50 đề hè của tớ!!!!

N

nhoktsukune

Kik đúng hộ cái^^!!!!!!Ngắn chưa chắc đã sai^^

Cái này nghĩ cũng ra mà, mình có bài văn mẫu bạn có thể tham khảo





“ Quê hương em biết bao tươi đẹp
Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây”
Đây là câu hát mà tôi thích nhất. Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ và tôi thích thú nhất chính là cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời.
Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi toi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang rộ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, nhìn từ xa trông như một tấm thảm khổng lồ. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bạc làm cho cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Ánh nắng ban mai đã tỏa sáng khắp nơi trên cánh đồng. Ngọn gió thổi rì rào như các cây lúa đang nói chuyện với nhau. Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ đã ánh lên màu pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn làm tang thêm vẻ đẹp của đồng quê. Đã đến giờ các cô chú đã bắt đầu vào công việc của mình. Những chiếc nón trắng xen giữa biển lúa vàng trông thật đẹp mắt. Họ đang đưa những chiếc liềm để cắt lúa thật là nhanh. Người các cô chú ướt đẫm mồ hôi. Vừa làm việc, họ vừa ca hát rất vui.
Từng khóm lúa ngả nghiêng vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm. Lá bao quanh thân, có nhiều phiến dài và mỏng. Trong một năm có hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ xuân.
Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhieu giọt mồ hôi rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của những người nông dân đã tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Cây lúa đóng vai trò chính, chủ yếu trong việc cung cấp lương thực cho nhân dân Việt Nam, nó góp phần làm giàu đất nước qua việc xuất khẩu thu ngoại tệ. Ngày nay, Việt Nam được xem là một trong các nước có sãn lượng lúa, gạo xuất khẩu thứ hai trên thế giới. Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Trước đây, cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị.
Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những người nông dân thêm ửng hồng, khỏe mạnh. Nụ cười làm gương mặt họ bừng sáng lên. Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê tôi, tôi thấy những nhình ảnh ấy thân thương làm sao. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước của mình. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.
 
N

nhoktsukune

Đây nữa...

Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.
Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng.

Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua , cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió.

Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ : năm nay chắc được mùa tốt
Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.
Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.

Bài làm 2 :
Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi.Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.

Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.

Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.

Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.

Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.





