

Hiện nay, lắp cửa nhôm kính đang được nhiều người ưa thích và sử dụng nhiều. Kiểu thiết kế này giúp cho ngôi nhà trở nên sang trọng, hiện đại hơn. Để giúp mọi người có thể lắp cửa đúng cách, chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình lắp đặt cửa nhôm kính đúng cách. Cùng theo dõi quy trình dưới đây nhé! Cửa nhôm kính là loại cửa như thế nào? Tại sao gọi là cửa nhôm mà còn có thêm kính nữa? Có lẻ đây là vấn đề nhiều người tò mò, thực chất thì nó có tên như vậy chính là đây được thiết kế từ 2 nguyên liệu là nhôm và kính. Cửa nhôm kính hay còn được gọi với cái tên khác là cửa kính khung nhôm, bên ngoài được bao bọc bởi khung nhôm, phần trong là tấm kính. Phần nhôm: được làm khung cửa nên cửa nhôm kính rất bền vững, nguyên liệu nhẹ hơn so với các chất liệu khác và đặc biệt là rất dễ kéo qua kéo lại, không cần phải dùng lực như nhiều loại cửa khác. Ngoài chất liệu hợp kim nhôm ra, phần nhôm có thể mạ hoặc sơn tĩnh điện một phần bảo về khung nhôm tránh những tác nhân thời tiết, một phần tạo thêm tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm. Phần kính: là phần trung tâm của cánh cửa, tùy vào thiết kế và sở thích của mỗi người mà lắp nhiều mẫu kính khác nhau, như kính trắng, kính phản quang, kính màu, kính cường lực… Với việc sử dụng độ dày kính khác nhau từ 2 đến 12 mm thông thường được sử dụng nhiều là kính 4 đến 6mm. Với các trường hợp khác nhau cụ thể mà dùng các loại kích độ dày khác nhau. Quy trình lắp đặt cửa nhôm kính 1. Khảo sát vị trí lắp cửa Đầu tiên, người chịu trách nhiệm phải đi khảo sát vị trí, nơi công trình cần được lắp để xác định kích cỡ, vị trí như thế nào và có hồ sơ đề nghị sản xuất lắp đặt các dụng cụ để đo kiểm như thước dây, li vô. Công việc khảo sát phải làm rõ được các điều kiện mặt bằng, kích thước ô chờ và đặc biệt xem xét đến thời điểm đưa cửa vào lắp đặt có thuận lợi không và có ảnh hưởng đến các hạng mục thi công khác của công trình không. 2. Công tác chuẩn bị Phân loại sản phẩm cần lắp đặt theo phương án thi công: vị trí lắp đặt, mức độ khó khăn, trình tự thi công. - Làm thủ tục giao - nhận vật tư - Phụ kiện rời sẽ lắp cho sản phẩm tại chân công trình. - Phối kết hợp với bộ phận vận chuyển, thủ kho thành phẩm để làm thủ tục giao - nhận tại chân công trình. - Công cụ, dụng cụ, thiết bị nâng - hạ, thiết bị an toàn lao động dùng cho thi công. - Đánh giá lại thực trạng công trình: hiện trạng của tường, mặt bằng thi công, đường vận chuyển... - Điện nguồn thi công 3. Vận chuyển cửa nhôm kính đến công trình Để đề phồng sự va đập làm vỡ kính, nứt kính với cửa nhôm kính khi vận chuyển đến công trình thì cửa đã lắp toàn bộ kính vào khung như vậy có thể hạn chế được phần nào rủi ro. Bên cạnh đó, không được cọ xát mặt nhôm vào các vật dụng cứng như sắt hoặc các cạnh sắc, không được đập mạnh góc khung cửa nhôm xuống sàn và dùng tay luồn vào khung hay cánh cửa để khiêng. Đặc biệt chú ý khi khiêng phải ở tư thế thẳng đứng chứ không ở tư thế nằm ngang. 