64 tỉnh thành phố Việt Nam(mỗi ngày 1 tỉnh )

N

nhocprohp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Miền Bắc
Hà Nam | Nam Định | Hưng Yên | Hải Dương | Hải Phòng | Ninh Bình | Yên Bái | Bắc Kạn | Thái Nguyên | Tuyên Quang | Cao Bằng | Lạng Sơn | Thái Bình | Bắc Ninh | Bắc Giang | Điện Biên | Lai Châu | Sơn La | Hà Tây | Vĩnh Phúc | Hòa Bình | Phú Thọ | Hà Giang | Lào Cai | Quảng Ninh | Hà nội |

Miền Trung
Quảng Bình | Đắk Nông | Đăk Lắk | Hà Tĩnh | Nghệ An | Thanh Hóa | Quảng Ngãi | Kon Tum | Gia Lai | Quảng Trị | Bình Định | Phú Yên | Quảng Nam | Lâm Đồng | Thừa Thiên - Huế | Đà Nẵng | Bình Thuận | Ninh Thuận | Khánh Hòa |

Miền Nam
Sóc Trăng | Bạc Liêu | Cà Mau | Kiên Giang | An Giang | Bến Tre | Trà Vinh | Tiền Giang | Long An | Hậu Giang | Cần Thơ | Vĩnh Long | Đồng Tháp | Tây Ninh | Bình Phước | Bình Dương | Đồng Nai | Bà Rịa - Vũng Tàu | Thành phố Hồ Chí Minh |
 
N

nhocprohp

phu-ly-town.jpg

HÀ NAM


Diện tích: 852,2 km²
Dân số: 820.100 người (năm 2004)
Tỉnh lỵ: Thị xã Phủ Lý
Các huyện: Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục.Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Mường, Hoa...

Điều kiện tự nhiên
Hà Nam là tỉnh ở phía nam châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội. Phía bắc tỉnh Hà Nam giáp Hưng Yên và Hà Tây, phía đông giáp Thái Bình, phía tây giáp Hoà Bình, phía đông nam và nam giáp Nam Định và Ninh Bình. Địa hình của tỉnh đa dạng bao gồm chủ yếu là vùng đồng bằng chiêm trũng, vùng đồi núi, nửa đồi núi. Tỉnh có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Đáy và sông Châu Giang.

Đất đai của tỉnh phần lớn là đất phù sa, độ phì nhiêu cao, thuận tiện cho việc phát triển canh tác cây trồng, đặc biệt là cây lương thực và cây hoa màu.

Khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa: mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23ºC.

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Tỉnh Hà Nam có nhiều tiềm năng về trồng cây lương thực, cây hoa màu. Hà Nam là địa phương có nền văn hiến lâu đời. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thị xã đã bị san phẳng tới ba lần. Ngày nay, thị xã Phủ Lý là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh. Tỉnh tuy nhỏ nhưng có khá nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như Núi Cấm, Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, hang Luồn, động Cấm Khả Phong... Tỉnh cũng có nhiều lễ hội truyền thống trong đó hội vật võ Liễu Đôi đã nổi tiếng cả nước.

Giao thông
Thị xã Phủ Lý cách Hà Nội khoảng 60km. Giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy đều thuận lợi. Thị xã Phủ Lý nằm trên tuyến đường giao thông đường sắt, đường bộ Bắc Nam
 
N

nhocprohp

NAM ĐỊNH


Diện tích: 1.641,3 km²
Dân số: 1.947.100 người (năm 2004)
Tỉnh lỵ: Thành phố Nam Định
Các huyện: Vụ Bản, Mỹ Lộc, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Mường, Hoa...

Điều kiện tự nhiên
Nam Định là một tỉnh phía nam châu thổ sông Hồng. Phía bắc và đông bắc giáp Hà Nam, Thái Bình, phía tây giáp Ninh Bình, phía đông nam giáp biển Đông với bờ biển dài 72km.

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực - thực phẩm của đồng bằng Bắc bộ không những đủ cho tiêu dùng trong tỉnh mà còn xuất khẩu. Đồng thời, nơi đây còn có sản xuất công nghiệp phát triển tương đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống, trong đó có công nghiệp Dệt - May là một trong những trung tâm dệt may của cả nước. Tỉnh có rất nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ, tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với nhiều di tích lịch sử, văn hoá; nhiều điểm tham quan du lịch.

Nam Định là tỉnh có bề dày lịch sử và văn hoá, nơi phát tích của vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với các di tích như: khu di tích nhà Trần, chùa Tháp, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, Phủ Dày...Nam Định còn là quê hương của các bậc võ tướng anh hùng, đồng thời cũng là quê hương của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Trần Tế Xương (Tú Xương), Nguyễn Bính...

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam Định có bề dày văn hoá truyền thống. Kho tàng văn hoá này bắt nguồn từ đời sống của cư dân, được lưu truyền và phát triển dưới nhiều hình thức, sinh hoạt đa dạng như loại hình hát chèo, hát văn, rối nước, hát xẩm...nhiều lễ hội cổ truyền, nhiều trò vui dân gian như bơi thuyền, hầu bóng...