Bạn có thể xem thêm tại đây



Link của bạn trên bị lỗi rồi
 
P

phumanhpro

nhớ thank nha

Gia đình Thạch cũng thuộc vào loại “thường thường bậc trung” trong làng. Mẹ Thạch mất sớm, năm ấy, Thạch vừa vào được lớp mười; để lại cho bố Thạch tất cả bốn người con. Thạch là con cả trong gia đình, nên ngoài những lúc học trên trường, cậu cố gắng dành mọi thì giờ còn lại để giúp đỡ bố thu xếp công việc trong nhà. Những năm ấy, bố Thạch lại làm Quản, nên không những lo toan cho gia đình, ông còn phải lo việc dạy giáo lý và xướng kinh sớm, tối ở nhà thờ. Hàng xóm láng giềng, mọi người đều cảm thương cho gia cảnh nhà ông Quản. Nhìn ông thui thủi trong cảnh “gà trồng nuôi con”, có người khuyên ông nên đi bước nữa nhưng ông chỉ cười. Hình như ông muốn cố gắng bù đắp sự thiếu thốn tình thương của người mẹ cho đàn con hơn là tìm niềm vui cho bản thân mình.
Cái Thanh - đứa em gái út của Thạch - năm nay đang chuẩn bị thi vào lớp mười. Về quê lần này, Thạch kết hợp một công đôi ba việc: vừa là để dự lễ Quan Thầy của giáo họ, vừa thăm gia đình và xem xem đứa em út có khó khăn gì trong việc học hành và thi cử không.
Từ ngày học đại học, Thạch lại càng cảm thấy thương bố và các em hơn. Đứa em giáp Thạch năm nay cũng đã là sinh viên năm thứ hai trường Đại học Thủy Sản – Nha Trang. Đứa tiếp theo đang chuẩn bị thi vào đại học. Tất cả đều lo chuyện học hành, nên mọi công việc trong gia đình lại dồn tất cả lên đôi vai gầy gò của bố. Chỉ được cái, anh em Thạch đứa nào cũng biết thương bố, nên không ai chơi bời cả mà suốt ngày chỉ cắm đầu vào học và học. Nghe đâu, hai cậu em của Thạch còn là thành viên trong ca đoàn của họ giáo nữa…
Thạch đi giữa hàng phi lao trồng hai bên con đường nhỏ dẫn vào làng, cậu đang lắng nghe tiếng gió thổi vào lá cây phi lao tạo thành một bản hòa tấu mà không giống với bất cứ bản nhạc nào Thạch đã từng nghe. Những cơn gió tinh nghịch thỉnh thoảng lại cuốn những chiếc lá khô, quay quay mấy vòng rồi ném lên khoảng không ngay trước mặt Thạch. Lúc này, những kỷ niệm của tuổi thơ lại thức dậy trong lòng người trai trẻ. Hàng cây phi lao này có lẽ đã gắn bó với những tháng năm tuổi thơ của Thạch. Hồi còn nhỏ, mỗi lần đi chăn trâu, sau khi đã tìm được một đám cỏ xanh đủ cho trâu ăn, Thạch lại tìm một gốc cây phi lao để ngả lưng và dở cuốn sách ra đọc. Mấy đứa bạn Thạch hồi ấy cứ gọi cậu là “con mọt sách” - vì Thạch ham đọc sách từ bé. Có hôm, mới đọc được một đoạn, cậu đã đi vào giấc điệp lúc nào không hay. Lúc tỉnh dậy thì trời đã gần trưa, vội vàng dắt trâu về nhà. Căn bếp vẫn nguội tanh nguội ngắt, Thạch mải móng vo gạo nấu cơm. May mà hôm đó bố đi làm đồng về muộn, không thì chắc thế nào cũng có chuyện chứ chả chơi.
Thạch đang thả hồn theo những kí ức xa xưa, bỗng từ đâu, mấy đứa trẻ đi tắm sông về, mình trần trùi trụi chạy ngang qua. Đứa nào đứa nấy trên mình chỉ còn độc cái quần đùi. Nhìn thấy Thạch, chúng vội hét to:
- A! anh Thạch về rồi ********* ơi!
- Em chào anh Thạch! Anh mới về đấy à ? - thằng cu Dũng nhanh nhảu.
Cả bọn chạy lại, đứa cầm tay, đứa bám áo, đứa nào cũng muốn đi bên cạnh anh.
- Ừ! Anh chào các em. - Thạch vui vẻ đáp lại.
