[Tác phẩm lớp 12] : Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

D

doigiaythuytinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Theo cấu trúc đề thi của Bộ, câu 1 (2đ) có những bài sau:

Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
- Hai đứa trẻ - Thạch Lam.
- Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân.
- Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) - Vũ Trọng Phụng.
- Chí Phèo (trích) và tác giả Nam Cao.
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng.
- Vội vàng - Xuân Diệu.
- Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử.
- Tràng Giang - Huy Cận.
- Chiều tối - Hồ Chí Minh.
- Từ ấy - Tố Hữu.
- Một thời đại trong thi ca (trích) - Hoài Thanh và Hoài Chân.
- Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
- Tuyên ngôn độc lập và tác giả Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc - Phạm Văn Đồng.
- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm.
- Sóng - Xuân Quỳnh.
- Đàn ghi-ta của Lor-ca - Thanh Thảo.
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài.
- Vợ nhặt (trích) - Kim Lân.
- Rừng xà nu (trích) - Nguyễn Trung Thành.
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi.
- Chiếc thuyền ngoài xa (trích) - Nguyễn Minh Châu.
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ.


Topic tập trung những gợi ý về bài viết DÀNH CHO CÂU 2đ (từ nhiều nguồn khác nhau)

 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu


Trích dẫn <bài văn đạt điểm 10>



Xuân Diệu (1916 –1985) – một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn của dân tộc, đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác thật lớn lao và rất có giá trị. Hơn năm mươi năm lao động miệt mài trong thế giới nghệ thuật ấy, con người và thơ văn của Xuân Diệu đã có sự chuyển biến rõ nét từ một nhà thơ lãng mạn thành nhà thơ cách mạng. Đó là bước chuyển tất yếu của một trí thức yêu nước, một tài năng nghệ sĩ. Thơ văn Xuân Diệu có đóng góp lớn vào quá trình phát triển của văn học Việt Nam. Có thể tìm hiểu sự nghiệp văn học của nhà thơ qua thơ và văn xuôi.

Về lĩnh vực thơ ca, chúng ta có thể tìm hiểu qua hai giai đoạn chính : trước và sau Cách mạng Tháng Tám.

Trước cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn. Các tác phẩm chính : tập thơ “Thơ thơ (1938) và “Gửi hương cho gió” (1945). Nội dung của thơ Xuân Diệu trong thời kỳ này là:

Niềm say mê ngoại giới, khát khao giao cảm trực tiếp, cháy bỏng, mãnh liệt với cuộc đời (“Vội vàng”, “Giục giã”).

Nỗi cô đơn rợn ngợp của cái tôi bé nhỏ giữa dòng thời gian vô biên, giữa không gian vô tận (“Lời kĩ nữ”).

Nỗi ám ảnh về thời gian khiến nhà thơ nảy sinh một triết lý về nhân sinh: lẽ sống vội vàng (“Vội vàng”).

Nỗi khát khao đến cháy bỏng được đắm mình trọn vẹn giữa cuộc đời đầy hương sắc và thể hiện nỗi đau đớn, xót xa trước khát vọng bị lãng quên thật phũ phàng trước cuộc đời (“Dại khờ”, “Nước đổ lá khoai”).

Sau cách mạng, thơ Xuân Diệu đã vươn tới chân trời nghệ thuật mới, nhà thơ đã đi từ “cái tôi bé nhỏ đến cái ta chung của mọi người” (P. Eluya). Xuân Diệu giờ đây đã trở thành một nhà thơ cách mạng say mê, hăng say hoạt động và ông đã có thơ hay ngay trong giai đoạn đầu. Xuân Diệu chào mừng cách mạng với “Ngọn quốc kỳ” (1945) và “Hội nghị non sông” (1946) với tấm lòng tràn đầy hân hoan trước lẽ sống lớn, niềm vui lớn của cách mạng.

