Bài Viết Số 3

C

conu

Anh nhận thấy khá nhiều bạn thắc mắc về đề: "Nền văn học VN sau cm tháng 8 là nền văn học chủ yếu mang khuynh hương sử thi và cảm hứng lãng mạn
hãy trình bày ý kiến của em về nhận định trên"

m nay, anh xin post đường link 1 bài viết khá hữu ích cho luận đề này để các em tham khảo và có định hướng cho bài viết của mình.
Chúc các em làm bài tốt!
http://opac.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/52/7spvan.pdf
 
C

conu

Ngoài ra, còn 1 tài liệu nữa cũng nằm trong phần kiến thức về khái quát văn học Việt Nam giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8/ 1945 đến cuối thế kỉ XX, anh post lên đây để mọi người cùng theo dõi:(Chú ý: có nội dung về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.)

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I – Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975:
1-Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá :
- Đường lối văn nghệ của Đảng góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới.
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm.
- Nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn và chậm phát triển. Giao lưu văn hoá chủ yếu giới hạn trong các nước XHCN.
2- Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
a) Chặng đường từ 1945 đến 1954:
- Một số tác phẩm trong hai năm 1945-1946 phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước giành được độc lập.
- Từ cuối 1946 đến 1954 văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Truyện ngắn và kí sớm đạt được thành tựu: Một lần tới Thủ đô, Trận phố Ràng (Trần Đăng), Đôi mắt, Ở rừng (Nam Cao); Làng (Kim Lân); Thư nhà (Hồ Phương),…
-Từ năm 1950, xuất hiện những tập truyện, kí khá dày dặn: Vùng mỏ (Võ Huy Tâm); Xung kích (Nguyễn Đình Thi); Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),…
+ Thơ ca đạt nhiều thành tựu xuất sắc: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng,..( Hồ Chí Minh), Bên kia sông Đuống ( Hoàng Cầm), Tây Tiến (Quang Dũng),..Đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
+ Một số vở kịch ra đời phản ánh kịp thời hiện thực cách mạng và kháng chiến.
b) Chặng đường từ 1955 đến 1964:
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống:
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp
+ Hiện thực đời sống trước CM
+ Công cuộc xây dựng CNXH
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ, nhiều tập thơ xuất sắc ra đời
- Kịch nói có bước phát triển mới
c) Chặng đường từ 1965 đến 1975:
- Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi : phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường và bất khuất :
- Thơ đạt được bước tiến mới trong mở rộng, đào sâu chất liệu hiện thực đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng và chính luận. Đặc biệt là sự xuất hiện đông đảo và những đóng góp đặc sắc của thế hệ các nhà thơ trẻ.
- Kịch nói có những thành tựu mới, gây được tiếng vang
d) Văn học vùng địch tạm chiếm (1946-1975): Xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có những đóng góp đáng ghi nhận trên cả hai bình diện chính trị-xã hội và văn học.
3 - Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975:
a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
Văn học VIỆT NAM 1945-1975 như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại nhất của đất nước và cách mạng: đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng CNXH.
b) Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nhận thức mới về quần chúng nhân dân.
- Hướng về đại chúng, TP văn học thường ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, sử dụng những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+ Khuynh hướng sử thi thể hiện:
* Đề tài : những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
* Nhân vật chính : những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, tình cảm lớn, lẽ sống lớn lên hàng đầu
* Lời văn : ngợi ca, trang trọng và lấp lánh vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng.
+ Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng (ở thời kì này là ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
+ Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.
II – Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
1 - Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá :
- Với chiến thắng năm 1975, lịch sử dân tôc ta mở ra một thời kì mới - thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên từ 1975 đến 1985 đất nước ta lại gặp phải những khó khăn và thử thách mới.
- Từ năm 1986, Đảng ta đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện. Tiếp xúc và giao lưu văn hoá được mở rộng. Sự nghiệp đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới để phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của văn học.
2 - Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu:
- Từ sau 1975 :
+ Thơ không tạo được sự lôi cuốn , hấp dẫn như các giai đoạn trước nhưng vẫn có những tác phẩm được bạn đọc chú ý.
+ Văn xuôi có nhiều khởi sắc, bộc lộ ý thức đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống.
- Từ năm 1986 : văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới, gắn bó, cập nhật hơn đối với những vấn đề của đời sống hằng ngày. Nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn
- Từ sau năm 1975, kịch nói phát triển mạnh mẽ. Các vở Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) và Mùa hè ở biển (Xuân Trình),…tạo được sự chú ý
* Một số phương diện đổi mới trong văn học:
- Văn học đổi mới vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.
-Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật
- Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mơi cách nhìn nhận, cách tiếp cân con người và hiện thực đời sống, đã khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kẻ cả đời sống tâm linh.
Nhìn tổng thể cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tơi số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.
Bên cạnh những thành tựu, quá trình đổi mới văn học cũng xuất hiện những khuynh hướng tiêu cực, những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh
III - Kết luận:
- Văn học VIỆT NAM từ 1945 đến 1975 đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc, và đạt được nhiều thành tựu nghê thuật ở nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là thơ và truyện ngắn.
- Từ năm 1986, văn học đổi mới mạnh mẽ phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc, phù hợp với quy luật khách quan của văn học và gặt hái được những thành tựu bước đầu.
 
