Vật lí BTTL khó hiểu quá

linhhv

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2017
54
6
21
24
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

một CLLX với m= 0.2kg , K= 10N/m đặt nằm ngang trên mặt sàn. g= 10m/s^2. ban đầu giữ vật ở vị trí nén 12cm rồi buông nhẹ. khi đến vị trí nén 8cm lần 1 thì vật có |v|= 40√2 cm/s. khi đến vị trí nén 1cm lần 2 |v|=??
trong phần giải thầy giải lạ lắm. thầy tự đổi m= 0.1kg rồi giải tính hệ số ma sát = 0.1 rồi tiếp tục bảo toàn cơ năng phức tạp lắm. JFBQ00168070301A cuối cùng ra đáp án 15√6 cm/s.. không hiểu luôn JFBQ001660702027AJFBQ00197070418B
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Tạm thời mình chưa bàn đến cách giải của thầy.

Nhìn đề thế này đoán là có ma sát tác dụng lên con lắc rồi. Khi có ma sát, con lắc sẽ dao động tắt dần. Chu kì không đổi, nhưng biên độ và vận tốc của nó sẽ giảm dần theo thời gian.

- Để tính được vận tốc khi vật đến vị trí nén 1 cm lần 2, bạn có thể dùng bảo toàn năng lượng. Năng lượng ban đầu là W1 = KA^2/2. K = 10, A = 12cm.

Năng lượng tại vị trí nén 1cm lần 2 (W2) gồm thế năng đàn hồi, động năng. W2 = K.x^2/2 + mv^2/2, x = 1cm

W1 = W2 + công của lực ma sát trong quá trình dao động.

Vậy vấn đề của bạn chỉ là tính công của lực ma sát. Q = F.S

+ Tính F: Xét cái lần lò xo nén từ 12cm đến 8cm. Áp dụng bảo toàn năng lượng ta có:

KA^2/2 - K.X^2/2 = Fms.S'

Với A = 12, X = 8, S' = 12 - 8 bạn hoàn toàn tính được F.

+ Tính S. Là quãng đường từ lúc bắt đầu dao động đến lúc lò xo nén 1 cm lần thứ 2. Cái này hơi phức tạp tí.

Lò xo nén 12 cm, sau khi về VTCB lại dãn ra một đoạn A' < 12cm do tiêu hao năng lượng. Sau khi về VTCB lại bị nén lại 1 đoạn A" < A' rồi mới tới vị trí bị nén 1cm lần 2. Vậy để xác định đúng S ta nhất thiết phải tính A' và A".

++) Tính A': Áp dụng bảo toàn năng lượng cho vị trí biên nén và biên kéo lần 1. KA^2/2 - K.A'^2/2 = Fms.(A + A')

(A + A') là quãng đường di chuyển của lực ma sát. Thông qua đây bạn tính được A'.

++) Tính A". Áp dụng bảo toàn năng lượng cho vị trí kéo lần 1 và vị trí nén lần 2. KA'^2/2 - KA"^2/2 = Fms(A' + A")

Tương tự, A' + A" là quãng đường của lực ma sát. Thông qua đây bạn tính được A".

Vậy quãng đường của lực ma sát từ khi dao động đến lúc nén 1 cm lần 2. S = A + A' + A" - 1


112233.jpg
 
Last edited:

linhhv

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2017
54
6
21
24
Tạm thời mình chưa bàn đến cách giải của thầy.

Nhìn đề thế này đoán là có ma sát tác dụng lên con lắc rồi. Khi có ma sát, con lắc sẽ dao động tắt dần. Chu kì không đổi, nhưng biên độ và vận tốc của nó sẽ giảm dần theo thời gian.

- Để tính được vận tốc khi vật đến vị trí nén 1 cm lần 2, bạn có thể dùng bảo toàn năng lượng. Năng lượng ban đầu là W1 = KA^2/2. K = 10, A = 12cm.

Năng lượng tại vị trí nén 1cm lần 2 (W2) gồm thế năng đàn hồi, động năng. W2 = K.x^2/2 + mv^2/2, x = 1cm

W1 = W2 + công của lực ma sát trong quá trình dao động.