Giao thông
Nam Định cách thủ đô Hà Nội 90km về phía đông nam. Giao thông đến Nam Định tương đối thuận tiện: trên tuyến đường sắt Bắc- Nam và quốc lộ 21 nối từ quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố; quốc lộ 10 từ thị xã Ninh Bình qua Nam Định sang Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.
 
N

nhocprohp

Diện tích: 923,1 km²
Dân số: 1.120.300 người (năm 2004)
Tỉnh lỵ: Thị xã Hưng Yên
Các huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Nùng, Hoa.

Điều kiện tự nhiên
Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, phía bắc giáp Bắc Ninh, phía đông giáp Hải Dương, phía đông nam giáp Thái Bình, phía tây và tây bắc giáp Hà Tây và Hà Nội, phía nam và tây nam giáp Hà Nam.

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa, mùa nóng và mùa lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23ºC.

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch



Hưng Yên có di tích Phố Hiến, là một thương cảng sầm uất từ thế kỷ 17. Nhiều di tích lịch sử, văn hoá độc đáo như chùa Kim Chung, đình Nam Hiến... đặc biệt có nhãn lồng là loại cây đặc sản nổi tiếng, từng được là loại quả quý để tiến vua.

Giao thông
Thị xã Hưng Yên cách Hà Nội 60km. Giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt đều thuận lợi. Hưng Yên nằm trên trục đường sắt và quốc lộ 5: Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng. Có quốc lộ 39 nối từ quốc lộ 5 tại huyện Mỹ Hào tới Tx. Hưng Yên và tới Thái Bình. Có quốc lộ 38 qua Hải Dương và tới Bắc Ninh.
 
N

nhocprohp

HẢI DƯƠNG



Diện tích: 1.648,4 km²
Dân số: 1.698.300 người (năm 2004)
Tỉnh lỵ: Thành phố Hải Dương.
Các huyện: Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà, Kinh Môn, Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang.
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Sán Dìu, Mường.

Điều kiện tự nhiên
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, phía bắc và tây bắc giáp Bắc Ninh và Bắc Giang, phía đông giáp Hải Phòng, Quảng Ninh, phía tây giáp Hưng Yên, phía nam giáp Thái Bình. Tỉnh có địa hình tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông phong phú như sông Thái Bình, sông Rang, sông Kinh Thầy, sông Đào... tạo thuận lợi cho giao thông đường thủy. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,4ºC.

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch


Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng du lịch dồi dào. Hải Dương, một miền đất trù phú có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có di tích thắng cảnh Côn Sơn - Kiếp Bạc được nhiều người biết đến. Nhiều di tích lịch sử đã được nhà nước công nhận và xếp hạng.

Hải Dương là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Hải Dương là mảnh đất đã tạo nên những làng nghề truyền thống với những sản phẩm tinh xảo đã từng nổi tiếng từ nhiều thế kỷ. Hải Dương cũng chính là nơi có nền văn hoá dân gian đặc sắc của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng với các loại hình nghệ thuật: ca trù, hát chèo.

Giao thông
Giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt đều thuận lợi. Tỉnh nằm trên trục đường sắt và đường quốc lộ 5: Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng, trục đường quốc lộ 18: Bắc Ninh - Hải Dương - Quảng Ninh. Thành phố Hải Dương cách Hà Nội 58km.
 
N

nhocprohp

HẢI PHÒNG



Diện tích: 1.526,3 km²
Dân số: 1.770.800 người (năm 2004)
Các quận, huyện, thị xã:
- Quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An, Hải An.
- Huyện: Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Bạch Long Vĩ.
- Thị xã: Thị xã Đồ Sơn
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Tày, Nùng...

Điều kiện tự nhiên
Thành phố biển Hải Phòng, một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, nằm bên bờ biển Đông - Thái Bình Dương; phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Thái Bình.

Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23ºC - 24ºC, lượng mưa hàng năm 1.600 – 1.800mm, quanh năm thời tiết ấm áp, bốn mùa cây trái xanh tươi.

Tiềm năng phát triển du lịch


Với di chỉ khảo cổ Cái Bèo (Cát Bà) chứng tỏ mảnh đất này cách đây trên 6.000 năm đã có người sinh sống. Hiện nay, Hải Phòng còn giữ được nhiều di tích lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều đền, chùa, lăng miếu và lễ hội Chọi trâu, một lễ hội độc đáo, nổi tiếng của Đồ Sơn.

Hải Phòng nằm trong tuyến du lịch Hà Nội - Hải Phòng - vịnh Hạ Long. Hải Phòng có khu nghỉ mát Đồ Sơn vươn ra biển tới 5km. Từ Đồ Sơn bằng tàu cao tốc, du khách có thể tới thăm đảo và vườn quốc gia Cát Bà, thăm vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

Giao thông
Hải Phòng có một cảng biển lớn nằm trên đường hàng hải quốc tế Đông - Tây, Bắc - Nam. Là một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế.

- Đường bộ: Hải Phòng cách Hà Nội 102km theo quốc lộ 5. Hải Phòng nằm trong trục đường quốc lộ 10: Thái Bình -Hải Phòng- Quảng Ninh.
- Đường sắt : Hàng ngày đều có các chuyến tàu Hà Nội - Hải Phòng – Hà Nội.
- Đường thuỷ: Có tuyến tàu thuỷ Hải Phòng - Hạ Long – Cát Bà – Móng Cái.
- Hàng không: Hàng ngày có chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.
 
