T
tranthuha93
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Để làm tốt một bài thi trắc nghiệm tiếng Anh, ngoài kiến thức, thí sinh cần có những kỹ năng và chiến lược làm bài tốt.
Kỹ xảo bút chì và tẩy
Thí sinh nên mang 2 - 3 bút chì đã gọt sẵn để nếu bút này gãy thì có thể dùng ngay bút khác thay thế. Không nên gọt bút chì quá nhọn, mà nên để đầu bút hơi tù, diện tích tiếp xúc của chì với giấy sẽ nhiều hơn, tô đáp án sẽ nhanh hơn, không làm rách giấy thi.
Thí sinh tuyệt đối không tô hai phương án trả lời trong cùng một câu hỏi, và cũng không được gạch chéo, hay đánh dấu cộng cho phương án trả lời.
Cùng với bút chì, tất nhiên thí sinh nên mang theo tẩy. Không nên sử dụng tẩy ở đầu bút chì, vì ngay việc quay đầu bút để tẩy cũng sẽ tốn đến mấy giây. Bạn nên mang một cục tẩy rời. Tay phải cầm bút, tay trái cầm tẩy. Nếu có một câu trả lời nào bạn nghĩ mình đã làm sai, có thể tẩy ngay.
Thí sinh cũng cần chú ý khi điền câu trả lời. Nếu bài thi trắc nghiệm của Việt Nam thực hiện tương tự như bài thi TOEFL hoặc IELTS, thì câu hỏi và các phương án trả lời sẽ được in trên phiếu câu hỏi, và phiếu làm bài của thí sinh sẽ chỉ in số câu hỏi và các chữ A, B, C và D tương ứng với các phương án trả lời.
Thí sinh cần cẩn thận điền câu trả lời đúng chỗ tương ứng. Nếu đọc câu hỏi số 8 ở trong phiếu câu hỏi nhưng lại điền phương án trả lời cho câu số 9 ở phiếu làm bài thì có nguy cơ: từ các câu tiếp theo, thí sinh sẽ điền câu trả lời không đúng chỗ. Điều này rất nguy hiểm vì các câu trả lời trong phiếu làm bài sẽ sai hàng loạt.
Phương pháp phỏng đoán và loại trừ
Có người nghĩ rằng đoán không phải là một cách hay. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn về câu trả lời thì việc phỏng đoán một cách lôgic và khoa học là giải pháp cho thí sinh.
Thí sinh chẳng mất gì nếu đoán câu trả lời. Nếu đề thi của Việt Nam được thiết kế giống đề thi TOEFL thì, với câu trả lời sai, thí sinh sẽ không "ăn" điểm nhưng cũng không bị trừ điểm.
Trong trường hợp thí sinh có thời gian để suy nghĩ, nhưng không chắc chắn về câu trả lời thì có thể dùng phương pháp loại trừ. Trong 4 phương án trả lời, thí sinh có thể phân tích và tìm ra câu trả lời sai. Như vậy, câu trả lời đúng sẽ nằm trong số còn lại. Nếu loại trừ được càng nhiều phương án sai thì xác suất chọn được câu trả lời đúng càng cao.
Trong trường hợp không có thời gian để đọc kỹ câu hỏi thì thí sinh cũng không nên bỏ trống câu trả lời. Chẳng hạn, nếu còn 10 câu hỏi mà chỉ còn 1 phút để trả lời, cách tốt nhất là chọn bất cứ một chữ cái nào đó.
Chẳng hạn là B, và điền câu trả lời B vào tất cả các câu hỏi còn lại. Như vậy, xác suất đúng sẽ cao hơn, trong điều kiện thời gian còn quá ít.
Vậy là, thí sinh nên phỏng đoán khi làm bài thi vì đây không phải là gian dối. Đó đơn giản là một cách thông minh khi làm bài thi. Những thí sinh khác cũng làm như thế, vì vậy, tại sao lại giới hạn cơ hội của chính mình?
Phân bổ thời gian
Theo thông báo của Bộ GD-ĐT, bài thi trắc nghiệm môn ngoại ngữ bài thi tuyển sinh ĐH, CĐ có 70 – 100 câu. Thời gian làm bài là 90 phút. Như vậy, thí sinh có khoảng chưa đầy một phút để trả lời một câu hỏi.
