[Văn 8] Khi con tu hú

  • Thread starter sakuraichiko
  • Ngày gửi
  • Replies 2
  • Views 1,244
S

sakuraichiko

Last edited by a moderator:
R

ruaconhaykhoc

Nói về bài thơ khi con tu hú của tố hữu ta không thể không nhắc tới nghệ thuật đối lập về hình tượng và nội dung giữa 2 đoạn thơ. Đoạn đầu là khung cảnh nên thơ lãng mạng đầy mộng tưởng từ tiếngchim tu hú , lúa chiêm đang chín , chái cây ngọt dần, tiếng ve ngân,bắp ray vàng hạt đầy sân nắng đào tiếng diều sáo. Còn đoạn sau chính là cuộc sống tù đầy của tác giả đày cay đắng nghiệt ngã. Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ. nhưng đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. tiếng chim tu hú mở ra cuộc sống sinh động nhưng cũng dẫn đến cuộc sống đầy đau khổ tù đầy.
 
N

ngoclinh1122

Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật đối lập giữa 2 đoạn của bài thơ tạo nên một nét hay, nét đặc biệt riêng. Ở đoạn thơ đầu là cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng người tù Cách mạng . Tác giả đẫ miêu tả bức tranh mùa hè rộn rã âm thanh: tiếng "chim tu hú gọi bầy" trên đồng quê, "tiếng ve ngân" từ những vườn trái cây. Tác giả ngắm nhìn cảnh sắc quê hương bằng tất cả tấm lòng nhớ quê. đó là màu "vàng" của bắp, màu "đào" của nắng hạ, màu "xanh"của bầu trời. Không chỉ vậy, tác giả còn cảm nhận được hương vị ngọt ngào của "lúa chiêm đang chín", của "trái cây ngọt dần". Qua đó cho thấy ở đoạn đầu là một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn, tưng bừng sự sống và nồng nàn tình yêu quê hương tha thiết. Nhưng ngược lại, Ở đoạn 2 miêu tả tâm trạng của người tù Cách mạng đầy đau đớn, đắng cay.. Tác giả đã sử dụng thành công động từ mạnh "đạp" và từ cảm thán "ôi", "thôi" để diễn tả sự uất hận, tâm trạng ngột ngạt cao độ khi bị giam hãm trong chốn lao tù khắc nghiệt nhưng đồng thời cũng thể hiện niềm khát khao mãnh liệt hướng về sự sống tự do và sự sống bên ngoài.
Giữa 2 đoạn thơ là những khung cảnh và tâm trạng hoàn toàn trái ngược nhau nhưng thực sự đó lại vô cùng chặt chẽ, lôgic với nhau. Đó là một sự kết hợp vô cùng tinh tế và độc đáo.
Tác giả đã hết sức khéo léo khi đưa hình ảnh "tiếng chim tu hú" vào câu mở đầu và câu cuối của bài thơ. Tiếng chim tu hú kêu ở đoạn đầu gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng sự sống. nhưng cũng chính tiếng chim tu hú ấy ở đoạn 2 lại khiến người chiến sĩ bị giam thấy hết sức đau khổ. Tuy vậy, ở cả 2 câu thơ, tiếng chim tu hú đều giống nhau như tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình-người tù Cách mạng.

@-):):)@-)
 
Top Bottom