N

nhocprohp

NINH BÌNH



Diện tích: 1.383,7 km²
Dân số: 554.700 người (năm 2004)
Tỉnh lỵ: Thị xã Ninh Bình
Các huyện, thị:
- Thị xã: Tam Điệp
- Huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn.
Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Thái, Tày.

Điều kiện tự nhiên
Ninh Bình là tỉnh ở phía nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Hòa Bình và Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và biển Đông, phía đông giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp Thanh Hóa.

Địa hình phân bố khá phức tạp. Vùng đồi núi, vùng nửa đồi núi phân bố rải rác theo các vùng đồng bằng xen kẽ, Ninh Bình có 18km bờ biển.

Khí hậu của tỉnh thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng. Nhiệt độ trung bình năm là 23,4ºC. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt; mùa khô và mùa mưa
.
Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch



Về kinh tế, Ninh Bình có đủ điều kiện phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, có thế mạnh về trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi các loại gia súc.

Ninh Bình là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng như Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng, động Tiên, động Hoa Sơn... Vườn quốc gia Cúc Phương nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú đặc biệt là cây chò 1.000 năm tuổi. Mảnh đất này từ xa xưa đã từng là kinh đô của nước Đại Cổ Việt (tên của Việt Nam xưa) từ năm 968 đến 1010. Vì vậy, vùng đất này có rất nhiều di tích lịch sử như cố đô Hoa Lư, quần thể nhà thờ Phát Diệm, chùa Non Nước... Tất cả những di tích và danh lam thắng cảnh này đã trở thành những điểm du lịch rất hấp dẫn khách trong và ngoài nước.

Giao thông
Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đều thuận lợi. Thị xã Ninh Bình nằm trên đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, cách Hà Nội hơn 90km. Tỉnh có quốc lộ 10 đi Nam Định, Thanh Hóa, quốc lộ 12B đi Hòa Bình
 
N

nhocprohp

YÊN BÁI



Diện tích: 6.882,9 km²
Dân số: 723.500 người (năm 2004)
Tỉnh lỵ: Thành phố Yên Bái
Các huyện, thị xã:
- Thị xã: Nghĩa Lộ
- Huyện: Lục Yên, Văn Yên, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trạm Tấu.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Dao, H'Mông...

Điều kiện tự nhiên
Yên Bái là tỉnh nằm sâu trong nội địa nhưng lại là cửa ngõ của miền Tây Bắc, là đầu mối giao thông giữa đông bắc và tây bắc, giữa cửa khẩu Lào Cai và Hà Nội. Phía bắc tỉnh Yên Bái giáp Lào Cai, Hà Giang, phía tây nam giáp Sơn La, phía đông giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Phú Thọ.

Địa hình của tỉnh gồm có núi, đồi và thung lũng. Hệ thống sông suối chằng chịt lắm thác ghềnh. Khí hậu chia làm hai vùng, vùng thấp và vùng cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 18ºC – 28ºC.

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch



Yên Bái là tỉnh có nhiều dải rừng lớn. Rừng có nhiều gỗ quí như pơmu, lát hoa, chò chỉ... Nhiều cây dược liệu và nhiều loại động vật quí hiếm. Sản vật của tỉnh Yên Bái là quế Văn Yên, chè Suối Giàng, nếp Tú Lệ. Yên Bái có mỏ đá quí nổi tiếng Lục Yên.

Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. Tỉnh Yên Bái có nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc biệt là hồ Thác Bà, một trung tâm sinh thái, giải trí, leo núi, khám phá rừng tự nhiên. Thắng cảnh Yên Bái còn giữ được nhiều vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm rất hấp dẫn đối với khách du lịch.

Giao thông
Thành phố Yên Bái cách Hà Nội khoảng 180km.Tỉnh nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai. Tỉnh có quốc lộ 32 đi Lào Cai, Phú Thọ, quốc lộ 37 đi Tuyên Quang
 
N

nhocprohp

BẮC KẠN



Diện tích: 4857,2 km²
Dân số: 296.200 người (năm 2004)
Tỉnh lỵ: Thị xã Bắc Kạn
Các huyện: Ba Bể, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới, Bạch Thông, Pác Nặm.
Dân tộc: (Kinh), Tày, H'Mông, Dao...

Điều kiện tự nhiên
Bắc Kạn là tỉnh thuộc miền núi và trung du, phía bắc giáp Cao Bằng, phía đông nam giáp Lạng Sơn, phía tây giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Thái Nguyên. Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, trung du, hệ thống sông ngòi dày đặc.

Khí hậu của tỉnh chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25oC

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch



Bắc Kạn có tiềm năng khoáng sản đa dạng và tiềm năng về rừng, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật rất phong phú. Thế mạnh kinh tế là lâm nghiệp và khoáng sản (chủ yếu là than ở Ngân Sơn).

Bắc Kạn là tỉnh được thiên nhiên ban tặng cho nhiều phong cảnh thơ mộng, hữu tình với tiềm năng để khai thác du lịch rất lớn. Trong đó hồ Ba Bể tập trung nhiều thế mạnh phát triển du lịch sinh thái, văn hoá, cảnh quan. Ba Bể đang trở thành một trung tâm du lịch của vùng trung du và miền núi phía bắc.

