những điều thú vị về thế giới động vật

T

thaonguyenkmhd

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:Mloa_loa::Mloa_loa: TOPIC CHO NHỮNG BẠN THÍCH TÌM HIỂU VỀ ĐỘNG VẬT :Mloa_loa::Mloa_loa:​

Mình lập pic này để các bạn yêu thích động vật có thể cùng nhau chia sẽ, thảo luận về những điều thú vị về thế giới sinh vật trên Trái Đất ( nếu có ở các hành tinh khác cũng được =)) =)) =)).. ).

Bạn nào có những thông tin hay có thể post lên cho các bạn khác tham khảo.

Hoặc bạn nào có điều gì chưa hiểu hoặc muốn tìm hiểu vấn đề gì đó cũng có thể post lên để các bạn khác giải thích, cung cấp thông tin hay và bổ ích nhất.

MÌNH MONG CÁC BẠN ỦNG HỘ TOPIC NHIỀU NHIỀU NHA :x:x:x​

Các bạn hãy đưa ra ý kiến góp ý để topic hoạt động thật hiệu quả.:D:D
Các bạn cũng có thể đưa ra luật chơi để topic trở thành một sân chơi bổ ích và thú vị cho tất cả chúng ta!! :khi (176)::khi (176)::khi (176)::khi (4)::khi (4)::khi (4):
_____________________________________________________________________________
MÌNH MỞ ĐẦU ...

Những ông bố tận tụy nhất thế giới sinh vật

1.
090704101854-79-581.jpg

Đầu bảng là ông bố cá ngựa, một ông bố mang thai. Cá ngựa mẹ lười biếng, đùn đẩy việc mang thai cho chồng bằng cách đẻ vào chiếc túi nơi bụng cá ngựa bố chừng 2.000 quả trứng. Cá ngựa bố “chửa” từ 10 đến 25 ngày thì nở ra con. Cá ngựa con nở ra đã biết tự tìm thức ăn và được cá ngựa bố bảo vệ rất chu đáo đến khi sống tự lập.



2.
090704101854-266-587.jpg

Bọ bèo cũng là một ông bố đáng kính nể. Không có túi đựng trứng như cá ngựa, nó đeo trứng trên lưng. Sau khi “ăn nằm” với nhau, bọ bèo cái đẻ ra chừng 150 quả trứng và tiết ra một chất kết dính gắn số trứng đó lên lưng chồng. Bọ bèo bố cõng số trứng này suốt 3 tuần, tìm cách tránh những kẻ thù để bảo vệ trứng. Thỉnh thoảng, nó còn nổi lên mặt nước sưởi nắng để các rêu làm hỏng trứng không mọc được.



3.
090704101854-649-415.jpg

Những chú khỉ đuôi sóc ở Nam Mỹ là những ông bố tuyệt vời, luôn cõng con, nuôi nấng con, chải lông cho con và dạy con cách leo trèo, tìm thức ăn đến lúc trưởng thành. Thậm chí nó còn là “bà đỡ” khi vợ sinh nở, đón chú khỉ con mới lọt lòng, vuốt ve và liếm lông cho thật sạch sẽ, vì việc sinh nở của khỉ mẹ rất khó khăn. Bạn hãy hình dung: khỉ mẹ chỉ nặng chừng 55kg mà khỉ con sơ sinh đã nặng tới 14kg. Loài khỉ này sống theo chế độ một vợ một chồng suốt đời.



4.
090704101854-798-643.jpg

Ếch sủa đực sống ở đông nam Hoa Kỳ - được gọi như vậy vì tiếng kêu của nó ồm ồm vang dội giống như tiếng chó sủa - chăm sóc và bảo vệ ổ trứng ếch cái sinh ra dưới các tảng đá hoặc khúc gỗ cây rất tận tâm. Nó nằm hàng tuần bên cạnh ổ trứng, tưới nước giải liên tục để trứng khỏi bị khô. Khi nòng nọc nở ra, ông bố ếch sủa luôn luôn đi kèm và há chiếc miệng rộng ngậm bọn nòng nọc con ồ ạt bơi vào khi chúng gặp nguy hiểm.


5.
090704101854-144-693.jpg

Bọn gián đáng ghét lại là những ông bố đáng khâm phục trong sự hy sinh vì con cái. Loại gián ăn gỗ biết dùng bột gỗ nhào với dịch vị để xây tổ và tìm thức ăn về tổ nuôi ấu trùng. Điều đặc biệt là chúng biết đi lùng bằng được phân chim, chứa chất đạm rất cần cho sự phát triển của “bọn trẻ” để mang về cho chúng ăn.
Gián gỗ cũng còn là những bậc cha mẹ ngăn nắp, luôn luôn dọn tổ sạch sẽ khỏi nấm và xác những con gián đã chết để tránh nhiễm trùng.


6.
090704101854-145-805.jpg

Ở đa số loài chim, mẹ chăm con cái, trừ đại bàng Nam Mỹ.
Trong mùa giao phối, đại bàng mái “đi lại” với nhiều đại bàng trống khác nhau và sau đó lại tìm đến đẻ trứng trong một chiếc tổ chung do một đại bàng trống xây nên. Chú đại bàng trống này ấp đến 50 quả trứng trong 6 tuần và chăm sóc bọn đại bàng con nở ra. Lúc đó, các đại bàng trống khác mới tìm đến cùng chăm sóc lũ con, không cho kẻ nào đến gần, kể cả các đại bàng mẹ.



7.
090704101854-782-109.jpg

Những ông bố chim cánh cụt sống, kiếm ăn và ấp trứng ở nhiệt độ dưới 0. Sau khi chim cánh cụt mái đẻ một quả trứng duy nhất, liền giao cho chồng. Chim cánh cụt trống đặt quả trứng ấy giữa hai chân và phủ kín bằng một vạt da dày và kín đáo để duy trì một nhiệt độ nhất định. Nó ủ quả trứng suốt 4 tháng trời và hầu như không di chuyển. Trong khi đó, chim cánh cụt mái xuống biển tìm mồi và lúc trở về mang theo thức ăn lại chính vào thời điểm chim con vừa nở.

Topic rất hay ! Nhưng chú ý tiêu đề bạn nhé ! [Phân môn + Lớp] + Tiêu đề bài viết

Thân, saklovesyao
 
Last edited by a moderator:
C

chienkute_1999

Tiếp theo nha:


___________________Những "bà mẹ" tệ nhất trong thế giới động vật_______________

1.Bọ cánh cứng

090511me1.jpg


Chúng bị buộc tội vì: Ăn thịt chính con của mình. Những ấu trùng bọ cánh cứng con thường sẽ chuyển vào trong xác những con chuột mà bố mẹ chúng đã chôn cất được để làm thức ăn. Mẹ bọ cánh cứng cho những đứa con của mình “măm măm” bằng cách ngoạm xác chuột và nhả ra cho chúng những mẩu thịt con.
Từng bé ấu trùng bọ cánh cứng tiến lên lần lượt, đòi mẹ cho ăn. Những ấu trùng đầu tiên sẽ được no nê. Tuy vậy, khi hết lượng thức ăn mà vẫn còn những ấu trùng con “xin xỏ”, chúng sẽ bị… ăn thịt bởi chính mẹ của mình.

Luật sư bào chữa: Theo ông Scott Forbes nhà nghiên cứu về sinh vật học thuộc trường đại học Winnipeg, những bà mẹ bọ cánh cứng thường đều có xu hướng chọn lựa con để phù hợp với lượng thức ăn chúng kiếm được. Một xác động vật chết thường không đủ cung cấp cho số ấu trùng khổng lồ mà bọ cánh cứng sinh sản ra.

Tất cả khiến ta liên tưởng đến trò chơi thơ bé: lũ trẻ con vừa đi vừa hát xung quanh những chiếc ghế ít ỏi, khi giai điệu kết thúc, ai nấy phải thật nhanh chân chiếm lấy một chỗ ngồi. Việc ăn thịt đồng loại này chẳng khác gì trò chơi sinh tồn chết người đó khi sẽ có những bé ấu trùng con không kịp nhảy vào “chiếc ghế” của mình.

2.Gấu trúc
090511me2.jpg



Chúng bị buộc tội vì: Đôi khi những bà mẹ gấu trúc lại sinh đến hai “baby”, tuy nhiên, chúng lại thường không nuôi quá một đứa con.
Gấu trúc thường được chúng ta yêu quý ngợi ca nhưng khi làm mẹ, đôi khi chúng lại không được tốt cho lắm. Những đứa con thứ hai của gấu trúc, không có khả năng tự bảo vệ, chỉ bé bằng một thỏi bơ cỏn con thường lại bị bỏ rơi và để thiên nhiên hoang dã định đoạt số phận của mình.

Luật sư bào chữa: Khi bé gấu trúc được chọn lựa lớn lên, chúng cần quan tâm cẩn thận từng xíu một và ăn rất nhiều trúc. Mẹ gấu trúc chắc chắn không thể đủ khả năng chăm sóc hai đứa con trong suốt tám đến chín tháng cho tới khi chúng hoàn toàn cai sữa.

3.Đại bàng đen
090511me3.jpg


Chúng bị buộc tội vì: Luôn để các con mình đánh nhau, thậm chí khi cuộc chiến có nguy cơ chết chóc.
Tổ đại bàng đen luôn xảy ra xung đột giữa các “đại bàng nhí” và bố mẹ chúng lại thường dửng dưng đứng nhìn những đứa con ruột đánh nhau, thậm chí ngay cả khi đại bàng anh giết em của mình.

Luật sư bào chữa: Mặc dù hành động của “bà mẹ” đại bàng đen có vẻ rất vô lương tâm nhưng thực ra những con đại bàng này đang rèn luyện cho một cuộc đấu tranh sinh tồn. Điều này ta cũng sẽ bắt gặp ở rất nhiều loài chim khác. Những con đại bàng chết sẽ giúp bổ sung lượng thức ăn và nhằm đảm bảo sự tồn tại của những con mạnh nhất.

Những con đại bàng mẹ có thể không quan tâm đến những đứa con nhưng chúng chắc chắn đang tìm kiếm những nòi giống mạnh nhất cho loài đại bàng của mình.

4.Thỏ

090511me4.jpg


Chúng bị buộc tội vì: Thỏ mẹ thường bỏ rơi những đứa con của mình ở trong hang ngay sau khi sinh và thường chỉ trở về cho chúng ăn 2 phút mỗi ngày trong suốt 25 ngày đầu. Sau chuỗi ngày thực hiện “nghĩa vụ làm mẹ” ngắn ngủi này, thỏ mẹ thậm chí không hề quay lại và để mặc thỏ con tự xoay xở một mình.
Luật sư bào chữa: Thịt thỏ rất thơm ngon và những loài thú ăn thịt trong rừng thường rất thích “đánh chén” những chú thỏ non yếu ớt. Chính vì vậy, thỏ mẹ phải luôn giữ cho hang động dưới lòng đất của mình được an toàn và bí mật để bảo vệ những đứa con. Do vậy, tuy thời gian làm mẹ và chăm sóc con không nhiều, nhưng dường như, chính sự sống là món quà quý giá nhất mà thỏ mẹ dành cho những đứa con thân yêu của mình.
 
N

nhoktsukune

Mình thích gấu trúc và đại bàng, bạn có thể nói rõ hơn cho mình không, pic tuyệt, tớ yêu động vật, trả lời mau nhé
 
C

chienkute_1999

Về gấu trúc: Thường đẻ từ 2 đến 2 con trở lên nhưng sức lực cũng như khả năng còn yếu, chưa đủ sữa và bản năng kiếm ăn thành thạo nên chỉ nuôi được đứa con duy nhất và có đủ sữa cho nhu cầu của đứa trẻ \Rightarrow Những đứa con gấu trúc thứ 2 trở lên thường không có nhiều tình cảm từ mẹ cũng như nguôn thức ăn, sữa từ mẹ.

