2 bài khó nhằm :( giúp tớ với.................

S

sakura_bacgiang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1:
Ở một loài thú, gen A qui định mắt đen trội hoàn toàn so với alen a qui định mắt nâu; gen B qui định lông xám trội hoàn toàn so với b qui định lông trắng; hai gen cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (đoạn không tương đồng với Y) và cách nhau 30cM.
Cho lai hai cá thể đều có kiểu hình mắt đen, lông xám.
F1 thu được khi đến tuổi trưởng thành;
200 con cái đực mắt đen, lông xám;
70 con đực mắt nâu, lông trắng;
70 con đực mắt đen, lông xám;
10 con đực mắt nâu, lông xám;
13 con đực mắt đen, lông trắng.
Ngoài các cá thể thu được nói trên, ở F1 còn có một số cá thể cùng giới tính đã bị chết khi mới sinh ra. Hãy cho biết, nếu tính theo lý thuyết thì trong số cá thể bị chết có kiểu gen, kiểu hình, giới tính như thế nào? Số lượng mỗi loại là bao nhiêu?

Bài 2:
Ở một loài, ♀ là giới có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, ♂ là giới có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Xét một gen có 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Ở thế hệ xuất phát có pA=0,8; pA=0,6 và qa=0,4.
a) Xác định cấu trúc di truyền quần thể sau 2 thế hệ ngẫu phối liên tiếp.
b) Tính (p) chung, (q) chung của quần thể ở mỗi thế hệ. Từ đó nêu nhận xét.
 
K

kakashi_hatake

Bài 1:
Ở một loài thú, gen A qui định mắt đen trội hoàn toàn so với alen a qui định mắt nâu; gen B qui định lông xám trội hoàn toàn so với b qui định lông trắng; hai gen cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X (đoạn không tương đồng với Y) và cách nhau 30cM.
Cho lai hai cá thể đều có kiểu hình mắt đen, lông xám.
F1 thu được khi đến tuổi trưởng thành;
200 con cái đực mắt đen, lông xám;
70 con đực mắt nâu, lông trắng;
70 con đực mắt đen, lông xám;
10 con đực mắt nâu, lông xám;
13 con đực mắt đen, lông trắng.
Ngoài các cá thể thu được nói trên, ở F1 còn có một số cá thể cùng giới tính đã bị chết khi mới sinh ra. Hãy cho biết, nếu tính theo lý thuyết thì trong số cá thể bị chết có kiểu gen, kiểu hình, giới tính như thế nào? Số lượng mỗi loại là bao nhiêu?

Vì cá thể bị chết đồng giới, cái > đực -> Đực bị chết và chết 200-70-70-10-13=37 con

Lai $X^{Ab}X^{aB} \ x \ X^{AB}Y$ vì ở đực con mắt nâu lông trắng và mắt đen lông xám nhiều hơn

Có tổng 200 con, chết 37 con. Nếu k chết con đực nào sẽ có 200 con đực. Số con đực mắt đen lông xám = số con đực mắt nâu lông đen = 0.15.200=30 con, số con đực mắt đen lông nâu= số con đực mắt nâu lông đen=70 con

Vậy chết 20 con mắt đen lông xám, 17 con mắt nâu lông đen

Đoán z k bít đúng k ^^


Bài 2:
Ở một loài, ♀ là giới có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, ♂ là giới có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Xét một gen có 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Ở thế hệ xuất phát có pA=0,8; pA=0,6 và qa=0,4.
a) Xác định cấu trúc di truyền quần thể sau 2 thế hệ ngẫu phối liên tiếp.
b) Tính (p) chung, (q) chung của quần thể ở mỗi thế hệ. Từ đó nêu nhận xét.

(pA đ=0,8, qa đ=0,2) x (pA c=0,6, pa c=0,4)

Ngẫu phối lần 1 ra tỉ lệ KG là AA=0,48, Aa=0,8.0,4+0,2.0,6=0,44, aa=0,08

-> $pA=0,7=\dfrac{ pA \ đ \ + \ pA \ c}{2}$, $qa=0,3=\dfrac{ qa \ đ \ + \ pa \ c}{2}$

Ngẫu phối lần 2 AA=0,49, Aa=0,42, aa=0,09, pA=0,7, qa=0,3

Từ thế hệ 2 quần tể đạt trạng thái cân bằng di truyền


 
A

anhsangvabongtoi

Bài 2:
Ở một loài, ♀ là giới có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, ♂ là giới có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Xét một gen có 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Ở thế hệ xuất phát có pA=0,8; pA=0,6 và qa=0,4.
a) Xác định cấu trúc di truyền quần thể sau 2 thế hệ ngẫu phối liên tiếp.
b) Tính (p) chung, (q) chung của quần thể ở mỗi thế hệ. Từ đó nêu nhận xét.

-bạn không nói cụ thể là p(A)=0,8 là tần số bên đực hay cái nên giả sử là bên đực
---->tỉ lệ giao tử bên đực là: 0,4${X}^{A}$:0,1${X}^{a}$:0,5$Y$ ( con đực khi cho giao tử sẽ cho 0,5 giao tử X, và 0,5 giao tử Y)
-tỉ lệ giao tử bên cái: 0,6${X}^{A}$:0,4${X}^{a}$
--->sau lần ngẫu phối thứ nhất (nhân lại với nhau), ta được:
0,24${X}^{A}{X}^{A}$: 0,22${X}^{A}{X}^{a}$: 0,04${X}^{a}{X}^{a}$: 0,3${X}^{A}Y$: 0,2${X}^{a}Y$
--->ở giới cái có tỉ lệ p(${X}^{A}$)=(0,24+$\frac{0,22}{2}$)*2=0,7 và q(${X}^{a}$)=1-0,7=0,3->tỉ lệ giao tử ở giới đực: giống tỉ lệ alen ở trên
-ở giới đực có: p(${X}^{A}$)=0,3*2=0,6 và q(a)=0,2*2=0,4
-->tỉ lệ giao tử ở giới đực: 0,3${X}^{A}$: 0,2${X}^{a}$: 0,5$Y$
-->sau lần ngẫu phối thứ 2: (nhân lại)
0,21${X}^{A}{X}^{A}$: 0,23${X}^{A}{X}^{a}$: 0,06${X}^{a}{X}^{a}$: 0,35${X}^{A}Y$: 0,15${X}^{a}Y$
--->ở giới cái có p(${X}^{A}$)=(0,21+$\frac{0,23}{2}$)*2=0,65 và q(${X}^{a}$)=1-0,65=0,35
-ở giới đực có p(${X}^{A}$)=0,35*2=0,7 và q(a)=1-0,7=0,3
*nhận xét: qt có gen trên X phải qua nhiều thế hệ mới CB, tỉ lệ p(A) ở cái ở thế hệ sau=trung bình của tổng tần số p(A) ở đực và cái ở thế hệ trước=$\frac{p(A) đực + p(A) cái}{2}$ . Tỉ lệ q(a) ở giới cái ở thế hệ sau cũng bằng trung bình cộng như p(A)
-tỉ lệ p(A) và q(a) ở đực=tỉ lệ p(A) và q(a) của cái ở thế hệ trước
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom