhóm Vật lí
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
2,299
4,069
546
25
Cần Thơ
Đại Học Cần Thơ
Chủ đề: chia sẻ đề thi học kì 1 môn ngữ văn sở GD và ĐT tỉnh Nam Định
24796662_2041363716136235_6649116905026932634_n.jpg


Các bạn có thể tải file bên dưới:
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT.
 

Attachments

  • dethimonvanhocki1.jpg
    dethimonvanhocki1.jpg
    106 KB · Đọc: 393

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Tiếp tục là một đề thi học kì 1 của sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh năm học 2016-2017:

Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh

Đề kiểm tra HKI

Năm học :2016 – 2017

Môn Văn – Khối 12

Thời gian làm bài: 120 phút

I. Đọc hiểu văn bản (3 đ)

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

Ông bà anh yêu nhau thời chưa có ti vi

Ông bà anh yêu nhau thời chưa có xe hơi

Ông thường đưa bà anh đi dạo quanh…trên con ngựa sắt Thống Nhất màu xanh

Ông bà anh đưa nhau đi khắp phố xa, bà ngồi trên gác-ba-ga chiếc xe đạp tróc sơn

Ông mua tặng bà anh một đóa hoa

Và đó là món quà đầu tiên

Ôi tình yêu!

Ngày xưa đẹp lắm con ơi!

Những dòng thư tay viết vội, những lời ngây ngô đầu môi

Và thời ấy.

Bình dị lắm con ơi!

Chạm tay nhau một giây thôi là nhớ nhau cả đời

(…)

Anh và em yêu nhau thời xe máy, ô tô

Anh và em yêu nhau thời facebook, zalo

Anh và em yêu nhau thời tay cầm oppo

Anh và em yêu nhau ngày tháng trôi mau

Vì:

Ta chẳng nói chuyện gì với nhau, ngồi bên nhau cầm điện thoại thật lâu

Và có nhiều lúc em giận dỗi khi anh chẳng muốn khoe em với thiên hạ hiếu kì

Ôi tình yêu!

Thời nay mệt quá ai ơi!

Giận nhau không nói một lời chỉ vì không rep inbox thôi

Và em ơi!

Thời nay mệt quá đi thôi!

Anh muốn tình yêu tuyệt vời như ông bà anh

Và em ơi em có hiểu lòng anh, anh muốn có một tình yêu xanh ngát xanh như ông bà anh

(Trích lời bài hát: Ông bà anh của Lê Thiện Hiếu)

1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

2: Tình yêu của hai thế hệ trong văn bản có gì khác nhau?

3: Lời bài hát đã bộc lộ tâm sự gì của tác giả?

4: Tình yêu của ông bà ngày xưa được tái hiện qua những hình ảnh, kí ức nào?

5: Những câu được gạch chân trong văn bản đã đề cập đến hiện tượng gì ở một số người trong xã hội hiện nay.

6: Chỉ ra và phân tích một hiệu quả của biện pháp tu từ trong văn bản?

II. Làm văn (7 điểm)

1: (2 đ)

Bài hát Ông bà anh đang được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Có người cho rằng: Đừng ai bận lòng so sánh tình yêu xưa – tình yêu nay mà làm gì. Dù ngày xưa hay ngày nay thì tình yêu vẫn đẹp như thế mà thôi.

Hãy viết 01 đoạn văn (khỏang 200 từ) trình bày suy nghĩ của các bạn về câu nói trên.

2 (5 đ)

Có ý kiến cho rằng: “Thủy trình của dòng sông Hương chính là hành trình đi tìm tình yêu của đời mình”. Qu bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, anh/chị hãy chứng minh điều đó.

P/s: Bài này ko có sẵn đáp án, nếu bạn nào cần hỗ trợ câu nào thì trích quote của mình ra nhé :) Chúc các bạn học tốt ^^
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Cập nhật đề thi của sở Tuyên Quang ^^25152366_973479489479069_3728634155884829181_n.jpg 25348490_973479476145737_6603898562816974419_n.jpg
 
  • Like
Reactions: Snowbun

Hoahoahoa123

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng sáu 2018
1
0
1
24
Vĩnh Phúc
Bình Xuyên
B ơi b có đáp án đọc hiểu đề tuyên quang k ??cko mình xin đáp án với ☺
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Rất tiếc là mình tìm ko ra đáp án, do vậy mình sẽ giúp bạn giải phần đọc hiểu trước nhé. Phần làm văn thì mình nghĩ trên mạng có tương đối đầy đủ rồi ý. Cho nên bạn có thể lên đó tham khảo nhé ^^
1. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
2. Quá khứ đau thương, bất hạnh của chị đã lùi về dĩ vãng và giờ chị đang tận hưởng hạnh phúc ở hiện tại
3. Ẩn dụ và nói giảm nói tránh (Mình không chắc cho lắm)
4. Ở đây thì mình nghĩ tác giả muốn nhắn nhủ trong cuộc sống con người cần có ý chí, nghị lực để vượt qua gian khổ; hạnh phúc sẽ đến nếu con người biết vươn lên. Ngoài ra, phê phán lối sống bi quan, tuyệt vọng, không biết vươn lên của một bộ phận lớp người trong thời chiến.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Sau đây là một đề văn dành cho lớp 12 của tỉnh Bình Thuận năm 2018-2019
47685381_755346714801889_670075689143107584_o.jpg
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Một đề khác của sở giáo dục Kon Tum dành cho khối 12 năm 2018 - 2019
48051689_379898386119963_3919319719600979968_o.jpg
 
  • Like
Reactions: Hà Chi0503

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Sau một hồi săn tìm thì giờ mình còn có thêm đề của sở giáo dục & đào tạo Vĩnh Long :>
48277532_735641080138391_3145309992307916800_o.jpg
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,983
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Sau đây là đề của Hậu Giang =))
abc.jpg
 
Top Bottom