Văn [Văn 9]Ôn luyện các tác phẩm trong văn 9

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
CỐ HƯƠNG
-----------------LỖ TẤN----------------
I.Đọc- hiểu chú thích:
1.Đọc-từ khó (SGK)
2.Tác giả:

Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn Trung Quốc nổi tiếng. Bối cảnh xã hội Trung Quốc trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX đã thôi thúc nhà văn có ý chí và mục đích lập nghiệp cao cả. Lỗ Tấn để lại công trình các tác phẩm đồ sộ và đa dạng, trong đó có hai tập truyện Gào thét và Bàng hoàng.
3.Tác phẩm:
-Cố hương là truyện ngắn được in trong tập Gào thét.
-Nhân vật trung tâm: “tôi”; nhân vật chính: “Nhuận Thổ”

II.Đọc-hiểu văn bản:
1.Nội dung:
a.Nhân vật Nhuận Thổ:



-Nhuận Thổ trong kí ức người kể chuyện:
Hiện ra dưới vầng trăng vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh thần tiên và kì dị: trạc 11, 12 tuổi, giỏi đâm tra, bẫy chim, nhặt vỏ sò… bẽn lẽn, ngây thơ, hồn nhiên. Là người bạn “dễ thương” thời thơ ấu của nhân vật “tôi”
-Nhuận Thổ trong hiện tại:
Nghèo khổ, vất vả, tội nghiệp (da vàng sạm, mi mắt viền đò húp mọng lên, bàn tay thô kệch nứt nẻ; nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương, vùi bát đĩa vào đống tro để mang đi)
=> Bởi con đông, mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đoạ à sự khác biệt như vậy. Phản ánh hiện thực về sự thay đồi của xã hội Trung Quốc.

b.Nhân vật “tôi”
“Tôi” là nhân vật trung tâm của tác phẩm, đồng thời là người kể chuyện. Đó là hình tượng nhân vật nhạy cảm, hiểu biết, sâu sắc và tỉnh táo, là hoá thân của tác giả tuy không đồng nhất với tác giả. Nhân vật này thực hiện vai trò đầu mối của toàn bộ câu chuyện, có quan hệ với hệ thống các nhân vật, từ đó thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm với những lí giải về:
-Tình cảnh sa sút, suy nhược của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX mà Cố hương là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc thời đó.
-Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn đó
-Những hạn chế tiêu cực trong tâm hồn, tính cách của người lào động
“Nhuận Thổ khổ vì con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đã đành, song Nhuận Thổ còn đau đớn hơn vì gánh nặng tinh thần, vì mê tín, vì quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp.”
-Nhân vật “tôi” còn được khắc hoạ với những ước mơ về một đất nước Trung Quốc trong tương lai qua hình ảnh về mối quan hệ giữa nhân vật Thuỷ Sinh và cháu Hoàng, về con đường mang ý nghĩa triết lí sâu sắc “Lỗ Tấn từng nói: trên mặt đất vốn không có đường, đường là do con người giẫm nát chỗ không có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà có…Bất kể gặp bao nhiêu gian nan trắc trở, chúng ta cần bước tiếp, kiên định không nao núng…”-Giang Trạch Dân.
2.Nghệ thuật:
-Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc sâu sắc.
-Xây dựng hình ảnh mang tính biểu tượng:
3.Ý nghĩa văn bản:
Cố hương là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.
 
  • Like
Reactions: WindyTA

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Chu Quag Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
2. Tác phẩm:
- In trong cuốn "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách".
3. Đọc, hiểu văn bản
a. Đọc, tìm hiểu chú thích.
b. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: từ đầu đến ... thế giới mới: Sự cần thiết, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phần 2: ... tự tiêu hao lực lượng: Những khó khăn, nguy hại hay gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Phần 3: Còn lại: Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách
c. Phương pháp biểu đạt: Nghị luận về một vấn đề xã hội khá sáng tỏ, mạch lạc, chặt chẽ.
II. Phân tích:
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách:

- Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn (không phải là con đường duy nhất).
+ Sách là kho tàng quý báu lưu giữ tin thần nhân loại, những cột mốc ghi dấu sự tiến hóa của nhân loại.
+ Coi thường sách, không đọc sách là xóa bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu, là kẻ kiêu ngạo một cách ngu xuất.
+ Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ.
+ Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa (chương trình vạn dặm) trên con đường học tập, phát hiện thế giới.
- Cách lập luận hợp lí lẽ, thấu tình đạt lí và kín kẽ, sâu sắc. Trên con đường gian nan trau dồi học vấn của con người, đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ và nâng cao tri thức. Đọc sách là tự học với các thấy vắng mặt... Đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với mỗi con người.
2. Cái khó của việc đọc sách:
- Một là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, nghĩa là ham đọc nhiều mà không thể đọc kĩ, chỉ đọc qua, hời hợt nên liếc qua nhiều mà đọc lại chẳng bao nhiêu.
(So sánh với cách đọc sách của người xưa: đọc kĩ càng, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ. Một trong những lí do là sách ít, thời gian nhiều. Bây giờ ngược lại).
- Lối đọc ấy không chỉ vô bổ, lãng phí thời gian và công sức mà có khi còn mang hại.
(So sánh với việc ăn uống vô tội vạ, ăn tươi nuốt sống. Các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều càng hay sinh bệnh. Thói xấu hư danh, nông cạn do đọc nhiều mà dối, đọc để khoẻ khoang. Đọc lấy được ăn tươi nuốt sống cũng chính từ đó mà ra. Lời bàn thật sâu sắc và chí lí)
- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực về những cuốn không thật có ích.
* Cách lập luận theo kiểu so sánh nhẹ nhàng, mới mẻ mà vẫn quen thuộc và khá lí thú. Tác giả còn lấy dẫn chứng thực tế rất thuyết phục khiến cho nhiều người chúng ta không khỏi giật mình lo sợ trước tình trạng đọc sách hiện nay.
3. Phương pháp đọc sách
a. Cách chọn sách:
- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều
+ Đọc nhiều không thể coi là vinh dự (nếu nhiều mà dối), đọc ít cũng không phải là xấu hổ (nếu ít mà kĩ càng, chất lượng...)
+ Tìm được những cuốn sách thật sự có giá trị và cần thiết đối với bản thân.
+ Chọn có mục đích, định hướng rõ ràng, kiên định, không tùy hứng, nhất thời.
- Sách chọn nên hướng vào hai loại:
+ Loại phổ thông: (nên chọn lấy khoảng 50 cuốn để đọc trong thời gian học phổ thông và đại học là đủ).
+ Loại chuyên môn (chọn, đọc suốt đời).
b) Cách đọc:
* Đọc chuyên sâu
- Đọc kĩ, đọc đi đọc lại, đọc nhiều lần, đến thuộc lòng.
- Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ, suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, kiên định mục đích. (VD: đọc của các học giả Trung Hoa thời cổ đại).
* Đọc không chuyên sâu: là cách đọc liếch qua tuy rất nhiều, nhưng "đọc lại" thì rất ít. (VD: cách đọc của một số học giả trẻ hiện nay).
- Tác hại của lối đọc này: như người cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa ý loạn, tay không mà về; như trọc phú khoe của, lừa mình dối người, thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
- Đọc - hiểu: (có nhiều cách: đọc to, thành tiếng, đọc thầm bằng mắt, đọc một lần, nhiều lần, đọc kết hợp với ghi chép, thu hoạch...)
4. Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn với việc đọc sách
- Bác bỏ quan niệm của một số người chỉ chú ý đến học vấn chuyên môn mà lãng quên hoặc coi thường học vấn phổ thông để trở thành phiến diện, khép kín. Tác giả phân tích rõ sự liên quan, gắn bó tương hỗ giữa hai loại học vấn này để chỉ ra rằng: bên ngoài thì chúng có phần biệt lập nhưng bên trong không thể tách rời...
ÞĐó là những kết luận được trình bày một cách giản dị liên quan đến việc đọc rộng và sâu cần kết hợp với nhau.
Þ Đọc sách cũng là công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thứcd mà đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyên học làm người.
IV. Ghi nhớ : SGK trang 7
1. Nghệ thuật

- Cách trình bày vừa đạt lý thấu tình
- Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Bài văn nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi cách viết giàu hình ảnh.
2. Nội dung: (Ghi nhớ SGK trang 7 )
3. Chu Quang Tiềm là người yêu quý sách:
- Là người có học vấn cao nhờ biết cách đọc sách
- Là nhà khoa học có khả năng hướng dẫn việc đọc sách cho mọi người.
b. Thái độ khen chê rõ ràng
- Lí lẽ được phân tích cụ thể, liên hệ, so sánh gần gũi nên dễ thuyết phục.
[TBODY] [/TBODY]
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003)
- Một nghệ sĩ đa tài: văn, thơ, nhạc, lí luận phê bình đồng thời tổng thư kí Hội nhà văn VN hơn 30 năm.
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: viết tại chiến khu V.Bắc vào năm 1948- thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
3. Đọc: rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm các dẫn chứng thơ.
4. Giải thích từ khó:
- Phật giáo diễn ca: bài thơ dài, nôm na dễ hiểu về nội dung đạo phật.
- Phân khích: kích thích căm thù, phẫn nộ
- Rất kị: rất tránh, không ưa, không hợp, phản đối
5. Kiểu loại văn bản: nghị luật về một vấn đề văn nghệ; lập luận giải thích và chứng minh.
6. Bố cục đoạn trích:
- Luận điểm 1: Từ đầu đến sự sống: sức mạnh kì diệu của văn nghệ
- Luận điểm 2: Phần còn lại: Con đường riêng của văn nghệ đến với người tiếp nhận.

II. Phân tích văn bản:
1. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
a.
* Văn nghệ không chỉ phản ánh cái khách quan mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tạo.
- Những dẫn chứng văn học
+ Hai câu thơ là cảnh mùa xuân tươi đẹp trong "Truyện Kiều": "cỏ non... bông hoa".
+ Nàng Kiều 15 năm đã chìm nổi những gì?
+ An-na Ca-rê-nhi-na (trong tiểu thuyết cùng tên của L.tôn xtôi) đã chết thảm khốc ra sao?
+ Mấy bài học luân lí như cái tài, chữ tâm, triết lí, bác ái.
Þ Chúng làm cho trí tò mò hiểu biết của ta thỏa mãn.
- Tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm

+ Những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phẫn khích.
+ Bao nhiêu tư tưởng của từng câu thơ, từng trang sách.
+ Bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ mà đáng lẽ chúng ta không nhận ra được hàng ngày chung quanh ta, một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người.

+ Bao nhiêu vấn đề mà ta ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta.

- Tác động đến cảm xúc, tâm hồn, tư tưởng, cách nhìn đời sống của con người.
Văn nghệ tác động đặc biệt đến đời sống tâm hồn con người

b. Đoạn tiếp theo "chúng ta... sự sống"
- Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước suốt đời làm lụng khổ sở đã ru con, hát ghẹo say mê xem một buổi chèo.

- Văn nghệ đem lại niềm vui sống cho những kiếp người nghèo khổ.
c. Lập luận từ những luận cứ cụ thể trong tác phẩm văn nghệ và trong thực tế đời sống.
- Kết hợp nghị luận với miêu tả và tự sự

Þ Từ đó, tác giả giúp ta hiểu: văn nghệ đem lại niềm vui sống, tình yêu cuộc sống cho tâm hồn con người.

2. Con đường riêng của văn nghệ đến với người tiếp nhận
a. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
- Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn con người với cuộc sống hằng ngày.
- Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống...
- Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội.

- Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc ấy là chiến khu chính của văn nghệ. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
Þ Đó là nội dung phản ánh và tác động chính của văn nghệ.
Þ Phản ánh các xúc cảm của lòng người và tác động tới đời sống tình cảm con người là đặc điểm nổi bật của văn nghệ.

b. Nghệ thuật là tiếng nói của tư tưởng.
- Nghệ sĩ không đến mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan... Anh làm cho chúng ta nhìn, nghe, rồi từ những con người, những câu chuyện, những hình ảnh, những nỗi niềm của tác phẩm sẽ khơi mông lung trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ, Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một ư tưởng náu mình, yên lặng, lắng sâu và kín đáo chứ không lộ liễu, khô khan, áp đặt mệnh lệnh...
- Rung động cảm xúc của người đọc: tất cả tâm hồn chúng ta đọc.
Þ Con đường của nghệ thuật đến với người tiếp nhận là con đường độc đáo.
c. Văn nghệ có thể tuyên truyền.
- Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.

Þ Nghệ thuật làm lan tỏa tư tưởng thông qua cảm xúc tâm hồn của con người. Người nghệ sĩ không đứng ngoài chỉ đường mà là người đốt lửa trong lòng, khơi dậy nhiệt tình, quyết tâm, lòng tin, đánh thức tình yêu và lòng phẫn nộ chân chính... tạo ra sự sống cho tâm hồn. Văn nghệ giúp con người tự nhận thức, tự xây dựng nhân cách và cách sống của bản thân con người cá nhân và xã hội.
* Nghệ thuật nghị luận
- Lời văn giàu nhiệt tình và lí lẽ

Þ Văn nghệ có thể phản ánh và tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội và con người, nhất là đời sống tâm hồn, tình cảm.

III. Ghi nhớ (sgk)
IV. Củng cố

- Văn nghệ có khả năng kì diệu trong phản ánh và tác động đến đời sống tâm hồn con người.
- Văn nghệ làm giầu đời sống tâm hồn cho mỗi người, xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội, do đó không thể thiếu trong đời sống xã hội và con người.
- Giống nhau: lập luận từ các luận cứ, giàu lí lẽ, dẫn chứng và nhiệt tình của người viết.

- Khác nhau: "tiếng nói của văn nghệ" là bài nghị luận văn học nên có sự tinh tế trong phân tích, sắc sảo trong tổng hợp, lời văn giàu hình ảnh và gợi cảm.

- Giàu tính văn học nên hấp dẫn người đọc
- Kết hợp cảm xúc với trí tuệ nên mở rộng cả trí tuệ và tâm hồn người đọc
[TBODY] [/TBODY]
 

ngocanh2572003

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng hai 2018
340
287
101
20
Vĩnh Phúc
thcs vĩnh tường
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Chu Quag Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
2. Tác phẩm:
- In trong cuốn "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách".
3. Đọc, hiểu văn bản
a. Đọc, tìm hiểu chú thích.
b. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: từ đầu đến ... thế giới mới: Sự cần thiết, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phần 2: ... tự tiêu hao lực lượng: Những khó khăn, nguy hại hay gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
- Phần 3: Còn lại: Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách
c. Phương pháp biểu đạt: Nghị luận về một vấn đề xã hội khá sáng tỏ, mạch lạc, chặt chẽ.
II. Phân tích:
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách:
- Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn (không phải là con đường duy nhất).
+ Sách là kho tàng quý báu lưu giữ tin thần nhân loại, những cột mốc ghi dấu sự tiến hóa của nhân loại.
+ Coi thường sách, không đọc sách là xóa bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu, là kẻ kiêu ngạo một cách ngu xuất.
+ Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ.
+ Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa (chương trình vạn dặm) trên con đường học tập, phát hiện thế giới.
- Cách lập luận hợp lí lẽ, thấu tình đạt lí và kín kẽ, sâu sắc. Trên con đường gian nan trau dồi học vấn của con người, đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ và nâng cao tri thức. Đọc sách là tự học với các thấy vắng mặt... Đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với mỗi con người.
2. Cái khó của việc đọc sách:
- Một là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, nghĩa là ham đọc nhiều mà không thể đọc kĩ, chỉ đọc qua, hời hợt nên liếc qua nhiều mà đọc lại chẳng bao nhiêu.
(So sánh với cách đọc sách của người xưa: đọc kĩ càng, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ. Một trong những lí do là sách ít, thời gian nhiều. Bây giờ ngược lại).
- Lối đọc ấy không chỉ vô bổ, lãng phí thời gian và công sức mà có khi còn mang hại.
(So sánh với việc ăn uống vô tội vạ, ăn tươi nuốt sống. Các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều càng hay sinh bệnh. Thói xấu hư danh, nông cạn do đọc nhiều mà dối, đọc để khoẻ khoang. Đọc lấy được ăn tươi nuốt sống cũng chính từ đó mà ra. Lời bàn thật sâu sắc và chí lí)
- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực về những cuốn không thật có ích.
* Cách lập luận theo kiểu so sánh nhẹ nhàng, mới mẻ mà vẫn quen thuộc và khá lí thú. Tác giả còn lấy dẫn chứng thực tế rất thuyết phục khiến cho nhiều người chúng ta không khỏi giật mình lo sợ trước tình trạng đọc sách hiện nay.
3. Phương pháp đọc sách
a. Cách chọn sách:
- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều
+ Đọc nhiều không thể coi là vinh dự (nếu nhiều mà dối), đọc ít cũng không phải là xấu hổ (nếu ít mà kĩ càng, chất lượng...)
+ Tìm được những cuốn sách thật sự có giá trị và cần thiết đối với bản thân.
+ Chọn có mục đích, định hướng rõ ràng, kiên định, không tùy hứng, nhất thời.
- Sách chọn nên hướng vào hai loại:
+ Loại phổ thông: (nên chọn lấy khoảng 50 cuốn để đọc trong thời gian học phổ thông và đại học là đủ).
+ Loại chuyên môn (chọn, đọc suốt đời).
b) Cách đọc:
* Đọc chuyên sâu
- Đọc kĩ, đọc đi đọc lại, đọc nhiều lần, đến thuộc lòng.
- Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ, suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, kiên định mục đích. (VD: đọc của các học giả Trung Hoa thời cổ đại).
* Đọc không chuyên sâu: là cách đọc liếch qua tuy rất nhiều, nhưng "đọc lại" thì rất ít. (VD: cách đọc của một số học giả trẻ hiện nay).
- Tác hại của lối đọc này: như người cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa ý loạn, tay không mà về; như trọc phú khoe của, lừa mình dối người, thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
- Đọc - hiểu: (có nhiều cách: đọc to, thành tiếng, đọc thầm bằng mắt, đọc một lần, nhiều lần, đọc kết hợp với ghi chép, thu hoạch...)
4. Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn với việc đọc sách
- Bác bỏ quan niệm của một số người chỉ chú ý đến học vấn chuyên môn mà lãng quên hoặc coi thường học vấn phổ thông để trở thành phiến diện, khép kín. Tác giả phân tích rõ sự liên quan, gắn bó tương hỗ giữa hai loại học vấn này để chỉ ra rằng: bên ngoài thì chúng có phần biệt lập nhưng bên trong không thể tách rời...
ÞĐó là những kết luận được trình bày một cách giản dị liên quan đến việc đọc rộng và sâu cần kết hợp với nhau.
Þ Đọc sách cũng là công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thứcd mà đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyên học làm người.
IV. Ghi nhớ : SGK trang 7
1. Nghệ thuật
- Cách trình bày vừa đạt lý thấu tình
- Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
- Bài văn nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi cách viết giàu hình ảnh.
2. Nội dung: (Ghi nhớ SGK trang 7 )
3. Chu Quang Tiềm là người yêu quý sách:
- Là người có học vấn cao nhờ biết cách đọc sách
- Là nhà khoa học có khả năng hướng dẫn việc đọc sách cho mọi người.
b. Thái độ khen chê rõ ràng
- Lí lẽ được phân tích cụ thể, liên hệ, so sánh gần gũi nên dễ thuyết phục.
[TBODY] [/TBODY]
Đây là làm theo bài chính khóa phân tích bố cục bài hả bạn
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI

1. Tác giả:
- Vũ Khoan : nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ.

2. Tác phẩm:

- Bài viết đăng trên “Tạp chí tia sáng” năm 2001 và được in vào tập “Một góc nhìn của trí thức”, NXB trẻ, TP HCM.
3. Đọc

4. Giải thích từ khó
- Động lực: lực tác động vào vật hay đồ vật hay đối tượng nào đó.

- Kinh tế trí thức: Khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế mà trong đó tri thức của trí tuệ chiếm tỉ trọng cao trong các giá trị của sản phẩm và trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân và được đánh giá cao.
- Thế giới mạng: Liên kết và trao đổi thông tin trên phạm vi toàn thế giới nhờ hệ thống máy tính liên thông (nối mạng internet).
- Bóc ngắn cắn dài: Thành ngữ chỉ lối sống, lối suy nghĩ, làm ăn hạn hẹp, nhất thời, không có tầm nhìn xa.

5. Kiểu loại văn bản:
- Văn bản nghị luận xã hội
- Vấn đề bàn luận: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
6. Bố cục : 3 phần
- Đặt vấn đề: câu mở đầu văn bản: Nêu luận điểm chính
- Giải quyết vấn đề: Từ “Tết năm nay” đến “Thường đố kị nhau”: 4 luận điểm
+ Chuẩn bị cái gì?
+ Vì sao cần chuẩn bị
+ Những cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam cần nhận rõ
- Kết thúc vấn đề: Việc quyết định đầu tiên đối với thế hệ trẻ Việt Nam

II. Phân tích
1. Đặt vấn đề

- Vấn đề được nêu một cách trực tiếp, rõ ràng và ngắn gọn trong câu đầu tiên. Cụ thể nêu rõ:
+ Đối tượng: Lớp trẻ (thanh niên) VN
+ Nội dung: cái mạnh , cái yếu của con người VN.
+ Mục đích: rèn luyện những thói quen tố khi bước vào nền kinh tế mới.

2. Phần giải quyết vấn đề
a. Những đòi hỏi của thế kỉ mới
- Luận cứ: sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất trong các việc chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới.






- Luận chứng:
+ Con người là động lực phát triển của lịch sử. Không có con người, lịch sử không thể tiến lên, phát triển
+ Trong nền kinh tế tri thức, trong thế kỉ 21, vai trò của con người lại càng nổi trội. Vì con người với tư duy sáng tạo, với tiềm năng chất xám vô cùng phong phú, sâu rộng đã góp phần quyết định tạo nên nền kinh tế tri thức ấy.

- Nguyên nhân khác:
+ Một thế giới khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại (nhan, bất ngờ đến khó tin như trong thần thoại, cổ tích. Ví dụ như các sản phẩm điện tử cao cấp: vi tính, điện thoại di động, các loại xe máy, ô tô, máy bay...), sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng. Ví dụ một châu Âu đang tiến tới nhất thể hóa bằng đồng tiền chung, một Việt Nam đã là thành viên của ASEAN (hội các nước Đông Nam á), đang xúc tiến để gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới).
Þ Đây là hiện thực khách quan đặt ra, sự phát triển tất yếu của đời sống kinh tế thế giới
- Nước ta đồng thời phải giải quyết 3 nhiệm vụ:
+ Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
Þ Là yêu cầu nảy sinh từ nội bộ nền kinh tế nước ta trước những đòi hỏi mới của thời đại.

Þ Tất cả những nguyên nhân đó dẫn đến luận cứ trung tâm của bài viết. Đó là:

b. Những điểm mạnh và điểm ysu của con người Việt Nam
* Những điểm mạnh:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới – Cần cù sáng tạo.
- Đoàn kết trong kháng chiến
- Thích ứng nhanh

Þ Những điểm mạnh đó đáp ứng yêu cầu sáng tạo của xã hội hiện đại
- Hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao.
- Thích ứng với hoàn cảnh chiến tranh bảo vệ đất nước.
- Tận dụng được cơ hội đổi mới
* Những điểm yếu:
- Yếu về kiến thức cơ bản và khả năng thực hành.
- Thiếu đức tính tỉ mỉ và kỉ luật lao động, thiếu coi trọng quy trình công nghệ
- Đố kị trong làm kinh tế
- Kì thị với kinh doanh, sùng ngoại hoặc bài ngoại, thiếu coi trọng chữ tín.
ÞKhó phát huy trí thông minh, không thích ứng với nền kinh tế tri thức

- Không tương tác với nền kinh tế công nghiệp hóa.
- Không phù hợp với sản xuất lớn
- Gây khó khăn trong quá trình kinh doanh và hội nhập.