Về đại bàng: Mình cũng chưa hiểu rõ về đại bàng lắm nhưng các thông tin giới có vẻ khái quát toàn bộ hơn

Mình sẽ up tiếp những bài hay hơn và kèm hình nữa:)
 
C

chienkute_1999

________________10 loài động vật mới "kỳ dị" nhất năm 2010_____________________


1.Loài đỉa có răng ở sông Amazon
7eb7b6b7-c0a6-4a3b-927b-40c62ad387d8_dongvat-1.jpg

Các nhà khoa học vừa công bố phát hiện một loài đỉa mới, rất đáng sợ sống ở lưu vực sông Amazon và được đặt tên theo loài khủng long bạo chúa Tyrannobdella rex do có răng khổng lồ. Đỉa Tyrannobdella rex có một cơ thể nhỏ bé, chiều dài chưa đầy 5cm và bề ngang khoảng 1cm, nhưng răng của nó thì khổng lồ, dài tới 0,013cm và mọc trên một chiếc hàm duy nhất, không giống bất kỳ loài đỉa nào khác.

2. Loài bạch tuộc màu tía
18386a3c-32a2-4602-b4f9-b373a5926340_dongvat-2.jpg

Hình ảnh con bạch tuộc màu tía hiếm thấy trên là một trong 11 loài sinh vật mới được phát hiện trong năm 2010 tại vùng biển Đại Tây Dương (ngoài khơi Canada). Chúng có kích thước khá nhỏ so với những loài bạch tuộc khác và thường sống ở những vùng nước sâu hơn 1km cũng như vô cùng lạnh giá ở ngoài khơi vùng biển Canada.

3. Loài dơi giống người ngoài hành tinh
406d4663-6096-496e-bf09-62670632031b_dongvat-3.jpg

Một con dơi ăn quả với chiếc mũi hình vòi đôi rất giống với nhân vật ngoài hành tinh Jedi Master Yoda trong bộ phim khoa học viễn tưởng "Chiến tranh giữa các vì sao", vừa được phát hiện trong một khu rừng nhiệt đới hẻo lánh. Loài dơi ăn quả này, cùng với giống nhện màu cam và loài ếch có màu vàng khác biệt, là một trong những sinh vật mới được phát hiện lần đầu trong khu rừng thuộc Papua New Guinea.

4. Loài ốc sên vàng xanh ở Malaysia
36e7f84d-495a-4d1b-a04e-e13115bcef12_dongvat-4.jpg

Loài ốc sên Ibycus với hai màu vàng và xanh được phát hiện trên những lá cây tại khu rừng độ cao 1.900 mét ở Sabah, Malaysia. Chúng có đuôi dài 4cm, gấp ba lần chiều dài của đầu. Khi giao phối, loài ốc sên này thường bắn nọc độc chứa canxi cacbonat vào bạn tình của chúng. Các nhà khoa học tin rằng cách giao phối kỳ lạ này nhằm giúp tăng khả năng thụ tinh thành công của loài ốc sên Ibycus.

5. Loài khỉ hắt hơi khi trời mưa
4d9b879d-6c6c-401a-b48a-3d685a85c9f8_dongvat-5.jpg

Các nhà khoa học thuộc Tổ chức bảo tồn Fauna & Flora International (FFI) đã phát hiện ra loài khỉ mũi hếch mới, có tên khoa học là Rhinopithecus strykeri, tại một khu rừng trên độ cao hơm 3000m so với mặt nước biển ở phía bắc Myanmar, gần biên giới với Trung Quốc. Loài khỉ mới được phát hiện này có chiều cao khoảng 60 cm và đuôi dài hơn cả thân. Điểm đặc biệt của chúng là không có sống mũi và thường bị hắt hơi rất nhiều khi trời mưa. Vì thế, những người dân địa phương có thể dễ dàng nhận ra loài khỉ này khi trời mưa. Để tránh bị hắt hơi, chúng thường phải cúi mặt vào hai đầu gối khi trời mưa.
6. Loài cá ăn gỗ ở Amazon
a662d045-f385-42cb-9111-099be5cfe648_dongvat-6.jpg

Trong một chuyến thám hiểm tại rừng quốc gia Alto Purus (Peru), các nhà khoa học thuộc Hội Khoa học quốc gia Mỹ đã phát hiện ra loài cá kỳ lạ có khả năng gặm gỗ từ các thân cây đổ xuống dưới nước. Loài cá này có chiều dài cơ thể vào khoảng 70 – 80cm và được bao bọc bởi lớp vảy cứng, dày như một bộ áo giáp sắt. Điểm đặc biệt về loài cá này là, chúng không tiêu hóa gỗ mà chỉ hấp thụ các loại chất hữu cơ có ở trong gỗ như tảo, các loại thực vật, động vật nhỏ sống bám trên gỗ. Phần gỗ còn lại sẽ bị thải loại ra khỏi cơ thể.

7. Cóc “Simpson”
19fed849-2c50-48da-a04e-162f3336c914_dongvat-7.jpg

Khi đang sục sạo trong một khu rừng tại miền Tây Colombia hồi tháng 9/2010, các nhà khoa học đã phát hiện ra 3 loài lưỡng cư hoàn toàn mới, kể cả loài cóc có mũi như một chiếc mỏ này. Nó có mỏ dài, nhọn và rất giống với nhân vật Burn – vai phản diện trong loạt phim truyền hình Gia đình Simpson. Cóc "Simpson" chỉ dài 2 cm này và được cho là một trong những loài lưỡng cư kỳ lạ nhất. Chúng có tập tính sinh sản kỳ lạ: bỏ qua giai đoạn nòng nọc. Con cái đẻ trứng trên tầng thấp của rừng mưa và sau đó trứng nở thành ếch con (có đầy đủ các bộ phận giống như ếch trưởng thành).

8. Loài thằn lằn sinh sản vô tính mới ở Việt Nam
19a6714c-5d70-48f7-95b2-b9163ee301e0_dongvat-8.jpg

Các nhà khoa học thuộc trường đại học La Sierra tại (Mỹ) đã tình cờ phát hiện một loài thằn lằn sinh sản vô tính mới ở Việt Nam. Loài thằn lằn mới này được đặt tên là Leiolepis ngovantrii. Chúng có khả năng sinh sản mà không cần con đực. Điều này có nghĩa, các thằn lằn cái sẽ sinh ra những đứa con có bộ gen giống hệt mẹ. Đây không phải là một hiện tượng hiếm ở loài thằn lằn vì có khoảng 1% loài này có thể tự sinh sản.

Loài thằn lằn Leiolepis ngovantrii có chiều dài thân khoảng 11,5cm. Trên lưng chúng có các đốm nâu trắng nhạt hình mắt lưới, rải đều từ sau gáy và nhỏ, nhạt dần ở cuống đuôi. Hai sọc màu vàng nhạt chạy song song hai bến sống lưng. Màu sắc như trên giúp thằn lằn Leiolepis ngovantrii có thể dễ dàng hòa lẫn với màu của nền rừng vào mùa khô để tránh kẻ thù.

9. Sâu mực
30756914-e15a-4a45-9883-7a7c5175c5f6_dongvat-9.jpg

Nên gọi loài này là sâu, hay là mực? Ban đầu các nhà khoa học rất khó đặt tên bởi chúng có lông trên các chân để bơi và có xúc tu trên đầu. Loài này lại có kích thước nhỏ xíu, nên cái tên sâu mực có lẽ là hợp lí nhất. Được tìm thấy ở độ sâu 2,8 km dưới biển Celebes, sinh vật dài 10cm này là thành viên đầu tiên của gia đình sâu lớp Polychaeta mới tiến hóa.

10. Loài cá màu hồng biết đi ở Australia
b061ae4b-63d9-4f90-8b82-55ce68460f7c_dongvat-10.jpg

Con cá màu hồng trong bức hình này đang dùng những chiếc vây giống hệt như hai cánh tay để bò dưới đáy biển chứ không phải bơi như những loài cá thông thường. Đây là một trong 9 loài cá mới được phát hiện hồi tháng 5 vừa qua. Chỉ 4 con cá loại này từng được nhìn thấy và con cuối cùng được phát hiện trên bán đảo Tasman vào năm 1999. Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối Thịnh vượng chung Australia (CSIRO) cảnh báo, những loài cá hiếm này có thể bị tuyệt chủng nếu không được bảo vệ kịp thời.
 
K

kool_boy_98

Anh trai vào ủng hộ em gái nhé!

10 loài vật có nọc độc khủng khiếp nhất thế giới

1. Cá Box Jelly

p1.jpg


Đứng đầu trong danh sách những loài vật có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới phải kể đến là loài cá Box Jelly. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, sinh vật nhỏ bé này đã cướp đi sinh mạng của 5.567 người kể từ năm 1954 đến nay.
Ngay cả con người cũng không thể tự “chế” ra được thứ thuốc có nhiều độc tố nguy hiểm như của cá Box Jelly. Chất độc của loài cá này tấn công vào hệ tim mạch, hệ thần kinh và cả các tế bào da một cách nhanh chóng khiến cho những nạn nhân bị cá Box Jelly cắn sẽ chết ngay lập tức vì trụy tim trước khi kịp cảm thấy đau đớn.
Loài cá này thường sinh sống dưới những vùng biển sâu ở Thái Bình Dương, khu vực châu Á và cả ở Australia.

2. Rắn chúa Cobra

p2.jpg


Rắn chúa Cobra hay còn gọi là hổ mang bành. Loài rắn này còn được mệnh danh là “sát nhân đồng loại” vì nó có khả năng ăn thịt chính những loài rắn khác. Chỉ cần bị rắn Cobra cắn 1 nhát là con người có thể chết ngay.
Nọc độc của rắn Cobra còn đủ để giết chết một chú voi chỉ trong vòng 3 giờ đồng hồ nếu nó mổ chúng những bộ phận nhạy cảm như vòi voi. Loài rắn này thường sống ở khu vực Nam và Đông Nam Á, đặc biệt là trong những vùng rừng núi cao.

3. Ốc sên Marbled Cone

p3.jpg


Nhìn chú ốc sên Marbled Cone nhỏ bé và hiền lành này, ít ai ngờ lại nằm trong số những loài vật có nọc độc khủng khiếp nhất hành tinh. Chỉ cần một giọt nước dãi của Marbled Cone có thể giết chết ít nhất 20 người. Nếu bạn tình cờ nhìn thấy loại ốc sên này bò trên bờ tường hay dưới bãi cỏ thì đừng dại mà nhặt chúng lên nếu không muốn hứng chịu hậu quả bi thảm.
Dãi của Marbled Cone có thể làm toàn thân người dính phải run lẩy bẩy, chân tay tê liệt, mắt mờ đi và ngừng thở chỉ sau vài giờ đồng hồ. Mặc dù vậy, chức năng của thứ chất cực độc này chỉ là để tự vệ và để bắt mồi chứ chúng không bao giờ chủ động tấn công con người. Tính cho tới nay, đã có khoảng 30 người bị chết do tình cờ chạm phải dãi của Marbled Cone.

4. Bạch tuộc đốm xanh

p4.jpg


Đây là một loài bạch tuộc rất nhỏ, kích thước chỉ bằng một quả bóng chơi golf. Trên cơ thể của loài bạch tuộc này còn có những đốm màu xanh đen rất đẹp trông như hình chiếc nhẫn. Điều khủng khiếp là ở chỗ chất độc của nó thuộc loại vô phương cứu chữa mà nếu ai vô tình bị nó cắn thì sẽ tắt thở chỉ trong vòng 2 phút.
Lượng chất độc chứa trên cơ thể của 1 con bạch tuộc đốm xanh có thể đủ để giết chết 26 người cùng một lúc. Loài bạch tuộc này sống chủ yếu ở vùng biển Thái Bình Dương, từ lãnh hải Nhật Bản đến Australia.

5. Bọ cạp Stalker

p5.jpg


Bọ cạp Stalker sống ở vùng Bắc Phi và Trung Đông. Không như những loài bọ cạp thông thường mà vết cắn của chúng chỉ gây đau đớn sưng tấy trên cơ thể, nọc độc của bọ cạp Stalker có thể gây chết người.
Nạn nhân bị bọ cạp Stalker tấn công thường phải chịu những cơn đau đớn khủng khiếp trong cơ thể, sốt cao, bất tỉnh và có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Tuy vậy, hiện nay người ta đã tìm ra được phương pháp điều trị cho những người bị bọ cạp Stalker cắn nên nhiều nạn nhân đã may mắn thóat chết.

