cái nì lấy trên mạng thui nhe.
Mọi người ơi, có ai biết lồng đèn gió hông? Lồng đèn gió còn gọi là lồng đèn chỉ thiên, đèn trời, đèn Khổng Minh, tiếng Anh là Sky Lantern á.
Lồng đèn gió bay lên nhờ không khí nóng, theo nguyên tắc của khinh khí cầu á mà, đơn giản lắm. Một cái lồng đèn thường thì to gấp rưỡi một người bình thường, nhưng không dài lắm, hình trụ bít đầu. Làm bằng loại giấy mỏng, càng mỏng càng tốt, có người dùng giấy pơluya (giấy dân Mỹ thuật dùng để copy á, giấy đó thì quá sang), có người dùng loại giấy giống giấy ximăng, nhưng mỏng hơn, nhẹ hơn, mỏng tang, trông hơi xam xám, không biết gọi là giấy gì. Và thường là giấy trắng, như thế khi đốt đèn sẽ đẹp hơn nhiều.
Tiếp theo, phía dưới đáy lồng đèn dĩ nhiên là có lỗ hổng, cũng khá bự á. Thường thì người ta dùng chỉ, hay kẽm loại mỏng, hoặc tre chẻ mỏng ra. Chủ trương là càng nhẹ, càng mỏng, càng tốt! Người ta căng chừng hai đến bốn sợi chỉ/kẽm/tre ở đáy lồng đèn cho giao nhau, và ngay chỗ giao nhau người ta buộc một túm vải, hay cái gì trông như bấc ấy, bongbien không rõ, nhưng buộc thành một chùm to lắm. Và tẩm dầu hôi vô đó. Khi chuẩn bị thả, thì một tay giữ ngay đáy lồng đèn, một tay căng giữ phía trên cho lồng đèn thẳng ra theo hình dạng của nó, rồi châm lửa. Khi cảm giác lồng đèn căng phồng ra và "muốn" bay lên, thì buông tay. Lúc buông ra cẩn thận, không dễ bị phỏng lắm á... Lồng đèn gió, thường thả một lúc cả chục gần trăm cái mới đẹp. Nhưng đừng thả ngay rằm, vì đèn sẽ làm mờ trăng mất thôi. Thật đấy! Đẹp mê hồn!
thả lồng đèn gió cũng là một tập tục lâu đời không thể thiếu của người dân đồng bào Khmer Nam Bộ trong lễ hội Ok Om Bok...
Đèn trời: Gọi là đèn trời bởi khi đốt đèn bay lên trời, đèn có thể bay cao cả ngàn mét và bay xa 5-10 km. Thi đốt đèn trời bắt nguồn từ ước vọng của con người mong cho cuộc sống trường tồn. Thi đốt đèn trời trong ngày tết, ngày lễ còn có hàm ý tâm linh xua đuổi bóng đêm, xua đuổi ma quỷ. Người ta quan niệm răng người thắng trong cuộc thi được may mắn cả năm.