* Nhận xét cách lập luận của tác giả:
- Các lập luận được nêu song song chứ không chia thành 2 ý rõ rệt, tách bạch (cái mạnh song song với cái yếu, trong cái mạnh lại tiềm ẩn cái yếu, lại đi cùng với cái yếu, chứa đựng cái yếu trong điều kiện nào đó).
- Sử dụng thành ngữ và tục ngữ

Þ Tác dụng : Nêu bật cả cái mạnh và cái yếu của con người VN
- Dụng ý: muốn mọi người VN không chỉ biết tự hào về những giá trị truyền thống tốt đẹp mà còn biết băn khoăn lo lắng về những yếu kém rất cần được khắc phục của mình.

3. Phần kết bài.
a.
- Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh. Vứt bỏ những điểm yếu.
- Hành trang vào thế kỉ mới phải là những giá trị hiện đại. Do đó cần loại bỏ những cái yếu kém, lỗi thời mà người VN ta mắc phải...
- Trân trọng những giá trị tốt đẹp của truyền thống, đồng thời không né tránh phê phán những biểu hiện yếu kém cần khắc phục của con người Việt Nam.

- Đó là thái độ yêu nước tích cực của người quan tâm lo lắng đến tương lai của đất nước mình, dân tộc mình.
b.

- Đó là những ưu điểm và nhất là những nhược điểm trong tính cách con người Việt Nam chúng ta, để khắc phục và vươn tới.
- Những thói quen của nếp sống công nghiệp, từ giờ giấc học tập, làm việc, nghỉ ngơi, đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Tác giả lo lắng, tin yêu và hi vọng thế hệ trẻ VN sẽ chuẩn bị tốt hành trang vào thế kỉ mới...

III. ý nghĩa văn bản
- Trước nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước theo yêu cầu thời đại, con người VN cần phát huy những phẩm chất truyền thống tốt đẹp vốn có đồng thời loại bỏ những yếu kém, lạc hậu... Cũng có nghĩa là gia tăng những giá trị mới trong hành lang thế kỉ của mình.
- Bố cục mạch lạc
+ Quan điểm rõ ràng
+ Lập luận ngắn gọn
+ Sử dụng thành ngữ và tục ngữ.

[TBODY] [/TBODY]
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
CON CÒ


I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả: (1920 – 1989)
- Tên là Phan Ngọc Hoan, quê ở Quảng Trị, lớn lên ở Bình Định
- Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam.
- Trước cách mạng tháng Tám, là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới qua tập thơ “Điêu tàn” (1937)
- Phong cách nghệ thuật rõ nét độc đáo: suy tưởng, triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Trong đó chất suy tưởng, triết lí là nét độc đáo trong thơ Chế Lan Viên thể hiện qua chủ đề Tố Quốc, nhân dân và Cách mạng.

2. Tác phẩm:
- Được sáng tác năm 1962, tin trong tập “Hoa ngày thường chim báo bão”

3. Đọc

4. Thể thơ:
- Thể thơ tự do
- Nhịp điệu: khoan thai, dìu dặt của thể thơ tự do. Yếu tố vần và nhạc cũng góp phần tạo nên âm hưởng lời ru, như trong đoạn cuối.
- Vận dụng ca cao
- Hình ảnh thơ mới lạ.

4. Bố cục: 3 đoạn

5. Phương thức biểu đạt
- Biểu cảm
- Kết hợp: tự sự, miêu tả

II. Đọc, hiểu chi tiết văn bản
1. Hình ảnh con cò trong đoạn 1

Con cò Cồng phủ
Con cò Đồng Đăng
Con cò ăn đêm... có sợ xáo măng
- Con cò trong ca dao (văn học dân gian)
- Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở.
Þ Lời ru vỗ về, giữ yên giấc ngủ trẻ thơ, bồi đắp lòng nhân ái...
- Nghệ huật
+ Vận dụng ca dao về con cò
+ Giọng thơ thiết tha, êm ái

2. Hình ảnh con cò trong đoạn II


- Biểu tượng bạn bè
+ Cò đứng quanh nôi...
+ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi

b/ Mong con được học hành và được sống trong tình cảm ấm áp của bè bạn.
- Biểu tượng thi ca

b/ Mong tâm hồn con trong sáng, ấm áp làm việc cho cuộc đời.

3. Hình ảnh con cò trong đoạn thơ 3
- Biểu tượng của hình ảnh người mẹ:
+ Dù gần con, xa con, lên rừng, xuống bể, cò sẽ tìm con, mãi yêu con.
Þ Sự lận đận và đức hi sinh quên mình tì tình yêu con.

+ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
b/Tình thương yêu còn bền chặt, bao dung => Quy luật tình cảm muôn đời vĩnh hằng.
- Biểu tượng cuộc đời nhân ái, bao dũng.
+ Cánh cò ... là cuộc đời vỗ cánh qua nôi.

* Nghệ thuật
- Sử dụng linh hoạt các câu thơ tự do, ít vần, độ dài, ngắn khác nhau
- Vận dụng trí tưởng tượng liên tưởng mới lạ

III. Tổng kết (ghi nhớ)
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
[TBODY] [/TBODY]
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
MÙA XUÂN NHO NHỎ



I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:

- Thanh Hải (1930 – 1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối năm kháng chiến chống Pháp.
- Thơ: chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành”

2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh : 11 – 1980
- Thể thơ: ngũ ngôn
- Phương thức biểu đạt chính:
+ Biểu cảm
+ Kết hợp: miêu tả (khổ 1) và lập luận (khổ 3)
- Bố cục: 4 phần

II. Phân tích bài thơ:
1. Cảm nghĩ về mùa xuân thiên nhiên, đất trời (khổ 1)

- Vài nét phác họa của tác giả về mùa xuân.
+ Dòng sông xanh
+ Bông hoa tím biếc
- Từ “mọc” : đảo ngữ nhấn mạnh sự khoẻ khoắn, tiềm ẩn một sức sống, sự vươn lên, trỗi dậy.
- Màu sắc hài hòa dịu nhẹ, tươi tắn Þ màu sắc đặc trưng của xứ Huế.
- Âm thanh:
+ Tiếng chim chiền chiện hót vang
Þ Khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, sáng sủa rộn rã, vui tươi.

+ Từng giọt long lanh rơi
Þ Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác thể hiện cảm xúc say xưa, ngây ngất, xốn xang, rạo rực trước cảnh đất trời vào xuân, sự trân trọng vẻ đẹp của thi nhân.
2. Cảm nghĩ về mùa xuân của đất nước
+ Mùa xuân – người cầm súng
+ Lộc giắt đầu quanh lưng
+ Mùa xuân – người ra đồng
+ Lộc trải dài nương mạ
- Lộc non chồi biếc: hình ảnh tượng trưng, kết cầu đối xứng
- Tả thực: mùa xuân
- ý nghĩa biểu tượng: hai nhiệm vụ bảo vệ TQ, xd đất nước
Þ Mùa xuân sôi động và hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp.

Suy tư về đất nước:
- Đất nước gian lao
+ Đất nước bốn ngàn năm
+ Vất vả và gian lao
- Đất nước tươi sáng
+ Đất nước như vì sao
+ Cứ đi lên phía trước

- Hình ảnh nhân hóa, so sánh: sự trường tồn vĩnh cửu của thiên nhiên được so sánh với tầm vóc của dân tộc Việt Nam, gợi liên tưởng đến vẻ đẹp, ánh sáng và hi vọng. Đó cũng là sức sống không ngừng của đất nước vào xuân.
- Tấm lòng:
+ Thương cảm
+ Trân trọng
+ Tự hào và tin tưởng

3. Tâm niệm của nhà thơ
- Nhân vật “ta” trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của mình.
- Điệp từ, điệp ngữ: ta, ta làm => tô đậm tâm niệm tự nguyện dâng hiến của tác giả...

- Nhà thơ tâm niệm:
+ Ta làm con chim hót
+ ... một nhành hoa
+ ... một nốt trầm xao xuyến
Þ Hình ảnh tự nhiên, đẹp, giản dị, khiêm nhường.

Þ Mong ước tự góp mình vào vẻ đẹp vf sức sống mùa xuân, ý nguyện được chung sống, được sẻ chia buồn vui với mọi người.

- Một mùa xuân nho nhỏ...
Þ Thể hiện điều tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ: dâng hiến giá trị nhỏ bé của mình cho cuộc sống.
- Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc
Þ Sự cống hiến không ở tuổi tác mà ở tâm huyết sống chân thành và tốt đẹp của con người bất chấp thời gian, không gian nghịch cảnh.
Þ Đó là sự dâng hiến thầm lặng
Þ Cách sống giản dị, tốt đẹp, cao cả.

III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Xuyên suốt bài thơ là những hình ảnh ẩn dụ, vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng, khái quát.
- Câu tứ bài thơ chặt chẽ, giọng điệu biến đổi phù hợp tâm trạng, cảm xúc: say xưa, ngây ngất, trang nghiêm và thiết tha của nhà thơ

2. Nội dung
- Ghi nhớ (sgk)
[TBODY] [/TBODY]
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
VIẾNG LĂNG BÁC


I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:

- Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928 - 2005
- Quê: Long Xuyên – An Giang
- Là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam.
- Ông là nhà thơ, chiến sĩ suốt hai cuộc sáng khiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
- Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường.

2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: 4/1976, công trình xây dựng lăng vừa mới hoàn thành, miền Nam vừa được giải phóng.
- Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm (kết hợp với miêu tả)
- Thể thơ 8 chữ: trữ tình


- Cảm xúc bao trùm bài thơ: là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ Miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Bố cục: 3 phần
+ Hai khổ đầu: cảm xúc trước lăng Bác
+ Khổ thứ ba: cam xúc trong lăng Bác
+ Khổ cuối: cảm xúc khi rời lăng

II. Phân tích:
1. Cảm xúc trước Lăng Bác

- Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
Þ Câu thơ như một lời tâm sự, từ ngữ dung dị, tự nhiên, cách xưng hô thân mật, gần gũi, giọng điệu cảm xúc (như người con về thăm cha). Câu thơ thể hiện được tình cảm thương nhớ và kính yêu Bác.
- Hàng tre:
+ Bát ngát trong sương
+ Xanh xanh Việt Nam
+ Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng
Þ Hinh ảnh vừa tả thực vừa tượng trưng, gợi tả được sự giản dị, gần gũi nhưng cũng rất thiêng liêng. Cây tre đã thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc.
Þ Cảm xúc thương mến, tự hào đối với dân tộc.
- Hình ảnh mặt trời:
+ Mặt trời của vũ trụ (ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng).
+ Mặt trời của con người: thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Þ ẩn dụ: con người Bác với những biểu hiện sáng chói về tư tưởng yêu nước và lòng nhân ái mênh mông có sức tỏa sáng mãi mãi, cho dù Người đã vĩnh viễn ra đi.

Þ Thể hiện tình yêu, lòng tôn kính, ngưỡng vọng và biết ơn sâu sắc của nhà thơ dành cho Bác đồng thời gợi nên sự cao cả vĩ đại, lớn lao của Bác

- Ngày ngày dòng người: đi trong không gian đặc biệt: thương nhớ.
+ Điệp từ “ngày ngày” diễn tả thời gian bất tận, dòng người bất tận, nỗi tiếng thương bất tận... cứ lặng lẽ lần lượt vào lăng viếng Bác.

+ ẩn dụ đẹp và sáng tạo: tràng hoa dâng
Þ Thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân ta với Bác.

2. Cảm xúc trong lăng
- Bác đang ngủ bình yên giữa vầng trăng sáng dịu hiền.
Þ Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Đồng thời hình ảnh “vầng trăng” dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.