Lúc còn ở nhà, Thạch rất mến trẻ, đáp lại, bọn chúng đứa nào cũng quý anh. Vì những lúc rảnh, Thạch thường quy tụ chúng nó lại để dạy học. Có lúc hứng lên, Thạch vác cả cây ghi-ta ra ngồi dưới gốc nhãn ở cuối nhà thờ vừa đàn vừa hát cho chúng nghe. Đặc biệt, Thạch còn có biệt tài kể chuyện hài hước. Nghe Thạch kể chuyện, bọn trẻ con, đứa nào đứa nấy cứ gọi là há hốc miệng lên mà nghe. Nghe xong, chúng lại phá lên cười khoái trá. Mấy năm nay, Thạch học ở Hà Nội, nên chúng không còn cơ hội để được thưởng thức tiếng đàn cũng như tài kể chuyện của Thạch nữa.
- ********* ơi ! anh Thạch có cái ba lô đẹp chưa ? - một thằng trong bọn reo lên.
- Này, anh Thạch độ này trông như người thành phố í ********* nhỉ!
Những câu thăm hỏi, những tiếng nói cười làm vui nhộn cả một quãng đường làng.
Ở làng này, có lẽ Thạch là người đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học. Nhớ lại trước kia, khi Thạch còn học cấp ba, có khi cả làng mới có một hai người đi học. Phần vì trường ở xa nhà đến hàng chục cây số, phương tiện đi lại thì không có, nhưng quan trọng là mọi người đều nghĩ: không biết học cao để làm gì ? sau này về có khá hơn bây giờ hay không ? Có gia đình vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nên con có ham học thì cũng đành cắn răng mà chịu, chứ lấy đâu ra tiền mà cho chúng đi học bây giờ !?
Riêng đối với gia đình Thạch thì khác, bố Thạch luôn động viên anh em Thạch phải đi học để vượt ra khỏi cảnh lam lũ. Hôm nghe tin Thạch đỗ đại học, ông vội vàng bán đi mấy sào lúa non rồi chạy vạy, vay chỗ nọ chỗ kia được ít tiền cho Thạch nhập học. Cầm số tiền bố đưa trên tay mà Thạch không cầm được hàng nước mắt cứ trào ra. Thạch tự hứa với lòng mình là phải cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng bố. Bố Thạch vốn hiền lành. Thương con, ông chỉ biết làm quần quật tối ngày để cho các con có điều kiện học hành tử tế, chí ít thì cũng bằng chị bằng em…
Mấy năm đầu học đại học, Thạch cố gắng đi làm thêm để phụ vào tiền đóng học phí. Lúc thì đi phụ quán ăn, rồi dạy kèm, giao báo cho các đại lý… thôi thì đủ cả. Sau khi tốt nghiệp ra trường với tấm bằng loại ưu, Thạch xin được vào làm ở một cơ quan kinh doanh trên Hà Nội, nên điều kiện kinh tế cũng có phần khá hơn. Thỉnh thoảng Thạch vẫn dành dụm gửi về cho bố và cho các em đóng tiền học…
Mới xa nhà có mấy tháng mà khi về gần đến nhà, trong lòng cảm thấy cứ rộn ràng. Lần về vừa rồi, lúc Thạch đi, cánh đồng còn đang để đất ải. Thế mà hôm nay về, đồng lúa đã chín rộ, vàng óng một màu, trải dài đến tận chân đê xa tít tận cuối làng.
Mấy năm trước, thỉnh thoảng Thạch vẫn về thăm nhà. Nhưng kể từ khi tốt nghiệp đại học, rồi xin được vào chỗ làm mới, công việc cứ rối bù cả lên, thành thử, khoảng thời gian về thăm gia đình cứ thưa dần.
Vừa bước chân vào ngõ, Thạch đã nhận ngay được cái mùi hương quen thuộc của cây hoa ngọc lan trồng ở góc vườn. Đàn lợn đang kêu rống lên đòi ăn. Cái Thanh thì đang lúng túng không biết làm thế nào với cái nồi cám to kềnh. Bỗng nó reo lên khi nhìn thấy Thạch:
- A ! anh Thạch đã về. Bố ơi anh Thạch về!
Bố Thạch đang rửa chân tay bên bờ giếng, mồ hôi nhễ nhại, hình như ông vừa mới đi làm đồng về.
- Thạch đã về đấy à? – ông cất tiếng hỏi.
Vâng ! Con chào bố, con mới về.