Cùng với sự đổi mới của đất nước, Xuân Diệu có nhiều biến chuyển trong tâm hồn và thơ ca. ý thức của cái Tôi công dân, của một nghệ sĩ, một trí thức yêu nước trước thực tế cuộc sống Đất nước đã đem đến cho ông những nguồn mạch mới trong cảm hứng sáng tác. Nhà thơ hăng say viết về Đảng, về Bác Hồ, về Tổ quốc Việt Nam, về quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và công cuộc thống nhất nước nhà. Các tác phẩm tiêu biểu: Tập “Riêng chung” (1960), “Hai đợt sóng” (1967), tập “Hồn tôi đôi cánh” (1976)…

Từ những năm sáu mươi trở đi, Xuân Diệu tiếp tục viết thơ tình. Thơ tình Xuân Diệu lúc này không vơi cạn mà lại có những nguồn mạch, cảm hứng mới. Trước cách mạng, tình yêu trong thơ ông hầu hết là những cuộc tình xa cách, cô đơn, chia ly, tan vỡ… nhưng sau cách mạng, tình yêu của hai con người ấy không còn là hai vũ trụ bé nhỏ nữa mà đã có sự hòa điệu cùng mọi người. Tình cảm lứa đôi đã hòa quyện cùng tình yêu Tổ quốc. Xuân Diệu nhắc nhiều đến tình cảm thủy chung, gắn bó, hạnh phúc, sum vầy chứ không lẻ loi, đơn côi nữa (“Dấu nằm”, “Biển”, “Giọng nói”, “Đứng chờ em”).

Về lĩnh vực văn xuôi có thể nói Xuân Diệu quả thật tài tình. Bên cạnh tố chất thơ ca bẩm sinh như thế, Xuân Diệu còn rất thành công trong lĩnh vực văn xuôi. Các tác phẩm chính : “Trường ca” (1939) và “Phấn thông vàng” (1945). Các tác phẩm này được Xuân Diệu viết theo bút pháp lãng mạn nhưng đôi khi ngòi bút lại hướng sang chủ nghĩa hiện thực (“Cái hỏa lò”, “Tỏa nhị Kiều”).

Ngoài ra, Xuân Diệu còn rất tài tình trong việc phê bình Văn học, dịch thuật thơ nước ngoài. Các tác phẩm tiêu biểu: “Ký sự thăm nước Hung”, “Triều lên”, “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”, “Dao có mài mới sắc”.

Dù ở phương diện nào, Xuân Diệu cũng có đóng góp rất to lớn với sự nghiệp văn học Việt Nam. Vũ Ngọc Phan từng nhận xét “Xuân Diệu là người đem nhiều cái mới nhất cho thơ ca hiện đại Việt Nam”. Sự đóng góp của Xuân Diệu diễn ra đều đặn và trọn vẹn trong các thể loại và các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Chính vì thế có thể nói rằng Xuân Diệu xứng đáng là một nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn (st)
 
D

doigiaythuytinh


Đề tài sáng tác và quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

1. Đề tài sáng tác:

a.Từ năm 1936, các tác phẩm của Nam Cao xuất hiện trên các báo với những bút danh: Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê, Nguyệt…Thời gian đầu cầm bút, những sáng tác của ông mang đậm chất trữ tình lãng mạn, như một cách chối bỏ hiện thực tối tăm. Về sau, bắt đầu với “Đôi lứa xứng đôi”, Nam Cao chuyển hướng sang dòng văn hiện thực ; đây có thể xem là bước chuyển mình quan trọng trong sự nghiệp văn học Nam Cao

b.Các tác phẩm của ông xoay quanh 2 đề tài chính: người nông dân nghèo và tri thức nghèo
- Nông dân nghèo:
+Các tác phẩm: Trẻ con không được ăn thịt chó, Một bữa no, Một đám cưới, Mua danh….
+Nội dung:
>> Mô tả một cách thấm thía và cảm động những số phận tăm tối, hẩm hiu bị ức hiếp, tha hóa, lăng nhục
>> Phát hiện và khẳng định những phẩm chất lương thiệt tốt đẹp của họ
- Tri thức nghèo:
+Các tác phẩm: Mua nhà, Truyện tình, Nước mắt, Đời thừa, Giăng sáng…
+Nội dung:
>> Cuộc sống nghèo khổ, sống dở chết dở của những người tri thức nghèo
>> Đi sâu vào tấn bi kịch tâm hồn của họ
>> Phê phán xã hội phi nhân đạo đã bóp nghẹt sự dống và tâm hồn con người. Từ đó thể hiện khao khát về một cuộc sống tốt đẹp hơn



