Sử 8 $\color{red}{\fbox{Sử 8}\bigstar\text{Đi theo dấu chân Bác}\bigstar}$

M

manh550

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Với mỗi con người Việt nam chắc hẳn ai không quên ơn của Bác Hồ- người đặt nền móng cho sự độc lập của đất nước nhưng ai đã tìm hiểu hết Bác-con người đáng kính này.Để giúp các bạn, hôm nay mình xin mở topic $\color{red}{\fbox{Sử 8}\bigstar\text{Đi theo dấu chân Bác}\bigstar}$ để giúp các bạn tìm hiểu.
Nào chúng ta bắt đầu thôi nào;).
:khi (4)::khi (176): Mong mọi người ủng hộ.:khi (176)::khi (4):
 
M

manh550

Giới thiệu và gia đình,thời ấu thơ

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là một nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.

Là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ, và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam. Ông đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông đã được tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.


Theo nhiều tài liệu chính thống cũng như tiểu sử tại Việt Nam, tên lúc nhỏ của ông Nguyễn Sinh Cung (giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành. Tuy nhiên, một số tài liệu ghi nhận tên lúc nhỏ của ông là Nguyễn Sinh Côn,. Điều này cũng được chính ông xác nhận bằng chính bút tích của mình trong một bài viết năm 1954. Quê nội là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Ông được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội của ông, làng Kim Liên là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố. Vào đời ông, phần lớn dòng họ của ông đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp.

19.jpg

Cụ Nguyễn Sinh Sắc

20.jpg

Cụ Hoàng Thị Loan
21.jpg

Bà Nguyễn Thị Thanh
22.jpg

Ông Nguyễn Sinh Khiêm


Thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh nǎm 1862 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng ông sớm có ý chí tự lập, thông minh, ham học.

Nǎm 1901 Nguyễn Sinh Sắc thi Hội và đậu Phó bảng. Tuy đỗ cao nhưng ông vẫn sống rất thanh bạch, khiêm tốn, ghét thói xu nịnh, cam phận của các quan lại trong triều đình Huế. Ông chỉ làm quan trong một thời gian ngắn và sau đó sống bằng nghề dạy học, bắt mạch bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Ông đã đi nhiều nơi, liên lạc với những người yêu nước, tuyên truyền đoàn kết, kêu gọi nhân dân sống có tình nghĩa thủy chung. Tư tưởng yêu nước tiến bộ, nhân cách cao thượng của ông đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến những người con. Ông qua đời tại thị xã Cao Lãnh (Đồng Tháp) vào nǎm 1929, thọ 67 tuổi.

Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan sinh nǎm 1868 trong một gia đình nho học. Bà là một phụ nữ thông minh, cần cù chịu khó, thương yêu chồng con và giàu lòng nhân ái. Bằng nghề làm ruộng và dệt vải bà đã hết lòng chǎm lo cho chồng và các con. Cuộc đời của bà tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại hình ảnh về một phụ nữ Việt Nam sống có tình nghĩa và có ảnh hưởng rất lớn tới tư cách của các con mình. Bà Hoàng Thị Loan qua đời tại Huế nǎm 1901, lúc 33 tuổi.

Chị gái Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh, sinh nǎm 1884. Chị đã tham gia nhiều phong trào yêu nước, nhiều lần bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt giam. Nguyễn Thị Thanh qua đời tại quê hương nǎm 1954, thọ 70 tuổi.

Anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Khiêm, sinh nǎm 1888. Từ tuổi thanh niên, Nguyễn Sinh Khiêm đã đi nhiều nơi truyền thụ kiến thức, mở mang vǎn hoá. Do tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên Nguyễn Sinh Khiêm đã từng bị tù đày nhiều nǎm. Nguyễn Sinh Khiêm qua đời nǎm 1950, thọ 62 tuổi.

 
Last edited by a moderator:
M

manh550

Tuổi trẻ
Năm 1895, Nguyễn Sinh Côn cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác.

Năm 1906, Nguyễn Sinh Côn theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, ông trải qua các niên khoá 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất. Trong kỳ thi primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 - ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.

Theo nghiên cứu của học giả William J. Duiker, vào tháng 9 năm 1907, ông vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình. Tuy nhiên, theo tài liệu hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (Centre des archives d'Outre-mer hay CAOM) ở Pháp, Nguyễn Sinh Côn và được nhận vào Quốc Học Huế vào ngày 7 tháng 8 năm 1908. Theo nhà nghiên cứu lịch sử Vũ Ngự Chiêu thì như vậy "không có việc Nguyễn Sinh Côn bị trục xuất khỏi trường Quốc Học vì tham gia vào cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế—cuộc biểu tình chống sưu dịch xảy ra ngày 9 tới 12 tháng 4 năm 1908; tức gần bốn tháng trước ngày trò Côn được nhận vào trường Quốc Học."

Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Ông dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành.

Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc. Nguyễn Tất Thành đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Ông tuy khâm phục Đề Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào cả. Theo quan điểm của ông, Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, điều đó chẳng khác nào "xin giặc rủ lòng thương", còn Phan Bội Châu thì hy vọng Đế quốc Nhật Bản giúp đỡ để chống Pháp, điều đó nguy hiểm chẳng khác nào "đuổi hổ cửa trước, rước báo cửa sau". Nguyễn Tất Thành thấy rõ là cần quyết định con đường đi của riêng mình.

Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, ông theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son (bây giờ là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng), vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân.Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây để trở về giúp nhân dân Việt Nam.
 
M

manh550

Đây là một video nói về Bác, mời mọi người xem
[YOUTUBE]8r4VY0yaiKA[/YOUTUBE]
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhphamdq

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước.

Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam .

Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”, ... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.

Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước Châu Á .

Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.

Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất” .
 
Q

quynhphamdq

Búp sen xanh là tiểu thuyết đầu tiên viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn Tùng. Xây dựng nên hình tượng Hồ Chí Minh từ khi cất tiếng khóc chào đời tại Làng Chùa quê ngoại tới khi rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, tác phẩm được tác giả dày công sưu tầm tư liệu có liên quan và chấp bút trong thời gian dài, bắt đầu từ năm 1948 và hoàn thành năm 1980.
full_2e37e42acc6d78822ff19cc7f23e865a.jpg

HÃy tìm mua và đọc để hiểu thêm về cuộc đời cua BÁc!

cabua: THANKS :D
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

Thời kì 1911-1919

Theo bà Sophie Quinn-Judge, đại học LSE, London, tác giả cuốn "Hồ Chí Minh: Những năm chưa biết đến" (Hochiminh: The missing years) việc cha ông, Nguyễn Sinh Huy bị miễn nhiệm tại tỉnh Bình Định, đã có tác động đến cuộc sống của ông. Nguyễn Tất Thành buộc phải thôi học ở trường Quốc học Huế và trở thành thầy giáo tại Phan Thiết. Rồi ông vào Nam và ra nước ngoài.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, ông lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs réunis), thường được gọi nôm na là hàng Nǎm Sao, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây.