6. Cá đá

p6.jpg


Có thể loài cá đá thô kệch và xấu xí này không bao giờ có thể chiến thắng trong những cuộc thi sắc đẹp, nhưng giữa đại dương bao la của vô vàn các loài cá thì những chú cá đá lại đứng đầu về khả năng tiết chất độc. Theo nhận định của giới chuyên môn thì cảm giác đau đớn do bị giống cá đá này cắn là “nỗi đau khủng khiếp nhất mà con người có thể từng biết đến”. Nó sẽ đi cùng cảm giác choáng váng, khó thở và dẫn đến tử vong.
Khu vực sinh sống của cá đá vô cùng rộng lớn, rải rác trong những vùng đá ngầm sâu dưới đáy đại dương ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và cả biển Hồng Hải

7. Nhện độc Brazil

p7.jpg


Loài nhện độc Brazil hay còn gọi là Phoneutria từng được sách Kỷ lục Guinness công nhận là loài nhện có nọc độc nguy hiểm nhất trong số những loài nhện độc và là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những trường hợp tử vong của con người do bị nhện cắn.
Thí nghiệm cho thấy, chỉ cần 0,006 mg chất độc của nhện Phoneutria có thể làm chết một con chuột. Loài nhện này nguy hiểm ở chỗ, nó có thể sống ở bất kỳ nơi nào, trong mọi loại điều kiện khí hậu, thời tiết và sẵn sàng tấn công bất kỳ sinh vật nào đe dọa đến lãnh thổ của chúng.

8. Rắn Taipan

p8.jpg


Rắn độc Taipan sống chủ yếu ở Australia và được coi là loài rắn đáng sợ nhất thế giới bởi độc tố của nó còn khủng khiếp hơn cả rắn hổ mang bành đến 300 lần.
Lượng nọc tiết ra trong 1 lần bị rắn Taipan cắn có thể cướp đi sinh mạng của 100 người hoặc một “đội quân 250.000 con chuột thí nghiệm”. Những nạn nhân bị loài rắn này cắn sẽ tử vong trong vòng 45 phút. Rất may là rắn Taipan vốn rất nhút nhát và sợ con người, nó chỉ dùng nọc độc để tấn công trong những trường hợp bắt buộc phải tự vệ mà thôi.

9. Ếch Phi tiêu

p9.jpg


Nếu bạn có dịp dạo chơi và thám hiểm trong những khu rừng mưa ở vùng Trung Nam Mỹ thì đừng dại mà động vào những chú ếch thoạt nhìn có vẻ rất đáng yêu và xinh đẹp đang nhảy trên đường. Bởi nó có thể chính là loài ếch Phi tiêu cực độc.
Loài ếch này chỉ dài khoảng 5cm với thân hình xanh biếc điểm những đốm đen trong suốt trên lưng. Mặc dù vậy, lượng nọc độc trên da của 1 chú ếch Phi tiêu đủ để giết chết 20.000 con chuột. Sở dĩ người ta đặt tên cho loài ếch này là ếch Phi tiêu bởi người dân da đỏ ở khu vực Nam Mỹ thường dùng da của loài ếch này để tẩm độc cho mũi tên hay tiêu của họ.

10. Cá Puffer

p10.jpg


Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, người ta coi thịt cá Puffer là một món đặc sản vô cùng quý hiếm. Mặc dù vậy, ít ai có thể biết rằng da của loài cá này lại chứa độc tố chết người.
Khi ăn phải da cá Puffer, nạn nhân có thể bị tê cứng toàn bộ lưỡi và khoang miệng, sau đó là cảm giác chóng mặt, nôn mửa, nhịp tim giảm nhanh, khó thở, chân tay tê cứng và nhanh chóng tử vong trong vòng 4 – 24 giờ. Khủng khiếp là ở chỗ, loại độc tố của cá Puffer hiện nay vẫn chưa có thuốc giải nên nếu chẳng may nhiễm độc thì có thể coi là “vô phương cứu chữa”. Tính từ năm 1996 đến 2006 đã có 44 trường hợp tử vong do ăn phải da cá Puffer.
Chính vì tính nguy hiểm của nó, nên tại Nhật bản, chỉ có những đầu bếp tay nghề cao, được cấp phép mới được quyền chế biên cá Puffer thành món đặc sản Fugu cho thực khách.
 
U

uocmovahoaibao

10 loài động vật lai "tuyệt cú mèo"



Động vật lai chính là kết quả của việc lai giống giữa hai con vật có "liên quan" đến nhau về họ đấy!
Cichlid vẹt máu
Cichlid là loại cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Tương tự như cá Thái Dương ở Mỹ, những con có kích thước nhỏ thì thường được nuôi trong bể cá.
Cichlid vẹt máu là một loại cichlid lai, nó được tạo ra ở Đài Loan vào khoảng năm 1986 và là kết quả của sự lai giống giữa một con Midas Cichlid với một con Cichlid Đầu đỏ. Đã có những tranh cãi về mặt đạo đức khi tạo ra loài Cichlid vẹt máu này vì chúng có nhiều dị dạng về kết cấu. Chẳng hạn, miệng của chúng chỉ mở được theo chiều dọc với độ mở rất nhỏ vì thế rất khó cho chúng ăn. Cichlid vẹt máu thường có màu cam sáng nhưng đôi khi cũng có con có màu đỏ và vàng. Những con Cichlid vẹt máu cái thường rất “mắn đẻ” trong khi đó những con đực thường vô sinh. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp con đực nhân giống thành công.
020611dongvat1.jpg
Zebroid
Zebroid là tên gọi chung cho tất cả những con vật lai từ ngựa vằn, nó là kết quả của việc ngựa vằn đực lai với một con cái (thuộc họ hàng nhà ngựa). Ngựa vằn lai hầu như không bao giờ xuất hiện trong tự nhiên, phần lớn trong số chúng đều mắc chứng bệnh “suy dinh dưỡng” và vô sinh. Có nhiều loài động vật khác nhau thuộc nhóm Zebroid bao gồm: Zorse (ngựa vằn và ngựa), Zonkey (ngựa vằn và lừa) và Zoni (ngựa vằn và ngựa lùn).
020611dongvat2.jpg
Dzo
Dzo hay Yakow là tên một giống bò lai, là kết quả của việc lai giống giữa Yak (bò Tây Tạng) với bò nhà. Kết quả là loài bò này lớn hơn nhiều so với bò nhà và bò Tây Tạng, hơn thế nữa chúng còn cho hiệu quả cao hơn về sữa và thịt. Những con bò cái lai sinh sản rất tốt trong khi đó các con đực thường vô sinh. Ban đầu, bò lai được nuôi ở Tây Tạng và Mông Cổ để làm việc bởi chúng khỏe hơn nhiều so với bố mẹ thuần chủng của chúng.
020611dongvat3.jpg
Cama
Cama được tạo ra trong một phòng thí nghiệm ở Dubai, là kết quả của việc lai giống giữa Lạc đà một biếu và Lama (một loại lạc đà không bướu sống ở Nam Mỹ). Loài động vật lai này được lai giống với mục đích tạo ra một loài động vật có kích thước lớn hơn và có nhiều sức mạnh hơn lạc đà, bên cạnh đó thì phải có tính khí dễ chịu và tạo ra sản lượng lông nhiều hơn Lama.
Cama là một trong những giống lai có khả năng sinh sản tốt, tuy nhiên vì lạc đà không biếu chỉ nhỏ bằng 1/6 lạc đà một biếu và nhẹ hơn lạc đà một biếu rất nhiều nên cách duy nhất để có được một con Cama là sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo và chỉ có khoảng 6 ca thụ tinh thành công tính cho đến nay.
020611dongvat4.jpg
Gấu xám trắng
Gấu xám trắng hay còn gọi là Grolar được phát hiện từ rất sớm, vào năm 1964. Gấu Bắc Cực và gấu xám Bắc Mỹ có khoảng cách rất xa nhau. Gấu xám Bắc Mỹ sống ở các vùng rừng rậm và luôn đẻ trên mặt đất, trong khi đó gấu Bắc Cực sống ở những nơi có nước, băng tuyết, thậm chí chúng sinh nở cũng ở trên tuyết. Thực tế này khiến các nhà khoa học giả định rằng gấu Bắc Cực đang buộc phải về phương Nam bởi các tảng băng ở Bắc Cực đang tan chảy, chính vì thế mà gấu Bắc Cực và gấu xám Bắc Mỹ sẽ có chung lãnh thổ.
Gấu xám trắng là loài động vật lai có giống tốt, một chú gấu thuộc thế hệ F2 của gấu xám trắng đã được đưa vào đảo Victoria. Sau khi xét nghiệm ADN cho thấy chú gấu này có mẹ là một con gấu xám trắng và bố là gấu xám Bắc Mỹ.
020611dongvat5.jpg
Coywolf
Coywolf (sói đỏ) thực chất là kết quả lai giống giữa một con sói đồng cỏ với một con sói lai. Trên thực tế, tất cả những con sói đỏ được tìm thấy đều có gen trong dòng dõi của chúng. Sự giao phối cận huyết này chính là kết quả của việc con người đã làm hạn chế môi trường sống của chúng.
020611dongvat6.jpg
Mèo Savannah
Savannah là một giống mèo nhà mới được Hiệp hội mèo quốc tế công nhận là một giống mới vào năm 2001. Loài mèo này là kết quả của việc lai giữa mèo nhà và mèo rừng châu Phi Hoang dã. Savannah có nhiều môi trường sống hơn mèo nhà thông thường và thường được so sánh với chó bởi lòng trung thành cao của nó.
Savannah là một loại mèo có kích thước lớn nhưng lại mảnh khảnh, chúng là loài mèo nhảy cao nhất trong thế giới các loài mèo. Savannah có rất nhiều màu nhưng đa phần chúng có bộ lông đốm.
020611dongvat7.jpg
Wholphin
Wholphin là một động vật lai tuyệt vời dưới biển, chúng là kết quả giữa cá heo và cá voi giả sát thủ. Cá voi giả sát thủ không phải là cá voi mà là một giống cá heo lớn.
Wholphin là động vật được chú ý nhưng cho đến nay chỉ có 2 con Wholphin đang được nuôi nhốt, hiện chúng đều ở Công viên Cuộc Sống Biển ở Hawaii. Kekaimalu là con wholphin đầu tiên tại Công viên Cuộc Sống Biển, nó đã chứng minh khả năng sinh sản của mình khi đẻ ở tuổi rất “trẻ”. Thật không may, bé wholphin con của nó đã không sống được lâu, đứa con thứ 2 của nó cũng vậy, nhưng may thay đứa con thứ 3 của nó sống khỏe mạnh, có tên là Kawili Kai và hiện nay nó đã trở thành một con cá heo trưởng thành.
020611dongvat8.jpg
Ong sát thủ
Ong sát thủ hay còn gọi là ong mật Africanized là sai lầm của phép lai. Loại ong này xuất hiện đầu tiên vào năm 1957, khi một người nuôi ong vô tình thả 26 con ong chúa Tazania vào các tổ ong trên một trang trại ở Đông Nam Brazil.
Những tổ ong này của nhà sinh vật học Warwick E. Kerr, người có ý định giao phối ong châu Âu với ong Nam Phi với hy vọng sẽ tạo ra một dòng ong mật mới sản xuất được nhiều mật hơn và thích nghi tốt với điều kiện nhiệt đới hơn ong châu Âu. Cho đến nay, chúng đã sinh sôi nảy nở và di chuyển đến nhiều nơi. Người ta có thể tìm thấy chúng trên khắp Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Chúng có tên gọi “kẻ giết người” và thường xuyên di chuyển những khoảng cách lớn theo bầy. Khi bị đe dọa, chúng sẽ tấn công theo bầy với số lượng rất nhiều ong, chúng sẽ chích nạn nhân một cách tàn nhẫn đến chết. Trung bình ở Mỹ, trong một năm có khoảng 2 người chết vì loài ong này tấn công.
020611dongvat9.jpg
Liger
Liger là kết quả của việc lai giữa một con sư tử đực và một con hổ cái. Liger là động vật lớn nhất trong họ hàng nhà mèo, có kích thước bằng sư tử và hổ kết hợp lại chia ra. Chúng mang đặc điểm của cả cha và mẹ.
Ví dụ, chúng mang tình yêu với bơi lội của hổ và hành vi xã hội cao của sư tử. Ngày nay, liger chỉ có thể được tìm thấy trong điều kiện nuôi nhốt nhưng trong lịch sử đã có những câu chuyện về liger tự nhiên.
Liger từng được cho là vô sinh, nhưng giả thuyết này đã bị bác bỏ vào năm 1953, khi một con Liger cái 15 tuổi đã giao phối thành công với một con sư tử đực. Con của con Liger này đã sống sót đến khi trưởng thành tuy nhiên sức khỏe của nó rất kém. Tại Jungle Island, một công viên ở Miami, bạn có thể thấy Hercules - một chú liger to lớn, với trọng lượng hơn 410 kg. Hercules giữ kỷ lục Guinness Thế giới về loài mèo lớn nhất trên thế giới. Nó rất khỏe mạnh và có khả năng ​​sẽ sống lâu và hạnh phúc.
020611dongvat10.jpg
 
