Sử Đáp án cuộc thi "Em yêu lịch sử Việt Nam".

L

linhvuquang

Bài thi em yêu lịch sử Việt Nam

:eek::eek::eek::eek::eek::eek:hi.chúc mọi người làm bài thật tốt nhé!
 
T

trang2622000

Đáp án cuộc thi Em yêu lịch sử Việt Nam 2014
Hà Thu Hà Thu 11/09/2014, 20:07
Đáp án cuộc thi Em yêu lịch sử Việt Nam 2014
Câu 1: Ngày 6-12-2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Anh (chị) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì? Nêu những điều mà anh (chị) tâm đắc nhất về thời đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó.



Ngày 6/12/2012, tại Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo tồn văn hóa phi vật thể diễn ra tại Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức công nhận Hồ sơ “Tín ngưỡng thờ, cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây thực sự là một minh chứng khẳng định tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản văn hóa độc đáo, trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Đồng thời là dịp quan trọng để chúng ta chuyển tải ra thế giới về một di sản vô cùng giá trị, độc đáo đã tồn tại hàng ngàn năm nay, thấm đẫm vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài.



Phát biểu tại Lễ đón bằng UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm Quý Tỵ - 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định mỗi người Việt Nam đều tự hào mang trong mình dòng máu con Lạc cháu Hồng. Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam ta, thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ cháu con với công đức của Tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Dù làm gì, ở đâu, mỗi người con đất Việt đều hướng về cội nguồn, hướng về Tổ tiên, với tấm lòng thành kính, tri ân.



Câu 2: Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

Cảm nhận của giảng viên trẻ trước sự kiện trọng đại của đất nước

Kính thưa quý thầy cô giáo,
Mùa Xuân năm 1975, nhân dân Việt Nam ta đã ghi dấu một chiến công vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc: Sau 55 ngày đêm tiến công thần tốc, ta đã quét sạch toàn bộ chế độ thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng miền Nam thân yêu, giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước. Đây là một sự kiện lớn đã đánh dấu một mốc son lịch sử, một bước ngoặt lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta.


Không được sinh ra vào thời khắc lịch sử hào hùng đó nhưng tôi vẫn may mắn vì là con của Bố. Bố là một anh bộ đội cụ Hồ đã trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến đó. Bố không trực tiếp kể cho tôi nghe được vì giờ đây Bố đã là một anh thương binh bị tàn phế 75% cơ thể của mình sau chiến tranh. Nhưng những chiến tích trên đôi tay, trên đầu, chiếc bình toong, chiếc còi báo động và chiếc dù màu xanh bộ đội mà bố vẫn còn giữ được bên mình khi trở về hậu phương mà mẹ tôi đã giữ gìn cho tới khi tôi lớn và biết đến nó đã giúp tôi hiểu được sự gay go, ác liệt của những tháng ngày trong những năm kháng chiến trường kỳ mà quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng để đất nước ta có được ngày hôm nay. Và những ngày này trong tôi lại vang vọng đâu đó những khúc hát, những thước phim tư liệu hay hình ảnh của chiếc xe tăng tiến vào Dinh Độc lập về sự kiện hào hùng của ngày 30/4/1975.
Chiến tranh đã đi xa để lại phía sau hàng triệu niềm vui xen lẫn hàng triệu nỗi buồn. Trước nay, nhắc tới ngày này, chúng ta thường ghi nhận quan điểm và suy nghĩ của những người liên quan trực tiếp đến cuộc chiến, những nhân vật nghiên cứu, am tường về thời cuộc, hoặc những ai đã trải qua một quãng đời trong giai đoạn lịch sử ấy. Nhưng còn những thế hệ như tôi thì sao? Đối với thế hệ hiện đang chiếm hơn phân nửa số dân Việt Nam, ngày 30/4 có ý nghĩa như thế nào?
Bản thân tôi thật may mắn vì được sinh ra và lớn lên trong những tháng ngày bình yên và tươi đẹp của đất nước. Được cắp sách tới trường để rồi giờ đây được làm một giảng viên đại học tại thành phố mộng mơ yêu dấu này. Tôi có được cuộc sống như ngày hôm nay là phần lớn nhờ Bố. Bố, người cha tôi hết mực kính yêu nhưng tôi không thể gọi tên và trò chuyện như những bạn bè cùng trang lứa thường làm. Bố đã cho tôi nhiều bài học về chất lính của một người chiến sĩ, không những trong thời chiến mà trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống ngày hôm nay. Cuộc sống hàng ngày của Bố trong những ngày đông giá rét đã dạy cho tôi về tính chiến đấu, về sự kiên cường và tinh thần yêu nước. Bởi lẽ thế hệ chúng tôi đang sống và chiến đấu trong một cuộc cách mạng mới – cuộc cách mạng của khoa học, công nghệ và cách mạng chủ nghĩa xã hội.
Sinh ra và lớn lên trong thời bình, tôi không biết đến sự tàn khốc của chiến tranh nhưng tôi vẫn cảm nhận được nó là nỗi đau và là niềm tự hào về một dân tộc anh hùng. Tôi cũng đau cùng với những cơn đau do chiến tranh để lại trên cơ thể Bố, đó cũng chính là động lực giúp tôi phấn đấu và từng bước trưởng thành hơn. Tận trong trái tim tôi xin ghi nhớ và cám ơn Bố, cảm ơn thế hệ cha ông đã cho chúng tôi cuộc sống như ngày hôm nay. Tôi xin hứa với lòng mình rằng: Sẽ sống và phấn đấu nhiều hơn, nhiều hơn nữa… để xứng đáng là con của Bố, là người con của dân tộc Việt Nam.
Được học tập và rèn luyện tại ngôi trường Đại học Yersin Đà Lạt thân yêu này tôi thật sự vinh dự và tự hào vì có những bậc cha anh chính là người Thầy, người Cô đi trước, là những người lính già sáng suốt soi đường và giúp tôi nhận ra vai trò quan trọng của một người giảng viên – “vai trò trồng người”. Chính điều đó giúp tôi có động lực để làm thật tốt những công việc hàng ngày từ việc nhỏ nhất cho đến việc lớn hơn để có thể hoàn thiện mình và cũng để góp phần tham gia vào cuộc cách mạng của thế hệ trẻ hôm nay. Hay chính là chúng tôi đang nhớ đến công lao và sự hi sinh vô cùng to lớn của các bậc cha anh để dân tộc Việt Nam không chỉ có thắng lợi vào ngày 30/4/ 1975 mà có thể phát huy hơn nữa kết quả thắng lợi này.
Đây có lẽ cũng chỉ là một khía cạnh nào đó trong nhận thức của một người trẻ – một người con của dân tộc khi đất nước đang từng ngày “Xuân hơn”, mới hơn khi ta nhìn lại những chiến công hào hùng của dân tộc. Tôi hi vọng tất cả các bạn trẻ ngày hôm nay hãy nâng niu, trân trọng và cố gắng phát huy truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Hãy chiến đấu như những anh bộ đội cụ hồ của những năm 1975 đầy chí khí, kiên cường và anh dũng.
Xin trân trọng cảm ơn!


