50 đề hè của tớ!!!! Giúp hộ tớ nhé, thank

N

nhoktsukune

Hi hi

Đấy còn là tùy người thôi mà bạn, bạn nhớ viết tiếng việt có dấu và đừng spam, mod ghê lắm, toàn quỷ đấy+.+''


Đây:Bạn tham khảo, trên học mãi đã có câu này rồi:
Trước tiên đây là lời tớ:Có nhiều bạn gọi là ''chế'' các câu tục ngữ, và câu này, các bạn đã viết như sau:
Gần mực thì đen, gần đèn thì cháy. Gần mực thì bia, gần đèn thì thuốc phiện,....
Đó là 1 sự sai lệch trong tư tưởng, vì các câu tục ngữ được ông cha tích lũy kinh nghiệm mới viết nên được...


Có câu: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, điều đó cho ta thấy rằng khi
con người ta làm việc trong môi trường nào thì sẽ bị ảnh hưởng và thích
nghibởi môi trường đó. Nếu môi trường tốt như trường học, công sở thì con
người ta cũng tốt theo; nhưng nếu ta ở trong môi trường xấu như chợ búa thì
thật khó để thành người tốt được. Do đó, có thể thấy rõ : môi trường sống
cóảnh hưởng rất mật thiết đến nhâncách con người, ông bà ta có nhận
định:
“Gần mực thìđen , gần đèn thì rạng (sáng)”
Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có vần có điệu, giàu hìnhảnh và
thường có ý nghĩa ẩn dụ thông qua các hình ảnh. Ở trong câu này “mực” và
“đèn” được hiểu theo nghĩa bóng suy ra trực tiếp từ nghĩa đen.
Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không
tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây
là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải
mài nên dễ bị dây vào).Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người
thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến
mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng
môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm
gương đó để cố gắng
Có thể thấy rõ hìnhảnh tương phản ”đèn-mực” hay “sáng-đen” nêu
bật lênquan điểmcủa cha ông: môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến
nhân cách, nhân phẩm một con ngừoi.
Lý giải về vấn đề này, mực là môi trường xấu, là người bạn xấu mà
khi con người dây vào thì sẽ ảnh hưởng xấu mà khó từ bỏ được. Có thể thấy
những bài báo nói về tình trạng trẻ em bỏ học chơi bời, giết người, trộm
cắp,… mà khi xét rõ nguyên nhân ta thấy một phần tại cha mẹ, một phần di
môi trường sống, do bạn bè xúi giục. Con người ta khi sinh ra ai cũng như tờ
giấy trắng, một khi đã bị dính một vết mực thì khó tẩy và sẽ in sâu mãi.
“Mực” cònảnh hưởng đến ngừoi lớn chứ đừng nói gì những người trẻ tuổi
như chúng ta. Xin dẫn chứng như sau: nếu ta sinh ra trong gia đình có ông
bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con
cháu thì ta ảnh hưởng ngay. Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà
chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời. Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm
bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể tốt được.Khi đã
dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi lắm. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng
chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ:“sống trong môi trường xấu
sẽ làm ta trở thành ngừoi xấu-là gánh nặng của xã hội”
Ngựoc lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống
trong môi trường tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta
sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Ví dụ: ta sinh ra trong gia đình
tốt, có đạo đức, ông bà gương mẫu. Đi học, được giáo dụ trong môi trường
tốt, gặp bạn tốt. Ra ngòai xã hội biết được điều xấu mà tránh thì ngừoi đó
làm sao có thể xấu được.. Trong trường học chúng ta luôn có phong trào
“Đôi bạncùng tiến” gồm 1 bạn giỏi kèm 1 bạn yếu, cốt là để bạn yếu đó sẽ
ảnh hưởung từ ngừoi bạn tốt mà học tập tiến bộ. Khi thấy bạn mình tốt, học
giỏi, siêng năng thì dĩ nhiên ta sẽ bắt chước theo (cũng như thầy Mạnh Tử
bắt chước bạn đến trường). Bởi vậy ông bà còn có câu :
“Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”
Nói như vậycũng không có nghĩa là lúc nào cũng “Gần mực thìđen ,
gần đèn thì rạng ”. Có những ngừoi gần mực mà không đen ví dụ như các
chiến sĩ Cách mạng bị giam giữ, bọn giặc dụ dỗ, mua chuộc nhưngcác anh
không bao giờ khuất phục. Đó gọi là : gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Còn việc gần đèn thì rạngư? Cái đó còn phụ thuộc vào ý thức của mỗi người
có muốn giống bạn mình hay không nữa. Ví dụ như các bạn trong lớp mình
nè, lớp có các bạn rất im lặng thì người lại cũng có bạn mất trật tự. Không
hiểu tại sao các bạn mất trật tự đó lại không bắt chứoc những bạn trật tự nhỉ?
Tất cả chỉ là ý thức tự giác thôi. Vậy nên : “có những lúc gần mực chưa
chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định”
Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt
mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con ngừoi ta hoàn thiện
hơn, là công dân có ích cho xã hội”
Nghệ thuật trong câu này là phép lặp từ: gần, thì. Phép đối lập: “mực-
đèn” hay “đen-rạng”. Ngòai ra còn sử dụng quan hệ từ :”thì” để chỉ cho luật
nhân quả. Thật tài tình, trong một câu nói ngắn mà ông bà đã dạy ta thật
nhiều điều.
Tục ngữ là “túi khôn” của mỗi ngừoi Việt Nam. Hy vọng các bạn sẽ
luôn sử dụng túi khôn này làm hànhtrang cho cuộc sống của mình. Xin
được nhắc lại:
“Gần mực thìđen , gần đèn thì rạng”