Dân tộc, tôn giáo
Bắc Kạn là một tỉnh có truyền thống cách mạng. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Bắc Kạn là một cái nôi của cách mạng Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều di tích cách mạng đã được Bộ Văn hoá công nhận. Bắc Kạn là một trong những tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, vì vậy nền văn hoá cũng mang nhiều sắc thái, nhiều lễ hội truyền thống của cư dân địa phương thường được tổ chức vào sau tết Nguyên Đán với những trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc.

Giao thông
Giao thông chủ yếu là đường bộ. Thị xã Bắc Kạn cách Hà Nội hơn 160km. Quốc lộ 3 từ Hà Nội qua Thái Nguyên, Bắc Kạn tới Cao Bằng.
 
N

nhocprohp

THÁI NGUYÊN



Diện tích: 3.542,6 km²
Dân số: 1.095.400 người (năm 2004)
Tỉnh lỵ: Thành phố Thái Nguyên
Các huyện, thị:
- Thị xã: Sông Công
- Huyện: Định Hoá, Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình, Phổ Yên.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Nùng, Sán Dìu...

Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du nằm ở phía đông bắc Việt Nam. Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía tây và tây nam giáp Tuyên Quang và Vĩnh Phúc, phía đông và đông nam giáp Lạng Sơn và Bắc Giang, phía nam giáp Hà Nội.

Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25ºC.

Tiềm năng phát triển du lịch



Thái Nguyên là địa phương có truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử như di tích núi Văn, núi Võ, di tích ATK Định Hóa, di tích đền Đuổm... Tỉnh có nhiều thắng cảnh đẹp như hồ Núi Cốc, chùa Hang, hang Phượng Hoàng... rất hấp dẫn khách du lịch.

Dân tộc, tôn giáo
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, vì vậy truyền thống văn hoá của tỉnh khá phong phú. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng. Người Nùng có kho tàng văn hoá dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đặc sắc như hát sli, hát then. Người Tày có hát lượn, hát đám cưới, ru con... Nơi đây còn là kho tàng lưu giữ nhiều loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc.

Giao thông
thôngThành phố Thái Nguyên nằm trên quốc lộ số 3 (Hà Nội - Cao Bằng). Đường sắt từ đây nối liền với hệ thống đường sắt của cả nước. Thành phố Thái Nguyên cách trung tâm Hà Nội là 80km.
 
N

nhocprohp

Tuyên Quang
I. Điều kiện địa lý tự nhiên

1. Vị trí địa lý

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp Thái Nguyên và Bắc Kạn, phía Tây giáp Yên Bái, phía Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.690 ha, trong đó có 70% diện tích là đồi núi.

Tuyên Quang có 5 huyện, 1 thị xã, 137 xã, 3 phường và 5 thị trấn, trong đó có 51 xã và 72 thôn bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn. Là tỉnh nằm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm kinh tế - thương mại lớn của cả nước, Tuyên Quang chưa có đường sắt và đường không vì vậy việc thông thương sang các tỉnh khác và ra nước ngoài nhờ vào hệ thống đường bộ quốc lộ 2 và quốc lộ 37; tỉnh có sông Lô chảy qua nên rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ.

2. Đặc điểm địa hình

Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau: (1) vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, (2) vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250, (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du.

3. Khí hậu

Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh – khô hanh; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 – 240C, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm – 1.800 mm; độ ẩm trung bình là 85%.

Hệ thống sông suối của Tuyên Quang khá dày đặc, phân phối tương đối đều giữa các vùng, có thể chia làm 3 vùng trong đó sông Lô có khả năng vận tải tốt, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ của tỉnh.

II. Tài nguyên thiên nhiên

1. Tài nguyên đất

Do điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều làm lớp vỏ phong hoá của đất Tuyên Quang tương đối dày, cộng với thảm thực vật còn khá có tác dụng bảo vệ mặt đất nên sự thoái hoá của đất ở mức độ nhẹ. Đất Tuyên Quang có các nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 389.834 ha, chiếm 67,2% diện tích tự nhiên; đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 66.986 ha, chiếm 11,55%; đất đỏ vàng trên đá macma, diện tích 24.168 ha, chiếm 4,17% diện tích; đất vàng đỏ trên đá biến chất, diện tích 22.602 ha, chiếm 3,89%; đất phù sa ven suối, diện tích 9.621 ha, chiếm 1,66%; đất dốc tụ - thung lũng, diện tích 8.002 ha, chiếm 1,38%; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không được bồi đắp… Tóm lại, tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các loại cây trồng.

2. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng Tuyên Quang có khoảng 357.354 ha, trong đó rừng tự nhiên là 287.606 ha và rừng trồng là 69.737 ha. Độ che phủ của rừng đạt trên 51%. Rừng tự nhiên đại bộ phận giữ vai trò phòng hộ 213.849 ha, chiếm 74,4% diện tích rừng hiện có. Rừng đặc dụng 44.840 ha, chiếm 15,6%, còn lại là rừng sản xuất 28.917 ha, chiếm 10,05%.