Câu 3: Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, anh (chị) yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó.

Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, quân đội nhà Trần đã vượt qua vô vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh tan hàng vạn quân Nguyên Mông xâm lược, giành thắng lợi lẫy lừng, "tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên". Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng "thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần"

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Vị Thánh Tương Hiền Minh Triều Trần

Là một Tiết chế đầy tài năng, khi "dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái", đặc biệt là có một có một lòng tin sắt đá vào sức mạnh và ý chí của nhân dân, của tướng sĩ, nên Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối kháng chiến ưu việt, tiêu biểu là các cuộc rút lui chiến lược khỏi kinh thành Thăng Long, để bảo toàn lực lượng. Kế hoạch "thanh dã" (vườn không nhà trống) và những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa "hương binh" và quân triều đình, những trận tập kích và phục kích có ý nghĩa quyết định đối với cả chiến dịch như ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vân Đồn, và nhất là ở Bạch Đằng...đã làm cho tên tuổi ông bất tử

Có thể nói tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân. Cho nên trước khi mất, ông vẫn còn dặn vua Trần Anh Tông rằng: "Phải nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc" cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà

Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có những di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) tiêu biểu nào? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn hóa của quê hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị), cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó?

Câu 5: Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.



Nghĩ về lời Bác dạy: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”


Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình. Lịch sử dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nội dung lịch sử dân tộc ta thật vô cùng rộng lớn, phong phú bao gồm các mặt hoạt động khác nhau (kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội …) của xã hội và con người Việt Nam trong quá khứ cũng như trong hiện tại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.
Hơn thế nữa, đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng mới, thời kỳ của CHH – HĐH theo định hướng XHCN, đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có một sự hiểu biết đầy đủ hơn, mới mẻ hơn về toàn bộ lịch sử dân tộc theo tinh thần “ôn cố tri tân”, lấy xưa phục nay.
Lịch sử là “cô giáo của cuộc sống”, là “bó đuốc soi đường đi tới tương lai”. Vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, của nền văn hoá Việt Nam không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người hiện nay mà còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Nắm vững lịch sử dân tộc ta không chỉ có được những hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình trong việc xây dựng “non sông gấm vóc như ngày nay” mà còn góp phần bồi dưỡng tình yêu ông bà, cha mẹ, yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc. Có biết được quá trình đấu tranh dựng và giữ nước đầy máu và nước mắt của ông cha mới biết ơn, kính trọng những thế hệ đi trước và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Có hiểu được tường tận lịch sử dân tộc và mới hiểu được giá trị của cuộc sống và mới có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống hiện tại, đặt cơ sở cho sự phát triển tương lai.
Tuy nhiên, hiện nay việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông nói chung còn nhiều thiếu sót về nhận thức bộ môn, về nội dung, phương pháp dạy học, về những phương tiện cần thiết cho việc giáo dục. Do đó, chât lượng dạy học và thi Đại học môn lịch sử giảm sút đến mức báo động. Tình trạng “mù lịch sử” khá phổ biến. Đó là tình trạng không biết lịch sử, không hiểu lịch sử, nhớ sai, không ham thích, không hứng thú học lịch sử …
Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử trong nhà trường hiện nay? Câu hỏi được cả xã hội đặt ra và đang từng bước được giải quyết. Song, theo tôi nghĩ, trách nhiệm đâu phải chỉ của nhà trường, của giáo viên nói chung, của thầy cô giáo dạy môn lịch sử nói riêng mà điều cốt yếu trước hết là mỗi người chúng ta cần có khát khao nghiền ngẫm sử cũ để học được những điều bổ ích từ cuộc sống sinh động của tổ tiên ta xưa mà giáo dục cho con cháu. Bởi, tổ tiên ta lẽ đâu chỉ giỏi đánh giặc, còn tư tưởng, đạo đức, triết lý … và biết bao vấn đề cuộc sống mà ta chưa biết đến.
Bernard Shaw đã nói: “Bài học lớn nhất của lịch sử chính là ở chỗ người ta không chịu rút ra từ lị
 
G

gaconkudo

Cảm ơn nhiều...thế là không bị làm rồi...hihi.......................................
 
Top Bottom