5 câu trong đề cương bộ giáo dục

T

triaiai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/Ở 1 loài: cơ thể cái có 1 cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm, còn cơ thể đực giảm phân bình thường. Qua thụ tinh tạo ra được 512 kiểu tổ hợp. Biết loài có bộ NST gồm các cặp NST có cấu trúc khác nhau. Bộ NST của loài là:
A. 2n= 8. B. 2n= 46. C. 2n=10. D. 2n= 14.
Do cơ thể cái có 1 cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm nên số loại giao tử được tạo ra là: 4x2^(n-1)
Số loại giao tử của con đực là 2^n
Vậy nên 4x2^(n-1)x2^n=512 =>> 2n=8
2/Ở người, xét 4 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 alen nằm trên NST X (không có alen trên Y) các gen trên X liên kết hoàn toàn với nhau. Gen thứ 4 có 3 alen nằm trên NST giới tính Y (không có alen trên X), . Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể người là
A. 142 B. 115 C. 84 D. 132*
3/Số kiểu giao tử của mẹ mang 2 trong số n NST của bà ngoại là 28. Biết cấu trúc các cặp NST tương đồng đều khác nhau, quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi đoạn và đột biến. Tỉ lệ giao tử của mẹ mang 3 NST trong số các NST của ông ngoại là:
A. 28 B. 28/256 C. 56 D. 56/256
kiểu giao tử của mẹ mang 2 trong số n NST của bà ngoại là :
n!/[2!x(n-2)!]=28 =>>n=8
Số kiểu giao tử của mẹ mang 3 trong số n NST của ông ngoại là:
8!/[3!(8-3)!]=56
Tỉ lệ giao tử của mẹ mang 3 NST trong số các NST của ông ngoại là:
56/2^8= 56/256
4/Ở người cho biết khả năng nhận biết mùi PTC do A trội hoàn toàn so với a- không có khả năng nhận biết mùi PTC, cặp gen này xác định trên NST thường. Xét một quần thể ở trạng thái cân bằng thấy 84% người có khả năng nhận biết mùi. Nếu các cặp vợ chồng nhận biết mùi bình thường trong quần thể trên kết hôn thì xác suất để 1 cặp vợ chồng trong số đó sinh 1 con trai bị bệnh là:
A. 0,8 B. 0,04* C. 0,25 D. 0,125
5/Một Cô gái nhận từ Mẹ 2 nhiễm sắc thể đột biến và từ Bố 1 nhiễm sắc thể (NST) đột biến. Tất cả các NST khác còn lại đều bình thường và cho rằng các cặp NST phân li độc lập và tổ hợp tự do, không có trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Nếu NST bị đột biến có nguồn gốc từ Bố tương đương với 1 trong 2 NST bị đột biến của Mẹ thì tỉ lệ giao tử chứa 1 NST đột biến của cô ta là:
A. 3/8 B. 1/8 C. 1/4 D. 1/2*
Các bạn giải giúp mình câu 2,3 và 5 nha, cám ơn nhiều!




 
A

autumns_gust

Câu 2:
gen thứ I: 3x4/2=6 kiểu gen
gen thứ II; II
XX: (2+2)x(2+2+1)/2 = 10 kiểu gen
XY: 2x2=4
gen thứ IV:
XY: 3
Ghép lại: 6x(10+4x3)=132 => D

Câu 3: Vậy rồi còn nhờ giải gì nữa bạn? Dùng quy tắc tổ hơp thôi mà.
Số tổ hợp chập 2 của n = 28 => n=8
Số tổ hợp chập 3 của 8 = 56, 2^8-256
=> D

Câu 5:
Cái này không hiểu cho lắm, nhưng phân tích ngược từ đáp án thì: "NST bị đột biến có nguồn gốc từ Bố tương đương với 1 trong 2 NST bị đột biến của Mẹ" tức là đây sẽ là 1 cặp tương đồng. mình đặt là 1 và 1', NST bị đột biến còn lại có thể là 1 NST dư của thể lệch bội do chuyển đoạn Robertson chẳng hạn hoặc NST của 1 cặp tương đồng thì cả hay cũng như, nhau thôi đặt là 2'

1.1
1'.1'
2'.2'
phân li ở KS1 đến kì cuối thì chỉ có 2 trường hợp
1 tb (2'.2' + 1.1 + NST thường ) và 1tb (1'.1' + NST thường) hoặc 1tb (2'.2' + 1'.1' + NST thường) và 1tb (1.1 + NST thường)
Tiếp đó sinh giao tử thì
2 tb (2' + 1 + NST thường) và 2 tb (1' + NST thường) hoặc 2 tb (2' + 1' + NST thường) và 2 tb (1 + NST thường)
 
Top Bottom