3 bài tập sóng cơ khó!

D

demenphuuluuki94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1:Trên mặt thoáng chất lỏng,hai nguồn kết hợp A và B dao động ngựoc pha cách nhau 10(cm).Sóng tạo thành trên mặt chất lỏnglan truyền với bước sóng 0,5(cm).Gọi O là điểm nằm trên đoạn AB sao cho OA=3(cm) và M,N là hai điểm trên bề mặt chất lỏng sao cho MN vuông góc với AB tại O và OM=ON=4(cm).Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN là:
A.2 B.3 C.4 D.5

Bài 2:Hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 16 (cm) đang cùng dao động vuông gcs trên mặt nước theo phưong trình:u=acos50πt(cm).Xét 1điểm C trên mạt nước thuộc đường cực tiểu ,giữa C và trung trực của AB có 1 đường cực đại.Biết AC=17,2(cm);BC=13,6(cm).Số đường cực đại đi qua khoảng AC là:
A.5 B.6 C.7 D.8

Bài 3:Hai nguồn sóng cơ A và B cách nhau 24 (cm)là 2 tâm dao động phát đông thời 2 sóng với phương trình dao động lần lượt là:u1 = -u2=7cos(40πt)(cm) trong đó t đo băng giây,và coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi.Sóng tạo ra là sóng ngang ,lan truyền trong môi trường với tốc độ 1,2m/s.Số điểm dao đông với biên độ 7căn2(cm)trên đoạn nối A và B là:
A.8 B.16 C.10 D.6

Bài 4:Trong môi trường đàn hồi có một sóng cơ có tần số 10 Hz,tốc đọ truyền sóng là 40cm/s.Hai điểm M và N trên phương truyền sóng dao động ngược pha nhau,giữa chúng chỉ có 3 điểm E,F và G.Biết rằng khi E hoặc F hoặc G có tốc độ dao đông cực đại thì tại M có tốc đọ dao đông cực tiểu,khoảng cách MN là:
A.4 cm B.6 cm C.8 cm D.4,5 cm
 
Last edited by a moderator:
H

huy266

Bài 1:Trên mặt thoáng chất lỏng,hai nguồn kết hợp A và B dao động ngựoc pha cách nhau 10(cm).Sóng tạo thành trên mặt chất lỏnglan truyền với bước sóng 0,5(cm).Gọi O là điểm nằm trên đoạn AB sao cho OA=3(cm) và M,N là hai điểm trên bề mặt chất lỏng sao cho MN vuông góc với AB tại O và OM=ON=4(cm).Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN là:
A.2 B.3 C.4 D.5

Bài 1:
Dễ dàng tính được các đoạn sau:
[tex]MA=NA=5 (cm)[/tex]
[tex]MB=NB=\sqrt{65}(cm)[/tex]
Xét trên đoạn OM.
Giả sử O là điểm cực đại ta có: [tex]OA-OB=(k+\frac{1}{2})\lambda \Rightarrow k=-8,5[/tex] (O không là cực đại)
Giả sử M là điểm cực đại ta có: [tex]MA-MB=(k+\frac{1}{2})\lambda \Rightarrow k=-6,62[/tex](M không là cực đại)
Vậy trên OM có 2 cực đại ứng với k=-8 và -7.
Làm tương tự thấy trên ON cũng có 2 cực đại.
Vậy trên MN có 4 cực đại.
 
H

huy266


Bài 2:Hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 16 (cm) đang cùng dao động vuông gcs trên mặt nước theo phưong trình:u=acos50πt(cm).Xét 1điểm C trên mạt nước thuộc đường cực tiểu ,giữa C và trung trực của AB có 1 đường cực đại.Biết AC=17,2(cm);BC=13,6(cm).Số đường cực đại đi qua khoảng AC là:
A.5 B.6 C.7 D.8

Bài 2: giữa C và trung trực AB có 1 vân cực đại nên C phải nằm trên vân cực tiểu bậc 2
Vậy ta có:[tex]CA-CB=(k+0,5)\lambda[/tex] ứng với k =1
[tex]\Rightarrow \lambda =2,4(cm)[/tex]
Xét trên đoạn AC ta có:
Nếu A là cực đại ta có: [tex]AA-AB=k\lambda \Rightarrow k=-6,67[/tex](A không là cực đại)
Nếu C là cực đại ta có:[tex]CA-CB=k\lambda \Rightarrow k=1,5[/tex](C không là cực đại)

Vậy trên AC có 8 cực đại ứng với k nguyên và -6,67<k<1,5
 
Last edited by a moderator:
T

tuan13a1

cách giải đó là hay rồi dế mèn phưu lưu kí còn muốn gì nửa chứ...........
câu 3 này bạn
bước sóng =1.2/20=0.06m/s
u1= 7cos(40nt)
u2=-7cos(40nt)=7cos(40nt+pi/2)
----->phương trình tổng hợp của 2 nguồn có dạng:
um=7căn2cos(40nt +pi/4)
số điểm dao động với li độ bằng 7 căn 2 là số điểm dao động với biên độ cực đại
-----> trị tuyệt đối k<ab/lamda
<--------->k<4
vậy k=+3.-3,+2.-2.+1.-1.0
tóm lại có 7 điểm dao động với biên độ cực đại.....khác với đáp án của cậu nhưng cậu xem lại đáp án đi
 