Trong quá trình làm bài, nếu thí sinh đọc một câu hỏi 2 lần mà chưa trả lời được thì có thể dùng phương pháp loại trừ và phỏng đoán để chọn lấy một câu trả lời. Bạn có thể quay trở lại những câu hỏi này nếu còn thời gian.
Trong một số kỳ thi tiếng Anh quốc tế, số điểm dành cho một câu hỏi khó và câu hỏi dễ là như nhau. Vì vậy, thí sinh không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi khó mà không còn thời gian để trả lời những câu hỏi dễ.
Tôi không rõ là đề thi ngoại ngữ của Việt Nam sẽ cho điểm câu dễ và câu khó khác nhau hay không. Nhưng dẫu sao, thí sinh cũng không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi khó.
Đọc trước câu hỏi để định hướng nội dung cần tìm trong bài đọc hiểu
Thí sinh nên tập trung đọc những thông tin cần cho câu trả lời chứ không nên đọc cả đoạn văn mà không có định hướng gì.
Thông thường, thí sinh bắt đầu đọc đoạn văn trước, rồi đọc câu hỏi thứ nhất và trở lại bài đọc để tìm câu trả lời. Như vậy là để trả lời mỗi câu hỏi, thí sinh phải đọc đoạn văn đến 2 lần. Cách tốt nhất là thí sinh đọc câu hỏi trước để biết rằng mình cần phải tìm thông tin gì trong khi đọc cả đoạn văn.
Câu hỏi đầu tiên trong đoạn văn thường là câu hỏi về chủ đề, ý chính hoặc tiêu đề phù hợp cho đoạn văn “Which of the following is the main idea/point/purpose/topic/best title of/for the passage?"
Nếu thấy câu hỏi loại này xuất hiện đầu tiên trong bài đọc hiểu, bạn đừng trả lời ngay, mà nên trả lời các câu hỏi tiếp theo trước. Sau khi đã trả lời hết các câu hỏi khác, bạn sẽ biết nội dung chính của bài đọc là gì và có thể trả lời câu hỏi này tốt hơn.
Trả lời những câu hỏi có từ “định hướng”
Những câu hỏi có từ “định hướng” sẽ cho thí sinh biết câu hỏi là về vấn đề gì, và định hướng cho thí sinh phải tìm thông tin gì trong bài đọc.
Nếu gặp câu hỏi như sau: “According to the passage, Tom was…”, thì cần phải tìm trong đoạn văn nội dung nói về Tom. Như vậy, “Tom” chính là từ định hướng trong câu hỏi này. Từ định hướng thường là những danh từ hoặc cụm danh từ, là những từ in hoa, con số và từ viết tắt.
Thí sinh nên làm theo những bước sau để trả lời dạng câu hỏi này:
Bước 1: Đọc câu hỏi và tìm ra từ “định hướng”
Bước 2: Tìm từ “định hướng” trong đoạn văn
Bước 3: Khi đã tìm ra từ “định hướng”, đọc câu phía trước từ đó và chính câu chứa từ “định hướng”.
Bước 4: Nếu đã tìm ra thông tin, trở lại phần câu hỏi và câu trả lời để tìm câu trả lời gần nhất với thông tin trong đoạn văn.
Bước 5: Nếu không tìm thấy thông tin cần cho câu trả lời, từ “định hướng” có thể xuất hiện trở lại trong phần sau của đoạn văn. Lặp lại bước 2 đến bước 4 mà thí sinh gặp từ “định hướng”.
Nếu từ định hướng xuất hiện 5 đến 6 lần trong đoạn văn thì có thể phải đọc cả đoạn. Thí sinh không nên làm điều đó mà hãy quay thật nhanh trở lại câu hỏi và chọn một từ “định hướng” khác.
Nếu vẫn chưa tìm được câu trả lời thì có thể câu hỏi này thuộc diện khó. Thí sinh có thể áp dụng phương pháp phỏng đoán và tiếp tục làm câu hỏi tiếp theo. Cần lưu ý rằng, thí sinh không nên dành quá 1 phút cho mỗi câu hỏi.
Thí sinh cũng nên ghi nhớ nội dung mình đã đọc để có thể trả lời câu hỏi về nội dung chính của đoạn văn.