C

conu

Về đề số 1 mà halfbloodprince_vd có thắc mắc với anh (qua tin nhắn) và trên diễn đàn, em hãy kết hợp với kiến thức của bài khái quát trên kia:
"Chặng đường từ 1945 đến 1954:
- Một số tác phẩm trong hai năm 1945-1946 phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước giành được độc lập.
- Từ cuối 1946 đến 1954 văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Truyện ngắn và kí sớm đạt được thành tựu: Một lần tới Thủ đô, Trận phố Ràng (Trần Đăng), Đôi mắt, Ở rừng (Nam Cao); Làng (Kim Lân); Thư nhà (Hồ Phương),…
-Từ năm 1950, xuất hiện những tập truyện, kí khá dày dặn: Vùng mỏ (Võ Huy Tâm); Xung kích (Nguyễn Đình Thi); Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),…
+ Thơ ca đạt nhiều thành tựu xuất sắc: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng,..( Hồ Chí Minh), Bên kia sông Đuống ( Hoàng Cầm), Tây Tiến (Quang Dũng),..Đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
+ Một số vở kịch ra đời phản ánh kịp thời hiện thực cách mạng và kháng chiến..."

Nắm chắc và xây dựng luận điểm dựa trên những kiến thức về nền văn học Việt Nam sau CMT8, tập trung vào phần cảm hứng về đất nước, lấy bối cảnh của thời đại làm cơ sở lý luận cho bài viết, và kết hợp với 1 số dẫn chứng thơ ca về đề tài đất nước trong thời kì này (đã học, và chưa được học), lưu ý dẫn chứng thì chỉ chọn ra 1 số tác phẩm tiêu biểu để phân tích nhưng vẫn chỉ để chứng minh cho vấn đề cảm hứng đất nước trong thơ văn thời kì sau CáCH MẠNG THÁNG TÁM, và cũng chỉ lấy những câu thơ câu văn tiêu biểu để sử dụng trong từng luận điểm. (chứ ko phân tích toàn bộ).
Cần nói rõ ý: Đề tài, cảm hứng đất nước ko phải là lạ trong nền văn học Việt nam từ cổ chí kim, nhưng trong thời đại này (cùng với thời kì từ thế kỉ 10 -15 với cảm hứng chủ đạo là tinh thần dân tộc, hào khí Đông A...) thì cảm hứng đất nước bộc lộ, phát huy rõ nhất (do bối cảnh lịch sử, yêu cầu thực tế đối với văn học). Minh chứng rõ nhất (phải lấy ra được) là rất nhiều tác phẩm về đề tài đất nước đã ra đời và thành công vang dội, đóng góp ko nhỏ vào nên văn học Việt nam về đề tài này và phục vụ cho kháng chiến. Đó là tinh thần phấn khởi sau cái mốc cách mạng tháng Tasm đã đem lại quyền làm chủ vận mệnh quê hương cho dân tộc Việt Nam (tuwf nay Việt nam ko còn là nước nô lệ), lòng yêu nước được hun đúc trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp và Mỹ đề bảo vệ Tổ Quốc...
 