Trong thập niên 1960, khi nói chuyện với khách nước ngoài, ông cho biết rằng ông đã từng là lính thủy.
Khi mới sang Pháp, ông có làm đơn xin được vào học tại Trường hành chính thuộc địa, nhưng không được chấp thuận (trong đơn này ông tự ghi là sinh năm 1892). Ngày 31 tháng 11 năm 1912, ông chuyển 15 đồng bạc Đông Dương cho cha mình.

Đầu tháng 12 năm 1912, ông sang Hoa Kỳ. Ngày 15 tháng 12 năm 1912, từ New York, ông viết thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ tìm địa chỉ cha mình và muốn xin cho người cha một công việc. Thư này ông ký tên là Paul Tất Thành.

Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời nước Mỹ sang nước Anh làm nghề cào tuyết cho một trường học, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn.

Đầu năm 1914, ông gửi thư cho Phan Châu Trinh, thông báo vắn tắt tình hình bản thân, đưa ra những nhận xét về chiến tranh thế giới đang diễn ra và dự đoán những chuyển biến có thể có. Ông cũng gửi cho Phan Châu Trinh một bài thơ thất ngôn bát cú với hai câu mở đầu như sau:

Chọc trời khuấy nước tiếng đùng đùng
Phải có kiên cương mới gọi hùng
và hai câu kết:

Ba hột đạn thầm hai tấc lưỡi
Sao cho ích giống mấy cam lòng.

Ngày 16 tháng 4 năm 1915, ông viết thư cho Toàn quyền Đông Dương, thông qua lãnh sự Anh tại Sài Gòn, nhờ tìm địa chỉ của cha. Thư ký tên Paul Thành.

Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923...
 
M

manh550

Thời kì ở Pháp

Ngày 18 tháng 6 năm 1919, nhân danh một nhóm người Việt Nam yêu nước, ông phổ biến "Yêu sách của nhân dân An Nam", gồm tám điểm và được viết bằng tiếng Pháp (Revendications du peuple annamite), ký tên Nguyễn Ái Quốc và gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles, đòi chính phủ Pháp ân xá chính trị phạm, thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Ông còn gửi thư riêng kèm theo bản yêu sách cho các đoàn đại biểu Đồng Minh dự hội nghị, nhưng không gây được sự chú ý . Từ đó ông dùng tên Nguyễn Ái Quốc.

Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin đăng trên báo L'Humanité (tờ này là cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản Pháp), từ đó ông đi theo chủ nghĩa cộng sản. Ông tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours với tư cách là đại biểu Đông Dương, trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp. Sau này, ông thừa nhận: "Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước chứ không phải chủ nghĩa cộng sản đã làm tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III".

Năm 1921, ông cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies). Năm 1922, ông cùng một số nhà cách mạng thuộc địa ra báo Le Paria (Người cùng khổ). Tờ này ra được 38 số với mỗi số bán được quãng 1000 tới 5000 bản, một con số thuyết phục vào lúc bấy giờ.Ngoài ra, ông viết bài cho hàng loạt báo khác. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (Procès de lagg colonisation française) do ông viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Ông là trưởng Tiểu ban Đông Dương của Đảng Cộng sản Pháp.

Năm 1923, với tư cách đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, ông ra tranh cử vào Hạ viện Pháp, nhưng thất bại. Trong lần đầu tiên tham gia bầu cử Quốc hội đó, Đảng Cộng sản Pháp giành được tất cả 1,2 triệu phiếu ủng hộ trên tổng số 5 triệu phiếu cử tri, nhưng Nguyễn Ái Quốc trượt chân dân biểu Quốc hội.

Trong toàn bộ thời gian sống trên đất Pháp, ông trang trải cuộc sống bằng cách làm việc nửa ngày. Thoạt đầu, ông làm thuê tại một tiệm rửa ảnh và được Phan Văn Trường nhượng quyền cho thuê lại một căn phòng. Sau đó, ông đi vẽ khoán cho một xưởng vẽ truyền thần và thuê một phòng tại căn nhà số 9 ngõ Compoint, Quận 17, Paris.Ông theo học dự thính tại Đại học Sorbonne và được coi là mọt sách tại Thư viện Quốc gia Pháp.
 
M

manh550

Thời kì ở Liên Xô lần thứ nhất

Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.

Nếu như Marx bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Lenin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Nguyễn Ái Quốc dành sự quan tâm đặc biệt đến cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Trong Tham luận trình bày tại Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc chỉ ra sự to lớn của hệ thống thuộc địa: "Năm 1876: 1/4 tỷ người dân thuộc địa thì năm 1914: 1/2 tỷ dân thuộc địa. Đến đầu những năm 20, diện tích các nước thuộc địa gấp 5 diện tích các nước chính quốc, còn dân số chính quốc chưa bằng 3/5 số dân các nước thuộc địa. Số dân thuộc địa Anh đông gấp hơn 8,5 số dân nước Anh còn đất đai rộng gấp 252 lần của nước Anh...".

Ngày 23-6-1924, phát biểu tại phiên họp thứ 8 Đại hội 5, Nguyễn Ái Quốc nói: "Tôi đến đây không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: cách mạng, ngoài vấn đề tương của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa. Song, tôi thấy rằng hình như các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, gợi ra những vấn đề và nếu cần, tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa".

Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc tranh thủ viết bài cho các báo Nhân đạo (L’Humanité), Đời sống công nhân (La Vie Ouvrière), Sự thật (Pravda), Người cùng khổ (Le Paria), Thư tín quốc tế (Inprékor), Tạp chí Cộng sản vv.v.. Các bài báo tập trung nói về các vấn đề liên quan đến giai cấp công nhân, đến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các thuộc địa, mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm đến chiến lược quân sự của các nước lớn đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi phân tích những động thái quân sự của Nhật Bản ở đảo Yap, Mỹ tăng cường tàu chiến ở Thái Bình Dương, Pháp củng cố hệ thống thuộc địa vành đai Thái Bình Dương, Nguyễn Ái Quốc dự đoán chính xác rằng khu vực này "tương lai có thể trở thành lò lửa của cuộc chiến tranh thế giới mới".
 