Hoặc xem thêm ở đây nhá:D
 
Last edited by a moderator:
T

thongoc_97977

Con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi người. Bàn về vấn đề này, tục ngữ có câu:

“ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Mực là một chất liệu để viết, có màu đen; đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng. Gần ánh đèn mọi vật sẽ được soi sáng. Nhưng mực và đèn còn là hai hình ảnh tượng trưng cho môi trường sống của con người. Khi sống trong một môi trường xấu thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa. Nếu sống trong một môi trường tốt thì con người đó cũng sẽ được ảnh hưởng những điều tốt đẹp. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trường sống thật tốt. Bởi vì môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới nhân cách của con người.

Vậy, tại sao ông cha ta lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ? Mỗi một người đều sống trong một môi trường khác nhau nhưng phải biết chọn cho mình một môi trường sống tốt. Môi trường sống tốt đó là một môi trường biết đoàn kết yêu thương, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ…. Vì vậy nếu chúng ta không biết chọn cho mình một môi trường sống tốt đẹp thì nhân cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta tránh xa môi trường xấu, bởi vì nếu sống trong môi trường xấu, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa; còn ở những môi trường tốt chúng ta sẽ đựơc học tập những điều tốt đẹp, mở mang vốn hiểu biết và trở thành con người có ích cho xã hội. Đặc biệt, cuộc sống con người khi gặp phải khó khăn rất dễ bị xa ngã nếu không tỉnh táo sẽ bị cám dỗ làm mất đi nhân cách tốt đẹp của mình. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự như là một lời giáo huấn của ông cha ta.

Người học sinh chúng ta trong trắng, rất dễ bị tác động của môi trường sống bên ngoài. Vì vậy để giữ được nhân cách và phẩm chất của mình, chúng ta phải nhận thức được vai trò của môi trường sống vô cùng quan trọng tới việc hình thành nhân cách của con người. Nghĩa là chúng ta phải xa lánh những tệ nạn xã hội, phải biết chọn bạn mà chơi để nhân cách của mình không bị vẩn đục; biết phân tích giảng giải cho bạn bè hiểu được gía trị của phẩm chất đạo đức con người. Chúng ta phải luôn luôn biết được bổn phận của người học sinh, biết gần gũi thân ái với bạn bè để xung quanh chúng ta luôn có môi trường sống tốt đẹp để chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình.

Câu tục ngữ với hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng đã trở thành một bài học có giá trị để giáo dục biết bao thế hệ thấy được vai trò của môi trường sống. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những tệ nàn xã hội thì việc làm theo lời khuyên của cha ông ta thực sự có giá trị đối với mỗi người.
 
0

0973573959thuy

Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ:
“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?
Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn
Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người.
Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.
Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“ Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.
Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.
Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.


Chúc bạn học tốt !:)
 
H

hoan1793

Ông bà ta ngày xưa thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen,if chúng ta típ xúc,sử dụng kô khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn.Mực tượng trưng cho những cái xấu xa,những điều kô tốt đẹp.Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏa mọi vật xung quanh.Đến gần đèn,ta được soi sáng.Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp,sáng sủa,rạng ngời.Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”,câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : "Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu;ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt,sẽ học tập được những đức tính của họ."

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống.Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành x cách con người.

Ở gia đình,cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước.Nếu gia đình hòa thuận,cha mẹ là tấm gương sáng về học tập,về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan.Trong làng xóm cũng vậy,nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị,biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt.

Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp,nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt,chăm ngoan học giỏi,nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới,thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.

Ngược lại,trong gia đình,nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn kô quan tâm đến con cái,vợ chồng lun lun bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư.Ngoài xã hội,khi tiếp xúc gần gũi với môi trường kô tốt đẹp,con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình.Cụ thể ở môi trường học tập,quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học,quậy phá,học yếu làm phiền lòng thầy cô.Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây.

Tuy nhiên,kô phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa.Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng,dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm.Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường kô tốt đẹp,kô thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã.Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đến đáng khâm phục.

Có thể nói,câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc,giúp chúng ta có 1 bài học bổ ích,1 cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân.Câu tục ngữ giúp chúng ta có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè,đồng thời xác định cho bản thân 1 thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để lun lun “ gần mực” mà vẫn kô “ đen” vs “ gần đèn” lun tỏa sáng.
 
Top Bottom