Có thể nói, về cơ bản rừng tự nhiên Tuyên Quang có trữ lượng gỗ còn rất thấp, việc hạn chế khai thác lâm sản sẽ hợp với thực trạng tài nguyên rừng. Tuy nhiên, Tuyên Quang vẫn còn hơn 15.378 ha rừng tre, nứa tự nhiên. Trong tổng diện tích rừng trồng có 44.057 ha rừng trồng cho mục đích sản xuất với các loại như: thông, mỡ, bạch đàn, keo, bồ đề… Tuyên Quang có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa sử dụng khoảng 120.965 ha.

3. Tài nguyên khoáng sản

Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác.

Đến nay đã phát hiện được 9 điểm có quặng thiếc ở huyện Sơn Dương, trữ lượng cả quặng và quặng sa khoáng khoảng 28.800 tấn; barit có 24 điểm thuộc nhiều huyện, trữ lượng trên 2 triệu tấn; mănggan trữ lượng khoảng 3,2 triệu tấn; đá vôi ước lượng hàng tỷ m3; ăngtimon trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, là loại khoáng sản quý phục vụ cho công nghiệp hoá chất, chế tạo máy.

III. Tiềm năng du lịch

Tuyên Quang có căn cứ địa cách mạng mà ngày nay vẫn còn ghi đậm dấu ấn từ mái lán Nà Lừa, mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, nơi ngọn lửa cách mạng đã được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Cũng tại đây, trong thời kỳ chống Pháp, Tuyên Quang còn là một trong những tỉnh an toàn khu và Thủ đô kháng chiến. Bên cạnh đó, Tuyên Quang còn có khu du lịch sinh thái Na Hang, Hàm Yên, Núi Dùm, suối khoáng Mỹ Lâm,…
 
N

nhocprohp

Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới.

Cách ngày nay hơn vạn năm, con người đã có mặt tại địa bàn Lào Cai. Thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất Lào Cai thuộc bộ Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang - là một trung tâm kinh tế chính trị lớn ở thượng nguồn sông Hồng. Đến đời Đinh, Lý, Trần, Lê có biết bao biến động về địa danh... Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thuỷ Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hoá. Đến thời điểm này địa danh Lào Cai chưa được hình thành.

Vùng đất thị xã Lào Cai ngày nay xưa kia, có một khu chợ, dần dần người ta mở mang thêm một phố chợ. Vì thế phố chợ đầu tiên này theo tiếng địa phương được gọi là Lão Nhai (tức Phố Cũ). Sau này người ta mở thêm một phố chợ khác gọi là Tân Nhai (Phố Mới ngày nay). Theo cố giáo sư Đào Duy Anh, từ Lão Nhai được biến âm thành Lao Cai và được gọi một thời gian khá dài. Khi làm bản đồ, người Pháp viết Lao Cai thành Lào Kay. Danh từ Lào Kay đã dược người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu. Nhưng trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai. Sau ngày tỉnh Lao Cai được giải phóng (11-1950), đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay.

Sau khi đánh chiếm Lào Cai (3-1886) và khi hoàn thành công cuộc bình định quân sự, thực dân Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 7/01/1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai. Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác bóc lột, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12/07/1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi. Về địa đanh hành chính,qua nhiều lần tách nhập:

- Thành lập tỉnh dân sự Lào Cai (12/07/1907), phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thuỷ Vỹ. Từ đó địa danh Chiêu Tấn không còn. Phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Tỉnh Lào Cai gồm hai châu Thuỷ Vỹ, Bảo Thắng và các đại lý Mường Khương, Phong Thổ, Bát Xát, Bắc Hà (Pa Kha) và thị xã Lào Cai, trong đó có 855 làng bản, 6.812 hộ, 39.099 nhân khẩu, với 11 dân tộc chủ yếu: Mông, Dao, Tày, Giáy... trong đó Người Mông chiếm 26,56%, Dao 22,41%, Tày, Giáy 20,77%, Kinh 4,52%, Nùng 7,33%, Thái 9,25%, U Ní 2,48%, Hoa Kiều 4,44%, còn lại là các dân tộc khác.

- Sau khi tỉnh Lào Cai được giải phóng lần thứ nhất, khỏi ách bọn Việt Nam Quốc dân đảng (11-1946), chính quyền của ta chia Lào Cai thành tám huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Bản Lầu, Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Phong Thổ và thị xã Lào Cai.

- Ngày 7/05/1955, khu tự trị Thái Mèo được thành lập, huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai chuyển sang khu tự trị Thái Mèo, sau này thuộc tỉnh Lai Châu.

- Ngày 27/03/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn.

- Ngày 17/04/1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất thị xã Lào Cai và Cam Đường thành thị xã Lào Cai trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.

- Ngày 12/08/1991 kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Ngày 1/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái lập, trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ) bao gồm 8 huyện, hai thị xã.

- Ngày 9/06/1992, Hội đồng Bộ trưởng quyết định tách thị xã Lào Cai thành hai thị xã Lào Cai và Cam Đường.

- Ngày 30/12/2000, huyện Bắc Hà được tách thành hai huyện Si Ma Cai và Bắc Hà.

- Ngày 31/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã tỉnh lỵ Lào Cai.

- Ngày 1/01/2004, huyện Than Uyên được tách ra thuộc tỉnh Lai Châu (mới).

- Ngày 30/11/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 195/2004/NĐ-CP về việc thành lập Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai.

