Hóa Đề thi trắc nghiệm môn Hoá (tổng hợp)

minnyvtpt02

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng ba 2017
1,138
1,400
249
21
Ninh Bình
THPT NHO QUAN A
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. Có 4 chất đựng riêng biệt trong 4 ống nghiệm như sau: Đồng (II) oxit, sắt (III) oxit, đồng, sắt. Thêm vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch axit clohiđric rồi lắc nhẹ. Các chất có phản ứng với dung dịch axit clohiđric là

A. CuO, Cu, Fe B. Fe2O3, Cu, Fe

C. Cu, Fe2O3, CuO. D. Fe, Fe2O3, CuO.

Câu 2. Có các chất đựng riêng biệt trong mỗi ống nghiệm sau đây: CuSO4 , CuO, SO2. Lần lượt cho dung dịch KOH vào mỗi ống nghiệm trên. Dung dịch KOH phản ứng với

A. CuSO4 , CuO B. CuSO4 , SO2

C. CuO, SO2 D. CuSO4 , CuO, SO2 .

Câu 3. Có các chất đựng riêng biệt trong mỗi ống nghiệm sau đây : Al, Fe, CuO, CO2 , FeSO4 , H2SO4 .Lần lượt cho dung dịch NaOH vào mỗi ống nghiệm trên.Dung dịch NaOH phản ứng với

A. Al, CO2 , FeSO4 , H2SO4 B. Fe, CO2 , FeSO4 , H2SO4

C. Al, Fe, CuO, FeSO4 D. Al, Fe, CO2 , H2SO4.

Câu 4. Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và nước?

A. Magie và axit sunfuric B. Magie oxit và axit sunfuric

C. Magie nitrat và natri hiđroxit D. Magie clorua và natri hiđroxit.

Câu 5. Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm khí ?

A. Bari oxit và axit sunfuric. B. Bari hiđrroxit và axit sunfuric.

C. Bari cacbonat và axit sunfuric. D. Bari clorua và axit sunfuric.

Câu 6. Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối kết tủa?

A. Natri oxit và axit sunfuric B. Natri sunfat và dung dịch bari clorua

C. Natri hiđroxit và axit sunfuric D. Natri hiđroxit và magie clorua.

Câu 7. Kim loại X có những tính chất hóa học sau:

- Phản ứng với oxi khi nung nóng.

- Phản ứng với dung dịch AgNO3 giải phóng Ag.

- Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hoá trị II. Kim loại X là

A. Cu B. Na C. Al D. Fe

Câu 8. Cho các phương trình hoá học:

1. Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb

2. Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

3. Pb + Cu(NO3)2 → Pb(NO3)2 + Cu

4. Cu + 2 AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2 Ag

Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần mức độ hoạt động hoá học là:

A. Pb, Fe, Ag, Cu B. Fe, Pb, Ag, Cu

C. Ag, Cu, Pb, Fe D. Ag, Cu, Fe, Pb.
 
Top Bottom