Tâm sự 3 sai lầm phổ biến của teen 99 trong bài thi mà teen 2k phải chú ý

Phan Ánh Ngọc

NV HOCMAI
Nhân viên HOCMAI
18 Tháng tư 2017
33
56
41
30
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nửa tháng nữa thi, teen 99 vẫn mắc những sai lầm chết người! Nếu không chú ý, teen 2k chắc chắn sẽ “giẫm vào vết xe đổ” này!

Những sai lầm không thể cứu vãn:

Dựa trên thống kê phổ điểm thi Siêu PEN CUP vừa diễn ra, có thể khẳng định rằng về cơ bản, teen 99 thường làm sai vì những lí do rất đáng tiếc như:

1. Không nắm chắc kiến thức nền tảng:

Kiến thức nền tảng chính là những gì bạn được học trong sách giáo khoa. Nếu không nắm rõ kiến thức chuẩn này, bạn rất khó có thể tiếp thu tốt các kiến thức nâng cao. Ví dụ như đề thi Sinh học, các câu hỏi lí thuyết trong chuyên đề Tiến hóa và Sinh thái học làm khó rất nhiều bạn dù trong sách giáo khoa có đầy đủ hết kiến thức, bạn không cần phải lập luận gì.

2. Không đọc kĩ đề bài:

Trong đề thi Toán, các câu liên quan đến đồ thị hàm số và đọc bảng biến thiên rất nhiều bạn mất điểm vì nhìn nhanh dẫn đến chọn sai. Các bạn mất điểm ở đây là rất đáng trách vì phần hàm số là một trong những phần dễ ăn điểm nhất trong đề thi Toán.

3. Chủ quan không kiểm tra lại bài:

Nhiều bạn có tâm lí làm câu nào thì phải chắc câu đấy để sau này không mất thời gian kiểm tra lại nữa. Thực ra đây là một suy nghĩ rất sai lầm. Từ việc không đọc kĩ đề bài, đã có gần 3000 bạn làm bài thi Hóa bị lừa bởi những cụm từ chung chung như “chất rắn sau phản ứng”, “khối lượng chất trong dung dịch thu được”... Giá như các bạn dành ra một ít phút để đọc kĩ lại câu hỏi và câu trả lời thì sẽ không tiếc hùi hụi khi so đáp án.

ulPEI1vjoLc0WV6Pu3ciLNEVDNvQq9A32aX8vd2REb_P3eHyB1nWW69DciAoiAYlofcQgVghSZKYhwNd7F5rfnOJkvgUpH4IYKBfgD8nL_CXivLPxhScieT0vKgNeuHJ8-mTATvN


Giải pháp cứu cánh cho học sinh 2k

1. Xác định tư tưởng: Sách giáo khoa là thánh chỉ

Điều đầu tiên teen 2k cần phải làm là xây dựng nền tảng kiến thức kiên cố. Móng có chắc thì nhà mới vững được. Mà môn học nào cũng có một hệ thống lí thuyết khá đồ sộ, không thể tiếp thu trong một sớm một chiều được nên các bạn cần phải học ngay từ bây giờ để có sự chuẩn bị sớm.

2. Ôn tập toàn diện: Không bỏ sót một chuyên đề nào

Trong đề thi có rất nhiều dạng bài khác nhau nên bạn cần làm chủ mọi khái niệm, biết cách vận dụng vào làm đề. Mục tiêu đặt ra sẽ là nắm được tư duy làm bài, nhìn đề bài nào cũng thấy quen và biết cách làm, đồng thởi “xử” được cả những câu hỏi khó.

Yd552LSrHuIYdwek9_Ah3Skb8p61qc27k7YMJ25GZXofAqyo3SEY-tvue8zCWyc2z_bdPRBTSZilaUbCczmWuqxHWDz2Pz0Jt_tLHj5mR0m1QpoFwLDZbHzY0udpQR_52ESCP4V-


3. Luyện tất cả các dạng bài: Thực hành để đi thi không “ăn hành”

Đề thi thường dài và có sự phân hóa năng lực học sinh. Vì vậy, bạn cần biết cách sử dụng những kĩ năng, kĩ xảo để làm nhanh qua những câu dễ để tập trung vào những câu khó. Làm nhiều thì bạn sẽ tự nâng cấp khả năng giải đề của mình.

4. Ôn tập chọn lọc: Tối đa điểm số dựa trên năng lực

Qua ba bước trên, bạn đã nắm được tương đối đầy đủ kiến thức và kĩ năng làm bài thi. Quá trình ôn tập chọn lọc sẽ là lúc bạn gia tăng tối đa điểm bằng cách tập trung ôn những phần còn yếu, rèn luyện các phương pháp làm bài nhanh - gọn - nhẹ và tránh những cái bẫy, lỗi thường gặp trong đề thi.

Để có những hướng dẫn chi tiết cụ thể, các bạn có thể tham khảo ngay tại đây và bắt đầu hành trình “Tôi sẽ đỗ đại học” bằng việc học thử những bài giảng miễn phí ngay hôm nay. Đừng để mình hối tiếc vì những sai lầm không đâu!

 
Top Bottom