Hiện nay, tỉnh Lào Cai gồm thành phố Lào Cai và 8 huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn. Diện tích tự nhiên 6357,08 km2
 
N

nhocprohp

Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 311 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc - Nam là 80 km, từ 23007'12" - 22021'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều đông - tây là 170 km, từ 105016'15" - 106050'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang).

Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km2, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

Cao Bằng có 13 huyện, thị với 189 xã, phường, thị trấn:

Thị xã Cao Bằng

Thị Xã Cao Bằng là trung tâm chính trị, kinh tế, VHXH của tỉnh, có:




Tổng diện tích đất tự nhiên: 44,04 km2
Đất nông nghiệp: 1.078 ha
Đất Lâm nghiệp: 2.640 ha
Thị xã có 4 đơn vị phường : Hợp Giang; Tân Giang; Sông Bằng; Sông Hiến
Thị xã có 4 đơn vị xã: Hoà Chung; Ngọc xuân; Duyệt Chung, Đề Thám
Dân số: 52.436 người

Huyện Hòa An :



Là huyện nằm bao quanh thị xã Cao Bằng, có:

Tổng diện tích đất tự nhiên: 667,67 km2
Đất nông nghiệp: 8.023 ha
Đất Lâm Nghiệp: 40.103,8 ha
Hoà An có Thị trấn Nước Hai và 24 xã
Dân số: 65256 người
Hoà An là vựa lúa, Thuốc lá của tỉnh. Là nơi có nhiều điểm di tích lịch sử cách mạng gắn liền với phong trào cách mạng của tỉnh và cả nước.

Huyện Quảng Uyên

Nằm ở phía Ðông Bắc tỉnh Cao Bằng, cách thị xã Cao Bằng 37km theo đường số 3
Tổng diện tích đất tự nhiên : 250.1 km2
Dân số 42.874 người.
Các đơn vị hành chính cấp xã : Có thị trấn Quảng Uyên và 16 xã.

Huyện Phục Hoà

Nằm về hướng Ðông bắc của tỉnh Cao Bằng, là huyện có cửa khẩu quốc gia Tà lùng là cửa khẩu lớn nhất của tỉnh Cao Bằng.
Tổng diện tích tự nhiên : 383.31 km2.
Dân số : 22.589 người.
Các đơn vị hành chính cấp xã : Gồm thị trấn Tà Lùng và 8 xã.
Là huyện có vùng nguyên liệu mía ,cung cấp cho nhà máy đường Phục hòa.

Huyện Trà Lĩnh

Huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng, cách Thị xã Cao Bằng 40km.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 256,98 km2
Gồm có thị trấn Hùng Quốc và 9 đơn vị hành chính cấp xã
Dân số: 21655 người.
Là huyện có đường biên giới dài 32km, với cửa khẩu Hùng Quốc thông sang Trung Quốc. Có điểm du lịch sinh thái Hồ Thăng Hen, nước luôn trong xanh biếc. Là huyện có nhiều mỏ và điểm quặng.

Huyện Thạch An

Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Cao Bằng cách Thị xã Cao Bằng khoảng 45km theo đường số 4,.
Diện tích tự nhiên 683,03 km2
Có 12 đơn vị hành chính cấp xã và Thị trấn Đông Khê.
Dân số: 31.777 người.
Huyện có khu tưởng niệm Bác Hồ với chiến thắng chiến dịch biên giới năm 1950. Đây là vùng nguyên liệu Chè đắng Cao Bằng

Huyện Nguyên Bình

Huyện miền núi vùng cao phía Tây tỉnh Cao Bằng cách thị xã Cao Bằng 45 km.
Diện tích tự nhiên 2.638 ha.
Huyện có 18 đơn vị hành chính và 2 thị trấn là Nguyên Bình và Tĩnh Túc.
Dân số: 38490 người.
Huyện có: Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam

Huyện Bảo lạc

Huyện miền núi vùng cao phía Tây tỉnh Cao Bằng cách thị xã Cao Bằng 140 km.
Diện tích tự nhiên 918.81 km2.
Có 16 đơn vị hành chính xã và thị trấn Bảo Lạc.
Dân số: 47486 người.
Huyện có tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc và gia cầm, thuỷ sản.

Huyện Bảo lâm

Diện tích đất tự nhiên: 90.294 ha.
Có 10 đơn vị hành chính xã .
Là huyện được thành lập ngày 25 tháng 9 năm 2000.
Dân số: 47998 người.
Huyện có tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm.

Huyện Trùng Khánh

Huyện nằm ở phía Đông bắc tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thị xã Cao Bằng 62 km theo đường tỉnh lộ 206.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 469,15 km2
Có 18 đơn vị hành chinh cấp xã và Thị trấn Trùng Khánh.
Dân số: 50098 người.
Là huyện có sản phẩm hạt Dẻ, loại quả đặc sản quý của tỉnh. Huyện có Thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao là những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng.

Huyện Hạ Lang

Huyện nằm ở phía Đông tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thị xã Cao Bằng 70 km theo đường tỉnh lộ 207.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 463,35 km2
Có 14 đơn vị hành chinh cấp xã.