Q

quynhphamdq

Tác phẩm Nhật ký trong tù:
13052517361564145556_574_0.jpg

Nhật ký trong tù là một tác phẩm văn học gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943. Tập thơ chỉ là một quyển sổ tay nhỏ, bìa xanh đã bạc màu, có ghi bốn chữ "Ngục trung nhật ký" (tức Nhật ký trong tù) kèm theo bốn câu thơ và một hình vẽ hai nắm tay bị xích; bên trong là những bài thơ chữ Hán và một số ghi chép. Từ năm 1960, tác phẩm này được dịch ra tiếng Việt, được nhiều người đánh giá là một thể hiện khác của con người Hồ Chí Minh qua cách nhìn là một nhà thơ. Đến nay đã được xuất bản nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần được thể hiện bằng thư pháp tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật... Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định công nhận bảo vật quốc gia cho tác phẩm "Ngục trung Nhật ký"
200px-NTNK4.jpg.jpg


Mời mọi người tìm đọc!
 
M

manh550

Thời kì ở Trung Quốc (1924-1927)
Ngày 11 tháng 11 nǎm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc.

Thời gian này ông cũng gặp mặt một số nhà cách mạng lão thành người Việt đang sống và hoạt động lưu vong trên đất Trung Quốc, trong đó có Phan Bội Châu. Trong một báo cáo gửi đoàn chủ tịch Quốc tế Cộng sản đề ngày 18 tháng 12 năm 1924, ông viết về Phan Bội Châu:

"Ông ấy không hiểu chính trị và lại càng không hiểu việc tổ chức quần chúng,tôi đã giải thích cho ông ấy hiểu sự cần thiết của tổ chức và sự vô ích của những hành động không có cơ sở. Ông ấy đã đưa tôi một bản danh sách của 14 người Việt Nam đã cùng ông ta hoạt động bấy lâu"
Trong nhóm 14 người này có một số thành viên của Tâm tâm xã - một tổ chức cấp tiến hoạt động từ 1923 với những thành viên như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, Lâm Đức Thụ,...thành viên đầu tiên của Tâm tâm xã là Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Giản Thanh, Đặng Xuân Hồng, Trương Quốc Huy, Lê Cầu, Nguyễn Công Viễn; đến đầu năm 1924 thì Lê Hồng Phong và Phạm Hồng Thái được kết nạp.

Năm 1925, ông (lúc này mang tên Vương) lựa chọn một số phần tử tích cực của Tâm tâm xã, huấn luyện thêm và trên cơ sở đó, lập ra Cộng sản đoàn, rồi tiếp tục dựa trên Cộng sản đoàn mà thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (hay còn gọi là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên) vào tháng 6. Hội này phái người về nước vận động và đưa thanh niên sang Quảng Châu đào tạo. Cho tới 1927, hội mở được 3 khoá gần 10 lớp huấn luyện, đào tạo 75 hội viên, mỗi khóa chỉ kéo dài 2-3 tháng. Nguyễn Ái Quốc đứng lớp, Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn phụ giảng.Việc làm quan trọng nhất của hội trong thời gian này là cử được người đi học tại Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Quân chính Hoàng Phố của Quốc dân Đảng Trung Quốc. Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh cũng từng làm việc hoặc học tập ở trường Hoàng Phố. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Bùi Công Trừng, Phùng Chí Kiên, Lê Thiết Hùng, Nguyễn Sơn,… là những người được đưa đi đào tạo tại một trong hai trung tâm trên. Phần lớn người khác, như Nguyễn Lương Bằng, sau đó về nước hoạt động. Chương trình học tập gồm:

*Học "nhân loại tiến hóa sử", nhưng chủ yếu học thời kì tư bản chủ nghĩa cho tới đế quốc chủ nghĩa; sau đó học lịch sử vận động giải phóng của Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, lịch sử mất nước của Việt Nam;
*Chủ nghĩa Mác-Lenin, học có phê phán chủ nghĩa Tam dân và chủ nghĩa Gandhi.
*Phần sau là về tổ chức: lịch sử và tổ chức ba Quốc tế Cộng sản, các tổ chức phụ nữ, thanh niên quốc tế, quốc tế cứu tế đỏ, quốc tế nông dân.
*Phần cuối là về vận động quần và tổ chức quần chúng, bài tập là các buổi thực tập. Sau mỗi tuần có "báo cáo học vấn" tại các tiểu tổ, học viên tự kiểm tra, phê bình và tự phê bình lẫn nhau.
Ông cũng lập ra tờ Thanh niên làm cơ quan phát ngôn của hội tới tháng 2 năm 1930, tờ này ra được 208 số. Cuốn Đường Kách mệnh tập hợp các bài giảng của ông, được Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản năm 1927. Ông cho rằng để cách mạng thành công, phải coi học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ đều là bầu bạn của cách mạng. Tư tưởng này của ông trong đầu thập niên 1930 đã vấp phải sự phê phán của một số người cộng sản Việt Nam khác. Ngoài ra, trong thập niên 1920, một trong những quan điểm của ông về cách mạng là: cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

Có bằng cớ là trong thời gian ở Quảng Châu, ông đã kết hôn với một hộ lý Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ngày 18 tháng 10 năm 1926) và sống với nhau cho đến khi ông rời Quảng Châu, vào khoảng tháng 4 năm 1927, từ đó không bao giờ còn gặp lại.Nhưng ông cũng đã từng cho rằng ông chưa bao giờ lập gia đình và có vợ con

Cùng năm 1925, ông tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, do Liêu Trọng Khải, một cộng sự thân tín của Tôn Dật Tiên, làm hội trưởng và ông làm bí thư.

Tháng 5 năm 1927, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đặt những người cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, ông rời Quảng Châu đi Hồng Kông, rồi sang Moskva. Tháng 11 năm 1927, ông được cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đại hội đồng của Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc từ ngày 9 tháng 12 đến ngày 12 tháng 12 năm 1927 tại Bruxelles, Bỉ. Sau đó, ông cũng qua Ý.
 
M

manh550

Những năm 1928, 1929
Mùa thu 1928, Hồ Chí Minh từ châu Âu đến Thái Lan, với bí danh Thầu Chín (trong tiếng Thái và tiếng Lào, "thầu" chỉ người nhiều tuổi và biểu thị sự tôn kính) để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt kiều, đồng thời móc nối một số thanh thiếu niên Việt Nam sang Thái Lan hoạt động. Theo Bác Hồ - hồi kí, phần kể của Lê Mạnh Trinh thì khi đó có khoảng 2 vạn người Việt sống ở Thái Lan, kiếm sống chủ yếu bằng lao động và sinh sống khá rải rác, thiếu liên kết, tập trung nhiều hơn cả là ở vùng Đông Bắc. Cho tới thời điểm 1928, đa số họ mới di cư sang Thái Lan trong vòng khoảng mấy chục năm. Ngô Quảng, Thần Sơn, Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính... đã từng hoạt động tại Thái, tuy nhiên không ai trong số họ tuyên truyền và tổ chức cho Việt kiều cả.