- Hình ảnh ẩn dụ: Trời xanh mãi mãi
Þ Công đức của Bác đối với mọi người là cao đẹp, vĩnh hằng.

- Biểu cảm trực tiếp: “Nghe nhói ở trong tim”
Þ Nỗi đau mất mát trong đáy sâu tâm hồn mình về sự ra đi của Bác.
Þ Tình cảm xót xa thương mến.

3. Cảm xúc khi rời lăng
- Muốn làm chim hót Þ âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ, trong lòng.
- Muốn làm đóa hoa Þ tỏa hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ.
- Muốn làm cây tre Þ làm một con người bình dị, trung với nước, hiếu với dân để noi gương cuộc đời Bác.
- Điệp từ “muốn làm” + biểu cảm trực tiếp và gián tiếp Þ Tâm trạng lưu luyến, ơn nghĩa chân thành và sâu nặng.

III. Ghi nhớ (sgk)
[TBODY] [/TBODY]
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
SANG THU

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:

- Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 - quê ở Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Là nhà thơ chiến sĩ. Thơ Hữu Thỉnh ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm. Ông viết nhiều và hay về con người, cuộc sống ở nông thôn về mua thu.

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh
+ 1977, in lần đầu trên báo văn nghệ, in lại nhiều lần trong các tập thơ.
+ Rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố” NXB Văn học, Hà Nội, 1991.
- Thể thơ: ngũ ngôn

- Nhân vật trữ tình: ẩn, thống nhất với tác giả.
- Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp với biểu cảm (miêu tả để biểu cảm).

- Bố cục : 2 phần
+ Khổ thơ đầu: cảm nhận không gian làng quê sang thu (khổ thơ thứ nhất).
+ 2 khổ cuối: Cảm nhận không gian đất trời sang thu.

II. Phân tích
1. Cảm nhận không gian làng quê sang thu
(Cảm nhận ban đầu)

- Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của mùa thu về:
+ Bỗng: có phần ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thay đổi của thời tiết tác động đến cảm giác bản thân.
+ Hương ổi: mùa ổi chín rộ.
Þ Thu được cảm nhận từ làng quê, trong cảm nhận của người sống gắn bó với làng quê.

+ Từ “phả” tỏa vào, trộn lẫn
+ Gió se: gió heo may nhẹ, khẽ, khô và hơi lạnh.
+ Hương ổi phả vào trong gió se: mùi hương ổi toả vào trong gió se lạnh làm thức dậy cả không gian vườn ngõ.

+ Chùng chình: chậm, nhẹ, quần
+ Sương chùng chình: Nhân hóa những giọt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làn sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang chuyển động chầm chậm như muốn ngừng lại nơi đường thôn ngõ xóm.

- Hình như: còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua (mùi hương).

- Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng.
- Tâm hồn, tình cảm
+ Nhạy cảm
+ Yêu thiên nhiên, thời tiết thu và cuộc sống nơi làng quê
+ Tình yêu dân tộc

2. Cảm nhận không gian đất trời sang thu
Khổ thơ thứ 2:
+ Sông : dềnh dàng
Þ Hình ảnh nhân hóa đã khiến con sông trở nên duyên dáng, thướt tha, mềm mại, khoan thai, hiền hòa trôi một cách nhanh thản Þ gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu.
+ Chim vội vã: Tránh rét Þ Tín hiệu của mùa thu
+ Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu Þ một liên tưởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ mới mẻ, gợi cảm. Gợi hình ảnh làn mây mỏng nhẹ, kéo dài của mũi hạ còn sót lại, vẻ đẹp của bầu trời sang thu.

* Hình ảnh thơ được tạo bằng cảm nhận tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng bay bổng. Diễn tả sự thay đổi của đất trời theo tốc độ chuyển động từ hạ sang thu (có cái chậm, cái nhanh) nhẹ nhàng mà rõ rệt.
* Qu đó ta cảm nhận được hồn thơ giàu xúc cảm, thiết tha với quê hương đất nước của nhà thơ.

- Khổ thơ thứ 3:
+ Còn nắng: vẫn còn bao nhiêu nắng.
+ Mưa và sấm: đã vơi dần, bớt bất ngờ
+ Hàng cây đứng tuổi: nhìn gì đi
Þ Cảnh vật, thời tiết thay đổi. Tất cả còn những dấu hiệu của mùa hạ nhưng giảm dần mức độ, cường độ, lặng lẽ vào thu.
ÞNắng, mưa, sấm, hàng cây là ẩn dụ cho những thay đổi, vang động của cuộc đời, xã hội cũng là những thay đổi của tuổi đời sang thu, nghĩa là tuổi đời của con người đã từng trải.
Þ Từ những thay đổi của mùa thu thiên nhiên, liên tưởng đến những thay đổi của mùa thu đời người.
- Chấp nhận, bình tĩnh sống vì lòng tin
- Yêu thiên nhiên, đất nước, yêu con người.

III. Tổng kết
1. Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng.
- Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc.
- Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ.
- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa hạ - thu
2. Nội dung
- Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài sang thu.
- Lòng yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ Hữu Thỉnh.
[TBODY] [/TBODY]
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
NÓI VỚI CON

I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả (sinh 1948)
- Quê Trùng Khánh – Cao Bằng – dân tộc Tày
- 1993 Chủ tịch hội Văn nghệ Cao Bằng
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi.

2. Tác phẩm:
- Trích trong cuốn "Thơ Việt Nam" (1945-1985)
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự
- Thể thơ tự do, rất ít vàn, gần với lời thơ hàng ngày.
+Mộc mạc chân thành
+Hình ảnh lạ
- Bố cục: 2 phần
+ Đoạn1: (Từ đầu đến " ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): nói với con về tình cảm cội nguồn (tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con)
+ Đoạn2: còn lại: Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương

II. Phân tích
1. Nói với con về tình cảm cội nguồn:

- Tình gia đình
+ Cách hình dung của người dân miền núi trong những hình ảnh cụ thể: con được nuôi dỡng và lớn lên trong tình yêu thương, che chở, nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
+ Một mái ấm gia đình hạnh phúc: Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận.
- Tình làng xóm:
+Hình ảnh mộc mạc, đẹp: Đan lờ cài nan hoa- vách nhà ken câu hát => Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của "người đồng mình" được gợi lên "các động từ "cài, ken" vừa miêu tả cụ thể vừa nói lên sự gắn bó quấn quýt".
+rừng cho hoa-con đường cho những tấm lòng => rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.
=>Người con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hơng.
2. Sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương :
Cuộc sống cằn cỗi, hiểm trở, gian khổ.
+ Sống trên đá không chê đá gập ghềnh ... Không lo cực nhọc.
ý chí của con người vợt lên trên gian khổ
+ Cao đo nỗi buồn
+ Xa nuôi chí lớn
+Không chê đá gập ghềnh
+Không chê thung nghèo đói
+Lên thác xuống ghềnh
+Không no cực nhọc
=> Cách diễn đạt theo cách cảm nghĩ của người miền núi. Lặp từ ngữ (sống , không chê, người đồng mình)
=>Can trường, dũng cảm, có ý chí vợt lên gian khổ, yêu quý, gắn bó với mảnh đất quê hương
ý chí bằng niềm tin của mình
- Sức sống mãnh liệt, bền bỉ của người quê hương:
+ Thô sơ da thịt
+Tự đục đá kê cao quê hương
+Quê hương làm phong tục
=>Người đồng minh chân chất, mộc mạc nhưng khoẻ mạnh giàu ýchí, tự tin trong cuộc sống.
- Người đồng minh tự đục đá ... phong tục
+Lao động sáng tạo để tồn tại,giữ vững truyền thống dân tộc, không chịu chùn bước trước khó khăn gian khổ.
+Giữ vững gian bản sắc văn hoá dân tộc
+ý chí sống can trường, dũng cảm.
- Ước muốn của người cha:
+Con người không bé nhỏ
+Có khí phách, ý chí vươn lên trong cuộc sống gian khó.
+Tự hào về truyền thống quê hương, cần noi gương tiếp bước vẻ vang
+Có nghĩa tình thuỷ chung: không được khác đi, không đánh mất mình.
-Tình cảm của người cha với quê hương:
+Thương yêu quê hương, gian lao, vất vả
+Tự hào về khí phách và ý chí vươn lên của con người nơi quê hương.
+Yêu quý bản sắc văn hoá riêng của dân tộc
+Hi vọng thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc.

III.Ghi nhớ (SGK)
1. Nghệ thuật

- Giọng điệu thiết tha, trìu mến
- Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc và vẫn giàu chất thơ
- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
2.Nội dung (SGK)
[TBODY] [/TBODY]
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
MÂY VÀ SÓNG

I. Đọc tìm hiểu chung về văn bản.
1. Tác giả: Tagor (1861-1941)
- Là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ từng đến Việt Nam (1916)
- Để lại gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ phong phú cả văn, thơ, nhạc, hoạ, kịch....
- Nhà thơ đầu tiên của Châu Á nhận giải thưởng Nôben văn học với tập "Thơ dâng" – 1913
- Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình thắm thiết, chất triết lý thâm trầm.
- Thơ ông còn sử dụng thành công những hình ảnh của thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.
2. Tác phẩm:
- Phương thức biểu đạt:
+ Chính: biểu cảm
+ Kết hợp: tự sự + miêu tả
- Thể thơ văn xuôi tự do (trữ tình)
- Nhân vật trữ tình: em bé (biểu lộ tình cảm của mình đối với mây, sóng và mẹ).
Bố cục: 2 phần
+ Nửa đầu bài thơ: Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
+ Nửa sau: cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

II. Phân tích bài thơ
1. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trên sóng.
- Những người sống trên mây trên sóng đã vẽ ra những thế giới vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu vơi bình minh vàng, vang trăng bạc, tiếng đàn ca du dương bầt tận và được đi khắp nơi.
- Cách đến và hoà nhập với họ rát thú vị và hấp dẫn, chỉ trong khoảnh khắc như trong cổ tích
+ Đưa tay lên trời.
+Nhắm nghiền mắt lại
2. Lời từ chối của em bé
- Không đi chơi mà ở nhà với mẹ
+Mẹ mình đang đợi ở nhà, buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà
+ Làm sao có thể rời mẹ mà đi được.
=> Sức níu giữ của tình mẫu tử (tình mẹ yêu con và con yêu mẹ)

3. Trò chơi của bé:
- Trò chơi có bé, cùng mẹ, với mẹ – trò chơi do em tự nghĩ ra.
+Con là mây, mẹ là trăng
+Con là sóng, mẹ là bờ
+ Hai tay con nâng đặt mẹ
+ Con lăn, lăn mãi... cười....
- Hoà quyện cùng thiên nhên trong cuộc vui chơi ấp áp tình mẹ con. Thiên nhiên thơ mộng qua trí tưởng tượng ngây thơ càng trở nên lung linh.
- Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng: mẹ, con, tình mẫu tử thiêng liêng mà gần gũi, bất diệt.
ý nghĩa của 2 câu thơ cuối: lời kết cho phần 2 , cho cả bài: tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt.

III. Tổng kết và luyện tập:
- Bài ta tình mẹ con
- Tấm lòng thương yêu con trẻ, yêu thương con người sâu sắc của tác giả.
- Nghệ thuật độc đáo: thơ văn xuôi, lời kể đan xen đối thoại, xây dựng hình ảnh thiên nhiên giầu ý nghĩa tượng trưng.
[TBODY] [/TBODY]
 
  • Like
Reactions: Bonechimte

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
BẾN QUÊ
- Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, nhận biết ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.