2. Quan điểm nghệ thuật:

a. Xem văn chương là hình thái hoạt động tinh thần cao quí, đó là hoạt động sáng tạo, luôn tìm tòi đổi mới
- Tác phẩm văn học có giá trị không chỉ phản ánh sự thực đời sống (nghệ thuật vị nhân sinh) mà còn phải có giá trị nhân đạo sâu sắc “Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi…Nó làm cho người gần người hơn…” (Đời thừa)
-Tìm ra những điểu mới mẻ trong những vấn đề quen thuộc. Đó là sự lưu manh hóa của những người nông dân thời kỳ trước cách mạng; sự bế tắc và bi kịch tinh thần của những tri thức nghèo đương thời
- Ông cho rằng: “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. văn chương chỉ duing nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có".


b. Nhà văn phải có tinh thần trách nhiệm, viết cẩn trọng, không dễ dãi, không dối trá.
- Ông cho rằng “ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi, nhưng cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”
- Những tác phẩm của ông là thành quả của sự làm việc nghiêm túc, miệt mài

c. Nhìn hiện thức bằng con mắt cảm thông chia sẻ. Ông cho rằng con người là sản phẩm của hoàn cảnh và có khả năng cải tạo hoàn cảnh
 
D

doigiaythuytinh

VỢ NHẶT:

Nêu những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút phát nghệ thuật trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.

*Tình cảm nhân đạo:
- Tố cáo tội ác của để quốc, thực dân
- Nỗi xót xa trước tình cảnh khốn khổ của người nông dân ta trong nạn đói 1944-1945
- Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ, cả trong hoàn cảnh khốn cùng
- Thể hiện niềm tin của nhà văn về sự thay đổi tốt đẹp ở những người nông dân

*Bút pháp nghệ thuật:
-Xây dựng tình huống truyện độc đáo
-Nghệ thuật trần thuật sinh động, hấp dẫn
- Phân tích tâm lí nhân vật chính xác, tinh tế
- Ngôn ngữ giản dị, đời thường


:) Thêm 1 ý ở biện pháp nghệ thuật : - Sáng tạo nhan đề giàu ý nghĩa: "Vợ nhặt".
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao có những tên gọi gì? Nhận xét những tên gọi đó


Hướng dẫn:

- Cái lò gạch cũ ( nhan đề ban đầu do Nam Cao đặt): Nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời . Cách gọi này dựa trên hình ảnh cái lò gạch cũ hiện ra ở đầu và cuối tác phẩm; có ý nghĩa nhấn mạnh qui luật của hiện tượng Chí Phèo, tạo ám ảnh trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên, nhan đề này đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác giả về số phận người nông dân

-Đôi lứa xứng đôi (do nhà xuất bản đổi tên khi phát hành): Nhan đề này dựa trên mối tình Chí Phèo – Thị Nở, là một khơi dậy sự tò mò của người đọc. Tuy nhiên, nhan đề này vẫn chưa thể khái quát được ý nghĩa của tác phẩm, thể hiện cái nhìn sai lệch, hời hợt về ý nghĩa tác phảm

- Chí Phèo (sự thay đổi cuối cùng của tác giả): Dùng tên nhân vật chính làm nhan đề của tác phẩm là điều không mới; nhưng lại rất phù hợp với Chí Phèo, giúp thể hướng sự chú ý của độc giả vào một hình tượng nhân vật điển hình. Như vậy, đây là nhan đề cụ thể nhưng có tầm khái quát lớn

 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

Giải thích nhan đề và ý nghĩa lời đề từ bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca”:

1. Nhan đề:
- Đàn ghita còn có tên gọi khác là Tây Ban cầm, là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nhan, và được coi là biểu tượng của đất nước này
- Lorca là một nghệ sĩ đa tài (nhà thơ, nhạc sĩ, kịch tác gia, họa sĩ...) nổi tiếng của Tây Ban Nhan thế kỷ XX
----> Đàn ghita biểu tượng cho khát vọng cao cả mà Lorca phấn đấu suốt đời; khát vọng đấu tranh cho tự do, cho công cuộc cách tân nghệ thuật

