[ Vật lí 10] Một số bài tập khó trong Sách giải toán vật lí 10 tập 1

P

phanphan2097

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[ Vật lí 10] 1 số bài tập khó

24.12. Thang chiều dài AB = l nghiêng góc alpha so với sàn tại A và tựa vào tường tại B.
Khối tâm C của thang cách A một đoạn l trên 3.
a. CMR thang không thể cân bằng nếu không có ma sát.
b. Gọi k là hệ số ma sát giữa thang với sàn và tường, alpha = 60 độ.
Tính k nhỏ nhất để thang cân bằng.
c. Khi k nhỏ nhất, thang có trượt không nếu một người có trọng lượng bằng trọng lượng của thang đứng tại D cách A 2l trên 3 ?
ĐS: b. k= căn 35 - 3 căn 3 tất cả trên 4 xấp xí 0.18
c. Có
24.13 Thanh đồng chất nằm trong một chỏm cầu nhám, hệ số ma sát k, độ dài thanh bằng bán kính chỏm cầu. Hỏi thanh có thể tạo với đường nằm ngang góc lớn nhất bao nhiêu mà vẫn cân bằng ?
Biết thanh nằm trong mặt phẳng thằng đứng qua tâm chỏm cầu.
ĐS: tg Gama = 4k trên 3 - k bình
Giúp mình 2 bài tĩnh này với.

24.17. Ba hình trụ giống nhau đặt như hình vẽ. Hệ số ma sát giữa các trụ là k, giữa trụ với mặt phẳng là k'.
Tìm điều kiện của k, k' để hệ cân bằng.
ĐS: k > tan 15 độ = 0.27
k' > 1 phân 3 lần tan 15 độ = 0.09
426809_157028167778324_414315892_n.jpg

24.18. Hai khối vuông giống nhau, khối lượng mỗi khối là M, được kéo bởi lưc F qua hai dây nối AC = BC như hình vẽ. Góc ACB = 2 a. Hệ số ma sát giữa hai khối là k, khối M ở giữa gắn chặt với mặt đất.
Tìm F để khối M ở trên đứng yên.
ĐS: F < Mg và F, 2kMg trên 1 - ktan a ( Với ktan a < 1)
385235_157028164444991_1575254637_n.jpg

24.20. Trong xiếc mô tô bay, một người đi mô tô trên thành hình trụ thẳng đứng bán kính R = 9m. Khối tâm người và xe cách thành trụ h = 1m và vạch một đường tròn nằng ngang, vận tốc 20m/s.
Tìm góc nghiêng a của xe với phương ngang.
ĐS: 11 độ
24.21. Vật khối lượng M có thể trượt trên mặt bàn nhẵn. Trên M là một khối hộp lập phương m gắn với M tại O.
Hỏi với giá trị cực đại nào của F nằm ngang đặt lên M thì hình hộp không bị lật.
ĐS: F = (M +m)g
393085_157028157778325_1845473457_n.jpg

24.222 Khối trụ tiết diện lục giác đều đặt trên mặt phẳng ngang, chịu lực F nằm ngang. Xác định hệ số ma sát giữa trụ với sàn để khối trụ trượt mà không quay.
ĐS: k nhỏ hơn hoặc bằng: Căn 3 trên 3 xấp xỉ 0.577
307591_157028151111659_1486923887_n.jpg

24.23. Trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, Một quả tạ gồm hai quả càu nhỏ nối với nhau bằng một thanh nhẹ, chiều dài l, đặt thẳng đứng. Truyền cho quả cầu trên một vận tốc đầu v theo phương ngang.
Xác định l để quả cầu dưới bị nhấc khỏi bàn ngày khi bắt đầu chuyển động.
ĐS: l nhỏ hơn hoặc bằng: v bình trên 2g.
4999_157028181111656_1799131868_n.jpg

Giúp mình giải mấy bài trên với.

25.3. Hình cầu bán kính R chưa một hòn bị ở đáy. Khi bình cầu quay quanh trục thẳng đứng với vận tốc góc Omega đủ lớn thì bu cùng quay với hình cầu, ở vị trí xác định bởi góc alpha.
Xác định các vị trí cân bằng tương đối cỉa bị và nghiên cứu sự bền vững của chúng.
ĐS: a. Đáy hình cầu
Bền nếu Omega < căn ( g trên R )
Không bền nếu Omega > căn ( g trên R )
b. Cos alpha =( g )trên (Omega bình nhân với R.)
481256_157028187778322_1447742066_n.jpg

25.4 Khung dây có dạng hình tam giác vuông với alpha = 30 độ đặt trong mặt phẳng thằng đứng. Hai vật m1 = 0.1 kg và m2 = 0.3 kg nối với nhau bằng dây có thể trươẹt không ma sát dọc theo hai cạnh khung dây.
Khi hai vật ở vị trí cân bằng, lực căng của dây nối và góc Beta là bao nhiêu ? Cân bằng là bền hay không bền ?
ĐS: 79 độ ; bền.
65854_157028171111657_228337752_n.jpg

Giải giúp mình với.
 
Last edited by a moderator:
M

mydream_1997

sao chẳng thấy ai làm vậy
mình xử bài dễ trc
Ta có [TEX]T=\frac {F}{2cos\alpha}[/TEX]
vì khối gỗ cân bằng nên ta có [TEX]\vec T + \vec N + \vec F_{ms} + \vec P=\vec 0[/TEX]
Ox: [TEX]T.cos\alpha - F_{ms}=0 \Rightarrow F_{ms}=Tcos\alpha=\frac {F}{2}[/TEX]
Oy: [TEX] -P -T.sin\alpha + N=0 \Rightarrow N=P + Tsin\alpha=P + tan\alpha.\frac {F}{2}[/TEX]
ĐK : [TEX]F_{ms} \leq k.N \Leftrightarrow F \leq \frac {2kP}{1-k.tan\alpha}[/TEX]
Lại có [TEX]P.\frac {OH}{2cos\alpha} \geq \frac {F.OH}{2cos\alpha} \Rightarrow P \geq F[/TEX]
suy ra [TEX]F \leq \frac {2kP}{1-k.tan\alpha} [/TEX] và [TEX]F \leq P[/TEX]
picture.php
 
Last edited by a moderator:
N

nganha846

Góp vui ít bài.

24.23

Nội lực sinh ra trong thanh là N. N có xu hướng làm thanh co lại (do v làm thanh dãn). Áp dụng định luật II cho vật dưới: [TEX]N - P = ma[/TEX]

Với vật trên, ta xem như quỹ đạo của nó hi vừa cung cấp vận tốc là quỹ đạo cong. Hợp lực hướng tâm:

[TEX]P + N = m\frac{v^2}{l} \Rightarrow N = \frac{mv^2}{l} - P [/TEX]

Để vật dưới bị nhấc lên thì [TEX]ma #0[/TEX] hay [TEX]N \geq P[/TEX]

Vậy [TEX]\frac{mv^2}{l} - P \geq P = 2mg[/TEX]

Vậy [TEX]l \leq \frac{v^2}{2g}[/TEX]

Bài 24.222 có vấn đề nhé. Lật hay không có còn phụ thuộc vào kích thước của vật trên nữa. Giả sử đó là một tấm ván đặt thẳng đứng thì nhích nhẹ là nó lật, còn nếu nó là ván nằm thì có giật đứt dây nó cũng không lật.
 
Last edited by a moderator:
M

mydream_1997

24.222
Lâu lâu lên làm vài bài chứ :D,OH là đg cao kẻ từ O xuống mp
Khối... tác dụng của các lực , ta có:[TEX]\vec P + \vec N + \vec F +\vec F_{ms}=\vec 0[/TEX](1)
Theo đề ta có [TEX]P.\frac {OH}{2.sin\alpha} \geq F.OH \Rightarrow \frac {P}{\sqrt {3}}[/TEX]
Chiếu (1) lên các trục:
Ox: [TEX]F - F_{ms} \geq 0[/TEX]
Oy: [TEX]N=P[/TEX]
Ta có [TEX]F_{ms} \geq \mu.P[/TEX]
suy ra :D:D:D:D:D:D:D:D [TEX]\mu.P \leq F \leq\frac {P}{\sqrt {3}} \Rightarrow \mu \leq \frac {1}{\sqrt {3}}[/TEX]:D:D:D:D:D:D:D
 
Last edited by a moderator:
M

mydream_1997

Nhiều khi thấy mình khùng

Ta có
a/Nếu k có ma sát thì 3 lực [TEX]\vec P,\vec N_2,\vec N_1[/TEX] k đồng quy nên thang k thể cân bằng
b/
Vì thanh cân bằng nên : [TEX]\vec P+ \vec N_2+\vec N_1+ \vec F_{ms1} + \vec F_{ms2}=0[/TEX]
Chiếu biểu thức trên lên 2 trục
Ox: [TEX]N_2=F_{ms1}=\mu_1.N_1 \Leftrightarrow N_2=\mu_1.N_1[/TEX]
Oy : [TEX]N_1=P-F_{ms2} \Rightarrow N_2=\mu_1.(P-F_{ms2})=\mu_1.(P-\mu_2.N_2)[/TEX](1)
Xét momen nữa ............................mình làm biếng quá
......................suy ra [TEX]\frac {\mu_1.P}{1+ \mu_1.\mu_2}=\frac {P}{3}=\frac {cos\alpha}{sin\alpha + \mu_2.cos\alpha}[/TEX]......................:D
Vì trọng tâm cách A [TEX]\frac {1}{3}[/TEX] chiều dài,[TEX]\alpha = 60^o; \mu_1=\mu_2=k_{min}[/TEX]
Thay vào.................. tính ra [TEX]k_{min}=\frac {-3\sqrt {3} +/- \sqrt {35}}{4}[/TEX] (@)chọn [TEX]\frac {-3\sqrt {3} +\sqrt {35}}{4}=0,18[/TEX]
c. Giải gọn :D
Thay P=2P ( vì m của người bằng thang.......................)
Thay zô (1) là ra [TEX]k_{min}=2-\sqrt {3} [/TEX] vậy thang trượt
Cảm ơn mình phát nha :D:D:D:D:D
Bà con chú ý (@) +/- là cộng hoặc trừ đó :):)
picture.php
 