B

braga

Pic rất hay, ủng hộ pic nhé , :D các bạn tham gia nồng nhiệt lên nào :p


Quỹ bảo vệ động vật quốc tế (WWF) vừa công bố danh sách 10 loài động vật hoang dã có nguy
cơ tuyệt chủng trong năm nay.
WWF1.jpg
Rùa luýt. Đây là loài rùa lớn nhất thế giới và xuất hiện trên trái đất hơn 100 triệu năm. Loài này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao, do hoạt động đánh bắt và bị con người lấy trứng.
WWF2.jpg
Đười ươi Sumatra là một trong hai loài đười ươi có nguy cơ tuyệt chủng. Chúng sống ở phía bắc và tây đảo Sumatra, Indonesia. Số lượng loài suy giảm nhanh do môi trường sống thu hẹp.
WWF3.jpg
Khỉ đột núi. Chúng được WWF xếp vào nhóm có nguy cơ biến mất trong năm 2012.
WWF4.jpg
Cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương. Loài này là nạn nhân của việc khai thác tràn lan. Số lượng loài đã giảm xuống mức báo động trong vài thập kỷ qua.
WWF5.jpg
Cá heo Vaquita sống ở vịnh California, Mexico. Loài này được WWF xếp vào nhóm đặc biệt nguy cấp trong năm 2012.
WWF6.jpg
Cá heo Irrawaddy. Chúng sống chủ yếu trên sông Mekong và Philippines. Chúng gần như tuyệt chủng bởi nạn săn bắt và mất môi trường sống.
WWF7.jpg
Loài hổ hiện còn khoảng 3.200 con sống trong tự nhiên, giảm 97% trong vòng thế kỷ qua.
WWF8.jpg
Báo tuyết. Loài động vật này còn khoảng 6.000 con sống hoang dã ở 12 quốc gia, nhưng số lượng loài đang giảm mạnh do nạn săn bắn và mất môi trường sống.
WWF9.jpg
Tê giác Java. Số lượng tê giác Java (tê giác 1 sừng) chỉ còn 50 con. Tại Việt Nam, loài tê giác này vừa được tổ chức WWF công bố tuyệt chủng hồi tháng 10 năm ngoái.
WWF10.jpg
Voi châu Á. Số lượng loài này ngày càng giảm và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
 
K

kool_boy_98

10 loài rắn đẹp nhất hành tinh

1 vẻ đẹp "chết người"...

Nghĩ đến rắn, nhiều người trong số chúng ta không khỏi rùng mình, song, một số khác lại rất thích thú tìm hiểu thế giới kỳ diệu của loài bò sát này. Cho dù bạn yêu hay ghét rắn, thì có lẽ bạn vẫn phải công nhận một điều rằng, nhiều loài trong số chúng rất đẹp phải không nào?

Vậy ta hãy cùng chỉ mặt điểm tên các loài rắn đẹp nhất thế giới này nhé!

1. Rắn sữa Honduras (Honduran Milk Snake)

Loài rắn này được phát hiện chủ yếu tại Honduras và Nicaragua. Thuộc họ Lampropeltis, nên tuy có màu sắc rất sặc sỡ, song nọc độc của loài rắn sữa này thực sự vô hại. Các nhà nghiên cứu bò sát tin rằng, đây là một ví dụ điển hình của hiện tượng Batesian Mimicry – khi loại rắn vô hại này bắt chước hình dạng của một loài rắn độc để tự bảo vệ mình.

Ở nước ta, rắn sữa Honduras là một trong những loài rắn cảnh được rất nhiều người yêu thích, tuy nhiên, giá của nó cũng hơi mắc, tầm 4 – 6 triệu đồng/con.

ran-4.jpg


2. Rắn ngũ sắc (The Iridescent Shieldtail)

Không có gì phải bàn cãi với những nhận định rằng, rắn ngũ sắc là một loài rắn đẹp nhất trên thế giới. Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện loài rắn này sinh sống tại Wayanad, miền Nam Ấn Độ vào năm 1943, tuy nhiên, những thông tin về loài rắn này không nhiều, và trên thực tế chúng hiếm khi xuất hiện trong tự nhiên.

ran%203.jpg



3. Trăn cầu vồng Brazil (Brazilian Rainbow Boa)

Tên loài trăn cầu vồng Brazil được đặt theo những màu sắc sặc sỡ trên cơ thể của nó. Loài bò sát này sinh sống chủ yếu tại lưu vực các con sông ở Trung và Nam Mỹ. Kích thước trung bình của loài trăn này nhỏ hơn rất nhiều so với những người anh em của mình, và chúng có thể sống tới trên 20 năm.

ran%20%286%29.jpg


4. Rắn san hô (Eastern Coral Snake)

Được tìm thấy tại Nam Mỹ (chủ yếu là tại Honduras), loài rắn san hô này là một trong số những loài rắn đẹp nhất chúng ta từng biết đến. Tuy nhiên, khác với loài rắn sữa Honduras đã liệt kê trong danh sách này, nọc độc của rắn san hô khoang cực kỳ nguy hiểm.

Nơi sinh sống chủ yếu của loài rắn này là các khu rừng nhiệt đới tại Nam Mỹ. Loài rắn này rất hiếm khi tấn công người, chúng thường vùi mình dưới những đống lá khô, và thường có xu hướng “chạy trốn hơn là cắn” nếu bạn có vô tình dẫm phải chúng. Tuy nhiên, theo những con số thống kê thì hàng năm vẫn có khoảng từ 15 – 20 người bị loài rắn “tấn công” và phần lớn đều tử vong

ran%20%282%29.jpg


5. Rắn lam (Blue Racer Snake)

Loài rắn này thuộc họ Coluber constrictor – một trong số các loài rắn nước. Tuy nhiên, đây là một trong những bức ảnh khá hiếm hoi về loài rắn này, bởi đa phần chúng ta thường thấy các loài rắn nước thường có màu xám chứ không phải màu xanh lam như dưới đây. Các nhà khoa học tin rằng nơi sinh sống chủ yếu của loài rắn này là tại miền Nam Mexico.

ran%20%287%29.jpg


6. Rắn bạch tạng Texas (Leucistic Texas Rat Snake)

Loài rắn này được phát hiện tại các bang Texas, Arizona và Louisana của Mỹ. Chúng có tên là “rắn bạch tạng” xong đơn giản là để chỉ màu trắng thuần khiết trên cơ thể, chứ chúng không hề bị bạch tạng. Loài rắn này không có nọc độc, và thức ăn của chúng là chuột và các loài động vật gặm nhấm nhỏ khác.

ran%20%2812%29.JPG



7. Rắn chàm phương Đông (Indigo Eastern Rat Snake)

Loài rắn này xứng đáng được xếp trong danh sách những loài rắn đẹp nhất thế giới, bởi màu đen tuyền trên cơ thể của chúng.

Rắn chàm phương Đông được phát hiện tại Texas, Mỹ, và thường được biết đến là loài rắn dài nhất tại châu Mỹ (với chiều dài trung bình ở các cá thể trưởng thành đạt hơn 3 mét). Loài rắn này không có nọc độc và thường phải rất vất vả mới có thể giết được con mồi. Nhưng một điểm rất đặc biệt là rắn chàm phương Đông có thể “xơi tái” các loài rắn độc khác, chẳng hạn như rắn đuôi chuông Texas, và hoàn toàn miễn nhiễm với nọc độc của chúng.

ran%20%2811%29.jpg


8. Trăn xanh (Green Tree Python)

Loài trăn này được phát hiện chủ yếu tại New Guinea, Indonesia và một vài nơi tại Australia. Rất nhiều người nhầm lẫn loài trăn này với loài trăn xanh Amazon bởi kiểu treo mình để ngủ rất độc đáo.

ran%202.jpg



9. Trăn xanh Amazon (The Emerald Tree Boa)

Loài trăn này có tên khoa học là Corallus Caninus, sinh sống chủ yếu tại Nam Mỹ và rừng Amazon. Có một đặc điểm để phân biệt loài trăn này với người anh em của nó tại châu Á, đó là trăn xanh Amazon có hai chiếc răng cực lớn.

ran%20%283%29.jpg


10. Trăn Myanmar (Amelanistic Burmese Python)

Khác với các loài động vật có vú - màu da và lông vàng được tạo ra từ các sắc tố có nguồn gốc melanin, mầu vàng trên da của các loài chim và bò sát được tạo nên từ các sắc tốc có nguồn gốc carotene. Loài trăn Myanmar là một trong những ví dụ điển hình của màu vàng carotene ở bò sát.

ran%20%284%29.jpg
 
U

uocmovahoaibao

10 loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh




Con gấu Bắc cực mới gây ra vụ tấn công người tại Berlin tuần trước, nằm trong số 10 loài động vật nguy hiểm nhất đối với con người cùng với muỗi, rắn hổ mang, cá mập trắng...
090415043332-339-824.jpg

1. Muỗi
- Loài vật bé nhỏ nhưng vô cùng nguy hiểm này có thể truyền ký sinh trùng làm lây lan bệnh sốt rét, khiến khoảng hai triệu người chết trên thế giới mỗi năm.
Ảnh: Bareoaks.
090415043332-271-851.jpg

2. Rắn hổ mang bành châu Á
- Riêng tại Ấn Độ mỗi năm loài này gây ra cái chết cho đa số trong 50.000 ca tử vong vì rắn cắn, dù rắn hổ mang không phải loài có nọc độc mạnh nhất. Ảnh: HGH.
090415043332-596-558.jpg

3. Sứa hộp Australia
- Đây là loài sinh vật biệt có nọc độc nhất con người từng biết đến. Mỗi xúc tu của nó có lượng chất độc đủ giết chết tới 60 người. Kể từ năm 1884 đến nay đã có ít nhất 5.567 cái chết liên quan đến loài động vật này. Ảnh: Stingaid.
090415043332-672-727.jpg

4. Cá mập trắng khổng lồ
- Mỗi năm có từ 30 đến 100 người chết vì bị cá mập tấn công. Ảnh: Mouth.
090415043332-768-772.jpg

5. Sư tử châu Phi
- Đây là loài duy nhất thuộc họ nhà mèo sống bầy đàn. Chúng phối hợp với nhau để săn mồi và làm chết khoảng 70 người mỗi năm ở riêng Tanzania. Tổng cộng mỗi năm sư tử châu Phi biến 250 người trên thế giới làm mồi của chúng. Ảnh: Naduah.
090415043332-501-991.jpg

6. Cá sấu nước mặt Australia
- Đây là loài bò sát lớn nhất hành tinh và mỗi năm chúng gây ra cái chết cho hơn 2.000 người. Ảnh: Outback.
090415043332-131-835.jpg

7. Voi
- Loài vật nặng nề này khiến khoảng 600 người chết mỗi năm bằng cách giày xéo hoặc quật bằng vòi. Ảnh: Base.
090415043332-387-890.jpg

8. Gấu trắng Bắc cực
- Đây là loài động vật ăn thịt có kích cỡ lớn nhất sống trên cạn, luôn cố sức bảo vệ con non và sẽ tấn công một cách dữ dội nếu nhận thấy có mối đe dọa. Một cú tát đúng lực của gấu trắng Bắc cực có thể làm cụt đầu nạn nhân trong nháy mắt. Ảnh: Telegraph.
090415043332-534-629.jpg

9. Trâu rừng châu Phi
- Đây là sát thủ khét tiếng nhất châu lục đen và gây ra nhiều cái chết hơn tất cả các loài vật khác tại châu Phi. Ảnh: Avike.
090415043332-583-950.jpg

10. Ếch phóng độc
- Loài vật sống tại các khu rừng nhiệt đới Nam Mỹ này có lượng nọc độc tiết từ da của nó đủ để giết chết 10 người. Ảnh: Synth.
 
