[Địa lý] Tỉnh Quảng Ngãi

T

truongtrungviet

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở trung Trung Bộ, trên trục giao thông huyết mạch Bắc Nam nối liền hai vùng kinh tế lớn của Việt Nam: Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ với Sài Gòn và đồng bằng Nam Bộ. Quảng Ngãi cũng là cửa ngõ ra biển Đông của hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum, vùng Hạ Lào và Đông Bắc Cam Pu Chia thông qua quốc lộ 24. Tỉnh Quảng Ngãi cách Hà Nội 883 km, cách Sài Gòn 838 km, nằm ở tọa độ:


Từ 14o32_40" đến 15o25_ vĩ Bắc

Từ 108o06_ đến 109o04_25" độ kinh Đông


Phía Bắc tỉnh bắt đầu từ núi Chúa (một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển) giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam đến đèo Bình Đê giáp tỉnh Bình Định, phía đông trông ra biển Đông, phía tây giáp tỉnh Kon Tum dựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ. Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.849,6 km2. Diện tích đất canh tác 67.030 ha. Diện tích trồng lúa chiếm 45.157 ha. Đất màu và cây công nghiệp chiếm 21.813 ha.

Giao thông

Quảng Ngãi có hệ thống giao thông khá thuận tiện bao gồm đường sắt, đường bộ và đường thủy.

Tuyến đường sắt Xuyên Việt chạy qua Quảng Ngãi dài 98 km, có 10 ga, 240 cầu cống (27 cầu thép, 137 cầu bê tông, 76 cống) trong đó dài nhất là cầu Trường
Xuân bắc qua sông Trà khúc gồm 11 nhịp dài 575,76m. Giữa địa phận Quảng Ngãi vào Bình Định tàu lửa chui qua hầm ở đèo Bình Đê.

Quốc lộ 1A chạy ngang tỉnh dài 104 km , có 35 cầu với tổng chiều dài 1.942m, có 3 cầu dài nhất: cầu Trà Khúc 636 m, cầu Châu ổ bắc qua sông Trà Bồng 247m, cầu Sông Vệ 182,6m. Đường bộ nội tỉnh nối liền với các địa phương kể từ bắc vào nam có:



Châu ổ đi Sa Cần : 17km - Châu ổ đi Sa Kỳ (tỉnh lộ 621) 23km.

Châu ổ đi Trà Bồng( tỉnh lộ 622) 32,5 km.

Đường 5B từ quốc lộ IA đi Di Lăng (tỉnh lộ 623) 50 km.

Quán cơm (bắc cầu Trà Khúc) đi Sa Kỳ (tỉnh lộ 624) 16,5 km.

Thị xã Quảng Ngãi đi Thạch Nham (tỉnh lệ 625) 24 km

Thị xã Quảng Ngãi đi Thu Xà (tỉnh lộ 626) 6,5km,

Thị xã Quảng Ngãi đi Minh Long (tỉnh lộ 627) 30 km.

Mộ Đức đi Mỹ á 20 km,

Đức Phổ đi Mỹ á 5 km.

Về đường biển Quảng Ngãi đã hoàn thành việc thông luồng cảng Sa Kỳ cho tàu 1.000 tấn. Hiện nay Quảng Ngãi có 3 tàu vận tải biển mang tên Thiên ấn I, Thiên ấn II, Ba Tơ. Mỗi tàu có trọng tải 442 tấn, đi đến tất cả các cảng trong nước và các nước Đông Nam á (Campuchia, Thái Lan, Xingapo, Malayxia, Đài Loan, Hồng Kông, Bắc Hải (nam Trung Quốc).

Dân Số

Trên địa bàn Quảng Ngãi có 4 dân tộc sinh sống: Kinh, Hre, Cor và Ca Dong (một nhánh của dân tốc Xơ -đăng). Vào đầu thế kỷ XX, dân số Quảng ngãi mới có khoảng 300.000 người, trong đó có chừng 45.000 người thuộc các dân tộc thiểu số. Về ngoại kiều, đông nhất là Hoa kiều độ 200 người, không kể những người Minh Hương (là người Trung Quốc trốn tránh áp bức của nhà Thanh đến Việt Nam đã nhập quốc tịch Việt Nam). Ngoài ra còn có Ấn kiều (một vài gia đình buôn bán hàng tơ lụa ở tỉnh lỵ mà nhân dân ta quen gọi là Chà Và). Số người Pháp, rồi Nhật trong bộ máy cai trị không nhiều gồm Công Sứ, phó sứ, các viên chức một số ngành như thương chính, kho bạc, sĩ quan và binh lính.
Phong cảnh thiên nhiên Quảng Ngãi

Quảng Ngãi có những cảnh đẹp được nhiều người ngợi ca. Vào giữa thế kỷ XVIII, khi đến trấn nhậm Quảng Ngãi, Nguyễn Cư Trinh đã làm thơ vịnh 10 cảnh đẹp Quảng ngãi. Đó là:

Thiên ấn niêm hà (ấn trời đóng trên sông)

Long đầu hí thủy (đầu rồng giỡn nước)

La Hà thạch trận (trận đá La Hà)

Liên trì dục nguyệt (trăng tắm ao sen)

Hà Nhai vãn độ (bến đò Hà Nhai buổi chiều tà)