Hồ Chí Minh chủ trương tuyên truyền cho kiều bào và tổ chức họ vào những hội thân ái, tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa cho họ, xin chính phủ Thái cho mở trường dành cho Việt kiều, Hồ Chí Minh đi (chủ yếu là đi bộ) và vận động hầu khắp các vùng có kiều bào ở Thái Lan . Giống như tại nhiều nơi đã hoạt động, ông cho in báo - tờ Thân ái.

Cuối năm 1929, Hồ Chí Minh rời Thái Lan sang Trung Quốc.
 
M

manh550

Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Ba tổ chức cộng sản tại Việt Nam, tuy mới thành lập nhưng đã mâu thuẫn rõ rệt và tranh giành sự ủng hộ của quần chúng. Đông Dương Cộng sản Đảng phê An Nam Cộng sản Đảng là "hoạt đầu, giả cách mạng"; An Nam Cộng sản Đảng chỉ trích Đông Dương Cộng sản Đảng là "chưa thật cộng sản", "chưa thật Bôn-sê-vích"... Ngày 3 tháng 2 năm 1930 (hoặc ngày 6 tháng 1 năm 1930), tại Cửu Long thuộc Hương Cảng, ông thống nhất ba tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam trong một hội nghị được tổ chức tại nhà một người công nhân, ngoài ông còn có 5 người khác là các đại diện cộng sản. Các văn kiện quan trọng nhất (như Chính cương vắn tắt, Sách lược, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng) của hội nghị này đều do ông soạn thảo và được cho là thể hiện những quan điểm và tư tưởng khác với chủ trương khi đó của Quốc tế Cộng sản. Bởi vậy, khi Trần Phú về nước vào tháng 4 năm 1930 thì được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời của Đảng và được giao soạn thảo Luận cương chính trị cũng như trở thành Tổng bí thư. Luận cương chính trị này, theo như nhận định chính thống trong các văn kiện và tài liệu ở giai đoạn sau của Đảng Cộng sản Việt Nam, mang tính tả khuynh rõ rệt.

Tháng 3 năm 1930, ông trở lại Thái Lan trong một thời gian ngắn, sau đó quay lại Trung Hoa.
 
Q

quynhphamdq

Chùm ảnh: Bác Hồ ở Việt Bắc

Được đăng ngày Thứ hai, 02 Tháng 12 2013 17:01
Việt Bắc là mảnh đất đầu tiên Bác Hồ đặt chân sau khi trải qua 30 năm bôn ba ở nước ngoài. Hồ Chủ tịch đã ở đây cùng Trung ương trải qua những năm tháng gian khổ, lãnh đạo toàn dân đi đến Cách mạng Tháng Tám thành công.
Trong suốt thời gian sống và làm việc trên Chiến khu Việt Bắc, Bác luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Bác luôn gần gũi với người dân ở đây. Một vị lãnh tụ hết lòng vì nhân dân, sống cả đời vì mong muốn độc lập tự do. Những hình ảnh ghi lại cuộc sống của Bác tại Chiến khu Việt Bắc đã khắc sâu trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.
bh-vb-bqllang.gov.vna.jpg

Ngôi nhà sàn đầu tiên của Bác ở Vai Cày, Đại Từ, Thái Nguyên
bh-vb-bqllang.gov.vnb.jpg

Người làm việc trong hang đá ở Việt Bắc năm 1951
bh-vb-bqllang.gov.vnc.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong ngôi nhà sàn ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
bh-vb-_bqllang.gov.vnd.gif

Bác làm việc ở Chiến khu Việt Bắc
bh-vb-bqllang.gov.vne.jpg

Bác Hồ đi công tác ở Chiến khu Việt Bắc
bh-vb-bqllang.gov.vnf.jpg

Bác Hồ với đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ATK Định Hóa
bh-vb-bqllang.gov.vng.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí bảo vệ và giúp việc tại
Chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp
bh-vb-bqllang.gov.vnh.jpg

Bác Hồ nói chuyện về tình hình cách mạng trong nước và thế giới với cán bộ, chiến sỹ bảo vệ và phục vụ những ngày ở Chiến khu Việt Bắc
bh-vb-bqllang.gov.vnj.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến đi làm việc với Chính phủ kháng chiến Lào, đến thăm gia đình ông Tướng Văn Trang, dân tộc Dao tại xóm Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, năm 1950.
Ảnh: Tư liệu
bh-vb-bqllang.gov.vnk.jpg

Những giây phút đầy cảm động của vị lãnh tụ cách mạng Việt Nam
bh-vb-bqllang.gov.vnl.jpg

Bác tại nhà sàn Việt Bắc
bh-vb-bqllang.gov.vnm.jpg

Hồ Chủ tịch ở Chiến khu Việt Bắc trong thời gian kháng chiến chống Pháp, cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Trường Chinh, sau này là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
bh-vb-bqllang.gov.vnn.jpg

Vào tháng 12 năm 1953, Bác và các đồng chí lãnh đạo của Đảng họp tại Việt Bắc quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ
bh-vb-bqllang.gov.vnv.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh trao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy
Chiến dịch Điện Biên Phủ
bh-vb-bqllang.gov.vnx.jpg

Bác Hồ trao tặng huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ cho chiến sỹ trinh sát đã lập nhiều thành tích xuất sắc tại Chiến khu Việt Bắc
bh-vb-_bqllang.gov.vny.jpg

Bác Hồ đọc báo ở Chiến khu Việt Bắc, năm 1951
bh-vb-bqllang.gov.vnzz.jpg
bh-vb-bqllang.gov.vnz.jpg

Ngoài giờ làm việc, Bác cùng với các đồng chí khác chơi thể thao và tập võ để nâng cao
sức khỏe
bh-giac-mo-bqllang.gov.vnzzz.jpg

Là người lãnh đạo cách mạng nhưng Bác rất tiết kiệm, sống giản dị. Vì vậy, hàng ngày, Bác cùng các đồng chí sống tại Chiến khu Viết Bắc lại cùng nhau tăng gia sản xuất.
bh-vb-bqllang.gov.vnzzzz.jpg

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người vĩ đại nhưng rất mực giản dị, gần gụi. Đối với đồng bào các dân tộc, hình ảnh “Ông Ké” trở nên vô cùng quen thuộc và ấm áp!
 