T

thaonguyenkmhd

thanks tất cả mọi người

mình rất vui khi pic được nhiều bạn ủng hộ

mình có cái này hay lắm nè


7 loài động vật lớn nhất mọi thời​

Chuột nặng một tấn, rắn dài như xe buýt, ếch to như trái bóng đá, bọ cạp biển cao hơn người là những động vật lớn nhất so với đồng loại của chúng trong lịch sử.

Danh sách này do tạp chí National Georaphic đưa ra và tất cả những động vật có tên đều đã tuyệt chủng, dù không cùng giai đoạn và địa điểm.

1. Rắn dài bằng xe buýt

sna.jpg

Loài rắn này dài gấp đôi trăn Nam Mỹ - loài rắn lớn nhất thế giới hiện nay. Ảnh: National Geographic.


Loài rắn lớn nhất từng sống trên Trái đất tung hoành trong các khu rừng nhiệt đới nóng ẩm cách đây chừng 60 triệu năm. Hóa thạch của chúng được tìm thấy tại mỏ than Cerrejon ở đông bắc Colombia. Với chiều dài ít nhất 13 mét và khối lượng khoảng 1.135 kg, chúng đủ lớn để xơi tái cá sấu cổ đại. Trong khi đó thì trăn Nam Mỹ - loài rắn lớn nhất thế giới hiện nay - có chiều dài tối đa 6,5 mét.


2. Chuột nặng một tấn

rodent-picture.jpg

Sọ của chuột khổng lồ được tìm thấy tại Uruguay so với một con chuột hiện đại. Ảnh: National Geographic.


Chiếc sọ khổng lồ của loài chuột nặng tới một tấn ở thời tiền sử được phát hiện ngày 16/1/2008 trong một vách đá tại khu vực San José, Uruguay bởi một người săn lùng hóa thạch nghiệp dư. Sau khi phân tích, các chuyên gia cổ sinh vật học cho rằng chiếc sọ thuộc về một loài chuột có kích thước tương đương bò rừng và có thể nặng tới một tấn. Họ đặt tên cho loài này là Josephoartigasia monesi.

Chuột khổng lồ sống trong những khu rừng nhiệt đới thấp cách đây 2 đến 4 triệu năm. Các nhà cổ sinh vật học cho rằng chúng dùng những răng lớn để săn động vật nhỏ, chim lớn không biết bay và thậm chí cả hổ răng kiếm.

3. Ếch từ địa ngục

frog.jpg

Ếch quỷ có thể giết chết khủng long con. Ảnh: National Geographic.

Cách đây hơn một năm, các nhà khoa học tìm thấy hóa thạch của loài ếch lớn nhất mà con người từng biết tới tại đảo Madagascar. Người ta gọi nó là Beelzebufo, nghĩa là "ếch quỷ". Với chiều dài tới 41 cm và nặng chừng 4,5 kg, "ếch quỷ" tuyệt chủng cách đây khoảng 70 triệu năm.

David Krause, chuyên gia cổ sinh vật học của Đại học Stony Brook (New York, Mỹ) và cộng sự bắt đầu công việc tìm kiếm "ếch quỷ" từ hơn một thập kỷ trước. Hơn 75 hóa thạch được tìm thấy nhưng mãi tới gần đây chúng mới được ghép với nhau để tạo nên bộ xương hoàn chỉnh.

Họ hàng gần nhất của ếch quỷ vẫn còn sống tới ngày nay là Ceratophyrine - một loài ếch miệng lớn tại Nam Mỹ. Giống như Ceratophyrine, ếch quỷ rất hung dữ. Với cái miệng cực lớn, chúng ngồi đợi trong các bụi rậm và đớp những con vật nhỏ hơn đi ngang qua. Nhờ lớp da cứng và hàm răng cực khỏe, ếch quỷ đủ sức giết chết những con khủng long mới chào đời.

4. Chim cánh cụt khổng lồ

giant-penguin.jpg

Ảnh minh họa hai loài chim cánh cụt đã tuyệt chủng Icadyptes salasi (phải), Perudyptes devriesi (trái) và Spheniscus humbolti (giữa) - loài chim cánh cụt hiện còn sống ở Peru. Ảnh: National Geographic.


Hai loài chim cánh cụt khổng lồ từng sống tại Nam Mỹ khoảng 35 triệu năm trước và chúng không cần tới băng để tồn tại. Một nhóm chuyên gia cổ sinh vật học của Đại học North Carolina (Mỹ) phát hiện nhiều hóa thạch của chúng tại sa mạc Atacama (Peru) vào năm 2007. Họ đặt tên cho chúng là Icadyptes salasi và Perudyptes devriesi.

"Icadyptes salasi có chiều cao khoảng 1,5 mét và có niên đại 36 triệu năm, trong khi Perudyptes devriesi thấp hơn và sống cách đây xấp xỉ 42 triệu năm", nhóm chuyên gia cho biết.

5. Bọ cạp biển cao hơn người

scorpion.jpg

Chiếc chân hóa thạch của bọ cạp Jaekelopterus rhenaniae. Ảnh: National Geograohic.

Chiếc chân hóa thạch của loài bọ cạp Jaekelopterus rhenaniae - được tìm thấy tại một mỏ đá ở Prum (Đức) - dài tới 46 cm. Theo tính toán của các chuyên gia, cơ thể chúng có thể dài tới 2,5 mét. Chúng sống dưới biển cách đây 390 triệu năm. Với kích thước tương đương cá sấu lớn ngày nay, Jaekelopterus rhenaniae là loài săn mồi đáng sợ nhất ở thời đại của chúng. Loài bọ cạp này săn bắt cá và ăn thịt cả đồng loại ở những vùng nước nông gần bờ.

"Phát hiện cho thấy động vật chân đốt - như côn trùng, nhện, cua - từng có kích thước lớn hơn chúng ta tưởng. Chúng ta từng tìm thấy hóa thạch siêu lớn của rết, bọ cạp, rán, nhưng chỉ tới khi tìm thấy Jaekelopterus rhenaniae chúng ta mới có thể tưởng tượng được động vật chân đốt có thể lớn tới mức nào", Simon Braddy, một nhà cổ sinh vật học của Đại học Bristol (Anh), nhận xét.

6. Cá mập răng lớn

carcharodon_megalodon.jpg

Hàm răng của một con cá mập Carcharodon megalodon. Ảnh: Calypsosub.


Carcharodon megalodon - một loài cá mập siêu lớn thời tiền sử - có cú đớp mạnh hơn tất cả sinh vật từng sống trên địa cầu. Cú đớp của chúng vượt xa khủng long bạo chúa, cá mập trắng ngày nay và đủ sức làm nát bét một chiếc xe hơi. Carcharodon megalodon bắt đầu xuất hiện trong các đại dương cách đây chừng 16 triệu năm. Thức ăn của chúng là rùa biển lớn và cá voi.

"Chiến thuật giết mồi của Carcharodon megalodon rất đáng sợ. Khi gặp cá voi cổ đại, chúng cắn đuôi và chân chèo để loại bỏ hệ thống đẩy của con mồi", Stephen Wroe, trưởng nhóm nghiên cứu cá mập răng lớn của Đại học New South Wales (Australia), cho biết.

Chiều dài của Carcharodon megalodon có thể lên tới hơn 16 mét. Chúng có thể nặng gấp 30 lần cá mập trắng - loài cá mập lớn nhất ngày nay.

7. Chuột túi nặng nửa tấn

Tasmanian-megafauna.jpg


Chuột túi khổng lồ có thể nặng tới nửa tấn. Ảnh: National Geographic.

Hoạt động săn bắn của con người từ hơn 40.000 năm trước đã làm tuyệt chủng nhiều động vật tiền sử trên đảo Tasmania của Australia, trong đó có một loài gần giống kangaroo ngày nay. Hóa thạch của Palorchestes azael - tên loài chuột túi khổng lồ - cho thấy chúng có thể nặng tới 500 kg, trong khi các loài thú có túi ngày nay có khối lượng tối đa 100 kg. Các nhà cổ sinh vật học của Đại học Macquarie (Australia) công bố những hóa thạch này vào năm ngoái.

Phát hiện về chuột túi khổng lồ phủ nhận kết quả của một nghiên cứu trước đây, theo đó thời tiết giá lạnh đã giết chết các động vật khổng lồ trước khi con người đặt chân lên đảo Tasmania.
 
T

thaonguyenkmhd

Mình thích gấu trúc và đại bàng, bạn có thể nói rõ hơn cho mình không, pic tuyệt, tớ yêu động vật, trả lời mau nhé

Gấu trúc

(*) Gấu trúc lớn

200px-Giant_Panda_Washington_DC.JPG

Gấu trúc lớn hay gấu mèo lớn Trung Quốc (Ailuropoda melanoleuca, tên này nghĩa là "con vật chân mèo màu đen pha trắng") là một loài thú hiện nay được phân loại trong họ Gấu (Ursidae), có nguồn gốc ở miền trung Trung Quốc. Tên tiếng Hán của nó là đại hùng miêu . Dưới đây gọi tắt là gấu trúc.

Gấu trúc sống trong các khu vực miền núi, như Tứ Xuyên và Tây Tạng. Gấu trúc là biểu tượng của WWF (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên). Nửa cuối thế kỷ 20, gấu trúc cũng đã trở thành biểu trưng quốc gia của Trung Quốc, và hiện nay được sử dụng trong các đồng tiền vàng Trung Quốc.

Mặc dù được xếp vào bộ Ăn thịt (Carnivora), thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật. Chúng ăn các cành non và lá cây, sống chủ yếu trên các cây tre, trúc. Ngoài ra chúng cũng ăn trứng và một số loài côn trùng. Những thức ăn này là nguồn cung cấp protein.
Gấu trúc sinh sản kém và tỉ lệ chết của con non rất cao. Chúng lớn chậm và trưởng thành muộn khi đã 5 đến 7 năm tuổi. Mùa sinh sản từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5. Trong thời kỳ này có thể có từ 2 đến 5 con đực cạnh tranh một con cái; chỉ có con đực thắng cuộc mới giành được con cái. Khi giao phối, con cái cúi đầu thấp xuống và con đực trèo lên từ phía sau. Thời gian giao hợp ngắn, dao động trong khoảng từ 0,5 đến 5 phút, nhưng con đực có thể giao hợp nhiều lần để đảm bảo việc thụ thai thành công. Thời gian giao phối cũng là thời gian ầm ĩ do các tiếng kêu rên của cả hai con.

Trong nhiều năm việc phân loại gấu trúc đã là vấn đề gây tranh cãi do cả gấu trúc và họ hàng xa của nó là gấu trúc đỏ (còn gọi là gấu mèo nhỏ) có cùng những đặc trưng của cả gấu và gấu mèo Mỹ. Tuy nhiên, các thử nghiệm gen cho thấy gấu trúc là một loài gấu thực thụ và là một phần của họ Ursidae. Họ hàng gần nhất của nó là gấu bốn mắt ở Nam Mỹ. Sự không nhất trí chỉ còn lại là việc xếp nó vào họ Gấu (Ursidae), họ Gấu mèo Mỹ (Procyonidae) hay một họ riêng gọi là họ Ailuridae.

Gấu trúc là loài đang gặp nguy hiểm do khu vực sinh sống bị thu hẹp và tỷ lệ sinh sản rất thấp, kể cả trong tự nhiên lẫn trong tình trạng giam cầm. Khoảng 1.600 con được coi là còn sống trong tự nhiên.

Gấu trúc có chân không bình thường, với "ngón cái" và 5 ngón ; "ngón cái" thực tế là xương cổ chân biến hóa.