Last edited by a moderator:
D

demenphuuluuki94

Số điểm dao động với biên độ cực dai trên đoạn thẳng nối hai nguồn cùng pha mới có cách tính cực đại vậy chứ!Bài này hai nguồn đâu cùng pha.Đáp án tớ đưa ra là khách quan đó cậu.hihi
À mà cậu đổi lượng giác cũng sai rồi kìa
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

Mình làm sai thì bạn bỏ quá cho nha !!!
Bài 3:Hai nguồn sóng cơ A và B cách nhau 24 (cm)là 2 tâm dao động phát đông thời 2 sóng với phương trình dao động lần lượt là:u1 = -u2=7cos(40πt)(cm) trong đó t đo băng giây,và coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi.Sóng tạo ra là sóng ngang ,lan truyền trong môi trường với tốc độ 1,2m/s.Số điểm dao đông với biên độ 7căn2(cm)trên đoạn nối A và B là:
A.8 B.16 C.10 D.6

+Gọi 1 điểm M thuộc AB --> AM = x1 cm ; BM = x2 cm
TA có 2 nguồn dd ngược pha nhau ---> ( đen ta phi) = Pi
Ta có: A = 7.căn 2 ----> ( đen ta phi của M ) = [tex]\frac{Pi}{4}[/tex] + K2.Pi
---> Pi + [tex]\frac{2.Pi.(x2-x1)}{6}[/tex] = [tex]\frac{Pi}{4}[/tex] + K2.Pi
---> x2 - x1 = [tex]\frac{-9}{4}[/tex] + 3k
Mà x1+x2 = 24
---> 0 < x2 < 24
---> [tex]\frac{-87}{8}[/tex] < 3k < [tex]\frac{87}{8}[/tex]
---> K = { -3,-2,-1,0,1,2,3,4 }
--> có 8 điểm
 
  • Like
Reactions: Hằng nguyễn
D

demenphuuluuki94

Uh,đáp án đúng là 8 điểm đó cậu.Cảm ơn cậu nhé!Mên cậu


còn bài 4 mà ko ai làm được sao.
 
Last edited by a moderator:
P

phamtuan2309

1.B
Bài này chỉ có 3 điểm ko phải 4 vì k=-8 thì gợn đó đi qua O, với k= -7 thì gợn đó cắt MN ở 2 điểm đối xứng qua O
2.D
3.A
Bài này có 8 là đúng rồi
4.B
M, N ngược pha. Ở giữa có 3 điểm vuông pha => MN = 1,5bước sóng => MN = 6cm
 
T

tung0921

Bài 4 mình thấy hơi mau thuẩn bạn ak`. nếu 2 điểm ngược pha thì khoảng cách ít nhất phải là [TEX]\lambda/2[/TEX] mà ta tính được [TEX]\lambda =10m[/TEX]
z ít nhất khoảng cách 2 điểm AB là 5m.
Mình xin phân tích chỗ :
"giữa chúng chỉ có 3 điểm E,F và G.Biết rằng khi E hoặc F hoặc G có tốc độ dao đông cực đại thì tại M có tốc đọ dao đông cực tiểu"

1 trong 3 điểm có v cực đại thì điểm đó nằm nơi có A cực đại.
nơi có v min thì nằm nơi A min

sai xót chỗ nào xin bạn y kiến nha
 
L

langtu2010vn9x

mình làm sai thì bạn bỏ quá cho nha !!!
bài 3:hai nguồn sóng cơ a và b cách nhau 24 (cm)là 2 tâm dao động phát đông thời 2 sóng với phương trình dao động lần lượt là:u1 = -u2=7cos(40πt)(cm) trong đó t đo băng giây,và coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi.sóng tạo ra là sóng ngang ,lan truyền trong môi trường với tốc độ 1,2m/s.số điểm dao đông với biên độ 7căn2(cm)trên đoạn nối a và b là:
a.8 b.16 c.10 d.6

+gọi 1 điểm m thuộc ab --> am = x1 cm ; bm = x2 cm
ta có 2 nguồn dd ngược pha nhau ---> ( đen ta phi) = pi
ta có: A = 7.căn 2 ----> ( đen ta phi của m ) = [tex]\frac{pi}{4}[/tex] + k2.pi
---> pi + [tex]\frac{2.pi.(x2-x1)}{6}[/tex] = [tex]\frac{pi}{4}[/tex] + k2.pi
---> x2 - x1 = [tex]\frac{-9}{4}[/tex] + 3k
mà x1+x2 = 24
---> 0 < x2 < 24
---> [tex]\frac{-87}{8}[/tex] < 3k < [tex]\frac{87}{8}[/tex]
---> k = { -3,-2,-1,0,1,2,3,4 }
--> có 8 điểm
xem ki lai sao xhj co 7 diem cuc dai xem lai dong thu 3 tu duoi len
 
Top Bottom