2 nguồn kết hợp với biên độ khác nhau

C

chauvu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bai1:Tại mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp A,B giao động theo phương thẳng đứng với pt lần lượt là U1=a1cos(40pt+pi/6) ,u2=a2cos(40pt+pi/2).Hai nguồn cách nhau 18cm .vận tốc truyền sóng v=120cm/s .gọi C,D là hai điểm thuộc mặt nước sao cho ABCD là hình vuông .Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn CD.

Bai2:Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp cùng fa với biên độ lần lượt là 3a,7a dao động theo phương vuông góc với mặt chất lỏng .coi sóng truyền đi với biên độ không đổi .xác định biên độ dao động tại M cách hai nguồn d1=10,5*lamda,d2=4*lamda.
Mình không rõ lắm bài toán hai biên độ khác nhau và fa cũng khác nhau.Có phai ap dung công thức A2=(a1)2 + (a2)2 + 2a1a2cosfi. nhưng đó là trong trường hợp diêm đó cách đều hai nguồn còn trong trường hơp như bài 2 cách nhung khoảng khác nhau thi lam thế nào .
 
T

trytouniversity

Đối với dạng bài tập này nên dùng công thức đó.

Câu 1: [TEX]u_1=A_1cos(40 \pi t+\frac{\pi}{6}) ,u_2=A_1cos(40 \pi t+\frac{\pi}{2})[/TEX]

\Rightarrow Phương trình sóng truyền đến điểm M từ 2 nguồn là :

[TEX]u_M_1 = A_1 cos(40\pi t + \frac{\pi}{6} - \frac{2\pi.d_1}{\lambda} )[/TEX]

[TEX]u_M_2 = A_2 cos(40\pi t + \frac{\pi}{2} - \frac{2\pi.d_2}{\lambda} )[/TEX]


Biên độ tổng hợp của 2 sóng tại 1 điểm M :

[TEX](A_M)^2 = A_1^2 + A_2^2 + 2.A_1A_2cos(\varphi_2 - \varphi_1)[/TEX]

Như vậy, biên độ điểm M sẽ cực tiểu nếu [TEX](\varphi_2 - \varphi_1) = (2k+1)\pi[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]\frac{\pi}{2} - \frac{2\pi.d_2}{\lambda} - (\frac{\pi}{6} - \frac{2\pi.d_1}{\lambda}) = (2k+1)\pi[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]\frac{\pi}{3} + \frac{2\pi.(d_1 - d_2)}{\lambda} = (2k+1)\pi[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]\frac{1}{3} + \frac{2.(d_1 - d_2)}{6} = (2k+1)[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]1 + (d_1 - d_2) = 3(2k+1)[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]d_1 - d_2 = 6k - 2[/TEX] ( với k là số nguyên )

* Xét tại điểm C: [TEX]d_1 - d_2 = 18 - 18\sqrt{2} = -7,38[/TEX] \Rightarrow [TEX]k = -0,89[/TEX]

Xét tại điểm D: [TEX]d_1 - d_2 = 18\sqrt{2}- 18 = 7,38 [/TEX]\Rightarrow [TEX]k = 1,56[/TEX]

Do đó, số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên CD là 2 điểm

Câu 2:

[TEX]u_1=3Acos(\omega t+ \varphi) [/TEX]

[TEX]u_2=7Acos(\omega t+ \varphi)[/TEX]

\Rightarrow Phương trình sóng truyền đến điểm M từ 2 nguồn là :

[TEX]u_M_1 = 3A cos(\omega t + \varphi - \frac{2\pi.d_1}{\lambda} )[/TEX]

[TEX]u_M_2 = 7A cos(\omega t+ \varphi - \frac{2\pi.d_2}{\lambda} )[/TEX]

Biên độ tổng hợp của 2 sóng tại 1 điểm M :

[TEX](A_M)^2 = (3A)^2 + (7A)^2 + 2.3A.7Acos(\varphi_2 - \varphi_1)[/TEX]

Do [TEX](\varphi_2 - \varphi_1) = \frac{2\pi.(d_1 - d_2)}{\lambda} = 11 \pi [/TEX]

Nên 2 sóng đến M ngược pha nhau

\Rightarrow [TEX]A_M = | 7A - 3A| = 4A[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
C

chauvu

Cảm ơn bạn nha

Số điểm cực đại: -CD/lamda - dentafi/2pi =< k =< CD/lamda -dentafi/2pi
Số điểm cực tiểu: -CD/lamda - dentafi/2pi =< k+1/2=< CD/lamda- dentafi/2pi