Vậy vấn đề của bạn chỉ là tính công của lực ma sát. Q = F.S

+ Tính F: Xét cái lần lò xo nén từ 12cm đến 8cm. Áp dụng bảo toàn năng lượng ta có:

KA^2/2 - K.X^2/2 = Fms.S'

Với A = 12, X = 8, S' = 12 - 8 bạn hoàn toàn tính được F.

+ Tính S. Là quãng đường từ lúc bắt đầu dao động đến lúc lò xo nén 1 cm lần thứ 2. Cái này hơi phức tạp tí.

Lò xo nén 12 cm, sau khi về VTCB lại dãn ra một đoạn A' < 12cm do tiêu hao năng lượng. Sau khi về VTCB lại bị nén lại 1 đoạn A" < A' rồi mới tới vị trí bị nén 1cm lần 2. Vậy để xác định đúng S ta nhất thiết phải tính A' và A".

++) Tính A': Áp dụng bảo toàn năng lượng cho vị trí biên nén và biên kéo lần 1. KA^2/2 - K.A'^2/2 = Fms.(A + A')

(A + A') là quãng đường di chuyển của lực ma sát. Thông qua đây bạn tính được A'.

++) Tính A". Áp dụng bảo toàn năng lượng cho vị trí kéo lần 1 và vị trí nén lần 2. KA'^2/2 - KA"^2/2 = Fms(A' + A")

Tương tự, A' + A" là quãng đường của lực ma sát. Thông qua đây bạn tính được A".

Vậy quãng đường của lực ma sát từ khi dao động đến lúc nén 1 cm lần 2. S = A + A' + A" - 1


112233.jpg
v là từ lúc thả ra đến khi đổi chiều cd là vật chưa bị Fms td đúng k? ..... à... hay quá :DJFBQ00169070306A
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Ủa, bạn hiểu nhầm hay thế nào rồi.

Vật chịu tác dụng của ma sát trong suốt quá trình chuyển động chứ.
 

congnhi2004

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng mười 2015
66
18
61
19
TP Hồ Chí Minh
Trường THCS Phú Mỹ
một CLLX với m= 0.2kg , K= 10N/m đặt nằm ngang trên mặt sàn. g= 10m/s^2. ban đầu giữ vật ở vị trí nén 12cm rồi buông nhẹ. khi đến vị trí nén 8cm lần 1 thì vật có |v|= 40√2 cm/s. khi đến vị trí nén 1cm lần 2 |v|=??
trong phần giải thầy giải lạ lắm. thầy tự đổi m= 0.1kg rồi giải tính hệ số ma sát = 0.1 rồi tiếp tục bảo toàn cơ năng phức tạp lắm. JFBQ00168070301A cuối cùng ra đáp án 15√6 cm/s.. không hiểu luôn JFBQ001660702027AJFBQ00197070418B
Cho mình hỏi bài này lớp mấy học.
 

linhhv

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2017
54
6
21
24
mình giải theo cách như của thầy HÀ. và mình suy nghĩ theo hướng như của thầy nên cách của cậu làm tớ hơi lúng túng :confused:
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Thì mình cũng sợ bạn thắc mắc nên mình vẽ luôn cái quãng đường ma sát màu đỏ và các đường dóng rồi đấy bạn. =.=!

Mà hình như mình cộng thiếu 1 lần A' với A" thì phải.
 

congnhi2004

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng mười 2015
66
18
61
19
TP Hồ Chí Minh
Trường THCS Phú Mỹ

linhhv

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2017
54
6
21
24
nếu theo hình vẽ và đường dóng của cậu thì vật qua vị trí nén 1cm 3 lần lận chứ đâu phải 2 lần đău? r100
 
  • Like
Reactions: Kybangha_10

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Ờ, bạn nói phải. Mình nhiều khi cũng hay mắc sai. Thôi bạn hiểu sao về cách tính S thì cứ làm như thế nhé.

Haizz, chán quá. có 2 bài Lí mà chả giải được một cách trọn vẹn.
 
Last edited:
Top Bottom