2. Lời đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
- Là lời di chúc thể hiện tình yêu say đắm của Lorca đối với nghệ thuật và xứ sở Tây Ban Nhan
- Lời đề từ gợi liên tưởng đến một câu thơ trong bài thơ “Ghi nhớ” của Lorca: “Khi tôi chết hãy vùi xác tôi cùng cây đàn dưới lớp cát”. Là một nhà cách tân nghệ thuật, Lorca biết một ngày nào đó những di sản nghệ thuật của mình sẽ là một án ngữ, ngăn cản những sáng tạo đột phá của thế hệ sau nên đã có lời nhắn nhủ chân thành với những người kế tục: Hãy “chôn” nghệ thuật của ông để bước tiếp, để vươn tới những đỉnh cao nghệ thuật mới.
 
D

doigiaythuytinh

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân , việc nhân vật Tràng “nhặt” được vợ ñã khiến cho những ai ngạc nhiên? Sự ngạc nhiên của các nhân vật đó có ý nghĩa như thế nào về nội dung và nghệ thuật


Hướng dẫn:

* Việc anh Tràng nhặt được vợ gây ngạc nhiên cho rất nhiều người:
- Người dân xóm ngụ cư khi họ thấy anh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà.
- Bà cụ Tứ, mẹ anh Tràng, ngạc nhiên vì sự xuất hiện của cô vợ nhặt tại nhà mình (đây là một cô gái trẻ, lại không phải là con cái Đục, lại gọi mình bằng U).
- Chính bản thân anh Tràng. Anh cũng không ngờ chỉ tầm phơ tầm phào có vài bận mà thành vợ thành chồng. Nhìn chị ngồi trên giường mà anh cứ ngỡ là không phải. Thậm chí đến sáng hôm sau, anh cứ ngỡ từ trong giấc mơ bước ra.

* Về mặt nghệ thuật, việc anh Tràng nhặt vợ trở thành một tình huống truyện độc đáo, được đặt thành tựa đề của truyện. điều đó tạo nên yếu tố kịch tính, éo le, hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc. Có lẽ, đây là lần ñầu tiên chi tiết “nhặt vợ” được xuất hiện trong văn học Việt Nam.

* Về mặt nội dung, việc anh Tràng nhặt vợ thực chất là việc chấp nhận cưu mang, đùm bọc một người đang ở vào hoàn cảnh tận cùng tuyệt vọng của sự đói khổ. Do đó nó đã góp phần quan trọng vào việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm: trong hoàn cảnh cận kề cái đói, cái chết, những người đói không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống, yêu thương, đùm bọc, khát khao xây dựng hạnh phúc gia đình.
 
D

doigiaythuytinh

Nêu ngắn gọn nét cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối:


* Cố điển:
+ Đề tài: chiều tối.
+ Thơ tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán.
+ Bút pháp chấm phá, hình ảnh ước lệ, dùng động để tả tĩnh, dùng điểm để vẽ diện.
+ Buổi chiều
+ Sử dụng nhãn tự - chữ "hồng".
+ Những thi liệu quen thuộc

*Hiện đại:
+ Hình ảnh "thiếu nữ" - cái mới mẻ mà trc đó có lẽ chưa thấy xuất hiện.
+ Bức tranh thiên nhiên chuyển động: từ tối ra ánh sáng, từ trên cao - thoát li xuống mặt đất - thực tại....
+ 2 câu đầu là tình, 2 câu sau là cảnh sinh hoạt, khác với kết cấu của những bài thơ tứ tuyệt truyền thống
+ Con người hiện lên sinh động với hoạt động sinh hoạt của mình.
 
D

doigiaythuytinh

Theo em cuộc gặp gỡ với Thị Nở có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời của Chí Phèo? (Nêu ngắn gọn)

- Cuộc gặp gỡ giữa thị nở và chí phèo có ý nghĩa là bước ngoặc cuộc đời nhân vật chí phèo .Từ đây Chí phèo đã thức tỉnh và khao khat sống lương thiện

- Tình người của Thị nở đã làm biến đổi tâm lí Chí Phèo (chi tiết bát cháo hành)

- Cuộc gặp gỡ này đã đánh thức tình người tình yêu mộc mạc cho hai con người khốn khổ, truyền cho họ ngọn lửa của niềm tin và hi vọng