I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản:
1. Tác giả

a) Tác giả (1930-1989) quê Quỳnh Lưu – Nghệ An.
- Nguyễn Minh Châu là cây bút văn xuôi xuất sắc của nên văn học Việt Nam thời chống Mỹ và là hiện tượng nổi bật nước ta những năm 80 của thế kỷ 20.
- Sau 1975, có những tìm tòi, đổi mới mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật, mở ra chặng đường mới trong sáng tác của mình và thúc đẩy công cuộc đổi mới văn học.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
Tiểu thuyết: Cửa sông, Dấu chân người lính
Truyện ngắn: Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh: in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985
- Đọc – tìm hiểu chú thích.
- Thể loại: truyện ngắn hiện đại
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Tóm tắt truyện

II. Phân tích
1. Tình huống truyện:

- Một con người làm công việc đi nhiều thế mà cuối đời lại bị buộc chặt vào giường bệnh, đến mức muốn nhích người đến bên cửa sổ, thì việc ấy khó khăn như phải đi hết cả một nửa vòng trái đất phải nhờ sự giúp đỡ của trẻ con xóm làng.
- Khi xắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận được vẻ đẹp thân thuộc và gần gũi của bãi bồi ven sông và vẻ đẹp của người vợ tần tảo, giầu tình yêu và đức hi sinh. Anh nhờ con trai thực hiện khao khát đó của mình, nhưng cậu lại để lỡ chuyến đò.

2. Phân tích những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ:
a. Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu, được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng anh.
- Từ gần đến xa -> một không gian có chiều sâu rộng.
- Cảnh vật thiên nhiên hiện ra với vẻ đẹp riêng được cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế.
+ Hoa bằng lăng thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn.
+ Dòng sông màu đỏ nhạt như rộng thêm
+ Vòm trời như cao hơn
+ Sắc màu bờ bãi dưới nắng thu (màu vàng********* than xen màu xanh non)

Kết hợp với miêu tả biểu cảm

=> cảnh hiện lên sinh động và gợi cảm

=> Quang cảnh bến quê gần gũi, thân quen

=> Nhĩ là người từng trải, am hiểu cuộc sống.
=> Tha thiết, mến yêu cuộc sống quê hương

b. Những suy ngẫm của Nhĩ từ hoàn cảnh của mình mà phát hiện quy luật giống như một nghịch lý của đời người
- Bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra ngay mình chẳng còn sống được bao lâu nữa. Anh đang phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát không còn lối thoát.

Cảm nhận của Nhĩ về Liên:
+ Nhĩ cảm nhận lần đầu tiên về sự vất vả, tần tảo, chịu thương chịu khó và sự âu yếm, yêu thương của vợ anh
+ Chính những ngày cuối đời, Nhĩ mới thực sự thấu hiểu và biết ơn vợ sâu sắc.

Niềm khao khát mãnh liệt của Nhĩ:
+ Được đặt chân lên bãi bồi bên kia bến sông.
-> Quý trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị của cuộc sống quê hương
+ Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống.
+ Đó là sự thức tỉnh xen với niềm ân hận và nỗi xót xa.

c/ Câu chuyện của Nhĩ với cậu con trai và sự chiêm nghiệm của anh về một quy luật của đời người
- Nhĩ nhờ con trai đi sang bên kia bờ bãi thay mình.
- Đứa con không hiểu được ước muốn của cha.
=> Anh trầm ngâm rút ra quy luật đời người:
thật khó tranh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình.

Một quy luật nữa: sự cách biệt, khác nhau giữa các thế hệ già trẻ, cha – con. Họ là những người thân yêu, ruột thịt của nhau, rất thương yêu nhau nhưng nào có hiểu nhau. Đó là quy luật đáng buồn.

d/ Hình ảnh Nhĩ ở đoạn cuối truyện
+ Chân dung và cử chỉ được miêu tả khác thường.
+Hành động cuối cùng: anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò ... nhưng hình ảnh này còn gợi ý nghĩa khái quát cao hơn:ý muốn thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, sống có ích. đừng là cà, chùng chình, đềnh dàng ở những cái vòng vèo, vô bổ mà chúng ta rất dễ sa đà, để dứt khoát khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.

III. Tổng kết
1. Nội dung
- "Bến quê" là những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.

2. Nghệ thuật
- Cách sử dụng nhiều hình ảnh giầu tính biểu tượng.
- Sự miêu tả tâm lý tinh tế
- Xây dựng tình huống truyện giàu sức biểu hiện.
- Trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật
[TBODY] [/TBODY]
 

ngocanh2572003

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng hai 2018
340
287
101
20
Vĩnh Phúc
thcs vĩnh tường
SANG THU
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 - quê ở Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Là nhà thơ chiến sĩ. Thơ Hữu Thỉnh ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm. Ông viết nhiều và hay về con người, cuộc sống ở nông thôn về mua thu.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh
+ 1977, in lần đầu trên báo văn nghệ, in lại nhiều lần trong các tập thơ.
+ Rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố” NXB Văn học, Hà Nội, 1991.
- Thể thơ: ngũ ngôn
- Nhân vật trữ tình: ẩn, thống nhất với tác giả.
- Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp với biểu cảm (miêu tả để biểu cảm).
- Bố cục : 2 phần
+ Khổ thơ đầu: cảm nhận không gian làng quê sang thu (khổ thơ thứ nhất).
+ 2 khổ cuối: Cảm nhận không gian đất trời sang thu.
II. Phân tích
1. Cảm nhận không gian làng quê sang thu
(Cảm nhận ban đầu)
- Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của mùa thu về:
+ Bỗng: có phần ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thay đổi của thời tiết tác động đến cảm giác bản thân.
+ Hương ổi: mùa ổi chín rộ.
Þ Thu được cảm nhận từ làng quê, trong cảm nhận của người sống gắn bó với làng quê.
+ Từ “phả” tỏa vào, trộn lẫn
+ Gió se: gió heo may nhẹ, khẽ, khô và hơi lạnh.
+ Hương ổi phả vào trong gió se: mùi hương ổi toả vào trong gió se lạnh làm thức dậy cả không gian vườn ngõ.
+ Chùng chình: chậm, nhẹ, quần
+ Sương chùng chình: Nhân hóa những giọt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làn sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang chuyển động chầm chậm như muốn ngừng lại nơi đường thôn ngõ xóm.
- Hình như: còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua (mùi hương).
- Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng.
- Tâm hồn, tình cảm
+ Nhạy cảm
+ Yêu thiên nhiên, thời tiết thu và cuộc sống nơi làng quê
+ Tình yêu dân tộc
2. Cảm nhận không gian đất trời sang thu
Khổ thơ thứ 2:
+ Sông : dềnh dàng
Þ Hình ảnh nhân hóa đã khiến con sông trở nên duyên dáng, thướt tha, mềm mại, khoan thai, hiền hòa trôi một cách nhanh thản Þ gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu.
+ Chim vội vã: Tránh rét Þ Tín hiệu của mùa thu
+ Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu Þ một liên tưởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ mới mẻ, gợi cảm. Gợi hình ảnh làn mây mỏng nhẹ, kéo dài của mũi hạ còn sót lại, vẻ đẹp của bầu trời sang thu.
* Hình ảnh thơ được tạo bằng cảm nhận tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng bay bổng. Diễn tả sự thay đổi của đất trời theo tốc độ chuyển động từ hạ sang thu (có cái chậm, cái nhanh) nhẹ nhàng mà rõ rệt.
* Qu đó ta cảm nhận được hồn thơ giàu xúc cảm, thiết tha với quê hương đất nước của nhà thơ.
- Khổ thơ thứ 3:
+ Còn nắng: vẫn còn bao nhiêu nắng.
+ Mưa và sấm: đã vơi dần, bớt bất ngờ
+ Hàng cây đứng tuổi: nhìn gì đi
Þ Cảnh vật, thời tiết thay đổi. Tất cả còn những dấu hiệu của mùa hạ nhưng giảm dần mức độ, cường độ, lặng lẽ vào thu.
ÞNắng, mưa, sấm, hàng cây là ẩn dụ cho những thay đổi, vang động của cuộc đời, xã hội cũng là những thay đổi của tuổi đời sang thu, nghĩa là tuổi đời của con người đã từng trải.
Þ Từ những thay đổi của mùa thu thiên nhiên, liên tưởng đến những thay đổi của mùa thu đời người.
- Chấp nhận, bình tĩnh sống vì lòng tin
- Yêu thiên nhiên, đất nước, yêu con người.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng.
- Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc.
- Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ.
- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa hạ - thu
2. Nội dung
- Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài sang thu.
- Lòng yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ Hữu Thỉnh.
[TBODY] [/TBODY]
bài thơ này thì dễ thuộc nhưng e thấy nó ngắn quá khó phân tích để nó dài ra
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
(Lê Minh Khuê)

I. Đọc tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả:

Lê Minh Khuê – sinh năm 1949
Quê: Tĩnh Gia – Thanh Hoá
- Là thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ
- Viết văn từ năm 1970
- Là cây bút truyện ngắn, ngòi bút miêu tả tâm lý tinh tế, sắc xảo đặc biệt là khi viết về phụ nữ.
- Đề tài trước năm 75: đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn, gây được sự chú ý của bạn đọc.
- Sau năm 75: những sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những biến chuyển của cuộc đời, cuộc sống - đề cập nhiều vấn đề bức xúc của xã hội và con người với tinh thần đổi mới mạnh mẽ.

2. Tác phẩm
* Xuất xứ: viết năm 1971 – cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt. Là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê.
* Ngôi kể:
- Ngôi thứ nhất thông qua lời kể của nhân vật chính => tạo được thuận lợi để biểu hiện đời sống nội tâm với nhiều cảm xúc ấn tượng hồi tưởng của nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong
* Đọc:

* Tóm tắt truyện (SGV 105-151)
- Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba cô gái trẻ: Định – Nho – Chị Thao (lớn tuổi hơn một chút)
- nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom - đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra - đánh dấu những vị trí bom chưa nổ và phá bom.
- Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm – tách xa đơn vị, cuộc sống gian khổ khó khăn nhưng họ vẫn có những nét vui vẻ hồn nhiên của tuổi trẻ, mơ mộng, yêu thương, gắn bó trong tình đồng đội.
- Truyện tập trung miêu tả nhân vật Phương Định – nhân vật chính – cô gái giàu cảm xúc, mơ mộng, hồn nhiên luôn nhớ về những kỷ niệm đẹp của tuổi thiếu nữ, gia đình thành phố phân yêu.
- Phân cuối tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật trong một lần phá bom – Nho bị thương và sự lo lắng chăm sóc của hai người.

II. Đọc – Hiểu truyện:
1. những nét tính cách chung của 3 cô gái TNXP trong tổ trinh sát mặt đường.

- Hoàn cảnh sống, chiến đấu: bom đạn – nguy hiểm - ác liệt – gian khổ – khó khăn.
- Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn
- Nơi tập trung nhiều bom đạn – nguy hiểm - ác liệt.
+ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm
+ Đường bị đánh lở loét màu đất đỏ trắng lẫn lộn.
+Hai bên đường không có lá xanh – những thân cây bị tước khô cháy...
+ Một vài thùng xăng ô tô méo mó han rỉ.

Công việc:
+ Đo khối đất đá lấp vào hố bom
+ Đếm – phá bom chưa nổ
+ Những công việc mạo hiểm với cái chết – khó khăn – gian khổ.
+ Luôn căng thẳng thần kinh
+ Đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh
- Chúng tôi bị bom vùi luôn
- Khi bò trên cao điểm chỉ thấy hai con mắt lấp lánh cười:
- Hàm răng trắng khuôn mặt nhem nhuốc – ''Những con quỷ mắt đen''
- Chạy trên cao điểm cả ban ngày
- Thần chết không thích đùa: nằm trong ruột quả bom.
+ Đất bốc khói, không khí bàng hoàng máy bay ầm ĩ.
- Thần kinh căng thẳng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy trên những nền đất có nhiều quả bom chưa nổ.
- Thời tiết nóng bức: trên 300
Xong việc thở phào, chạy về hàng

Họ là những cô gái trẻ, dễ xúc cảm, hay mơ mộng
- Dễ vui và cũng dễ trầm tư
- Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay cả ở trên chiến trường
- Nho thích thêu thùa
- Chị Thao chăm chép bài hát
- Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi gối mơ mộng rồi hát.
* Họ cũng có những nét tính cách riêng:
- Chị Thao lớn tuổi hơn một chút, làm tổ trưởng từng trải hơn – không dễ dàng hồn nhiên – ước mơ và dự tính về tương lai – có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu những khao khát rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy.
- Quê hương của họ: họ là những cô gái rất trẻ đến từ Hà Nội – là thanh niên xung phong.
+ Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ
+ Dũng cảm
+ Tình đồng đội gắn bó.