M

manh550

Những năm 1931 - 1933

Năm 1931, dưới tên giả là Tống Văn Sơ, Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt giam. Ông bị giam cả thảy hơn một năm. Ban đầu chính quyền Anh tại Hương Cảng dự định trục xuất ông với ý định lực lượng của Pháp sẽ bắt ông và đưa về Việt Nam. Tại đó Pháp sẽ thi hành ngay tức thì bản án tử hình vắng mặt cho Nguyễn Ái Quốc đã được tuyên tại Tòa án Vinh từ tháng 10/1929.

Các đồng chí của ông - (Hồ Tùng Mậu và Trương Vân Lĩnh) liên hệ được với Công hội Đỏ và gia đình luật sư Frank Loseby can thiệp, bào chữa cho ông. Sau nửa năm phiên tranh tụng, ngày 28/12/1932, tại tòa án trong điện Buckingham, có mặt Đức vua Anh, hầu tước chánh án đã phán quyết Tống Văn Sơ vô tội. Ông bèn xuống tàu sang Tân-gia-ba (Singapore), song vẫn bị mật thám theo dõi. Tàu vừa cập bến Tân-gia-ba, cảnh sát đón bắt và áp giải Tống Văn Sơ xuống tàu Hồ San quay về Hương Cảng. Họ tuyên bố rằng, chính quyền Tân-gia-ba không phụ thuộc vào bất cứ lệnh nào của các chính quyền khác, bởi thế, cũng không bắt buộc phải thi hành việc đảm bảo của chính quyền Hương Cảng.

Tại nhà tù, Tống Văn Sơ tìm cách liên lạc được với luật sư Loseby thông qua một lính gác. Trong vai trò luật sư, Loseby đã chính thức gặp nhà chức trách, phê phán họ đã chống lại lệnh tuyên án của Cơ mật viện, để cho cảnh sát bắt lại Tống Văn Sơ một cách trái phép. Chính quyền Hương Cảng lúc đó biết không thể giam giữ Tống Văn Sơ, nên đã phải can thiệp để Sở cảnh sát Hương Cảng thả Tống Văn Sơ sau mấy ngày giam giữ.

Lần này để tránh mật thám, Ông được Loseby bố trí lên một chiếc cano bí mật ra khỏi Hương Cảng, cập mạn một chiếc tàu khác. Sau đó, luật sư Loseby vẫn chưa cảm thấy yên tâm, ông liền tung tin Tống Văn Sơ đã chết trong bệnh viện lao ở Hương Cảng. Mấy hôm sau, tờ Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp đăng tin Nguyễn Ái Quốc đã mất tại Hương Cảng. Mật thám Pháp cũng tin vào cái chết của Nguyễn Ái Quốc và thôi truy lùng. Trong tập hồ sơ của sở mật thám Đông Dương lập về Nguyễn Ái Quốc, ở trang cuối cùng ghi: "Nguyễn Ái Quốc đã chết trong nhà tù tại Hương Cảng".

Sau khi ở Hạ Môn khoảng năm, sáu tháng, đầu năm 1933, ông lên Thượng Hải. Từ đây, ông được Đảng Cộng sản Trung Quốc bố trí đưa đi Liên Xô.
 
M

manh550

Những năm 1933 - 1938

Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc đã có mặt ở Liên Xô. Ông dự Đại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản (từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1935), nhưng không được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Quốc tế Cộng sản. Đại diện của Việt Nam tại Ban Chấp hành này là Lê Hồng Phong. Theo tài liệu của một số nhà sử học, ông bị ép buộc phải ở lại Liên Xô và bị giam lỏng (hoặc nói nhẹ hơn là bị kỷ luật), do bị nghi ngờ về lý do ông được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do. Ông phụ trách chung những người cộng sản Việt Nam và theo học khóa ngắn hạn tại trường Lenin là trường Đảng cao cấp dành cho các lãnh tụ cộng sản nước ngoài (1934-1935). Năm 1935, ông được bầu làm đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương bên cạnh Quốc tế Cộng sản.Trong khi Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai... về nước từ 1936 và các học sinh người Việt Nam không tiếp tục sang Liên Xô nữa thì ông vẫn phải ở lại Liên Xô. Thời gian này ông có theo học lớp nghiên cứu sinh sử học của Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa nhưng sau đó không tốt nghiệp. Ông rời Liên Xô vào mùa thu năm 1938.

Ít nhất ông có hai tên gọi trong thời kì ở Liên Xô: ở trường Lenin ông lấy tên là Li Nốp, đối với nhóm học sinh ở Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa ông lấy tên là Lin.

Trong những năm 1931-1935, ông đã bị Trần Phú và sau đó là Hà Huy Tập phê phán về đường lối cải lương, không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Quốc tế Cộng sản.
 
M

manh550

Từ năm 1938 đến đầu năm 1941


Năm 1938, ông trở lại Trung Quốc. Trong vai thiếu tá Bát Lộ quân Hồ Quang, Nguyễn Ái Quốc đến công tác tại văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, sau đó đi Quý Dương, Côn Minh rồi đến Diên An, căn cứ đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hồng quân Trung Quốc mùa đông 1938 đến đầu 1939.



Trở về Việt Nam

Đầu tháng 1-1941, Hoàng Văn Thụ, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng từ Việt Nam sang Tĩnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc) gặp Hồ Chí Minh để báo cáo kết quả xây dựng và củng cố an toàn khu Cao Bằng. Hoàng Văn Thụ đề nghị ông về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam qua lối Cao Bằng. Hồ Chí Minh cũng nhận định Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng, và ông quyết định trở về nước sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài

Ông trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941, với hành lý là một chiếc vali nhỏ đan bằng mây tre để đựng quần áo và một chiếc máy chữ xách tay. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về sự kiện này qua bốn câu thơ: "Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!/Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người/Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ/Mà đến bây giờ mới tới nơi".

Sau khi hỏi thăm dân địa phương, ngày 8 tháng 2 năm 1941, ông tới ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu. Dòng suối lớn chảy qua đây được ông gọi là suối Lê-nin, ngọn núi đá cao được gọi là núi Các-Mác. Ông đã làm một bài thơ (nay đã được tạc vào vách núi) thể hiện chí hướng:

Non xa xa nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê-nin, kia núi Mác
Hai tay gây dựng một sơn hà.
Tại đây, ông mở các lớp huấn luyện cán bộ,cho in báo, tham gia các hoạt động thường ngày... Tài liệu huấn luyện và tuyên truyền chủ yếu là sách do ông dịch và viết về nhiều chủ đề. Tại cuối một cuốn sách như vậy ông ghi "Việt Nam độc lập năm 1945". Ông cho lập nhiều hội đoàn nhân dân như hội phụ nữ cứu quốc, hội phụ lão cứu quốc, hội nông dân cứu quốc,...

Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941, ông chủ trì Hội nghị lần thứ 8 (mở rộng) của Trung ương Đảng họp tại Pác Bó, Cao Bằng. Một trong những kết quả của hội nghị này là nghị quyết về việc thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh).
 
L

longlttthcs

Di chúc của bác hồ

LỜI MỞ ĐẦU
Dichuc1969.gif

Bản di chúc của Bác viết bằng tay​
Di chúc Hồ Chí Minh là tên gọi thông dụng của một tài liệu bằng văn bản được viết bởi Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh, tên ban đầu của văn bản này do tác giả đặt tên là Tài liệu tuyệt đối bí mật và đây chính là toàn văn Bản Di chúc của Hồ Chí Minh.
Sau khi Hồ Chí Minh qua đời, tại một cuộc họp kín đặc biệt của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam được tổ chức vào sáng ngày 3 tháng 9 năm 1969 do Lê Duẩn chủ trì. Trong cuộc họp này, Phạm Văn Đồng giới thiệu để Vũ Kỳ chuyển đến Trung ương Đảng Lao động Việt Nam một tài liệu do Hồ Chí Minh viết. Tài liệu nằm trong chiếc phong bì to, tài liệu ghi "Tuyệt đối bí mật" – Đó là Di chúc của Hồ Chí Minh. Tài liệu tuyệt đối bí mật này có chữ ký chứng kiến của Lê Duẩn.
Tại cuộc họp đó, Vũ Kỳ báo cáo với Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, từ năm 1965, Hồ Chí Minh bắt đầu suy nghĩ và viết sẵn một số điều dặn lại cho toàn thể đảng viên và đồng bào của ông, phòng khi ông qua đời. Hồ Chí Minh dặn Vũ Kỳ, khi ông mất thì chuyển tài liệu này cho Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
Ngày 9 tháng 9 năm 1969, tại Lễ truy điệu trọng thể Hồ Chí Minh, một phần những trang viết trong tài liệu tuyệt đối bí mật đã được những nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng Lao động Việt Nam công bố với tên gọi là "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh".
HOÀN CẢNH RA ĐỜI
Vào đầu những năm 60 của thế kỷ 20, khi Hồ Chí Minh ở vào tuổi 70, sức khỏe ông thì cứ ngày một suy nhược, diện mạo bên ngoài giảm sút, sắc diện không được hồng hào; mặc dù trí nhớ thì vẫn rất minh mẫn; Ông đã suy nghĩ về việc để lại cho những đảng viên và đồng bào của mình những lời dặn dò trước khi đi xa về cõi vĩnh hằng.
Bản Di chúc Hồ Chí Minh được thai nghén từ năm 1960 và ông đặt bút viết bản Di chúc ngày 10 tháng 5 năm 1965, sửa đi sửa lại, và bổ sung thêm đến tháng 5 năm 1969 mới xong. Bốn năm để viết một di chúc với tổng số 7 trang viết tay và đánh máy, Hồ Chí Minh chọn đúng vào dịp sinh nhật mình, bắt đầu từ sáng ngày 10 tháng 5 đến ngày 20 tháng 5 hàng năm, mỗi ngày một giờ đồng hồ, chọn giờ đẹp nhất từ 9 giờ đến 10 giờ sáng, để suy nghĩ, để chỉnh sửa bản Di chúc - tài liệu đặc biệt bí mật - như cách ông gọi - và viết về ngày ra đi của cá nhân mình. Thư ký riêng của Hồ Chí Minh là ông Vũ Kỳ là người duy nhất biết tường tận sự kiện này từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
BẢN DI CHÚC GỐC
Nội dung cốt lõi của Di chúc
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về Đảng, nhấn mạnh truyền thống đoàn kết trong Đảng; yêu cầu thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình; mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, giữ gìn Đảng ta thật trong sạch.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về đoàn viên thanh niên, nhấn mạnh vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng định đây là đội hậu bị của Đảng, là người chủ tương lai của đất nước; yêu cầu Đảng phải chăm lo bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho họ.
Chủ tịch Hồ Chí minh nói về nhân dân lao động: Người cho rằng nhân dân lao động bao đời chịu đựng gian khổ, bị nhiều áp bức bóc lột của phong kiến thực dân; nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù, luôn đi theo và rất trung thành với Đảng. Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể kéo dài nhưng nhất định thắng lợi, chúng ta ra sức hàng gắn vết thương chiến tranh, phát triển đất nước; Đảng và Nhà nước phải quan tâm chăm lo tới mọi đối tượng trong xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về phong trào cộng sản thế giới: Mong muốn các đảng anh em đoàn kết, giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau, nâng cao tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản; Người đau lòng trước những bất hòa giữa các đảng anh em.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về một số việc riêng: Liên quan đến hậu sự của Người, căn dặn chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân; căn dặn hỏa táng thi hài để vừa tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói lên mong muốn cuối cùng trước lúc đi xa là mong muốn toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Vào sáng thứ Hai, ngày 10 tháng 5 năm 1965, Hồ Chí Minh bắt đầu tự đánh máy tài liệu tuyệt đối bí mật nhân dịp mừng 75 tuổi bao gồm ba trang, mở đầu có tiêu đề:
Việt Nam dân chủ cộng hòa
Độc lập, tự do, hạnh phúc
(Tuyệt đối bí mật)
Trang cuối đề ngày 15 tháng 5 năm 1965, có chữ ký của Hồ Chí Minh và Lê Duẩn.
Năm 1968, viết tay sáu trang nhằm bổ sung một số đoạn. Sáu trang này, bút tích vừa viết, vừa sửa ngay trên các trang.
Năm 1967, 1968 vào những ngày từ 10 đến 20 tháng 5, ông lại mở tài liệu và sửa chữa nhỏ ngay trên tài liệu.
Ngày 10 tháng 5 năm 1969, viết tay một trang, sửa lại phần mở đầu của tài liệu tuyệt đối bí mật.