Cổ Lũy cô thôn (thôn Cổ Lũy cô quạnh)

An Hải sa bàn ( mâm cát An Hải)

Vân Sơn dạ vũ (núi Vân Sơn đêm ma)

Về sau, các nho sĩ địa phương vịnh thêm hai cảnh nữa là:
Vu Sơn lộc trường (đàn nai ở trên núi Vu Sơn)
Thạch Cơ điếu tẩu (ông câu cá trên ghềnh)

Ngày nay, dựa vào sự gần gũi về địa lý, ta có thể sắp xếp các cảnh đẹp của Quảng ngãi như sau:

Thiên ấn niêm hà và Long Đầu hý thủy

Nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, về phía bắc tỉnh lỵ Quảng Ngãi, núi Thiên Ấn chỉcao hơn 100m, giống một cái triện (ấn), nhìn phía nào cũng thấy núi có hình thang cân. Núi chỉ cách đầu cầu Trà Khúc chừng 2 km về hướng đông, nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh. Đỉnh núi bằng phẳng, có một khoảnh cây cổ thụ bao bọc ngôi chùa cổ, tương truyền được xây dựng từ đời Lê và qua nhiều lần trùng tu, còn lại di tích cửa tam quan rêu phong cổ kính.

Trong khuôn viên vườn chùa có 7 (viên mộ) của các vị sư tổ trụ trì chùa, có giếng nước sâu gọi là giếng Phật, có quả chuông cổ gọi là Chuông thần. Ngoài khuôn viên nhà chùa, trên khoảng đất thoáng đãng phía tây có phần mộ của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, người đã từng gắn bó máu thịt với đất Quảng Ngãi thuở bình sinh.

Đường lên Thiên ấn hình xoắn ốc, quanh sờn núi cỏ tranh mọc đầy. Ca dao có câu:

Bao giờ núi Ấn hết tranh, Sông Trà hết nước anh đành xa em

Đứng bên hữu ngạn sông Trà nhìn qua, ta có cảm giác như ngọn núi nằm ngay trên mặt sông Trà, nên được người xa gọi là Thiên ấn niêm hà (ấn trời đóng trên sông) với niềm tin thiêng liêng vào một vùng đất địa linh nhân kiệt.

Thiên ấn được xem là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi, chùa Thiên ấn được xem là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của cả miền Trung. Năm Minh Mạng thứ 11 (1830), núi được liệt hạng danh sơn và ghi vào tự điển có sắc phong "Thiên ấn tự".

Từ trên đỉnh núi Thiên ấn, du khách phóng tầm mắt có thể thu về một khoảng không gian bao la: xung quanh là những làng mạc, ruộng đồng ngát xanh, dòng Trà Khúc lượn lờ duyên dáng, tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ, đông là mặt biển bao la...Đỉnh núi gợi cho khách tham quan cái cảm giác thoát tục, thanh khiết , như thủ khoa Phạm Trinh xa kia đã viết:

Sông bên góc núi đua dòng biếc
Biển sát chân trời bủa sóng xanh
Giếng Phật mạch sâu mùi nớc ngọt
Chuông thần đêm vắng giọng đa thanh

Không xa Thiên Ấn, sát Quốc lộ 1A và ngay cạnh phía bắc cầu Trà khúc là núi Long Đầu, từ phía đông bắc một dãy núi thấp mấp mô chạy dài đến đây thì nhô cao lên và đâm vào vực sông Trà Khúc. Vào mùa lũ, nước cuộn xoáy nơi vựa sông, người xa hình dung như là đầu rồng đang giỡn nước, nên gọi là Long Đầu hý thủy.
Long Đầu hý thủy còn gắn với câu chuyện vua Nam Chiếu chống Cao Biền. Ngày nay "đầu rồng" đã bị san ủi để làm bến xe, nhà cửa, chợ quán, phong cảnh hầu như đã bị tàn phá.

Để tạo nên vẻ đẹp của Thiên ấn niêm hà và Long Đầu hý thủy phải kể đến con sông Trà Khúc. Từ xa Cao Bá Quát đã ghé qua đây từng ca ngợi sông Trà với những vần thơ tuyệt diệu:

Bãi uốn sông như sầu quặn khúc
Tối chìm, gió tựa rượu hơi say...

Trước đây, Thiên ấn, Long Đầu, sông Trà Khúc với những guồng xe nước, những chiếc thuyền buồm, thuyền chài trên sông, làng mạc ven bờ... đã tạo thành một bức tranh sơn thủy hữu tình nằm ngay ở mé bắc tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Ngày nay bờ xe nước không còn, Long Đầu đã trở thành phế tích. Thắng cảnh này đã phần nào mất đi vẻ đẹp vốn có.
 
Last edited by a moderator:
B

banhbaoyeutoan

bạn truongtrungviet ơi, mình thấy bài viết của bạn rất hay và công phu, nhưng minh có 1 góp ý nhỏ thế này. trong 12 cảnh đẹp cua Quảng Ngãi, bạn có ghi Vân Sơn dạ vũ (núi Vân Sơn đêm ma), nhưng thật ra đó là Vân Phong túc vũ (núi Vân Phong đêm mưa). Mình là 1 người con Quảng Ngãi nhưng cũng chưa hiểu hết về quê hương mình, rất cảm ơn bài viết cua bạn
 
Top Bottom