2. Nét tính cách riêng của mỗi người.
a. Nhân vật Phương Định;
Là một cô gái Hà Nội xung phong vào chiến trường
- Từ một cô gái thành phố vào chiến trường.
- Có một thời học sinh hồn nhiên, sống vô tư bên bố mẹ trong một căn buồng nhỏ ở thành phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình.
- Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội – nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
+ Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội – nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
+ Có những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên – êm đềm bên mẹ.
+ Là một cô gái hồn nhiên hay mơ mộng, nhiều ước mơ, thích ca hát, khá xin đẹp
- Thích làm đẹp ngay trên chiến trường

- Tự hào về mình, trong lời kể thể hiện sự hồn nhiên, lạc quan vui vẻ, có được nhiều chú ý, là một cô gái đáng yêu có tâm hồn nhạy cảm, tỏ ra kín đáo tưởng như kiêu kỳ.
Quan tâm, yêu mến đồng đội:
+ Chăm sóc cứu chữa cho Nho (đồng đội) bị thương vì phá bom.
+ Trong công việc: Là người năng động có ít nhiều kinh nghiệm – dũng cảm không sợ nguy hiểm khi phá bom.
"có cái nhìn như sao mà xa xăm" – các anh lái xe nhận xét.
- Thích ngắm mắt mình trong gương – Nó dài ... màu nâu.
- Hau nheo lại như chói nắng.
- Các anh pháo thủ – lái xe: hay hỏi thăm tôi, viết thư dài gửi đường dây (cho dù gặp mặt nhau hàng ngày).
- Thích tỏ ra thờ ơ với những cuộc trò chuyện với các anh bộ đội – ý nghĩ lại rất trân trọng, thán phục, chú ý đến những người lính (mặc quân phục có ngôi sao trên mũ)
- Luôn dành sự yêu thương quan tâm tới chị Thao, Nho và đồng đội trong đơn vị, đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ mà cô bắt gặp hàng đêm trong điểm của con đường vào mặt trận.
- Chăm sóc Nho bị thương
- Khi đạt đội trưởng hỏi – gắt vào má.
Tôi ho sặc sụa và tức ngực – cao điểm bây giờ thật vắng bom gào thét chung quanh...........

Mặc dù quen với công việc nguy hiểm – phá bom – một ngày có thể phá tới năm quả bom – nhưng mỗi lần phá bom lại là một lần thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác.
- Từ khung cảnh, không khí chưa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác cử chỉ của mình. Để rồi lòng dũng cảm được kích thích bằng lòng tự tin.

"Tôi đến gần quả bom, cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ dõi theo mình tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể đứng đàng hoàng mà bước đi"
"Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom .... nung nóng"
ở bên quả bom kề sát cái chết bất ngờ và im lìm, từng cảm giác của con người trở lên thận trọng hơn – cảm giác hồi hộp chờ bom nổ.
- Dưới sự điều khiển của chị Thao (thổi còi)
- Như thế đã là hai mươi phút – Bỏ gói thuốc mìn
- Châm ngòi
- Chạy vào chỗ ẩn nấp
Cả tâm trạng im lặng chờ đợi đến hồi hộp, một loạt những câu hỏi trong nội tâm.
-Bom nổ – một thứ tiếng kỳ quái....

Miêu tả tỉ mỉ chi tiết từng hành động – cử chỉ của nhân vật.
Cảm nhận được nét tính cách phần nào của Phương Định trong một lần phá bom (như bao lần khác).

b. Nhân vật chị Thao
"chị Thao bóc bánh quy trong túi... táo bạo"
- Chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực.
- áo lót thêu chỉ màu – tỉa lông mày nhỏ như cái tăm.
- Thấy máu và mắt chị sợ "nhắm mắt" – mặt tái mét.
- Chị Thao hát.
"Nhạc sai bét – giọng chua – không hát trôi chảy được bài nào" thú vui: chép bài hát – 3 quyển sổ dày.....
- Phá quả bom dưới chân cái hầm ba – ri – e cũ.
-Sau khi phá bom hình ảnh của chị: Chị cười răng trắng, vết sẹo bóng lên ... Nho bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu em... chị nghẹn ngào không nước mắt (149)

c. Nhân vật Nho
"Nho vừa tắm dưới suối lên ... chảy nước"
+Đòi ăn kẹo (khi quần áo ướt vừa tắm ở suối lên)
+ Nho chống tay về đằng sau, ngả hẳn người ra cái cổ tròn như chiếc túi áo nhỏ nhắn, tôi buốn bế nó trên tay, trông nó mát mẻ như một que kem trắng ....
+ Nhận nhiệm vụ phá hai quả bom dưới lòng đường.
+ Bị thương trong trận phá bom.
"Tôi moi đất – bế Nho đặt lên đùi mình – máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra ngấm vào đất. Nó không giống cái que kem trắng của tôi khi nãy nữa. Da xanh đi, mắt nhắm nghiền – quần áo đầy bụi – quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm nó nấp bị sập".
- Vết thương nhẹ – nhưng bom nổ gần bị choáng.
- Xin mấy viên đá khi Phương Định nhặt được (trời mưa).

Ba cô gái trẻ hồn nhiên, lạc quan dũng cảm, công việc nguy hiểm khó khăn, cận kề cái chết, trong điều kiện sống chiến đấu gian khổ khốc liệt.
* Trân trọng - mến mộ – khâm phục về sự dũng cảm, tinh thần trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện chiến đấu gian khổ khốc liệt.

Truyện những ngôi sao xa xôi đã gợi lại thời kỳ chiến đấu vô cùng gian khổ khốc liệt của quân và dân ta trong những năm 70 – chống Mĩ cứu nước – thế hệ trẻ những cô gái TNXP của một thời kỳ chống Mỹ anh hùng

III. Tổng kết
1.Nghệ thuật

- Phương thức trần thuật: kể từ ngôi thứ nhất từ lời kể của nhân vật chính tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật mà tạo ra một điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Nét đặc sắc nổi bật là nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật: chủ yếu là miêu tả.
- Ngôn ngữ và giọng điệu: ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện, giọng thoải mái trẻ trung có chất nữ tính, lời kể những câu ngắt nhịp nhanh, tạo không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến đấu. Những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại gợi nhớ một thời niên thiếu hồn nhiên.
- Tác giả tỏ ra am hiểu: miêu tả quan sát tinh tế tâm lý nhân vật, cảm giác, suy nghĩ, ước mơ.
2. Nội dung:
Tâm hồn trong sáng, tinh thần lạc quan, dũng cảm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
[TBODY] [/TBODY]
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
RÔ - BIN – XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG

I/ Tìm hiểu chung về văn bản:
1. Tác giả

Đi – phô (1660-1731) là nhà văn nổi tiếng ở Anh
2. Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1719, dưới hình thức tự nguyện, mình ở đảo hoang khoảng 15 năm.

3. Đọc – tìm bố cục
* Đọc
* Bố cục: 4 phần
-Phần 1: Mở bài
- Phần 2: Trang phục của Rô - bin – xơn
- Phần 3: Trang bị của Rô - bin – xơn.
- Phần 4: Diện mạo của Rô - bin – xơn.

So với các phần khác, phần 4 ngắn hơn do phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất, chỉ kể những gì nhìn thấy được, nên phần 4 nói ít về diện mạo và nói sau, do người kể muốn giới thiệu với độc giả cách ăn mặc kỳ khôi của mình là chính.

II. Đọc – hiểu đoạn văn:
Bức chân dung tự hoạ của Rô - bin – xơn
- Trang phục (kỳ quoặc, kỳ dị, kỳ quái, lạ lùng, lố lăng và nực cười).
+ Mũ: làm bằng da dê
+ Áo bằng da dê dài chừng hai bắp đùi.
+ Quần: loe bằng da dê
+Tự tạo đôi ủng
- Trang bị:
+ Thắt lưng, cưa, rìu con, túi đựng thuốc.
+ Đạn, dù, súng
- Diện mạo
+ Không đến nội cháy đen
+Râu ria cắt tỉa theo kiểu Hồi giáo.

Khi khắc hoạ bức chân dung của mình, Rô - bin – xơn không hề tỏ ra than phiền, đau khổ. Qua đó chứng tỏ một tinh thần rất lạc quan.

Mặc dù cuộc sống vô cùng khó khăn song Rô - bin – xơn vẫn bất chấp gian khổ, lạc quan, yêu đời.

III/ Tổng kết
1. Nghệ thuật: ngôn ngữ kể truyện với giọng điệu hài hước.
2. Nội dung: tinh thần lạc quan của Rô - bin – xơn ở ngoài đảo hoang.
[TBODY] [/TBODY]
 
  • Like
Reactions: Bonechimte

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
BỐ CỦA XI – MÔNG
(Mô - pa – Xăng)

I/ Tìm hiểu chung về văn bản:
1. Tác giả

- Mô - pa – xăng (1850-1893) là nhà văn nổi tiếng ở Pháp với xu hướng truyện ngắn hiện thực.
2. Tác phẩm
- Trích "Tuyển tập truyện ngắn Pháp"
3. Đọc – kể – tìm bố cục
a) Đọc
b) Kể
c) Tìm bố cục

Phần 1: Nỗi tuyệt vọng của Xi – mông
Phần 2: Xi – mông gặp bác Phi líp
Phần 3: Phi líp đưa Xi – mông về nhà, nhận làm bố Xi – mông.
Phần 4: Ngày hôm sau ở trường

II/ đọc – hiểu văn bản:
1. Nhân vật Xi – mông
- ý nghĩa và hành động: bỏ nhà ra bời sông định tự tử.
- Cử chỉ, hành động: hay khóc
- Nói năng: ấp úng, ngắt quãng, không nên lời
- Tâm trạng: cảm giác uể oải, buồn bã vô cùng, chẳng nhìn thấy gì và chẳng nghĩ gì?

Kiêu hãnh, tự tin khi được bác Phi líp nhận làm bố
Hết cả buồn
Đưa con mắt thách thức lũ bạn.

=> Xi – mông là đứa trẻ có cá tính nhút nhát, song rất có nghị lực.

Nhân vật Blăng – sốt.
Ngôi nhà của chị: nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ
Thái độ đối với khách hàng: Đứng nghiêm nghị.... như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa.
- Nỗi lòng với con:
+Tê tái đến tận sương tuỷ, nước mắt lã chã tuôn rơi.
+ Lặng ngắt và quần quại vì hổ thẹn
Người thiếu phụ xinh đẹp, tiết hạnh

3. Nhân vật Philip
- Khi gặp Xi – mông:
+ Đặt tay lên vai ôn tồn hỏi, nhìn em nhân hậu.
- Trên đường đưa Xi – mông về nhà nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị - "tự nhủ thầm"
- Khi đối đáp với Xi – mông, nhận làm bố của Xi – mông.
Bác Phiplíp là người nhân hậu, giàu tình thương đã cứu sống Xi – mông, nhận làm bố của Xi – mông, đem lại niềm vui cho em.