Trước đây, mỗi lần đi xa về, Thạch đều cảm thấy được cái ấm cúng của tình gia đình, cái dịu ngọt của chùm khế quê hương. Và lần này cũng thế, lòng Thạch tự dưng cứ dâng trào một niềm vui khó tả.
Bữa cơm gia đình diễn ra thật đơn sơ nhưng đầm ấm. Chỉ vẻn vẹn có một đĩa cá kho với lá chè xanh, một bát canh cua nấu với rau mồng tơi cộng với một đĩa cà muối. Thạch ăn ngấu nghiến như người lâu ngày bị bỏ đói. Cái Thanh nhìn anh ăn cứ bưng miệng cười. Nó không nghĩ anh nó đường đường cũng sắp là công chức nhà nước trên thành phố rồi mà lại thèm mấy cái món ăn ở nhà quê như vậy.
Bữa cơm vừa xong thì cũng là lúc tiếng chuông nhà thờ vang lên. Bố Thạch uống vội chén nước chè tươi hãm đặc rồi khoác chiếc áo sơ-mi đi đến nhà thờ. Trước khi đi, ông không quên mang theo cỗ tràng hạt. Bây giờ đang là tháng Mân Côi, nên nhà thờ tối bao giờ cũng lần hạt để kính Đức Mẹ. Bố vừa đi khuất, Thạch cũng sửa soạn đến nhà thờ để tập hát lễ. Trước khi lên Hà Nội học, Thạch đã từng là một cây hát sô-lô trong ca đoàn của giáo họ, nên sau này, mỗi khi có dịp về quê, anh đều đến tham gia tập hát với ca đoàn.
Ngày mai là lễ Đức Mẹ Mân Côi - quan Thầy của giáo họ. Trên ngọn tháp nhà thờ, các loại cờ đủ màu đã được giăng lên đang tung bay phần phật. Những bóng đèn tuýp được xếp thành hình cây thánh giá trên nóc các ngôi nhà trong giáo họ cũng đã bắt đầu được bật lên, chiếu sáng cả một góc làng.
Đường đến nhà thờ không còn xa. Tiếng người gọi nhau đi nhà thờ í ới. Hội kèn đồng cũng đã bắt đầu đi vào buổi tập cuối cùng. Những đứa trẻ trong hội giúp lễ đang nô đùa dưới chân tháp chuông, làm phá tan bầu khí yên lặng nơi sân thánh đường. Thế là sắp đươc gặp lại những đứa bạn “nối khố” trong ca đoàn rồi ! - Thạch nghĩ - Trong số đó, cũng có mấy đứa đi làm xa, thấy bảo: hôm lễ Quan Thầy thế nào cũng về…
***
Có lẽ những tháng ngày sống trên thành phố, hiếm có khi nào Thạch có được cảm giác bình yên như buổi tối hôm nay. Từ ngày ra trường, phải bơn trải với cuộc sống, đối diện với những thách thức về đủ mọi phương diện, đôi lúc Thạch cảm thấy nản. Là một người có học hành tử tế, lại được hấp thụ nền giáo dục của một gia đình Công giáo, Thạch thừa hiểu những điều gì nên và không nên làm; điều gì tốt, còn điều gì trái với lương tâm của người tín hữu kitô!? Nhưng để sống đức tin trong cuộc sống ngày hôm nay không hề đơn giản, đặc biệt đối với những người trẻ như Thạch đây. Có những phi vụ làm ăn mờ ám, có thể nói là trong tầm tay của Thạch, giả như lúc ấy Thạch đồng tình thì đời sống của anh đã khác bây giờ. Bạn bè đồng nghiệp cho Thạch là “thằng cù lần, không biết chớp lấy thời cơ…”. Thạch không nói gì mà chỉ cười. Nhưng trong thâm tâm, anh phải đấu tranh rất dữ dội. Những toan tính thiệt hơn cứ luẩn quẩn trong tâm trí Thạch. Nhưng rồi Thạch cũng vượt qua được, ít nữa là cho đến thời điểm này. Sau này nghĩ lại, Thạch cảm thấy dường như có một sức mạnh vô hình nào đó đã giúp Thạch lướt thắng những “cơn cám dỗ ngọt ngào” ấy.
Đang miên man trong dòng suy tưởng, bất chợt một cơn gió ngoài cánh đồng thổi vào mang theo hương lúa chín thơm ngát, làm mát lạnh cả người. Thạch bước đi mà lòng cứ lâng lâng, rạo rực một niềm vui. Từ ngôi thánh đường đã bắt đầu vang lên lời kinh tuyệt diệu:“Kính mừng Maria đầy ơn phúc…”
 
Top Bottom