Kỹ xảo bút chì và tẩy
Thí sinh nên mang 2 - 3 bút chì đã gọt sẵn để nếu bút này gãy thì có thể dùng ngay bút khác thay thế. Không nên gọt bút chì quá nhọn, mà nên để đầu bút hơi tù, diện tích tiếp xúc của chì với giấy sẽ nhiều hơn, tô đáp án sẽ nhanh hơn, không làm rách giấy thi.
Thí sinh tuyệt đối không tô hai phương án trả lời trong cùng một câu hỏi, và cũng không được gạch chéo, hay đánh dấu cộng cho phương án trả lời.
Cùng với bút chì, tất nhiên thí sinh nên mang theo tẩy. Không nên sử dụng tẩy ở đầu bút chì, vì ngay việc quay đầu bút để tẩy cũng sẽ tốn đến mấy giây. Bạn nên mang một cục tẩy rời. Tay phải cầm bút, tay trái cầm tẩy. Nếu có một câu trả lời nào bạn nghĩ mình đã làm sai, có thể tẩy ngay.
Thí sinh cũng cần chú ý khi điền câu trả lời. Nếu bài thi trắc nghiệm của Việt Nam thực hiện tương tự như bài thi TOEFL hoặc IELTS, thì câu hỏi và các phương án trả lời sẽ được in trên phiếu câu hỏi, và phiếu làm bài của thí sinh sẽ chỉ in số câu hỏi và các chữ A, B, C và D tương ứng với các phương án trả lời.
Thí sinh cần cẩn thận điền câu trả lời đúng chỗ tương ứng. Nếu đọc câu hỏi số 8 ở trong phiếu câu hỏi nhưng lại điền phương án trả lời cho câu số 9 ở phiếu làm bài thì có nguy cơ: từ các câu tiếp theo, thí sinh sẽ điền câu trả lời không đúng chỗ. Điều này rất nguy hiểm vì các câu trả lời trong phiếu làm bài sẽ sai hàng loạt.
Phương pháp phỏng đoán và loại trừ
Có người nghĩ rằng đoán không phải là một cách hay. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn về câu trả lời thì việc phỏng đoán một cách lôgic và khoa học là giải pháp cho thí sinh.
Thí sinh chẳng mất gì nếu đoán câu trả lời. Nếu đề thi của Việt Nam được thiết kế giống đề thi TOEFL thì, với câu trả lời sai, thí sinh sẽ không "ăn" điểm nhưng cũng không bị trừ điểm.
Trong trường hợp thí sinh có thời gian để suy nghĩ, nhưng không chắc chắn về câu trả lời thì có thể dùng phương pháp loại trừ. Trong 4 phương án trả lời, thí sinh có thể phân tích và tìm ra câu trả lời sai. Như vậy, câu trả lời đúng sẽ nằm trong số còn lại. Nếu loại trừ được càng nhiều phương án sai thì xác suất chọn được câu trả lời đúng càng cao.
Trong trường hợp không có thời gian để đọc kỹ câu hỏi thì thí sinh cũng không nên bỏ trống câu trả lời. Chẳng hạn, nếu còn 10 câu hỏi mà chỉ còn 1 phút để trả lời, cách tốt nhất là chọn bất cứ một chữ cái nào đó.
Chẳng hạn là B, và điền câu trả lời B vào tất cả các câu hỏi còn lại. Như vậy, xác suất đúng sẽ cao hơn, trong điều kiện thời gian còn quá ít.
Vậy là, thí sinh nên phỏng đoán khi làm bài thi vì đây không phải là gian dối. Đó đơn giản là một cách thông minh khi làm bài thi. Những thí sinh khác cũng làm như thế, vì vậy, tại sao lại giới hạn cơ hội của chính mình?
Phân bổ thời gian
Theo thông báo của Bộ GD-ĐT, bài thi trắc nghiệm môn ngoại ngữ bài thi tuyển sinh ĐH, CĐ có 70 – 100 câu. Thời gian làm bài là 90 phút. Như vậy, thí sinh có khoảng chưa đầy một phút để trả lời một câu hỏi.