Huyện Thông Nông

Huyện nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng cách trung tâm thị xã Cao Bằng 50 km theo đường tỉnh lộ 204.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 360,49 km2
Có 9 đơn vị hành chinh cấp xã và 1 thị trấn Thông Nông.
Dân số: 23.204 người
Là huyện nổi tiếng với sản phẩm rượu Táp Ná, Chè dây
Dân số: 26.247 người .

Huyện Hà Quảng

Huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Cao Bằng cách trung tâm thị xã Cao Bằng 54 km theo đường tỉnh lộ 203.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 453,67 km2
Có 18 đơn vị hành chinh cấp xã.
Dân số: 34.131 người
Là huyện có khu di tích cách mạng Pác Bó, nơi in dấu nhiều điểm di tích gắn liền với quá trình sống, hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm 1941-1945 đang được giữ gìn và tôn tạo.Có khu tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Kim Đồng, khu di tích Nà Sác cũng đang được tôn tạo, nâng cấp, giữ gìn và phát huy và có cửa khẩu Sóc Giang.
 
C

czarylshg

nhocprohp said:
Hà Giang

I. Điều kiện địa lý tự nhiên

1. Vị trí địa lý

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp Thái Nguyên và Bắc Kạn, phía Tây giáp Yên Bái, phía Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.690 ha, trong đó có 70% diện tích là đồi núi.

Tuyên Quang có 5 huyện, 1 thị xã, 137 xã, 3 phường và 5 thị trấn, trong đó có 51 xã và 72 thôn bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn. Là tỉnh nằm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm kinh tế - thương mại lớn của cả nước, Tuyên Quang chưa có đường sắt và đường không vì vậy việc thông thương sang các tỉnh khác và ra nước ngoài nhờ vào hệ thống đường bộ quốc lộ 2 và quốc lộ 37; tỉnh có sông Lô chảy qua nên rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ.

2. Đặc điểm địa hình

Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau: (1) vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, (2) vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250, (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du.

3. Khí hậu

Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh – khô hanh; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 – 240C, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm – 1.800 mm; độ ẩm trung bình là 85%.

Hệ thống sông suối của Tuyên Quang khá dày đặc, phân phối tương đối đều giữa các vùng, có thể chia làm 3 vùng trong đó sông Lô có khả năng vận tải tốt, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ của tỉnh.

II. Tài nguyên thiên nhiên

1. Tài nguyên đất

Do điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều làm lớp vỏ phong hoá của đất Tuyên Quang tương đối dày, cộng với thảm thực vật còn khá có tác dụng bảo vệ mặt đất nên sự thoái hoá của đất ở mức độ nhẹ. Đất Tuyên Quang có các nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 389.834 ha, chiếm 67,2% diện tích tự nhiên; đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 66.986 ha, chiếm 11,55%; đất đỏ vàng trên đá macma, diện tích 24.168 ha, chiếm 4,17% diện tích; đất vàng đỏ trên đá biến chất, diện tích 22.602 ha, chiếm 3,89%; đất phù sa ven suối, diện tích 9.621 ha, chiếm 1,66%; đất dốc tụ - thung lũng, diện tích 8.002 ha, chiếm 1,38%; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không được bồi đắp… Tóm lại, tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các loại cây trồng.

2. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng Tuyên Quang có khoảng 357.354 ha, trong đó rừng tự nhiên là 287.606 ha và rừng trồng là 69.737 ha. Độ che phủ của rừng đạt trên 51%. Rừng tự nhiên đại bộ phận giữ vai trò phòng hộ 213.849 ha, chiếm 74,4% diện tích rừng hiện có. Rừng đặc dụng 44.840 ha, chiếm 15,6%, còn lại là rừng sản xuất 28.917 ha, chiếm 10,05%.

Có thể nói, về cơ bản rừng tự nhiên Tuyên Quang có trữ lượng gỗ còn rất thấp, việc hạn chế khai thác lâm sản sẽ hợp với thực trạng tài nguyên rừng. Tuy nhiên, Tuyên Quang vẫn còn hơn 15.378 ha rừng tre, nứa tự nhiên. Trong tổng diện tích rừng trồng có 44.057 ha rừng trồng cho mục đích sản xuất với các loại như: thông, mỡ, bạch đàn, keo, bồ đề… Tuyên Quang có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa sử dụng khoảng 120.965 ha.

3. Tài nguyên khoáng sản

Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác.

Đến nay đã phát hiện được 9 điểm có quặng thiếc ở huyện Sơn Dương, trữ lượng cả quặng và quặng sa khoáng khoảng 28.800 tấn; barit có 24 điểm thuộc nhiều huyện, trữ lượng trên 2 triệu tấn; mănggan trữ lượng khoảng 3,2 triệu tấn; đá vôi ước lượng hàng tỷ m3; ăngtimon trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, là loại khoáng sản quý phục vụ cho công nghiệp hoá chất, chế tạo máy.