III. tổng két
1. Nghệ thuật: miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật sắc nét.
2. Nội dung: Nhắc nhở lòng yêu thương con người, bè bạn.
[TBODY] [/TBODY]
 
  • Like
Reactions: WindyTA

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
CON CHÓ BẤC

I/ Tìm hiểu chung về văn bản:
1. Tác giả

Lân – đơn (1876-1916)
- Là nhà văn Mĩ, sinh ở Xan Phran – xi – cô, Lân đơn bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn đăng trên báo của sinh viên. Thời kỳ nở rộ trong sáng tác của ông là vào đầu thế kỷ XX.
2. Tác phẩm

Chương thứ 6, trích từ tiểu thuyết "Tiếng gọi nơi hoang dã". Là cuốn tiểu thuyết được viết sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Claan - đai cơ ở Ca – na - đa trở về. Đoạn trích chủ yếu kể về con chó Bấc và nhân vật Thoóc – tơn
- "Tiếng gọi nơi hoang dã" là tiểu thuyết nổi riếng ra đời trong bối cảnh khốc liệt của một xã hội đầy thù hận với những con người sẵn sàng bắn giết nhau để giành giật quặng vàng. Câu chuyện về con chó Bấc như một phản ứng với mặt trái xấu xa của cuộc sống thực dụng tàn nhẫn. Đặc biệt, Giắc Lân đơn đã dành những trang viết cảm động diễn tả mối quan hệ giữa con chó Bấc và người chủ cuối cùng Giôn Thoóc tơn, trong chương 6 của tác phẩm có nhan đề: "Vì tình yêu thương đối với một con người" Nhà văn đã bộc lộ năng lực cảm thụ tinh tế, trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào "Tâm hồn'' con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.

3. Đọc – bố cục
- Phần 1: mở đầu (đoạn đầu): giới thiệu về mối quan hệ đặc biệt giữa Bấc và Giôn Thoóc – tơn
- Phần 2: Tình cảm của Thoóc – tơn với Bấc (đoạn 2)
- Phần 3: Tình cảm của Bấc đối với ông chủ (3 đoạn còn lại)

Phương thức biểu đạt: kết hợp hài hoà giữa tự sự với miêu tả
[TBODY] [/TBODY]

III. đọc – hiểu văn bản
1. Giới thiệu Bấc

* Trước khi gặp Thoóc – tơn:
- ở tại nhà thẩm phán Mi – lơ
+ Đi săn hoặc đi lang thang đây đó với những cậu con trai của ông Thẩm.
+ Hộ vệ những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm

-> có tình cảm nhưng tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường.
Có tình bạn nhưng đó chỉ là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng

-> Bấc hoàn thành trách nhiệm trong vai đầy tớ. Cuộc sống nhàn hạ nhưng nhạt nhẽo
[TBODY] [/TBODY]

* Như vậy, trước khi được cứu sống và chăm sóc bởi Thoóc – tơn, Bấc đã có một số phận truân chuyên khi bị bắt cóc lên Bắc cực để kéo xe trượt tuyết phục vụ cho các ông chủ tìm vàng. Những ông chủ độc ác xem Bấc là một công cụ để sai khiến và một con vật đáng bị hành hạ. Bấc có dịp chứng kiếm sự dã man tàn bạo của con người đối với những giấc mộng vàng. Nước Mĩ vào cuối thế kỷ 19 sôi sục với những giấc mộng vàng, khiến người ta đổ xô về những vùng lạnh giá mong tìm một sự đổi đời. Khi mà sự thù hận, máu đồng loại đem đánh đổi những thoi vàng đẫm máu thì số phận của một con chó chẳng có ý nghĩa gì .

- Giữa chốn thù hận nhiều hơn yêu thương ấy, Bấc đã gặp Thoóc – tơn, người chủ thật sự của mình. Dẫu rằng vì mưu sinh khiến anh cũng phải lao vào cuộc tìm vàng mạo hiểm nhưng Thoóc – tơn còn giữ được tâm hồn và tính cách dịu dàng của một con người.
[TBODY] [/TBODY]


Khi gặp chủ mới là Thoóc – tơn

- Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn.

=> Tức là Yêu thương đến độ sâu sắc, chân thành, từ bên trong tình cảm.

Thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt.

=> trạng thái cảm xúc mãnh liệt, tràn đầy, không gì kìm hãm nổi đang diễn ra trong nội tâm khi được yêu thương.

=> Quý trọng cảm phục, ngưỡng vọng người mình yêu thương.

=> Đó là một cuộc sống có ý nghĩa vì thoả mãn được nhu cầu tình cảm.

* Nghệ thuật: So sánh bằng những nhận xét tinh tế. Sự lặp lại các từ thuộc trường từ vựng: tình yêu thương (sôi nổi, nồng cháy, tôn thờ, cuồng nhiệt)

Bấc là một con vật biết khao khát và quý trọng tình yêu thương

Tình cảm của Thoóc – tơn với Bấc
- Tình cảm yêu quý loài vật có sẵn, tự nhiên, đầy trách nhiệm.
+ Không thể nào không chăm sóc.
+ Chăm sóc chó như là con cái của mình
+ Chào hỏi thân mật
+Chuyện trò, nói lời vui vẻ.
=> Biết yêu thương, quý trọng các con vật của mình. Có cách biểu hiện tình cảm giản dị, chân thật, hồn nhiên.

+Túm lấy đầu Bấc dựa đầu mình vào đẩy tới đẩy lui, rủa yêu.
=> Thân thiện, gần gũi, đầy tình thương yêu.

Kêu lên trân trọng .... đằng ấy
=> Yêu quý nhau do hiểu nhau như những người bạn

=> Tình yêu thương chân thật, nồng cháy.

* Tiểu kết:
- cách kể và tả nhân vật bằng các chi tiết tỉ mỉ, câu văn biến hoá bằng quan hệ từ và các dấu ngắt câu liên tục.
- Thoóc – tơn yêu quý loài vật bằng tình cảm thân thiện, gần gũi, hiểu biết và quý trọng. Anh là một ông chủ lý tưởng.
[TBODY] [/TBODY]

Bấc không chỉ được Thoóc – tơn cứu sống mà còn được anh chăm sóc bằng sự quan tâm đặc biệt, dù rằng anh còn nuôi cả cô ả Xơ kít và chú chó Ních trước đó.
- Thoóc – tơn không giống như những người khác 'chăm nom chó của họ chỉ xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ và về lợi ích kinh doanh. Trong hoàn cảnh cuộc sống khắc nhiệt ở một nơi hoang lạnh. Anh chăm sóc những con chó của mình và đặc biệt đối với Bấc như thể chúng là con cái của anh vậy' với tình cảm yêu thương, trìu mến thực sự.
- Cách chăm sóc, đối xử của anh đối với Bấc cho thấy rằng từ trong suy nghĩ, trong tình cảm, anh không xem Bấc là một con chó mà là một con người hẳn hoi, là đồng loại, là bạn bè, là người thân của mình. Tình cảm ấy biểu hiện trong những hành vi cụ thể: chào hỏi thân mật, nói lời vui vẻ, trò chuyện tầm phào .... túm chặt lấy đầu, dựa vào đầu mình rồi đẩy tới đẩy lui riếng rủa của anh là tiếng "rủa yêu", đối với con Bấc là riếng rủa rỉ bên tai, là những lời nói chứa đựng âu yếm: khi con chó Bấc bày tỏ niềm hạnh phúc thì Thoóc tơn kêu lên, trân trọng: Trời đất ! đằng ấy hầu như biết nói đấy....
-
Bấc đã qua tay nhiều ông chủ độc ác, chỉ có Giôn Thoóc – tơn là có lòng nhân từ, yêu thương nó.
Chuyển ý: Có lẽ chính vì biết yêu thương loài vật nên Thoóc – tơn đã giành lại được "niềm tin" và sự trung thành tuyệt đối của Bấc. Chỉ có tình yêu thương mới có thể cảm hoá được dòng máu hoang dại của Bấc, để nó đáp trả lại bằng một tình yêu thương thực sự. Giắc lân đơn đã có những dòng tuyệt diệu khắc hoạ tình yêu mà Bấc dành cho chủ của mình, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt

2. Tình cảm của Bấc đối với ông chủ:
- cử chỉ, hành động

+ Cắn vờ => gần gũi, vuốt ve, đáp lại những cử chỉ thân ái của chủ dành cho mình.

+Nằm phục ở chân Thoóc tơn hàng giờ, mắt háo hức ... quan tâm theo dõi... trên nét mặt
+ Nằm xa hơn quan sát
=> phục tùng, tôn thờ, ngưỡng mộ

+Bám theo gót chân ông chủ, không rời một bước .... vội vùng dậy ... trườn qua giá lạnh ... nghe tiếng thở đều đều của chủ

Vô cùng gắn bó, sẵn sàng hi sinh vì chủ

- Tình cảm của Bấc ngời lên ánh sáng lên qua đôi mắt nó toả rạng ra ngoài. Nó sợ Thooc tơn cũng biến khỏi cuộc đời nó.... nỗi lo sợ này ám ảnh ....

=> Sâu nặng, biết ơn và chân thành.

* tiểu kết
- NT: Đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật là loài vật bằng năng lực tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn. (sử dụng nghệ thuật so sánh kết hợp với phân tích)
[TBODY] [/TBODY]
-Dường như Bấc có khả năng kỳ diệu: đọc được ý nghĩ, tình cảm của chủ. Đó còn là sự quan tâm, cảm giác với bất cứ điều gì có thể gây hại cho người chủ ở một nơi có quá nhiều cạm bẫy và thù hận. Đó cũng là biểu hiện của lòng trung thành, tuyệt đối như một vệ sĩ đáng tin cậy

-Bấc có năng lực biểu đạt tâm hồn như con người. Bấc lo sợ phải mất Thoóc tơn, như linh tính của loài vật khôn ngoan phải thường xuyên trải qua nguy hiểm và từng bị bỏ rơi nhiều lần ở vùng đất phương bắc lạnh lẽo và quá hiếm hoi sự tử tế trong cách con người cư sử với nhau. Nỗi lo sợ của Bấc phá tan cả giấc mơ loài chó, khi màn đêm chứa đựng bao cảm giác bất an. Cảm động thay khi Bấc hoàn toàn không nghĩ đến bản thân nó mà sẵn sàng thức để "lắng nghe tiếng thở đều đều" của chủ. Ta tưởng như gặp một con người với lòng tận tuỵ sẵn sàng hi sinh vì bạn bè tri kỉ, tri âm.

-Quan hệ chủ tớ không còn, đó là tình bạn thật sự, không cần lời nói, tình cảm của Bấc ngời lên qua ánh mắt "toả rạng tình cảm từ đáy lòng" như là biểu đạt ngôn ngữ của loài chó, rất giầu yêu thương và tin tưởng tuyệt đối vào người bạn khác giống loìa. Bởi thế, trong câu chuyện này, những kẻ không hiểu được mối giao cảm kỳ lạ ấy đã phải trả giá đắt khi xúc phạm đến Thoóc–tơn, đã phải chịu những đòn trừng phạt kinh hoàng của Bấc

- Nét đặc sắc là lời văn miêu tả về tâm hồn của con chó Bấc. Có lẽ khó ai có thể miêu tả một cách sống động về một con chó có nghĩa, có tình với chủ một cách tài tình như nhà văn. Thậm chí có nhà phê bình còn ví von rằng để viết được những dòng tuyệt vời về Bấc như thế, hẳn G. Lân đơn từng trải qua kiếp chó. Tâm hồn mẫn cảm của nhà văn cùng với khả năng nắm bắt tâm lý động vật rất tài tình đã khiến chúng ta đều bị chinh phục trước một con chó Bấc với cách cư xử như một con người giàu cá tính.
- Dường như để làm nổi bật tính chát quan hệ đặc biệt giữa Bấc và Thoóc–tơn, nhà văn đã so sánh với hai con chó khác trong đàn chó của Thoóc–tơn: Cô ả Xơ kít và anh chàng chó đỏm dáng Ních. Nếu như Xơ kít có thói quen thọc cái mũi của nó vào bàn tay của Thoóc–tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về và Ních "tì cái đầu to tướng của cu cậu lên đầu gối Thoóc–tơn thì Bấc lại là kẻ không săn đón và bày tỏ niềm vui sướng được chiều chuộng như thế


Tình yêu thương của Bấc giống như tình yêu thương của con người: là nhu cầu sống từ bên trong tâm hồn, sâu sắc, quên mình và thỷ chung

Tác giả là người am hiểu, gần gũi loài vật và yêu thương chúng.
[TBODY] [/TBODY]
Miêu tả về một con chó với tất cả biểu hiện như một con người, nhưng cũng rất trung thành với bản tính loài chó, tác giả đã thể hiện khả năng hiểu biết đời sống và tâm tính của loài chó bằng chính tình thương yêu của mình với chúng. Nếu không phải là một người am hiểu và gần gũi với loài động vật này, nếu thiếu một trái tim yêu thương loài vật này chắc chắn sẽ không có cuốn tiểu thuyết này với nhân vật trung tâm là con chó Bấc có sức chinh phục mạnh mẽ với bạn đọc trên toàn thế giới. Tác phẩm còn chan chứa tình cảm nhân ái, đề cao sức mạnh tình thương cũng như nỗi đau xót và phản ứng của nhà văn trước một xã hội chạy theo ánh lấp lánh của những thoi vàng vô nghĩa lý.