Trong quá trình làm bài, nếu thí sinh đọc một câu hỏi 2 lần mà chưa trả lời được thì có thể dùng phương pháp loại trừ và phỏng đoán để chọn lấy một câu trả lời. Bạn có thể quay trở lại những câu hỏi này nếu còn thời gian.
Trong một số kỳ thi tiếng Anh quốc tế, số điểm dành cho một câu hỏi khó và câu hỏi dễ là như nhau. Vì vậy, thí sinh không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi khó mà không còn thời gian để trả lời những câu hỏi dễ.
Tôi không rõ là đề thi ngoại ngữ của Việt Nam sẽ cho điểm câu dễ và câu khó khác nhau hay không. Nhưng dẫu sao, thí sinh cũng không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi khó.
Đọc trước câu hỏi để định hướng nội dung cần tìm trong bài đọc hiểu
Thí sinh nên tập trung đọc những thông tin cần cho câu trả lời chứ không nên đọc cả đoạn văn mà không có định hướng gì.
Thông thường, thí sinh bắt đầu đọc đoạn văn trước, rồi đọc câu hỏi thứ nhất và trở lại bài đọc để tìm câu trả lời. Như vậy là để trả lời mỗi câu hỏi, thí sinh phải đọc đoạn văn đến 2 lần. Cách tốt nhất là thí sinh đọc câu hỏi trước để biết rằng mình cần phải tìm thông tin gì trong khi đọc cả đoạn văn.
Câu hỏi đầu tiên trong đoạn văn thường là câu hỏi về chủ đề, ý chính hoặc tiêu đề phù hợp cho đoạn văn “Which of the following is the main idea/point/purpose/topic/best title of/for the passage?"
Nếu thấy câu hỏi loại này xuất hiện đầu tiên trong bài đọc hiểu, bạn đừng trả lời ngay, mà nên trả lời các câu hỏi tiếp theo trước. Sau khi đã trả lời hết các câu hỏi khác, bạn sẽ biết nội dung chính của bài đọc là gì và có thể trả lời câu hỏi này tốt hơn.
Trả lời những câu hỏi có từ “định hướng”
Những câu hỏi có từ “định hướng” sẽ cho thí sinh biết câu hỏi là về vấn đề gì, và định hướng cho thí sinh phải tìm thông tin gì trong bài đọc.
Nếu gặp câu hỏi như sau: “According to the passage, Tom was…”, thì cần phải tìm trong đoạn văn nội dung nói về Tom. Như vậy, “Tom” chính là từ định hướng trong câu hỏi này. Từ định hướng thường là những danh từ hoặc cụm danh từ, là những từ in hoa, con số và từ viết tắt.
Thí sinh nên làm theo những bước sau để trả lời dạng câu hỏi này:
Bước 1: Đọc câu hỏi và tìm ra từ “định hướng”
Bước 2: Tìm từ “định hướng” trong đoạn văn
Bước 3: Khi đã tìm ra từ “định hướng”, đọc câu phía trước từ đó và chính câu chứa từ “định hướng”.
Bước 4: Nếu đã tìm ra thông tin, trở lại phần câu hỏi và câu trả lời để tìm câu trả lời gần nhất với thông tin trong đoạn văn.
Bước 5: Nếu không tìm thấy thông tin cần cho câu trả lời, từ “định hướng” có thể xuất hiện trở lại trong phần sau của đoạn văn. Lặp lại bước 2 đến bước 4 mà thí sinh gặp từ “định hướng”.
Nếu từ định hướng xuất hiện 5 đến 6 lần trong đoạn văn thì có thể phải đọc cả đoạn. Thí sinh không nên làm điều đó mà hãy quay thật nhanh trở lại câu hỏi và chọn một từ “định hướng” khác.
Nếu vẫn chưa tìm được câu trả lời thì có thể câu hỏi này thuộc diện khó. Thí sinh có thể áp dụng phương pháp phỏng đoán và tiếp tục làm câu hỏi tiếp theo. Cần lưu ý rằng, thí sinh không nên dành quá 1 phút cho mỗi câu hỏi.
Thí sinh cũng nên ghi nhớ nội dung mình đã đọc để có thể trả lời câu hỏi về nội dung chính của đoạn văn.
(Giám đốc Language Link Việt Nam - Ông Gavan Iacono)