Gấu trúc lần đầu tiên được biết đến ở phương Tây vào năm 1869 nhờ nhà thám hiểm người Pháp Armand David. Gấu trúc nổi tiếng trong cộng đồng là nhờ sự dễ thương giống như của trẻ con làm cho nó giống với một con gấu nhồi bông sống. Một yếu tố khác nữa là chúng thông thường chỉ ăn lá tre, lá trúc một cách hòa bình chứ không phải là những kẻ săn mồi cũng bổ sung thêm hình ảnh của một con gấu dễ thương.

Việc cho thuê gấu trúc cho các vườn thú ở Mỹ và Nhật Bản tạo thành một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong thập niên 1970 vì nó đánh dấu những sự trao đổi văn hóa lần đầu tiên giữa Trung Quốc và phương Tây.

Tuy nhiên vào năm 1984, gấu trúc đã không còn được sử dụng vào mục đích ngoại giao nữa. Thay vì điều này, Trung Quốc chỉ đồng ý cho các quốc gia khác thuê gấu trúc trong vòng 10 năm. Mức phí cho mượn lên tới US$ 1.000.000 trên năm và một điều khoản là bất kỳ con gấu trúc nào mới ra đời trong thời gian cho thuê đều thuộc tài sản của Trung Quốc.

Năm 1998 một đạo luật được đưa ra bởi WWF khuyến khích Cục Cá và Động vật hoang dã Mỹ yêu cầu các vườn thú Mỹ theo đuổi việc nhập khẩu gấu trúc để đảm bảo rằng một nửa mức phí vẫn trả cho Trung Quốc sẽ được đưa vào các cố gắng bảo tồn gấu trúc hoang dã và môi trường sống của chúng trước khi cục này cho phép nhập khẩu gấu trúc.

Ở phương Tây, gấu trúc có tên gọi là panda, có nguồn gốc từ một ngôn ngữ ở vùng Himalaya và ban đầu được dùng để gọi gấu trúc đỏ (Red Panda), là họ hàng xa của nó. Tên chung này là do chúng có chung nguồn thức ăn chính là tre, trúc. Cho đến khi quan hệ họ hàng của chúng được thiết lập năm 1901, gấu trúc được biết với tên gọi Mottled Bear (gấu đốm) hay Parti-coloured Bear (gấu màu cục bộ).

Ở Trung Quốc, gấu trúc được gọi là "mèo gấu" hoặc "gấu mèo"

Có hai phân loài của gấu trúc đã được công nhận trên cơ sở giải phẫu hộp sọ, mẫu màu lông và gen của quần thể.

Ailuropoda melanoleuca melanoleuca bao gồm phần lớn quần thể còn hiện nay của gấu trúc. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở Tứ Xuyên và có màu lông là đen - trắng.
Ailuropoda melanoleuca qinlingensis chỉ phân bổ trong dãy núi Tần Lĩnh ở Thiểm Tây ở cao độ khoảng 1.300-3.000 m. Màu lông đen-trắng thông thường của gấu trúc Tứ Xuyên được thay thế bởi mẫu màu nâu sẫm-nâu nhạt. Hộp sọ của A. m. qinlingensis nhỏ hơn của họ hàng kia của chúng và chúng có răng hàm lớn hơn.


(*) Gấu trúc đỏ

250px-Ailurus_fulgens_RoterPanda_LesserPanda.jpg

Họ Gấu trúc đỏ là một họ động vật có vú nằm trong Bộ Ăn thịt. Thành viên duy nhất còn tồn tại của họ này là loài gấu trúc đỏ.

Frédéric Georges Cuvier miêu tả Gấu trúc đó lần đầu tiên vào năm 1825 và cho rằng nó thuộc họ Gấu trúc Bắc Mỹ; tuy nhiên cách phân loại này đã gây nhiều tranh cãi.Nguyên do Cuvier phân gấu trúc đỏ vào họ này vì gấu trúc đỏ và gấu trúc Bắc Mỹ có diện mạo khá giống nhau, cụ thể là về đầu - khuôn mặt, phần đuôi có những họa tiết hình vòng, và những sự giống nhau khác về kiểu hình cũng nư sinh thái. Về sau, nó lại được phân vào họ Gấu.

Nghiên cứu về phát sinh loài ở cấp độ phân tử cho thấy Gấu trúc đỏ là một loài sinh vật cổ xưa nằm trong Bộ Ăn thịt và vì vậy nó có mối quan hệ huyết thống khá gần gũi với Gấu trúc Bắc Mỹ, thậm chí có khả năng nó là một phân họ nằm trong họ Gấu trúc Bắc Mỹ. Một nghiên cứu kỹ lưỡng về ADN ti thể của quần thể gấu trúc đỏ cho rằng: “Theo các hóa thạch thu thập được, gấu trúc đỏ phát sinh từ một tổ tiên chung với gấu thông thường cách đây chừng 40 triệu năm. Với sự phân tách này, bằng việc so sánh sự khác nhau trong trình tự ADN giữa gấu trúc đỏ và gấu trúc Bắc Mỹ, tỉ lệ đột biến đối với gấu trúc đỏ được tính toán là 109, được cho là thấp so với tỉ lệ chung của động vật có vú. Kết quả này có thể là do nhiều lần đột biến tái diễn đều đặn vì sự phân kì giữa gấu trúc đỏ và gấu trúc Bắc Mỹ là rất sâu sắc.”

Nghiên cứ phân tử - phân loại học và ADN gần đây nhất đã xếp gấu trúc đỏ vào một họ riêng biệt mang tên nó. Đến lượt mình, họ Gấu trúc đỏ là một trong các thành viên của siêu họ Chồn (Musteloidea) (các thành viên khác là họ Chồn hôi (Mephitidae), họ Chồn (Mustelidae) và họ Gấu trúc Bắc Mỹ (Procyonidae)). Theo kết quả phân loại học này, gấu trúc đỏ không phải là một loài gấu (Ursidae).

Gấu trúc đỏ hiện không có loài bà con gần nào còn sống, tổ tiên gần nhất của chúng, Parailurus, cũng sống cách nay đã 3-4 triệu năm. Có lẽ đã từng tồn tại chừng 3 loài Parailurus khác nhau, tất cả đều lớn hơn và có phần đầu, hàm to khỏe hơn. Parailurus sinh sống ở trên đại lục Á-Âu nhưng có thể chúng đã vượt eo biển Bering tiến vào châu Mỹ. Có lẽ gấu trúc đỏ là thành viên duy nhất của Parailurus còn tồn tại, nó đã di trú lên vùng núi Tây Trung Quốc để sống sót trong kỷ Băng hà.


Ngoài chi Gấu trúc đỏ (Ailurus), họ cùng tên này cũng bao hàm 8 chi khác (đã tuyệt chủng), phần lớn các chi trong họ được phân thành 2 nhóm: phân họ Gấu trúc đỏ (Ailurinae) và phân họ Chó mõm ngắn (Simocyoninae).


Đại bàng​

200px-Haliaeetus_leucocephalus-tree-USFWS.jpg

Đại bàng hay Chim ưng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, lớp Chim, họ Accipitridae. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển Úc, Indonesia, Phi châu... nhưng chủ yếu là Lục địa Á-Âu và Lục địa Bắc Mỹ.

Đại bàng có nhiều đặc điểm nhận dạng khác nhau giữa các loài đại bàng với nhau nhưng nổi bật là màu lông và kích thước từng loài.Loài đại bàng lớn nhất có chiều dài cơ thể hơn 1m và nặng 7kg.Loài bé nhất chỉ dài có 0,4m và nặng khoảng hơn 0,5kg.Chim mái thường lớn hơn chim trống và nặng hơn chim trống khoảng 25 %.

Theo một số tài liệu chưa được chứng minh thì đại bàng có sải cánh hơn 3m và nặng tới 30kg.Thực tế thì đại bàng nhỏ hơn thế.Sải cánh của chúng chỉ dài từ 1,5m cho đến 2m.
Đại bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao.Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Tổ là nơi chim cái đẻ trứng.Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng.Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con.Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành.

Một đặc tính nổi bật của loài chim này là cách chúng đón đầu cơn bão. Khi đại bàng biết cơn bão sắp tới,không như tất cả mọi loài đều tìm cách chạy trốn cơn bão, chim đại bàng bay tới một đỉnh núi thật cao và đậu ở đó để chờ cơn bão tới, khi cơn bão ập tới con chim đại bàng đón đầu cơn bão, dùng chính sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh mình bay vút lên bầu trời, cưỡi lên cơn bão đang ghào thét bên dưới.

220px-Flag_of_the_South_Vietnamese_Army.jpg
Cờ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Ở Việt Nam có ba loại đại bàng sinh sống. Hai loài sinh sống ở Tây Nguyên và một loài ở Phú Quốc và Côn Đảo. Hai loài ở Tây Nguyên gồm đại bàng đen và đại bàng xanh.Loài ở Phú Quốc và Côn Đảo là đại bàng biển bụng trắng.
Trong chiến tranh Việt Nam, đại bàng là biểu tượng của quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Trong văn học cổ điển, truyện phân chia ra các vương quốc do các loài vật đứng đầu là truyện thường thấy.Sư tử thì thường có vai trò làm vua của các vương quốc.Tuy nhiên, việc đại bàng làm vua của các nước được tưởng tượng này thì cũng không hiếm gặp.Ví dụ như trong truyện Con dơi hèn nhát thì đại bàng là kẻ thủ lĩnh của lũ chim.Hay trong truyện ngụ ngôn Châu Âu, những con đại bàng thường làm vua nhiều như sư tử.
Ngoài vai trò làm hoàng đế trong các truyện cổ thì đại bàng đôi khi còn "thủ vai" của một kẻ được coi là lưu manh, độc ác.

220px-National_Security_Agency.svg.png

Biểu tượng của NSA (Cơ quan tình báo Mỹ trực thuộc bộ Quốc phòng)

Đại bàng được đánh giá là kẻ rất mạnh mẽ và hùng dũng. Vì thế, nó đã trở thành biểu tượng quân sự của nhiều nước . Ví dụ như Huy hiệu Quân lực Việt nam Cộng hoà, các cơ quan tình báo của Hoa Kỳ trực thuộc bộ Quốc phòng. Từ những thế kỉ trước công nguyên, đế quốc La Mã và đế quốc Babylon đã chọn loài đại bàng vàng làm biểu tượng cho quân đội của nước mình. Vào thời kì Trung Cổ và Phục Hưng, đa số các quốc gia châu Âu đã chọn đại bàng làm biểu tượng cho quân đội.

Hình tượng đại bàng hoặc giống đại bàng được sử dụng trong các huy hiệu như hiệu lệnh, như là một hình ảnh tượng trưng, và như là một tiêu ngữ. Các bộ phận của cơ thể của chim đại bàng như đầu, cánh của nó hoặc chân cũng được sử dụng như là một hiệu lệnh hoặc tiêu ngữ. Chim đại bàng biểu tượng cho sức mạnh, lòng can đảm,tầm nhìn xa và sự bất tử. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần tối cao. Theo thần thoại, người Hy Lạp coi đại bàng là biểu trưng của thần Zeus , những người La Mã coi đại bàng là biểu trưng của Jupiter, bởi các bộ lạc Đức thì coi nó là Odin và người theo Kitô giáo thì là biểu tượng của Thiên Chúa.
 