III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Nhận xét tinh tế, tưởng tượng phong phú.
- Nhà văn là người am hiểu và yêu quý loài vật – một biểu hiện của tình cảm nhân đạo trong sáng

2. Nội dung:
- Con người và loài vật đều cần đến tình yêu thương.
- Tình yêu thương nào cũng cần chân thật, sâu nặng và thuỷ chung.
- Tình yêu thương có sức mạnh gắn bó ngay cả những vật không cùng giống loài.
- Từ tình cảm đó, ông gợi ra vấn đề suy nghĩ: Tại sao người với người có chung ngôn ngữ nói với nhau lại không thể yêu thương nhau, gắn bó với nhau? Ca ngợi tình cảm giữa người với vật và ngược lại là để nhắc nhở loài người hãy:
"Người với người sống để yêu nhau"

+ Những gì tốt đẹp, đều được xây đắp từ tình yêu thương
+Mất tình yêu thương chân thật là mất đi lòng tin, cơ sở huỷ hoại những gì là tốt đẹp.

Cậu Vàng trong "Lão Hạc" của Nam Cao, Con chó Vàng trong bài thơ "Sao không về Vàng ơi" của Trần Đăng Khoa
[TBODY] [/TBODY]
 
  • Like
Reactions: WindyTA and Hạ Di

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
BẮC SƠN

I. Tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), quê Hà Nội, Là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng sau Cách mạng tháng Tám.
2. Tác phẩm:
- Bắc Sơn (1946) là vở kịch nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởn, là tác phẩm mở đầu của kịch nói cách mạng. Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu về ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và sức mạnh cảm hoá của cách mạng với quần chúng.

a: Kịch: là một trong ba loại hình văn hoá thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.
- Phương thức thể hiện:
+ Bằng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại)
+ Bằng cử chỉ, hành động nhân vật
- Thể loại:
+ Kịch hát (chèo, tuồng ...)
+ Kịch thơ
+ Kịch nói (bi kịch, hài kịch, chính kịch)
- Cấu trúc: hồi, lớp (cảnh)

3. Đọc – kể (thuật lại) trích đoạn
a) Đọc
b) Kể tóm tắt

c. Xung đột trong kịch "Bắc Sơn"
- Xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù. Xung đột cơ bản ấy được thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm của một số nhân vật (Thơm, bà cụ Phương)
- Xung đột kịch diễn ra bằng chuỗi các hành động kịch có quan hệ gắn bó với nhau: Xung đột giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái, Cửu trong lúc cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp, kẻ thù đang truy lùng những chiến sỹ cách mạng, xung đột trong nhân vật Thơm và đã có những bước ngoặt quyết định, khiến cô lựa chọn cách đứng hẳn về phía cách mạng.

Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật Thơm:

a. Hoàn cảnh:
+ Cha, em trai: hi sinh
+ Mẹ: bỏ đi
- Còn một người thân duy nhất là Ngọc (chồng)
+ Sống an nhàn, được chồng chiều chuộng (sắm sửa may mặc.... )
b. Tâm trạng
Luôn day dứt, ân hận về cha, mẹ.

c. Thái độ với chồng:
+Băn khoăn, nghi ngờ chồng làm Việt gian
+ Tìm cách dò xét
+Cố níu chút hi vọng về chồng
d. Hành động
+ Che dấu Thái, Cửu (chiến sĩ cách mạng) ngay trong buồng của mình.
+Khôn ngoan che mắt Ngọc bảo vệ cho 2 chiến sĩ cách mạng.

Là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã biến chuyển thái độ, đúng đắn hẳn về phía cách mạng. cuộc đấu tranh cách mạng ngay cả khi bị đàn áp khốc liệt, cách mạng cũng không thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm

2. Nhân vật Ngọc
- Ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài
- Làm tay sai cho giặc (Việt gian)
- Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét.

3. Nhân vật Thái, Cửu
(Chiến sĩ cách mạng )
Thái: Bình tĩnh, sáng suốt
Cửu: hăng hái, nóng nảy
=> họ là những chiến sĩ cách mạng kiên cường trung thành với Tổ quốc, cách mạng, đất nước ...

III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: cách tạo dựng tình huống sử dụng ngôn ngữ đối thoại
2. Nội dung: Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm – người phụ nữ có chồng theo giặc - đứng hẳn về phía cách mạng.
[TBODY] [/TBODY]
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
BẮC SƠN

I. Tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), quê Hà Nội, Là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng sau Cách mạng tháng Tám.
2. Tác phẩm:
- Bắc Sơn (1946) là vở kịch nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởn, là tác phẩm mở đầu của kịch nói cách mạng. Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu về ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và sức mạnh cảm hoá của cách mạng với quần chúng.

a: Kịch: là một trong ba loại hình văn hoá thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.
- Phương thức thể hiện:
+ Bằng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại)
+ Bằng cử chỉ, hành động nhân vật
- Thể loại:
+ Kịch hát (chèo, tuồng ...)
+ Kịch thơ
+ Kịch nói (bi kịch, hài kịch, chính kịch)
- Cấu trúc: hồi, lớp (cảnh)

3. Đọc – kể (thuật lại) trích đoạn
a) Đọc
b) Kể tóm tắt

c. Xung đột trong kịch "Bắc Sơn"
- Xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù. Xung đột cơ bản ấy được thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm của một số nhân vật (Thơm, bà cụ Phương)
- Xung đột kịch diễn ra bằng chuỗi các hành động kịch có quan hệ gắn bó với nhau: Xung đột giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái, Cửu trong lúc cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp, kẻ thù đang truy lùng những chiến sỹ cách mạng, xung đột trong nhân vật Thơm và đã có những bước ngoặt quyết định, khiến cô lựa chọn cách đứng hẳn về phía cách mạng.

Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật Thơm:

a. Hoàn cảnh:
+ Cha, em trai: hi sinh
+ Mẹ: bỏ đi
- Còn một người thân duy nhất là Ngọc (chồng)
+ Sống an nhàn, được chồng chiều chuộng (sắm sửa may mặc.... )
b. Tâm trạng
Luôn day dứt, ân hận về cha, mẹ.

c. Thái độ với chồng:
+Băn khoăn, nghi ngờ chồng làm Việt gian
+ Tìm cách dò xét
+Cố níu chút hi vọng về chồng
d. Hành động
+ Che dấu Thái, Cửu (chiến sĩ cách mạng) ngay trong buồng của mình.
+Khôn ngoan che mắt Ngọc bảo vệ cho 2 chiến sĩ cách mạng.

Là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã biến chuyển thái độ, đúng đắn hẳn về phía cách mạng. cuộc đấu tranh cách mạng ngay cả khi bị đàn áp khốc liệt, cách mạng cũng không thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm

2. Nhân vật Ngọc
- Ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài
- Làm tay sai cho giặc (Việt gian)
- Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét.

3. Nhân vật Thái, Cửu
(Chiến sĩ cách mạng )
Thái: Bình tĩnh, sáng suốt
Cửu: hăng hái, nóng nảy
=> họ là những chiến sĩ cách mạng kiên cường trung thành với Tổ quốc, cách mạng, đất nước ...

III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: cách tạo dựng tình huống sử dụng ngôn ngữ đối thoại
2. Nội dung: Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm – người phụ nữ có chồng theo giặc - đứng hẳn về phía cách mạng.
[TBODY] [/TBODY]
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
BẮC SƠN
I. Tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), quê Hà Nội, Là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng sau Cách mạng tháng Tám.
2. Tác phẩm:
- Bắc Sơn (1946) là vở kịch nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởn, là tác phẩm mở đầu của kịch nói cách mạng. Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu về ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và sức mạnh cảm hoá của cách mạng với quần chúng.
a: Kịch: là một trong ba loại hình văn hoá thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.
- Phương thức thể hiện:
+ Bằng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại)
+ Bằng cử chỉ, hành động nhân vật
- Thể loại:
+ Kịch hát (chèo, tuồng ...)
+ Kịch thơ
+ Kịch nói (bi kịch, hài kịch, chính kịch)
- Cấu trúc: hồi, lớp (cảnh)
3. Đọc – kể (thuật lại) trích đoạn
a) Đọc
b) Kể tóm tắt
c. Xung đột trong kịch "Bắc Sơn"
- Xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù. Xung đột cơ bản ấy được thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm của một số nhân vật (Thơm, bà cụ Phương)
- Xung đột kịch diễn ra bằng chuỗi các hành động kịch có quan hệ gắn bó với nhau: Xung đột giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái, Cửu trong lúc cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp, kẻ thù đang truy lùng những chiến sỹ cách mạng, xung đột trong nhân vật Thơm và đã có những bước ngoặt quyết định, khiến cô lựa chọn cách đứng hẳn về phía cách mạng.
Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật Thơm:

a. Hoàn cảnh:
+ Cha, em trai: hi sinh
+ Mẹ: bỏ đi
- Còn một người thân duy nhất là Ngọc (chồng)
+ Sống an nhàn, được chồng chiều chuộng (sắm sửa may mặc.... )
b. Tâm trạng
Luôn day dứt, ân hận về cha, mẹ.
c. Thái độ với chồng:
+Băn khoăn, nghi ngờ chồng làm Việt gian
+ Tìm cách dò xét
+Cố níu chút hi vọng về chồng
d. Hành động
+ Che dấu Thái, Cửu (chiến sĩ cách mạng) ngay trong buồng của mình.
+Khôn ngoan che mắt Ngọc bảo vệ cho 2 chiến sĩ cách mạng.
Là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã biến chuyển thái độ, đúng đắn hẳn về phía cách mạng. cuộc đấu tranh cách mạng ngay cả khi bị đàn áp khốc liệt, cách mạng cũng không thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm
2. Nhân vật Ngọc
- Ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài
- Làm tay sai cho giặc (Việt gian)
- Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét.
3. Nhân vật Thái, Cửu
(Chiến sĩ cách mạng )
Thái: Bình tĩnh, sáng suốt
Cửu: hăng hái, nóng nảy
=> họ là những chiến sĩ cách mạng kiên cường trung thành với Tổ quốc, cách mạng, đất nước ...
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: cách tạo dựng tình huống sử dụng ngôn ngữ đối thoại
2. Nội dung: Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm – người phụ nữ có chồng theo giặc - đứng hẳn về phía cách mạng.
[TBODY] [/TBODY]
- Người cách mạng như Thái, Cửu, Thơm là người yêu nước, đặt lợi ích của cách mạng lên trên hết.
- Kẻ phản cách mạng như Ngọc và đồng bọn là những kẻ bán nước, sẵn sàn làm tất cả vì lợi ích bản thân
Đó là cuộc đấu tranh một mất, một còn giữa lực lượng cách mạng với bọn phản cách mạng .
- Thắng lợi của cuộc cách mạng có đóng góp to lớn của quần chúng yêu nước căm thù giặc.

- Ca ngợi quần chúng cách mạng
- Tin rằng cuộc cách mạng sẽ giải phóng cho những số phận đau khổ để học được sống tốt đẹp hơn.
- Tin tưởng thắng lợi của cách mạng nước ta ngay từ lúc còn khó khăn.
 
  • Like
Reactions: Bonechimte
Top Bottom