Sử 10 1954 - 1973

minhthu2k5

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng năm 2018
1,070
1,095
201
Quảng Nam
Hogwarts
Chiến lược:
- Chiến tranh đơn phương:
+Hoàn cảnh
Sau khi Pháp thất bại, Mĩ trực tiếp can thiệp vào Việt Nam. 7/11/1954, Mĩ cử tướng Cô-lin sang làm đại sứ ở miền Nam Việt Nam với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tiến công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng cách mạng ở Đông Nam Á. Dựa vào Mĩ, Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng dựng lên một chính quyền độc tài, gia đình trị ở miền Nam và ra sức chống phá cách mạng. Giữa năm 1954, Diệm lập ra đảng Cần lao nhân vị làm đảng cầm quyền. Cuối năm 1954, thành lập “phong trào cách mạng quốc gia” và đưa ra mục tiêu: “chống cộng, đả thực, bài phong”.
+ Thời gian 1954 → 1960
+ Âm mưu
“Âm mưu tìm diệt các cán bộ và cơ sở cách mạng của ta ở miền Nam”
âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tiến công miền Bắc và ngăn chặn làn sóng cách mạng XHCN ở Đông Nam Á.
+ Thủ đoạn
Diệm ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật” và tháng 5/1959, ra đạo luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam giết hại những người vô tội.
Chính quyền Diệm còn thực hiện chương trình cải cách điền địa nhằm lấy lại ruộng đất mà cách mạng đã giao cho nhân dân, lập ra các khu dinh điền, khu trù mật để kìm kẹp nhân dân. → tách nhân dân ra khỏi cách mạng
- Chiến tranh đặc biệt
+hoàn cảnh
Cuối 1960, sau phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam, Mỹ đề ra và thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” (1960 - 1965) ở miền Nam Việt Nam. Trong khi đó, trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ đe doạ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Để đối phóng lại Tổng thống Mĩ G.Kenơđi đã đề ra chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” và tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt.
+thời gian từ 1961- giữa 1965
+ Âm mưu
- Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.
-Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”
+thủ đoạn
- Đề ra kế hoạch Xtalây – Taylo : Bình định miền Nam trong 18 tháng.
- Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.
- Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
- Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam (MACV).
- Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
từ 1954-1973 , mĩ đã thực hiện những chiến lược chiến tranh nào ở miền nam
nội dung các chiến lược đó

Nội dungHoàn cảnhQuy môLực lượngÂm mưuThủ đoạnThắng lợi quân sựThắng lợi chính trịĐấu tranh phá ấp chiến lược
Chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965)Cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện Chiến lược chiến tranh đặc biệtChủ yếu ở miền nam Việt Namtiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống "cố vấn Mĩ""Dùng người Việt đánh người Việt"+ Đề ra kế hoạch Mtalay - Taylo bình định miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng
+ Tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm, lập "ấp chiến lược", sử dụng các chiến thuật mới như "trực thăng vận", "Thiết xa vận"
+ 1961 - 1962, Quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, tiêu diệt nhiều bốt lẻ...
+ 2/1/1963, quân ta dành thắng lợi mở đầu vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho)
+ Có những bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ phật giáo, "đội quân tóc dài" chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm.+ Cuộc đấu tranh và "ấp chiến lược" diễn ra gay go, quyết liệt giữa ta và địch, có hàng chục triệu người tham gia...
+ Cuối 1964, địch chỉ còn kiểm soát được 3300 ấp (khoảng 1/5 số ấp dự kiến) và tới tháng 6/1965 đã giảm xuống mức thấp nhất. "Ấp chiến lược" - xương sống của chiến tranh đặc biệt - đã bị phá sản về cơ bản.
Chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 - 1968)+ Sau thất bại của "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ đẩy mạnh chiến tranh, chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ"Mở rộng ra cả hai miền Nam - Bắcquân Mĩ, quân đội 1 số nước đồng minh Mĩ và quân đội Sài GònNhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta, cố dành lại thế chủ động trên chiến trường...+ Mở cuộc hành quân "Tìm diệt" vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường
+ Mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô
+ Vạn Tường mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt trên khắp Miền Nam.
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mẫu thân 1968
+ Tại thành thị, công nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên... đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ...+ Quân chúng được sự hộ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng "ấp chiến lược"
Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh & Đông Dương hóa chiến tranh (1969 - 1973)Sau thất bại của "Chiến tranh cục bộ", Mĩ tiếp tục thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, chuyển sang Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" & mở rộng chiến tranh ra toàn Đông dương với chiến lược "Đông".Diễn ra toàn Đông DươngDiễn ra chủ yếu bằng lực lượng quân đội Sài Gòn"Dùng người Việt đánh người Việt" và "Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương"+ Mĩ và quân Đồng Minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, đồng thời là tăng lực lượng quân Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu người Việt.
+ Mĩ dùng các thủ đoạn như: lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với kháng chiến của nhân dân ta

+ Từ 30/4 đến 30/6/1970 quân đội Việt nam có sự phối hợp của quân đội Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của quân Mĩ và quân Sài Gòn
+ Từ 12/2 đến 23/3/1971, quân đội Việt nam có sự phối hợp của quân đội Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên "lam Sơn - 719" của quân Mĩ và quân Sài Gòn
+ Cuộc tiến công chiến lược năm 1972
Phong trào học sinh, sinh viên phát triển rầm rộ đã thu hút đông đảo giới trẻ tham giaTại các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven đô thị đều có phong trào của quần chúng nổi dậy chống Bình định, phá "ấp chiến lược"
[TBODY] [/TBODY]
 
Top Bottom