H

huongmot

Những chú mèo....trần như nhộng

Pic hay thế, mình vào góp vui :D
Câu nói "chó chê mèo lắm lông" không phải lúc nào cũng đúng đâu nhé. Đây là một dẫn chứng rất sống động :D

– Mặc dù loài mèo đã tồn tại cùng với cuộc sống loài người hàng triệu năm, thế nhưng ít người biết đến giống mèo không lông kỳ lạ nhất thế giới.
110205101324-355-694.jpg

110205101324-408-4.jpg
Loài mèo không lông kỳ lạ nhất có xuất xứ từ vùng Amaty (Kazakhtans) được giới thiệu trên tạp chí về mèo.
Loài mèo kỳ lạ này vẫn có những đặc điểm chung của tổ tiên, thích ăn cá và… thích bắt chuột, thích sống trong thế giới bóng tối. Điểm khác biệt duy nhất, đó là không có lông. Toàn bộ cơ thể của nó chỉ là một bộ da từ chân lên tới tận tai.
Mèo không lông có tên khoa học là Sphynx, sống tại vùng Almaty (Kazakhstan). Tạp chí về mèo có tên The Royal Canin Cat Encyclopedi đã có bốn trang viết về giống mèo kỳ lạ này.
Với hình dáng bên ngoài không phải ai cũng dễ dàng có cảm tình, loài mèo không có lông này có vẻ như khó có thể lấy được thiện cảm chứ chưa nói tới việc nuôi chúng làm cảnh. Gương mặt nhăn nheo, hai tai vểnh nhọn, mắt xếch…, nếu như đi đêm gặp phải chúng lần đầu tiên, chắc chắn sẽ có nhiều người hết hồn vía.
Vua chó mèo” Bảo Sinh nhận định: thời gian trước, một người dân Mỹ đã bắn chết một con quái vật không lông được đồn thổi là hút máu người, hình dáng bên ngoài của quái vật này có nhiều nét tương đồng với loài mèo không lông.
Nếu so sánh với các đồng loại của mình, mèo không lông với vẻ ngoài kỳ dị trái ngược hoàn toàn với vẻ đáng yêu, mềm mại và thích được bế nựng.

 
N

nhoktsukune

Cần thêm thông tin về loài mèo nhộng kia, cho tớ thêm đi, nhìn ngộ quá đi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
C

chienkute_1999

Ảnh đẹp trong tuần: Lười con ngơ ngác trong vòng tay

Chú lười con 8tháng tuổi đang nằm yên trong vòng tay mẹ ở rừng nhiệt đới thuộc Trung và Nam Phi.
luoi1.jpg

Một con quạ đang kêu dưới nắng hè nóng tới 45 độ C ở Lahore, Pakistan.
luoi2.jpg

4 chú chim bói cá nhỏ đang đậu trên cảnh cây ở khu bảo tồn Fairburn Ings, Yorkshire, Anh.
luoi3.jpg

Chú voi Cek Mek (phải) đã được thuần hóa đang tiếp cận một con voi hoang dã ở một khu rừng Kota Tinggi, Malaysia.
luoi4.jpg

Hơn 100 con cá voi hoa tiêu bị mắc cạn ở ngoài khơi, Scotland.
luoi5.jpg

Một chú tắc kè báo Sahara được vận chuyển trong một phong bì qua quãng đường gần 200 km.
luoi6.jpg

Một con chim ưng biển đã trở lại tổ sau nhiều ngày mất tích.
luoi7.jpg

Không ngại nguy hiểm, một chú hươu đã liều mình lội qua sông Atchafalaya ở bang Louisiana, Mỹ để đi kiếm ăn.
luoi8.jpg

Một con chim ruồi đang đậu trên một cành cây đỗ quyên ở Moreland Hills, Ohio, Mỹ.
luoi9.jpg


Một con tôm đang làm vệ sinh miệng cho lươn biển ở gần hòn đảo Bali, Indonesia.
luoi10.jpg

Cảnh sát Thái Lan đã phát hiện một hành khách quốc tịch UAE buôn lậu một con vượn cổ trắng 3 tháng tuổi trong hành lý tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok.
luoi11.jpg

Những con dê núi dưới ánh Trăng đang lên ở Phoenix, Mỹ.
luoi12.jpg
 
Last edited by a moderator:
H

huongmot

Những điều thú vị về loài mèo

Mèo là loài vật thân thiện với con người và rất nhiều người yêu quý mèo. Vì vậy mình xin được đóng góp những thông tin mình có được về loài vật đáng yêu này.
* Những điều có thể bạn chưa biết
- Loài mèo có thể ngủ tới 18 tiếng mỗi ngày
- Mèo tam thể có tới 90% là mèo cái
- 80% mèo trắng có mắt màu xanh da trời bị điếc bẩm sinh
- Với 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe của tai, mèo có thể vểnh mỗi tai theo một hướng khác nhau
- Mèo chỉ được coi là bị sốt nếu thân nhiệt đạt 39,5oC
- Nhịp tim của mèo cao gấp đôi so với người
- Tầm nhìn của mèo tốt nhất là vào ban đêm
- Mèo có mi mắt thứ 3, đó là một màng mỏng khi mèo mở mắt
- Mèo là loài thú duy nhất không thể cảm nhận vị ngọt
* Một số loài mèo bạn sẽ thích thú khi nhìn thấy
- Mèo không lông ( theo yêu cầu của nhoktsukune)
Câu nói "chó chê mèo lắm lông" trong trường hợp này chẳng đúng tẹo nào, vì trên cơ thể loài mèo này chỉ có lơ thơ vài sợi lông
images

Nếu thoạt nhìn hẳn bạn sẽ choáng vì dung nhan của chúng. Nhưng đây lại là một giống mèo cực kỳ quý hiếm trong họ nhà mèo đấy. Năm 1966, chú mèo không lông đầu tiên ra đời tại Tô-rôn-tô (Ca-na-da) và được đặt tên là Run-nơ. Sự xuất hiện cảu chú khiến cả giới khoa học ngỡ ngàng và bỏ công tìm hiểu. Cuối cùng, họ đã đi tới kết luận, mèo không lông có thể đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại. Và hẳn nhiên, chú mèo Run-nơ đã được coi là tổ tiên của loài mèo không lông ngày nay.
Đặc biệt mèo không lông rất phù hợp để..xăm hình. Những hình xăm này (chỉ là những hình xăm tạm thời thôi nhé) giúp các chú mèo kỳ lạ thêm các tính. Ngoài ra trang phục sẽ giúp mèo không lông thấy ấm áp hơn.
images
images

-Mèo tai xoắn
Đây là giống mèo được cả thế giới ngưỡng mộ đấy. Loài mèo này có một đôi tai độc nhất vô nhị, xoắn ngược về phía sau vô cùng duyên dáng
Tháng 6 năm 1981, một cô mèo đen với bộ lông dài và đôi tai "tức cười" đo lạc đến nhà ông bà Giôn và Run-ga ở bang Ca-li-phooc-ni-a (Mỹ). Ngay khi vừa nhìn thấy cô mèo này, ông bào Giôn đã nhận nuôi và đặt tên là Su-la-mít. Và chỉ 6 tháng sau, 6 chú mèo con cảu Su-la-mít đã ra đời. Sự xuất hiện của một giống mèo lại tai cong đã khiến các nhà khoa học trên thế giới phải chú ý. Sau khi nghiên cứu 81 lứa mèo, một nhà khoa học người Anh đã chứng minh rằng, các chú mèo tai xoắn có nhiễm sắc thể trội, nghĩa là chúng có gen tai xoắn
images
mp2081814855_1282294380_120x120.gif

Khi những chú mèo con tai xoắn vừa sinh ra tai chúng thẳng. Nhưng chỉ sau 3 đến 5 ngày, những cái tai xinh xắn ấy sẽ quặp ra đăng sau cà cong. Mèo tai xoắn có cá tính rất đặc biệt. Chúng hiếu động và dễ thương như một đứa trẻ con vậy. Chúng rất khoái nằm ngủ trong một cái bát to, hoặc tìm cách "đột nhập" vào nhà tắm và đùa nghịch với vòi hoa sen. Lúc bạn muốn yên tĩnh, thì mèo ta cố tình xô đẩy đồ vật và cả đám cốc chén để chúng phát ra tiếng động... Do đó, bạn có thể tin rằng, mèo tai xoắn dẽ luôn là thú cưng mang tới cho bạn nhiều điều ngạc nhiên thú vị

images
images

* Những chú mèo được hưởng lương
-Người xuất sắc của dân tộc
Nhiệm vụ của mèo tại dinh thủ tướng Anh được ghi rõ: " Để chống chuột phá hoại của công". Tờ báo Thời đại Luân Đôn đã dành cả trang báo đề về "người xuất sắc của dân tộc"- những chú mèo "công chức".
images

Trong số đó, mèo Kem-phri được mệnh danh là người bảo vệ có năng lực nhất trong kho lưu trữ hồ sơ quốc gia. Trước kia, cựu Thủ tướng Anh M.Thát-chơ rất có cảm tình cới Kem-phri. Sau 10 năm làm việc, chú được nhận quyết định nghỉ hưu năm 1995. Trước mèo Kem-phri còn có mèo Uyn-béc-phót làm việc trong văn phòng Thủ tướng 14 năm. Nhờ sự mẫn cán, luông đi tuần tra, canh gác của Uyn-béc-phót , không có một tài liệu nào bị chuột gặm nhấm.
-Đội quân mèo ở bảo tàng nước Nga
Tại nga, từ tk 18 có một đội quân mèo đã được dùng để bảo vệ cung điện Mùa đông và viện bảo tàng E-rơ-mi-ta-giơ nổi tiếng. Nhiệm vụ của chúng là bảo vệ các tài sản của bảo tàng khỏi bị chuột phá hoại. Giờ đây, tuy chuột đã có các loại thốc để trừng trị, nhưng trong E-rơ-mi-ta-giơ vẫn duy trì đội quân 50 chú mèo và có hẳn 2 nhân viên chính thức chăm lo cho chùng. Chưa hết, đội quân này còn có hẳn một thư ký báo chí chuyên trách riêng. Đơn giản vì người ta vẫn giữ truyền thống của E-rơ-mi-ta-giơ: nuôi mèo và yêu mến chúng
* Các kỷ lục của mèo:
images
Chú mèo dài nhất : Xtip
images
Chú mèo ú nổi tiếng thế giới : Chun
3_23_1333515717_49_1333510777-chuyen-la--3-.jpg

meonhonhat.jpg

Chú mèo nhỏ nhất thế giới : Pi-béc
images
images
Gặp em mèo cao nhất
Sacramento
110107160938-888-721.jpg

Cô mèo Lucy giữ danh hiệu già nhất với tuổi thọ 29 tuổi ( tương đương 140 tuổi của con người)
 
N

nhoktsukune

Cái con quái vật ngày trước nhìn ngộ quá

Đây là bộ phim các con vật của thế giới tương lai
futurewwild.jpg

Nhiều nhà khoa học cũng “thống nhất ý kiến” là: với đà đô thị hoá ồ ạt của con người kéo theo sự thay đổi khí hậu, động vật cũng sẽ tiến hóa theo vì cấu trúc di truyền của chúng thay đổi. Nhưng khi “phóng ra” viễn cảnh về tương lai của nhân loại thì có vài “bất đồng ý kiến” xảy ra giữa các khoa học gia.Giáo sư địa chất Dougal Dixon (Anh Quốc) trong quyển sách “The Future is Wild”, vẽ ra viễn cảnh từ một đến năm triệu năm tới: con người biến mất hoàn toàn và khi đó sẽ xuất hiện một loài “quái vật” là bạch tuột khổng lồ… sống trên cạn, chính chúng mới là chúa tể địa cầu trong tương lai! Khi đó, các đồng cỏ mênh mông hiện nay sẽ biến mất, chúng ta không bao giờ còn nhìn các loài vật lớn nữa.Theo GS Peter Ward thì rắn, quạ, gián, loài chuột gặm nhấm sẽ sống sót và tiến hóa mạnh trong vài triệu năm tới, còn con người thì… hoàn toàn biến mất! Con người sẽ phải chịu chung số phận với nhiều loài thú lớn có vú như cọp, beo, gấu, sư tử… Không có chỗ đứng cho chúng ta trong thế giới tương lai của GS Ward, khi môi trường sống và khí hậu trái đất bị thay đổi một cách triệt để. Ông nói: “Các hoá thạch cho thấy chúng (rắn, quạ, gián, các loài gặm nhấm…) có khả năng di truyền mạnh mẽ có thể quét sạch các loài khác. Có một con vật tôi xem là vô địch của các vô địch, đó là con gián!”Theo hai giáo sư Dixon và John Adams, con người sẽ không tồn tại nổi trong thế giới tương lai. Trong vòng 5 triệu năm nữa sẽ có thời kỳ “Ice Age” (băng hà) làm xuất hiện các con thú “Shagrats” (loài gặm nhấm khổng lồ), các loài chim biển lớn. Sau đó, 100 triệu năm nữa, kỷ băng hà sẽ biến mất, chấm dứt sự thống trị của các loài thú lớn có vú. Khi đó, từ đại dương sẽ xuất hiện loài sứa khổng lồ cỡ… xe container và loài bò sát lớn như khủng long!Theo hai vị GS này, trong 200 triệu năm tiếp theo đó, hệ tiến hóa “vũ bão” của động vật sẽ còn mang tới cho trái đất những “quái vật” mà ngày nay chỉ có trong phim kinh dị của Hollywood như con “flish” là một loài chim tiến hóa từ… cá, con “bumblebeetles” một loài bọ cánh cứng khổng lồ bay được, hoặc con “megasquid” là một loài bạch tuộc sống trên cạn và nặng đến hàng chục tấn! Đến lúc đó thì loài người đã “bốc hơi” khỏi mặt đất từ lâu và một loài khỉ có tên là “Squibbon” sẽ làm “đại diện” cho chúng ta, đó là một loài linh trưởng xuất hiện bởi sự giao phối giữa một loài vượn với… loài bạch tuộc. Loài khỉ “Squibbon” này có thân hình như con vượn, sống trên cây, ăn thảo mộc và… cá . Khi đó, loài khỉ “Squibbon” này mới là “đại diện cho trí tuệ siêu đẳng của sự sống trên trái đất”!Bộ phim “The Future is Wild” sẽ cho chúng ta những cái nhìn về thế giới động vật trong tương lai rất xa. Khi con người đã rời bỏ ngôi nhà đầu tiên của mình để đến một ngôi nhà khác. Có thể như thế cũng tốt, khi không còn con người, đồng nghĩa với không còn sự tàn phá, thiên nhiên lại phát triển mạnh mẽ, và khi con người cho vệ tinh về thăm lại quê hương đã bắt gặp những loài sinh vật đã tiến hóa một cách kỳ lạ.