III. Tiềm năng du lịch

Tuyên Quang có căn cứ địa cách mạng mà ngày nay vẫn còn ghi đậm dấu ấn từ mái lán Nà Lừa, mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, nơi ngọn lửa cách mạng đã được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Cũng tại đây, trong thời kỳ chống Pháp, Tuyên Quang còn là một trong những tỉnh an toàn khu và Thủ đô kháng chiến. Bên cạnh đó, Tuyên Quang còn có khu du lịch sinh thái Na Hang, Hàm Yên, Núi Dùm, suối khoáng Mỹ Lâm,…
NHẦM RỒI EM ƠI
EM ĐANG KỂ VỀ TUYÊN QUANG MÀ SAO LẠI VIẾT VỀ HG THẾ
CHÁN QUÁ
MÀ ĐÂY LÀ 1 KIỂU SPAM MỚI HẢ EM ?
;))
 
N

nhocprohp

czarylshg said:
nhocprohp said:
Hà Giang

I. Điều kiện địa lý tự nhiên

1. Vị trí địa lý

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp Thái Nguyên và Bắc Kạn, phía Tây giáp Yên Bái, phía Nam giáp Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 586.690 ha, trong đó có 70% diện tích là đồi núi.

Tuyên Quang có 5 huyện, 1 thị xã, 137 xã, 3 phường và 5 thị trấn, trong đó có 51 xã và 72 thôn bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn. Là tỉnh nằm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm kinh tế - thương mại lớn của cả nước, Tuyên Quang chưa có đường sắt và đường không vì vậy việc thông thương sang các tỉnh khác và ra nước ngoài nhờ vào hệ thống đường bộ quốc lộ 2 và quốc lộ 37; tỉnh có sông Lô chảy qua nên rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ.

2. Đặc điểm địa hình

Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau: (1) vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, (2) vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250, (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du.

3. Khí hậu

Tuyên Quang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh – khô hanh; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 – 240C, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm – 1.800 mm; độ ẩm trung bình là 85%.

Hệ thống sông suối của Tuyên Quang khá dày đặc, phân phối tương đối đều giữa các vùng, có thể chia làm 3 vùng trong đó sông Lô có khả năng vận tải tốt, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ của tỉnh.

II. Tài nguyên thiên nhiên

1. Tài nguyên đất

Do điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều làm lớp vỏ phong hoá của đất Tuyên Quang tương đối dày, cộng với thảm thực vật còn khá có tác dụng bảo vệ mặt đất nên sự thoái hoá của đất ở mức độ nhẹ. Đất Tuyên Quang có các nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 389.834 ha, chiếm 67,2% diện tích tự nhiên; đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 66.986 ha, chiếm 11,55%; đất đỏ vàng trên đá macma, diện tích 24.168 ha, chiếm 4,17% diện tích; đất vàng đỏ trên đá biến chất, diện tích 22.602 ha, chiếm 3,89%; đất phù sa ven suối, diện tích 9.621 ha, chiếm 1,66%; đất dốc tụ - thung lũng, diện tích 8.002 ha, chiếm 1,38%; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không được bồi đắp… Tóm lại, tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các loại cây trồng.

2. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng Tuyên Quang có khoảng 357.354 ha, trong đó rừng tự nhiên là 287.606 ha và rừng trồng là 69.737 ha. Độ che phủ của rừng đạt trên 51%. Rừng tự nhiên đại bộ phận giữ vai trò phòng hộ 213.849 ha, chiếm 74,4% diện tích rừng hiện có. Rừng đặc dụng 44.840 ha, chiếm 15,6%, còn lại là rừng sản xuất 28.917 ha, chiếm 10,05%.

Có thể nói, về cơ bản rừng tự nhiên Tuyên Quang có trữ lượng gỗ còn rất thấp, việc hạn chế khai thác lâm sản sẽ hợp với thực trạng tài nguyên rừng. Tuy nhiên, Tuyên Quang vẫn còn hơn 15.378 ha rừng tre, nứa tự nhiên. Trong tổng diện tích rừng trồng có 44.057 ha rừng trồng cho mục đích sản xuất với các loại như: thông, mỡ, bạch đàn, keo, bồ đề… Tuyên Quang có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa sử dụng khoảng 120.965 ha.

3. Tài nguyên khoáng sản

Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác.

Đến nay đã phát hiện được 9 điểm có quặng thiếc ở huyện Sơn Dương, trữ lượng cả quặng và quặng sa khoáng khoảng 28.800 tấn; barit có 24 điểm thuộc nhiều huyện, trữ lượng trên 2 triệu tấn; mănggan trữ lượng khoảng 3,2 triệu tấn; đá vôi ước lượng hàng tỷ m3; ăngtimon trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, là loại khoáng sản quý phục vụ cho công nghiệp hoá chất, chế tạo máy.

III. Tiềm năng du lịch

Tuyên Quang có căn cứ địa cách mạng mà ngày nay vẫn còn ghi đậm dấu ấn từ mái lán Nà Lừa, mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, nơi ngọn lửa cách mạng đã được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Cũng tại đây, trong thời kỳ chống Pháp, Tuyên Quang còn là một trong những tỉnh an toàn khu và Thủ đô kháng chiến. Bên cạnh đó, Tuyên Quang còn có khu du lịch sinh thái Na Hang, Hàm Yên, Núi Dùm, suối khoáng Mỹ Lâm,…
NHẦM RỒI EM ƠI
EM ĐANG KỂ VỀ TUYÊN QUANG MÀ SAO LẠI VIẾT VỀ HG THẾ
CHÁN QUÁ
MÀ ĐÂY LÀ 1 KIỂU SPAM MỚI HẢ EM ?
;))
Cám ơn bạn đã góp ý mình viết nhầm
 
Top Bottom