[YOUTUBE]kGy9WDJvcqg[/YOUTUBE]
Lễ tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại
 
L

longlttthcs

Theo dấu chân Bác về hai thành phố Le Havre và Sainte Adresse


NDĐT- Ngày 13-5, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức chuyến đi "Theo dấu chân Bác Hồ" về hai thành phố Le Havre và Sainte Adresse, nơi Người từng sống và làm việc từ năm 1911-1912. Đây là một hoạt động rất ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sainte Adresse là một thành phố ven biển ở vùng tây bắc nước Pháp, nơi Bác từng đặt chân sau khi tới cảng Le Havre trên con tàu La Touche Treville, với tư cách là người phụ bếp.
theodeu5.jpg

Cảng Le Havre ngày nay.​
Tại buổi tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Ngọc Sơn, Thị trưởng TP Hubert Dejean de La Batie bày tỏ niềm vinh dự của TP được chứng kiến sự hiện diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam, hơn một thế kỷ trước. Theo ông, hai nước Pháp và Việt Nam có mối liên kết sâu sắc và ông có một người chú làm nghề báo, từng tham gia đấu tranh vì độc lập của Việt Nam.
Thị trưởng TP Sainte Adresse bày tỏ sự tin tưởng rằng, chuyến đi theo dấu chân của Bác Hồ và buổi gặp gỡ với lãnh đạo sứ quán Việt Nam tại Pháp sẽ khởi đầu một giai đoạn hợp tác giữa thành phố với Việt Nam, trước hết trong việc nghiên cứu lịch sử về Bác Hồ với sự tham gia của Hiệp hội những người yêu lịch sử ở đây và Việt Nam. Tiếp đó là thúc đẩy hợp tác về văn hóa, giáo dục.
theodau6.jpg

Trang sách của thành phố Sainte Adresse giới thiệu về Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.​
Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn bày tỏ xúc động về tình cảm TP dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho Việt Nam, cảm ơn ông Thị trưởng và đặc biệt là ông Thượng nghị sĩ Patrice Gélard (Thị trưởng danh dự của thành phố), đã nhiệt tình giúp Đại sứ quán Việt Nam tìm lại được hai địa điểm lịch sử mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc trên hành trình tìm đường cứu nước.
Theo Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn, cũng như những TP khác của Pháp như: Marseille, Paris, Montreuil, Tour hay Le Havre, từ nay Sainte Adresse là một địa danh lịch sử gắn bó với mỗi người Việt Nam, vì chính tại những nơi này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nung nấu tìm ra con đường giải phóng dân tộc.
Tại ngôi nhà đối diện Tòa thị chính thành phố, lãnh đạo sứ quán Việt Nam và TP Sainte Adresse cùng thăm lại khu vườn mà theo các nhà nghiên cứu lịch sử thì xưa kia Bác Hồ từng làm việc tại đây.
theodau3.jpg

Thị trưởng Hubert Dejean de La Batie và Thượng nghị sĩ Patrice Gélard giới thiệu với Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn về lịch sử của ngôi nhà.​
Tiếp đó, Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn và đoàn đại biểu tới đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ngôi số 1, ở phố Đô đốc Courbet, TP cảng Le Havre, ngay sát Sainte Adresse, nơi có căn hộ Bác đã sống trong thời gian từ 1911-1912. Phó Thị trưởng TP Le Havre, bà Ourdia Chati đã đến dự buổi lễ và bày tỏ vinh dự được biết một nhân vật lớn của lịch sử đã từng sống và làm việc tại đây.
theodau1.jpg

Phía trước ngôi nhà nơi Bác Hồ từng làm việc cho một gia đình Pháp.​
Chuyến đi theo dấu chân Bác là một hoạt động rất có ý nghĩa, nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh của Người và góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu và học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không chỉ cho cán bộ ngoại giao nói riêng và cho tất cả những người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ đang học tập và làm việc tại Pháp.
 
L

longthcsltt

Theo dấu chân Bác Hồ ở Tashkent

Tháng 7 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nghỉ ở Liên Xô với tư cách là khách mời của Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xô Viết. Trong thời gian này, Bác đã đi thăm một số nước Cộng hòa Xô Viết thuộc Liên bang Xô Viết.
Từ 25 đến 27 tháng 7 năm 1959, Bác là khách của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Uzbekistan, nay là Cộng hòa Uzbekistan. Chính chuyến thăm của Bác Hồ đến Uzbekistan 54 năm trước đây đã đặt nền móng và đánh dấu sự khởi đầu lịch sử hình thành quan hệ hữu nghị tốt đẹp ngày nay giữa hai dân tộc Việt Nam và Uzbekistan.
Sau khi nhận được những tư liệu ảnh quý giá về chuyến thăm nói trên của Bác Hồ do Tổng cục Lưu trữ Uzbekistan cung cấp, Đại sứ quán Việt Nam tại Uzbekistan đã đề nghị Bộ Ngoại giao Uzbekistan giúp đỡ tổ chức chuyến hành hương theo dấu chân Bác Hồ ở Tashkent. Bộ Ngoại giao Uzbekistan đã giao cho Chính quyền tỉnh Tashkent thực hiện đề nghị của Đại sứ quán Việt Nam.
Với tình cảm yêu mến và quý trọng dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tòa Thị chính tỉnh Tashkent đã nhiệt tình ủng hộ và bố trí cho đoàn một chương trình đón tiếp trọng thị. Bạn cử một Phó Trưởng Ban đối ngoại của tỉnh để hướng dẫn và tháp tùng Đoàn Việt Nam trong suốt chuyến đi đặc biệt này.
CENTER]