 
D

doigiaythuytinh

Nét đặc sắc về nghệ thuật của Thạch Lam trong “Hai đứa trẻ”

-Truyện ngắn không có cốt truyện, man mác chất thơ

-Diễn tả thế giới nội tâm nhân vật một cách tinh tế, sâu sắc; gợi tả xúc động những biến thái mơ hồ, mong manh trong lòng người

-Giọng điệu rất riêng, giọng điệu tâm tình thủ thỉ, như tiếng nói của một con người mà Nguyễn Tuân đã nhận xét là “tính tình nhẹ nhàng tinh tế", "vừa sống vừa lắng nghe chung quanh..."

- Thủ pháp tương phản đối lập, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa thế giới nhộn nhịp đoàn tàu mang đến và cuộc sống tẻ nhạt của những người dân phố huyện

-Câu văn thanh nhẹ trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm

-Những chi tiết nghệ thuật giàu sức gợi sâu xa, sáng tạo hình ảnh đoàn tàu qua phố huyện thể hiện ước mơ
 
D

doigiaythuytinh

Từ câu chuyện về sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, anh (chị) hãy bàn về sức mạnh của tình yêu thương con người

Dàn ý:

1.Mở bài:
- Giới thiệu nhà văn NamCao và tác phẩm Chí Phèo
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sức mạng của tình yêu thương con người

2.Thân bài:

a) Ý nghĩa về sự thức tỉnh của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao:
- Chí Phèo sau bao nhiêu năm chìm đắm trong men rượu, con quỷ dữ của làng Vũ Đại có thể hồi sinh, thức tình sau đêm gặp Thị Nở
- Thị Nở vốn là một người đàn bà xấu đến mức "ma chê quỷ hờn" nhưng lại mang trong mình một lòng tốt vô giá mà cả dân làng Vũ Đại không ai có được, đó là "lòng tốt bình thường". Chính tình người thô mộc, chân thành của Thị đã đánh thức phần lương thiện bấy lâu nay bị vùi lấp của Chí Phèo
- Qua câu chuyện về sự thức tỉnh của Chí Phèo, Nam Cao khẳng định sức mạnh của tình yêu thương con người là sức mạnh hiện hữu giữa cuộc đời thực. Tình người sẽ cứu được tính người

b)Bàn về sức mạnh của tình yêu thương
-Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất của tình cảm con người, là cái gốc của đạo đức, là cái gốc của luân lí xã hội
- Biểu hiện của tình yêu thương: sự quan tâm, chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ nhau.... giữa người với người
- Tình yêu thương con người có sức mạnh lớn lao,có khả năng cảm hóa lớn lao, có khả năng giáo dục, cảm hóa con người mạnh mẽ khiến cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.
- Bài học nhận thức và hành động: Hãy biết yêu thương và nhân lên trong mọi trái tim lòng yêu thương để phát huy được sức mạnh của nó

3.Kết bài:
Khẳng định lại sức mạnh của tình yêu thương



_____Trích từ câu 2 (3đ) của một đề thi thử. Nhưng dạng nầy thì mình cho luôn vô đây ______
 
T

the_death2192

xu hướng câu 2 điểm trong những năm gần đây rất hay ra câu hỏi hiểu chứ không phải học thuộc lòng , nên mình rất cần những tài liệu loại này , bạn còn nữa không Mod , thanks trước .
 
S

sharpenknife95

em nghe thông báo là sẽ ko còn phần tác giả - tác phẩm trong câu 2 điểm nữa mà sao đi mấy box ngữ văn liền, giới hạn nào cũng có TG - TP là sao ... Lại còn chèn thêm cả văn học nước ngoài vào mới sợ chứ !
 
B

bavuongdatphu

cho mình hỏi theo cấu trúc đề mới thì không còn cấu trúc câu 2đ nữa. Sao vẫn còn topic nhỉ? vì theo cấu trúc năm nay gồm 3 câu, 2 câu đầu 3đ và câu cuối 4đ mà bạn.
 
K

kieulinh2304

Bạn chỉ cần nắm chắc kiến thức, ko cần phải học thuộc lòng từng bài văn đâu, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng học vẹt. Tốt nhất nên hiểu rõ và năm chắc từng bài
 
Top Bottom