Với công thức trên mình khỏi nhớ mấy cái trường hợp vuông fa hay ngược fa,cùng fa mà dễ bị nhầm
 
T

trytouniversity

Cảm ơn bạn nha

Số điểm cực đại: -CD/lamda - dentafi/2pi =< k =< CD/lamda -dentafi/2pi
Số điểm cực tiểu: -CD/lamda - dentafi/2pi =< k+1/2=< CD/lamda- dentafi/2pi

Với công thức trên mình khỏi nhớ mấy cái trường hợp vuông fa hay ngược fa,cùng fa mà dễ bị nhầm

Dùng công thức này không đúng đâu bạn. Nó chỉ đúng với AB thôi.

Đề hỏi CD mà !

Số điểm cực đại: (AD-BD)/lamda + dentafi/2pi \leq k \leq (AC - BC)/lamda +dentafi/2pi

Số điểm cực tiểu: (AD-BD)/lamda + dentafi/2pi \leq k +1/2 \leq (AC - BC)/lamda +dentafi/2pi
 
N

nhan_lil

NEU AB LA 2 NGUON DAO DONG CUNG PHA (TRUUNG DIEM AB LA DIEM CUC DAI) THI CHO CT TU CHE DE NHO NE SO DIEM CUC DAI : Nmax=1=2[AB\LAMDA]
so diem cuc tieu Nmin=2[AB\LAMDA+1\2]
PHAN TRONG NGOAC LAY PHAN NGUYEN
NEU AB LA 2 NGUON DAO DONG NGUOC PHA THI
SO DIEM CUC DAI Nmax=2[AB\LAMDA+1\2]
SO DIEM CUC TIEU Nmin=1+2[ab\lamda] ko tin ve hinh ra la rut dc cong thuc phan trong ngoc cung chj lay phan nguyen thui
 
N

nhan_lil

ta nghj cau 1 la 6 diem cuc tieu abcd la hjnh vuong nen cd=18cm tren 18 cm co 6amda (120:20) ve hinh dem
 
V

vuabongdas

bài này tương tự nhưng mình không bít làm.mấy bạn giúp mình với.ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B.Ua=5coswt(mm) và Ub=4cos(wt+pi/3)(mm).dao động của phần tử vật chất tại M cách A và B lần lượt là 25cm và 20cm có biên độ cực đại.biết giữa M và đường trung trực còn 2 dãy cực đại khác.tìm lamda
 
L

linh110

bài này tương tự nhưng mình không bít làm.mấy bạn giúp mình với.ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B.Ua=5coswt(mm) và Ub=4cos(wt+pi/3)(mm).dao động của phần tử vật chất tại M cách A và B lần lượt là 25cm và 20cm có biên độ cực đại.biết giữa M và đường trung trực còn 2 dãy cực đại khác.tìm lamda

Nếu bạn đã đọc bài trên rồi thì mình cũng ko cần giải thích nhìu nữa
Tương tự để biên độ dao động tại M đạt cực đại thì [tex]\frac{2\pi (d2-d1)}{\lambda}[/tex]-([tex]\alpha 2-\alpha 1[/tex])=[tex]k2\pi[/tex]

Giữa M và đường trung trực còn 2 dãy cực đại , => M thuộc dãy thứ 3 => k =3
=> thế số ta đc [tex]\lambda\approx \ 1,76[/tex]
 
V

vuabongdas

chúng ta đổi gió một chút nhé.cho mình hỏi môt câu sóng dừng.Sóng dừng được tạo trên một sợi dây đàn hồi có l=120cm.người ta thấy trên dây có các điểm cách đều nhau 15cm có cùng biên độ 3,5 mm.tìm biên độ của sóng dừng tại bụng
 
L

linh110

chúng ta đổi gió một chút nhé.cho mình hỏi môt câu sóng dừng.Sóng dừng được tạo trên một sợi dây đàn hồi có l=120cm.người ta thấy trên dây có các điểm cách đều nhau 15cm có cùng biên độ 3,5 mm.tìm biên độ của sóng dừng tại bụng

Gọi M ,N là 2 điểm cách nhau 15 cm dao động cùng biên độ .A là điểm ở bụng (hoặc nút cũng đc)
=> M,N đối xứng qua nút hoặc bụng sóng => MA=AN=lamda/8
A_M= A sin (2pi AN/lamda)=Acan2/2=Acan 2/2 => biên độ ở bụng là A=3,5can2
 
Top Bottom