C

conu

Đất nước là cảm hứng xuyên suốt của VHVN từ cổ chí kim, nhưng sau CMT8, nó trở thành dấu ấn sâu đậm, bởi Văn học luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với lịch sử, CMT8 là 1 mốc son của cả dân tộc, dánh dấu 1 kỷ nguyên mới: độc lập tự chủ và khai sinh ra Việt Nam DCCH, nên khí thế của dân tộc đã lan toả ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ nhà văn thời ấy, tinh thần dân tộc phát huy cao độ, và các nhà thơ trong sinh khí và luồng gió tươi mát, họ đã viết nên những vần thơ hào sảng và ngồn ngộn tự hào, vui sướng, nguồn cảm hứng Đát nước lúc này là nguồn cảm hứng chủ đạo và đề tài khai thác dồi dào cho văn nghệ sĩ.
 
G

girlofwind

Đề này còn khủng hơn nè:Câu thơ:"Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn"(Đất nước-Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào?Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu,so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng. huhu:((. Sáng mai fai nộp roài khó kinh dị.Tui vik đc cái mở bài với nói với vỉn mấy ý xong ngồi ngắm quyển sách ngữ văn:-|.Kỉu này làm bản kiểm điểm típ:((
 
P

phaodaibatkhaxampham

anh chi box văn giúp em đề này với
đề 1:cảm hứng về đất nước là một cảm hứng sâu đậm trong văn học việt nam sau cm t 8
qua một số tác phẩm đã học trong SGK văn 12 hãy cm nhận định trên

đề 2 : nền văn học VN sau cm tháng 8 là nền văn học chủ yếu mang khuynh hương sử thi và cảm hứng lãng mạn
hãy trình bày ý kiến của em về nhận định trên
hai cái đề này thực sự là phạm vi kiến thức rộng quá mà em chưa biết phải xuất phát ntn
mong các anh chj sớm giúp em thứ bảy tuần này em phải viết rồi
em cám ơn rất nhiều!
Đề 1:để viết về cảm hứng đất nước thì điều đầu tiên bạn cần phải nắm đcj là biết rõ cảm hứng đất nươc là gì (vì nếu không hiểu thì lấy j mà viết :)>- ) .
Cảm hứng đất nước đc trình bày một cách khá cụ thể ở sách giáo khoa ngữ văn 12 chưng trình nâng cao ,mình có thể tóm lại ở những ý sâu đây
Cảm hứng đất nước là một trong những cảm hứng rộng lớn và lâu bền nhất của nền văn học việt nam trong mọi thờ kì lịch sử
Văn học 1945-1975 tiếp nôi nguồn thi hứng dào dạt ấy đồng thời phát triển nó trên nhiều bình diện ,khiến nó ngày một phong phú ,sâu rộng ,mang đậm tinh thần thời đại
Có rất nhiều tác phẩm đã thể hiện cảm hứng đất nước
Việt bắc(TH) Đất nước(nguyễn đình thi) Đất nc(nguyễn khoa điềm)rừng xà nu(nguyên ngọc)................................................
Cảm hứng đất nước thể hiện ở những tác phẩm mang đậm tính sử thi ,thể hiện trong niềm tự hoà sâu xa về đất nước ,về truyền thống dân tộc ,về sự gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng.Chúng ta có thể nhận thấy hầu hết các tác phẩm sau cm tháng tám đều thể hiện những điều này phải không :)>- rồi vậy là ổn một ý nhé
Cảm hứng đất nước thể hiện ở tình yêu quê hương đất nước .Tình yêu đó đc bộc lộ qua xúc cảm của nhà văn với các mảnh đất quê hương ,với những danh lam thắng cảnh ,phong tục
Cảm hứng đất nước luôn hướng tới những conngười đặc biệt là người nhân dân ,họ là những con người bình dị
không ai nhơ mặt đạt tên
nhưng họ làm ra đất nước
Đặc biệt ý thức ĐẤT NƯỚC LÀ CUẢ NHÂN DÂN là một nhận thức thắm sâu ,chi phối mạnh mẽ một khía cạnh và làm nên đặc trưng về cảm hwúng đất nước trong văn học việt nam hiện đại
Những phần trên đây nếu bạn nào khọc thấy khó hiểu thì về giở Đất nước của nguyễn khoa điềm ra học thì sẽ hiểu mà đọc rồi không hiểu nữa thì ............thôi:)
tiếp theo cũng là một điều quan trọng trong khi viết về cảm hứng Đất Nước đó là cảm hứng đất nước gắn liền với cảm hứng về xã hội chủ nghĩa như môtk viễn cảnh tươi đẹp đang từng bước trở thành hiện thực trong cuộc sống mới ở miền bắc ( và đó là ảo ảnh trong viễn cảnh hiện nay .ê ê ý đó là mình nói chứ đg đưa vào kêo ăn trứng lại trách mình tội nghiệp |-) )
Cảm hứng đất nước còn là cảm hứng yêu nước khong khát vọng giải phóng miền Nam và khát khao cống hiến dựng xây miền bắc .Điều đó tạo cho vănhọc một chất lãng mạn dồi dào
Cảm hwúng về đất nwước trong vănhọc gắn liền với truyền thống văn hoá của dân tộc ,với khát vọng nhận thức sâu sắc ,toàn vẹn về đời sống xã hội cũng như con người
Cảm hwúng về đất nước còn thể hiện ở chõ những tác giả thời kì này đã vận dụng những sáng tao những thi liệu thơ ca truyền thống ,những chất liệu văn học và văn hoá dân gian
@-) @-) @-) @-) @-) @-) @-) @-) @-) @-) @-) @-) @-) @-) @-)
áh xỉu viết không quen tay
 