0103107clquaivat06.jpg

Chú lợn kỳ dị này có xuất xứ từ làng Fengzhang, thị trấn Xiping, Trung Quốc, nó là một động vật có khuôn mặt của khỉ với trán phồng, mắt và mõm rất nhỏ nằm gần nhau. Đặc biệt hai chân trước của nó ngắn hơn hai chân sau rất nhiều khiến nhiều người chắc mẩm nó là một con khỉ. Con vật tội nghiệp này có bốn người anh em (đều rất bình thường) trong đàn lợn nái mới sinh.



0103107clquaivat05.jpg


Chú dê tội nghiệp này sinh ra tại New Zealand với ba chân phía sau và hai chân sau hai chân chính ở phía trước. Những chiếc chân thừa hoàn toàn vô dụng, thậm chí nó còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới chú dê mới sinh, việc đi lại của nó cực kỳ khó khăn.

"Dê mẹ đã rất khó khăn khi đẻ chú dê này. Thấy vậy, tôi dùng tay và giúp kéo nó ra. Khi nhìn thấy chú dê con, tôi thực sự rất hoảng hốt", cô Song - chủ của con dê - cho biết. "Đây là lần đầu tiên tôi thấy một con vật kỳ dị thế này." Mặc dù những cái chân thừa không khiến cho sức khỏe con dê gặp trục trặc, thậm chí, nó còn có trái tim khỏe mạnh.




0103107clquaivat14.jpg

Đây là một con quái vật trông rất đáng khiếp sợ. Nó trôi dạt vào khu vực Montauk, ven biển Long Island New York, Mỹ vào năm 2008. Nó mang thân hình giống một chú chó nhưng lại không hề có lông, răng, thay vào đó là mỏ. Con quái vật này đã gây xôn xao dư luận, trí tò mò của người dân, cũng như những nhà khoa học. Tuy nhiên, vì chưa điều tra được điều gì về con quái vật này nên mọi người đặt cho nó cái tên "quái vật Montauk".
 
C

callalily

Ảnh đẹp trong tuần: Lười con ngơ ngác trong vòng tay....
Mình góp ý kiến một tí nhé
thấy bạn chienkute viết thế này tớ nhớ ra một ý!
Chúng ta sẽ bình chọn cho những động vật được yêu thích nhất trong tuần với những hình ảnh và thông tin và các bạn đưa ra
mọi người ủng hộ nhé!
 
H

hpthao_99

Mèo là loài vật thân thiện với con người và rất nhiều người yêu quý mèo. Vì vậy mình xin được đóng góp những thông tin mình có được về loài vật đáng yêu này.
* Những điều có thể bạn chưa biết
- Loài mèo có thể ngủ tới 18 tiếng mỗi ngày
- Mèo tam thể có tới 90% là mèo cái
- 80% mèo trắng có mắt màu xanh da trời bị điếc bẩm sinh
- Với 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe của tai, mèo có thể vểnh mỗi tai theo một hướng khác nhau
- Mèo chỉ được coi là bị sốt nếu thân nhiệt đạt 39,5oC
- Nhịp tim của mèo cao gấp đôi so với người
- Tầm nhìn của mèo tốt nhất là vào ban đêm
- Mèo có mi mắt thứ 3, đó là một màng mỏng khi mèo mở mắt
- Mèo là loài thú duy nhất không thể cảm nhận vị ngọt
* Một số loài mèo bạn sẽ thích thú khi nhìn thấy
- Mèo không lông ( theo yêu cầu của nhoktsukune)
Câu nói "chó chê mèo lắm lông" trong trường hợp này chẳng đúng tẹo nào, vì trên cơ thể loài mèo này chỉ có lơ thơ vài sợi lông
images

Nếu thoạt nhìn hẳn bạn sẽ choáng vì dung nhan của chúng. Nhưng đây lại là một giống mèo cực kỳ quý hiếm trong họ nhà mèo đấy. Năm 1966, chú mèo không lông đầu tiên ra đời tại Tô-rôn-tô (Ca-na-da) và được đặt tên là Run-nơ. Sự xuất hiện cảu chú khiến cả giới khoa học ngỡ ngàng và bỏ công tìm hiểu. Cuối cùng, họ đã đi tới kết luận, mèo không lông có thể đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại. Và hẳn nhiên, chú mèo Run-nơ đã được coi là tổ tiên của loài mèo không lông ngày nay.
Đặc biệt mèo không lông rất phù hợp để..xăm hình. Những hình xăm này (chỉ là những hình xăm tạm thời thôi nhé) giúp các chú mèo kỳ lạ thêm các tính. Ngoài ra trang phục sẽ giúp mèo không lông thấy ấm áp hơn.
images
images

-Mèo tai xoắn
Đây là giống mèo được cả thế giới ngưỡng mộ đấy. Loài mèo này có một đôi tai độc nhất vô nhị, xoắn ngược về phía sau vô cùng duyên dáng
Tháng 6 năm 1981, một cô mèo đen với bộ lông dài và đôi tai "tức cười" đo lạc đến nhà ông bà Giôn và Run-ga ở bang Ca-li-phooc-ni-a (Mỹ). Ngay khi vừa nhìn thấy cô mèo này, ông bào Giôn đã nhận nuôi và đặt tên là Su-la-mít. Và chỉ 6 tháng sau, 6 chú mèo con cảu Su-la-mít đã ra đời. Sự xuất hiện của một giống mèo lại tai cong đã khiến các nhà khoa học trên thế giới phải chú ý. Sau khi nghiên cứu 81 lứa mèo, một nhà khoa học người Anh đã chứng minh rằng, các chú mèo tai xoắn có nhiễm sắc thể trội, nghĩa là chúng có gen tai xoắn
images
mp2081814855_1282294380_120x120.gif

Khi những chú mèo con tai xoắn vừa sinh ra tai chúng thẳng. Nhưng chỉ sau 3 đến 5 ngày, những cái tai xinh xắn ấy sẽ quặp ra đăng sau cà cong. Mèo tai xoắn có cá tính rất đặc biệt. Chúng hiếu động và dễ thương như một đứa trẻ con vậy. Chúng rất khoái nằm ngủ trong một cái bát to, hoặc tìm cách "đột nhập" vào nhà tắm và đùa nghịch với vòi hoa sen. Lúc bạn muốn yên tĩnh, thì mèo ta cố tình xô đẩy đồ vật và cả đám cốc chén để chúng phát ra tiếng động... Do đó, bạn có thể tin rằng, mèo tai xoắn dẽ luôn là thú cưng mang tới cho bạn nhiều điều ngạc nhiên thú vị

images
images

* Những chú mèo được hưởng lương
-Người xuất sắc của dân tộc
Nhiệm vụ của mèo tại dinh thủ tướng Anh được ghi rõ: " Để chống chuột phá hoại của công". Tờ báo Thời đại Luân Đôn đã dành cả trang báo đề về "người xuất sắc của dân tộc"- những chú mèo "công chức".
images

Trong số đó, mèo Kem-phri được mệnh danh là người bảo vệ có năng lực nhất trong kho lưu trữ hồ sơ quốc gia. Trước kia, cựu Thủ tướng Anh M.Thát-chơ rất có cảm tình cới Kem-phri. Sau 10 năm làm việc, chú được nhận quyết định nghỉ hưu năm 1995. Trước mèo Kem-phri còn có mèo Uyn-béc-phót làm việc trong văn phòng Thủ tướng 14 năm. Nhờ sự mẫn cán, luông đi tuần tra, canh gác của Uyn-béc-phót , không có một tài liệu nào bị chuột gặm nhấm.
-Đội quân mèo ở bảo tàng nước Nga
Tại nga, từ tk 18 có một đội quân mèo đã được dùng để bảo vệ cung điện Mùa đông và viện bảo tàng E-rơ-mi-ta-giơ nổi tiếng. Nhiệm vụ của chúng là bảo vệ các tài sản của bảo tàng khỏi bị chuột phá hoại. Giờ đây, tuy chuột đã có các loại thốc để trừng trị, nhưng trong E-rơ-mi-ta-giơ vẫn duy trì đội quân 50 chú mèo và có hẳn 2 nhân viên chính thức chăm lo cho chùng. Chưa hết, đội quân này còn có hẳn một thư ký báo chí chuyên trách riêng. Đơn giản vì người ta vẫn giữ truyền thống của E-rơ-mi-ta-giơ: nuôi mèo và yêu mến chúng
* Các kỷ lục của mèo:
images
Chú mèo dài nhất : Xtip
images
Chú mèo ú nổi tiếng thế giới : Chun
3_23_1333515717_49_1333510777-chuyen-la--3-.jpg

meonhonhat.jpg

Chú mèo nhỏ nhất thế giới : Pi-béc
images
images
Gặp em mèo cao nhất
Sacramento
110107160938-888-721.jpg

Cô mèo Lucy giữ danh hiệu già nhất với tuổi thọ 29 tuổi ( tương đương 140 tuổi của con người)

Hay đấy
Mình tuổi Mèo mà lị
_________________________________
 
N

nhoktsukune

haha, con mèo hay là con nhộng mèo=))=))=))
Chó chê mèo không có lông=))=))=))=))=))


Đây là bộ tam động vật hoang dã không biết có đáng yêu không nữa???
512941_9f0e31fd704e9fe8db56bf380e54f83b_large_1350339910.jpg

6_960160192.jpg

514487_e8b8cb805a9a782c31f0b94028b2b6c8_large_1510539537.jpg

14123_74d07b56f2f6c3ed145b530768972707_large_164826497.jpg

1_2040296027.jpg

45334_4f3a9bc9ffdfe3a589ace3fabbceb3cc_large_1730423781.jpg

bao_1410523269.jpg

son_duong_1224674728.jpg

514483_3fe9a173d3156069498163d4b620acca_large_1675901941.jpg

514839_2315f7cdfb7d13012e5b558bc89fa184_large_480632227.jpg

36887_d7692ec1a3ef73e87a6f7d15d44a407e_large_31588499.jpg


Khi chụp ảnh nhiều người thường kiêng cử số lẻ như 3, 5, 7... vì cho rằng người đứng chính giữa sẽ không may. Còn với thế giới hoang dã thì hoàn toàn ngược lại. Có vẻ như ảnh của các "bộ tam" được các nhiếp ảnh gia hài lòng hơn cả. Khi nhàn rỗi, lang thang khắp các ngõ ngách trên Internet, mình phát hiện có rất nhiều "bộ tam" động vật đáng yêu vô cùng.

Thiên Vũ Kỳ Tiên mời các bạn ngắm và cùng kiểm chứng nhé!
 
Top Bottom