3 bài toán điện

H

hikaru1326

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Một đoạn mạch ko phân nhánh gồm điện trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C. Đặt vào hai đầu đoạn u =Ucoswt. Biết R,L,U,C ko đổi. Khi thay f đến f1 và f2 thì dòng điện có cùng giá trị hiệu dụng. Công suất lớn nhất của mạch xảy ra khi nào ??
a. f =f1 +f2 b. f =(f1+f2)/2 c. f =If1+f2I/2 d. f = ca7n f1*f2
2. Một đoạn mạch ko phân nhánh gồm điện trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C, u =U *căn2 *coswt. Tần số thay đổi f1 thì dung kháng và cảm kháng là 6 và 8 ôm. Khi f2 thì hệ số công suất của đoạn mạch bằng 1. Hệ thức liên hệ của f1 và f2 là
a. f2=2căn f1 b. f2 =căn3/2 f1 c. f2 = 4/3 f1 d. f2 = 3/4 f1
3. Một đoạn mạch ko phân nhánh gồm điện trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C,Đặt vào hai đầu đoạn u =Ucoswt, w ko đổi và U ko đổi. Khi w=w1=200pi hay w=w2=50pi thì dòng điện có giá trị hiệu dụng bằng nhau.Để cường độ qua mạch cực đại thì w = ?
 
H

hocmai.vatli

Chào em!
Các bài tập em hỏi có thể giải theo hướng dẫn sau:
Câu 1:
Khi w thay đổi mà cường độ dòng điện trong mạch không đổi thì [TEX]Z_1=Z_2[/TEX] \Rightarrow [TEX]L\omega _1-\frac{1}{c\omega _1}=\frac{1}{c\omega _2}-L\omega _2\Leftrightarrow LC=\frac{1}{\omega _1.\omega _2}[/TEX] (1)
Mặt khác công suất của mạch lớn nhất khi: mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng [TEX]\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}[/TEX] (2)
Từ (1) và (2) \Rightarrow [TEX]\omega =\sqrt{\omega _1.\omega _2}\Rightarrow f=\sqrt{f_1.f_2}[/TEX]
Câu 3:
(câu 3 này giống như câu 1)
Đáp án [TEX]\omega =\sqrt{\omega _1.\omega _2}[/TEX]
Câu 2:
Xét [TEX]\frac{Z_L}{Z_C}=L\omega _1.C\omega _1=\frac{8}{6}\Rightarrow \omega _1^2=\frac{4}{3}.\frac{1}{LC}[/TEX] (1)
Mặt khác khi f=f2 thì [TEX]cos\varphi =1 \Rightarrow \omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}[/TEX] (2)
Từ (1) và (2) \Rightarrow[TEX]\omega _1=\sqrt{\frac{4}{3}}\omega _2[/TEX]
Chúc em học tốt nhé!
 
Top Bottom