P

phaodaibatkhaxampham

còn cái đè hai ý bạn đọc thật kĩ bài khái quát văn học việt nam.....bài đầu tiên của sgk ý trang 6 mà làm nhé okie tui xỉu rồi
 
P

phaodaibatkhaxampham

khuynh hướng sử thi hiểu một cách ngắn gọn là nó ca ngwọi những j to lớn đẹp đẽ , nó là chủ nghĩa anh hùng mờ =con người anh hùng, dân tộc anh hùng, người cẩm bút nhân danh cộng đồng để ca ngợi ngợi ca người anh hùng với nhgững chiến công chói lọi .Áhhhhhhhhh chói quá bạn có cmả thấy vậy không?
khuynh hướng sử thi có một điều đặc biệt là nó luôn gắn liền với cảm hwúng lãng mạn .Cũng đg thôi giữa hiện thực và tính sử thi là một khoảnh cách xa vời vời kể đến vài triệu năm ánh sáng .Thế là alênó bắt cặp với một người bạn cùng chí huopwngs đó là chủ nghĩa lạng mạn của chúng ta ý ạh ,đẻ lãng lạn hoá ,lí tưởng hoá ,đưa mọi hình tượng hướng về ánh sáng tương lai nhằm mục đích cổ vũ tinh thàn chiến đấu ,.nói theo sgk thì nó đã đóng góp nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để người chiến sĩ và mọi gười dân vượt lên mọi thử thách ,tạo nên kì tích phi thường
xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nươc s
mà lòng phơi phới dây tương lai
 
S

so_co_la21

cam hung ve dat nuoc ban cothe lay 2 bạ tho ve "dat nuoc " cua nguyen khoa diem va nguyn djnh thi de lam sang to dieu do trong tung bai tho. noi zay ko bjt co dùng dc ko nữa
 
M

meocon92hm

huhu ai giup minh goi y bai viet so 3 de 3: cam hung ve dat nuoc la mot trong nhung cam hung sau dam cua van hoc viet nam sau cang mang thang tam 1945.
 
Top Bottom