Last edited by a moderator:
N

nganha846

24.20



Hợp lực tác dụng lên xe có dạng như hình.

Vì quỹ đạo của xe là quỹ đạo tròn, phản lực đóng vai trò hướng tâm.

[TEX]N = m\frac{v^2}{R - 1}[/TEX]

Theo phương đứng ta phải có [TEX]F_{ms} = P[/TEX]

Tổng momen với khối tâm của xe phải bằng 0. Vậy nên:

[TEX]N.1.cosa = F_{ms}.sina[/TEX]

Hay [TEX]tana = \frac{mg(R-1)}{mv^2}[/TEX]

Bạn trên làm tiếp đi cho vui.
 
M

mydream_1997

ta có các lực tác dụng lên viên bi ở I [TEX]\vec N_1, \vec P_1,\vec T[/TEX]
Ox : [TEX]T.cos\alpha=\frac {P_1}{2}[/TEX]
Các lực tác dụng lên viên bi ở J [TEX]\vec N_2, \vec P_2,\vec T[/TEX]
Oy: [TEX]T.sin\alpha=\frac {P_2.\sqrt {3}}{2}[/TEX]
suy ra [TEX]tan\alpha =3\sqrt {3} \Rightarrow \alpha=79^o[/TEX]
T thì ok rồi :D:D
b/Cái ni là đàn anh khoá trên (khác trường)chỉ mình đó :D
Xét hệ thức [TEX]M_I=\frac {IJ}{2}.cos30^o.2P-N_2.IJ.sin 79^o=0[/TEX]:D:D là được
Cảm ơn mình phát nha ;):p=:)
picture.php

[YOUTUBE]igPlTtNxQrg[/YOUTUBE]
 
Last edited by a moderator:
N

nganha846

Bạn giải bài nào mà nhìn không biết gì là gì thế?

Cho cái hình + kí hiệu để mọi người dễ nhận biết tí.
 
T

thuytrangwolf

Ta có
a/Nếu k có ma sát thì 3 lực [TEX]\vec P,\vec N_2,\vec N_1[/TEX] k đồng quy nên thang k thể cân bằng
b/
Vì thanh cân bằng nên : [TEX]\vec P+ \vec N_2+\vec N_1+ \vec F_{ms1} + \vec F_{ms2}=0[/TEX]
Chiếu biểu thức trên lên 2 trục
Ox: [TEX]N_2=F_{ms1}=\mu_1.N_1 \Leftrightarrow N_2=\mu_1.N_1[/TEX]
Oy : [TEX]N_1=P-F_{ms2} \Rightarrow N_2=\mu_1.(P-F_{ms2})=\mu_1.(P-\mu_2.N_2)[/TEX](1)
Xét momen nữa ............................mình làm biếng quá
......................suy ra [TEX]\frac {\mu_1.P}{1+ \mu_1.\mu_2}=\frac {P}{3}=\frac {cos\alpha}{sin\alpha + \mu_2.cos\alpha}[/TEX]......................:D
Vì trọng tâm cách A [TEX]\frac {1}{3}[/TEX] chiều dài,[TEX]\alpha = 60^o; \mu_1=\mu_2=k_{min}[/TEX]
Thay vào.................. tính ra [TEX]k_{min}=\frac {-3\sqrt {3} +/- \sqrt {35}}{4}[/TEX] (@)chọn [TEX]\frac {-3\sqrt {3} +\sqrt {35}}{4}=0,18[/TEX]
c. Giải gọn :D
Thay P=2P ( vì m của người bằng thang.......................)
Thay zô (1) là ra [TEX]k_{min}=2-\sqrt {3} [/TEX] vậy thang trượt
Cảm ơn mình phát nha :D:D:D:D:D
Bà con chú ý (@) +/- là cộng hoặc trừ đó :):)
picture.php

cái chỗ (1) có nhầm gì không bạn? chỗ N2 ấy
Nếu k phải xin lỗi trước nhá :)
 
Top Bottom