Trước nhà trẻ làng Dustlik​
Ngày 18/2/2013, Đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam do Đại sứ Lê Mạnh Luân dẫn đầu lên đường đến thăm Makhallya Dustlik (làng tự quản Dustlik) thuộc Hội đồng Dân xã Bardonkul, quận Trirtrik Thượng, tỉnh Tashkent. “Dustlik” tiếng Uzbekistan có nghĩa là “Hữu nghị”. 54 năm trước đây, trên lãnh thổ làng tự quản Đustlik đã tồn tại Nông trang “Politotdel” (“Ban Công tác chính trị”). Ngày 26 tháng 7 năm 1959 Ban Giám đốc và toàn thể nông trang viên của “Politotdel” đã vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm.
Ông Bakhchior Bekmatov, Phó Chủ tịch quận Trirtrik Thượng và ông Mirzaakhmad Bekishev, Chủ tịch Hội đồng Dân xã Bardonkul, ra tận đường quốc lộ đón Đoàn Việt Nam. Hai ông tiếp khách Việt Nam ngay trên nền chòi hóng mát năm xưa Bác Hồ đã ngồi nghỉ khi về thăm nông trang. Chòi hóng mát thời đó làm bằng gỗ, qua hơn năm mươi năm dãi dầu mưa nắng, nay không còn nữa. Chính quyền địa phương đã cho dỡ bỏ chòi gỗ cũ và xây một ngôi nhà khác bằng gạch, khang trang hơn ở một khu đất bên cạnh. Trên nền chòi gỗ cũ bây giờ chỉ còn lại mấy cây cây dương lực lưỡng mọc thẳng đứng, cao vút.
Rời khu đất chòi hóng mát cũ, Đoàn đến những địa điểm khác của Dustlik. Những cánh đồng trồng lúa và ngô cao sản đã từng in dấu dép Bác cách đây 54 năm bây giờ được thay thế bằng các vườn cây ăn quả nối tiếp nhau của các chủ trang trại địa phương. Diện tích đất này được các chủ trang trại thuê lâu dài (vài chục năm) để chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với yêu cầu sản xuất nông nghiệp hiện đại.
Tiếp theo, Đoàn đi thăm Sân vận động, Nhà hát - Trung tâm văn hóa và Nhà trẻ của Dustlik. Những nơi này Bác đã đặt chân đến, tất cả vẫn đứng trên nền đất cũ trước đây, chỉ có diện mạo và quy mô là thay đổi, hiện đại và to đẹp hơn. Sau nhiều lần cải tạo và mở rộng, Sân vận động bây giờ mang tên “Lokomotiv” có sức chứa hàng vạn chỗ ngồi. Nhà hát - Trung tâm văn hóa 2.000 ghế đang được hiện đại hóa với trang trí ngoại thất theo dáng của Nhà hát Bolshoi Moskva. Nhà trẻ của nông trang đuợc xây dựng từ năm 1953. Nay được cải tạo lại, khuôn viên được trồng thêm nhiều hoa, cây xanh, các lớp giữ trẻ sạch sẽ, rộng thoáng.
Nói đến những người đã đón và trực tiếp bên cạnh Bác Hồ trong chuyến thăm Nông trang Politotdel vào năm 1959, không thể không nhắc đến vị Chủ tịch lừng danh của nông trang, ông Khvan Man Gym. Ông Mirzaakhmad Bekishev, Chủ tịch Hội đồng Dân xã Bardonkul, kể: “Vốn gốc người Bắc Triều Tiên, ông Khvan Man Gym sinh ra tại Khabarovsk nước Nga. Năm 1937, ông đến Uzbekistan. Ông được dân địa phương tôn vinh là Anh hùng vì đã có công tạo dựng và vun đắp nên cơ nghiệp đồ sộ của Nông trang Politotdel”.
Cũng theo lời kể của Chủ tịch Hội đồng Dân xã Bardonkul, năm 1953, chỉ bắt đầu với 04 chiếc máy kéo, ông Khvan Man Gym đứng ra thành lập Nông trang Politotdel. Trong 40 năm làm Chủ tịch nông trang, ông Khvan Man Gym hai lần được bầu là Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô Viết, ông là đại biểu Xô Viết tối cao Liên Xô, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Uzbekistan. Trong lần Bác Hồ về thăm nông trang, vợ ông là cán bộ kỹ thuật trực tiếp giới thiệu kỹ thuật trồng ngô cao sản cho Bác Hồ trên khu đất trồng trọt của nông trang. Ông Khvan Man Gym mất đã lâu, vợ ông mất cách đây chừng 2 năm. Vợ chồng ông có 3 con trai. Người con cả năm nay đã 70 tuổi. Cả 3 người hiện đang sinh sống ở xã Bardonkul, quận Trirtrik Thượng, tỉnh Tashkent.
CENTER]

Trong phòng truyền thống Trường Trung học số 6​
Ngày 19 tháng 2 năm 2013, Đoàn công tác của Đại sứ quán tiếp tục lên đường về quận Kiprai (trước kia là quận Orjonikidze) tỉnh Tashkent để thăm lại Nông trang Kyzyl Uzbekistan (Uzbekistan Đỏ).
Đến quận Kiprai, Đoàn được đưa đến Hội đồng Dân xã mang tên Abudjamin Matkabulov. Abudjamin Matkabulov là họ và tên của người Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa nổi tiếng thời Xô Viết trên đất Uzbekistan, ông đồng thời là Chủ tịch của Nông trang Uzbekistan Đỏ, người đã cùng bà con nông trang viên đón Bác Hồ về thăm nông trang sáng ngày 26 tháng 7 năm 1959.
Nếu như Nông trang Poliotdel nổi tiếng về trồng lúa và bông cao sản, thì Nông trang Kyzyl Uzbekistan lại nổi tiếng về thâm canh các cây nông nghiệp khác như ngô, lúa mì, làm tốt công tác cơ khí hóa nông nghiệp đồng bộ, phát triển chăn nuôi. Báo chí Uzbekistan thời đó đưa tin kể lại rằng khi thăm nông trang, Bác hồ đã rất quan tâm trao đổi kinh nghiệm công tác trong các lĩnh vực nói trên.
Sau cuộc đón tiếp tại trụ sở Hội đồng Dân xã, Đoàn được đưa đi thăm Trường phổ thông trung học số 6, trước đây là Trường nội trú của Nông trang Uzbekistan Đỏ. Trường đã vinh dự được đón Bác Hồ đến thăm sáng ngày 26 tháng 7 năm 1959. Tại trường, Đoàn được thăm phòng truyền thống, nơi trưng bầy ảnh tư liệu ghi lại hình ảnh của Bác khi thăm nông trang. Bên cạnh ảnh về Bác Hồ, phòng truyền thống còn lưu giữ ảnh về Nguyên thủ một số nước khác trên thế giới như Cu Ba, Ấn Độ, Indonesia trong những lần đến thăm trường.
Sau Trường Trung học số 6, đoàn đến thăm Trung tâm văn hóa mang tên Abudjamin Matkabulov. Trung tâm này trước đây nguyên là Nhà Nghỉ dưỡng dành cho các nông trang viên đến nghỉ ngơi tập trung, phục hồi sức khỏe sau thời gian làm việc vất vả. Nơi đây Bác Hồ đã ở lại dùng cơm và nghỉ trưa trong lần thăm nông trang sáng ngày 26 tháng 7 năm 1959.
Trong thời gian thăm các di tích của Nông trang Uzbekistan Đỏ, đoàn Đại sứ quán Việt Nam đã được gặp các con của cố Chủ tịch nông trang A. Matkabulov. Đó là các ông Abdujamilov Abdukarim, Abdujamilov Abdukakhkhor, Abdujamilov Ablukaffor, Abdujamilov Abdujabbor và bà Abdujamilova Mutabar. Ông con trai cả Abdujamilov Abdukarim là một trong số các học sinh Trường nội trú của nông trang có mặt trong buổi đón tiếp đón Bác Hồ khi Người đến thăm trường./.
 
Top Bottom