4. Định vị khung bao ngoài - Phân tích và lấy chuẩn lắp đặt - Định vị khung bao ngoài vào vị trí chuẩn và đúng thiết kế; + Kê, đệm: căn chỉnh cao độ các góc, các khe hở giữa khung và tường + Rọi, Li - vô: tinh chỉnh độ vuông góc, song song, độ cong - võng, độ méo. - Lấy dấu và khoan gá lắp tạm thời khung bao ngoài vào tường. + Sử dụng Vít - Nở M8 x 90 với khu vực kín gió và tầng thấp (từ tầng 3 trở xuống) + Sử dụng Vít - Nở M10 x 100 với các khu vực còn lại + Khoảng cách các vít liền kề £ 600 mm 5. Định vị khung cánh - Kết cấu khung cánh là bộ phận cấu thành đã được kiểm tra sự vận hành trước khi xuất xưởng và bao gói. Về lý thuyết, nó đã được căn chỉnh để hoạt động tốt với khung bao thông qua hệ thống Phụ kiện kim khí. Một số yêu cầu trong và sau khi định vị: + Đúng bộ kết cấu + Vận hành êm và chính xác + Đúng chiều hoạt động 6. Hiệu chỉnh và hoàn thiện - Hiệu chỉnh cơ cấu vận hành như: bản lề, thanh truyền động, ổ khoa, mấu cài chốt, bánh xe trượt ... sao cho cánh cửa được hoạt động trơn tru và kín khít gioăng - Kiểm tra và bắt xiết lại các vị trí đã hiệu chỉnh xong - Các lỗ khoan - khoét trên Profile được đậy bằng nắp nhựa chuyên dụng - Tra dầu, mỡ bổ sung vào vị trí làm việc PKKK (nếu cần) - Làm sạch kính, lau chùi sạch mỡ, thu dọn đồ dùng Ưu điểm khi lắp đặt cửa nhôm kính Thẩm mỹ cao: Cửa nhôm kính nhìn đơn giản, bởi tấm kính nhìn xuyên suốt nội thất bên trong ngôi nhà, tuy nhiên đây chính là ưu điểm cao của việc lắp cửa nhôm kính. Với nhiều mẫu kính có nhiều màu khác nhau, có thể trang trí theo màu phù hợp với sở thích, phong thủy của gia chủ, màu kính đẹp, sáng sẽ giúp không gian nhà nhìn sang trọng hơn. Cửa nhôm kính nhẹ: Được làm bằng nhôm và kính, vì thế trọng lượng khi kéo cửa sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn so với các loại cửa gỗ, cửa sắt. Được thiết kế các khoang rỗng cùng với việc thiết kế các sống gia cường hợp lý nên việc sử dụng vật liệu này sẽ giảm tải trọng của toàn bộ công trình hơn hẳn so với việc sử dụng các chất liệu khác. Cách âm, nhiệt và chịu lực rất tốt: Các thanh profile được thiết kế hợp lý với các khoang rỗng và gân tăng cứng cũng như chiều dày của nhôm, các rãnh, vách kỹ thuật trong cấu trúc thanh nhôm được tính toán kỹ lưỡng để tạo sống gia cường, kênh thoát nước, khoang trống cách âm, cách nhiệt. Với cấu tạo này, thanh profile nhôm có tính cách âm, cách nhiệt cao và nổi bật là chịu lực tốt. Đặc biệt, với hệ thống sản phẩm có cầu cách nhiệt thì các gân tăng cứng và khoang rỗng nhiều hơn nên khả năng chịu lực càng tốt hơn. Tiện lợi thay kính, vệ sinh: Nếu kính vỡ, có thể dễ dàng thay, lắp đặt kính mới. Đồng thời, việc vệ sinh, lau chùi rất tiện lợi, cửa kính sẽ luôn sạch bóng, không phai màu hay bị mờ đi theo thời gian. Có thể nói lắp đặt cửa nhôm kính đang là xu hướng của nhiều người hiện nay. Hi vọng với bài viết Hướng dẫn quy trình lắp đặt cửa nhôm kính giúp mọi người hiểu rõ cách lắp đặt, quy trình đúng tiêu chuẩn. Đồng thời, hiểu rõ hơn về ưu điểm của việc lắp đặt cửa nhôm kính cho ngôi nhà của mình.