[Sinh học 8] Hệ hô hấp

H

hocdesong_98s

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hầu họng giống như một ngã tư giao nhau giữa một bên là mũi & khí quản, bên còn lại là miệng & thực quản. Điều này có nghĩa là lượng không khí hít vào có thể mang theo bụi bậm chứa mầm bệnh gây ra viêm nhiễm cho hệ hô hấp lẫn hệ tiêu hóa trên, mà cụ thể là vùng hầu họng.
Thanh quản là đoạn đầu tiên của ống dẫn khí vào cơ thể. Thanh quản có chứa hai dây thanh có chức năng chính trong việc phát ra các âm tiết khác nhau trong ngôn ngữ & những âm thanh khác phát ra từ mũi miệng.
Khí quản là một ống có cấu tạo chủ yếu là sụn, bắt nguồn từ thanh quản rồi chạy song song với thực quản bên trong lồng ngực. Đầu còn lại của khí quản được chia là hai nhánh lớn để dẫn khí vào từng phổi qua vô số các nhánh dẫn khí được phân chia tiếp theo (gọi là tiểu phế quản) đến từng vị trí trong mô phổi. Các tiểu phế quản dẫn khí đến phổi làm thổi phồng các túi khí bên trong phổi (gọi là phế nang), nơi diễn ra quá trình trao đổi khí với hồng cầu. Từ hai nhánh phế quản vào hai phổi, sự phân chia thành các tiểu phế quản & tiểu tiểu phế quản cần thiết để dẫn khí cho cả 300-400 phế nang cho mỗi buồng phổi.
Quá trình trao đổi khí xảy ra do việc tiếp xúc giữa hồng cầu với không khí giàu oxy trong phế nang. Các hemoglobin có trong hồng cầu bắt giữ lấy các phân tử oxy & nhả ra các phân tử CO2 vào phế nang. Đây là chức năng cơ bản và thiết yếu nhất của hệ hô hấp. Hiển nhiên CO2 sẽ bị thải ra ngoài trong thì thở ra, còn O2 được đem đến cung cấp cho tế bào để đốt cháy nhiên liệu tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Quá trình này cứ tiếp diễn từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây để duy trì chức năng cơ bản của sự sống.
Cơ hoành đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hít thở. Một khi cơ hoành đẩy lên trên, tạo ra một sức nén làm nhỏ lồng ngực lại và có tác dụng đẩy khí ra ngoài, gọi là thì thở ra. Tương tự, để hít vào, cơ hoành sẽ hạ xuống làm gia tăng thể tích bên trong lồng ngực, kéo theo sự giãn nở của hai buồng phổi làm cho không khí tuồn đầy vào bên trong, gọi là thì hít vào. Nín thở là một động tác cố gắng làm bất động cơ hoành và thể tích lồng ngực được giữ nguyên, khí sẽ không lưu chuyển ra vào.
Những bệnh lý gặp phải ở hệ hô hấp:
Hen suyễn: Trên 20 triệu người Mỹ mắc chứng bệnh này và đây là nguyên nhân chính làm gián đoạn việc học hành của trẻ. Suyễn lâu ngày dẫn đến tình trạng nhiễm trùng phổi mạn tính gây ra tắt nghẽn, co hẹp đường thở. Tình trạng hen suyễn không chỉ là những dạng trầm trọng như Bạn thường thấy. Những trường hợp có xuất hiện khó thở mỗi khi hít phải các chất gây kích thích như khói thuốc lá, bụi bậm hoặc lông xúc vật cũng đã là tình trạng của suyễn rồi.
Viêm phế quản: Viêm phế quản thường thấy ở những người hút thuốc hoặc làm việc trong môi trường nhiều bụi bậm hoặc các hóa chất gây độc. Khi viêm phế quản, các niêm mạc phế quản tăng tiết dịch quá mức gây ra tình trạng kích thích ho nhiều và tăng khạc đàm dãi.
Cảm cúm: Cảm cúm gây ra bởi 200 loại virus khác nhau & gây viêm nhiễm ở đường hô hấp trên (mũi, họng & thanh quản). Cảm cúm là bệnh thường thấy nhất gây ra nhiễm trùng hô hấp. Các triệu chứng bao gồm sốt nhẹ, ho, đau đầu, chảy nước mũi, hắt hơi & đau họng.
Ho: Ho là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý. Có nhiều loại ho do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Triệu chứng ho có thể của một bệnh lý rất nhẹ hoặc thậm chí của một bệnh lý trầm trọng như ung thư phổi chẳng hạn. Một số bệnh lý gây ho thường gặp là cảm cúm, suyễn, viêm xoang, dị ứng, viêm phổi, ...
Bệnh tăng tiết đàm nhớt: là một bệnh lý có liên quan đến di truyền gây ra tình trạng bất thường chất nhày ở bên trong lòng đường thở, gây hẹp đường thở gây ra khó thở & phổi dễ bị nhiễm trùng hơn.
Viêm phổi: Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn sâu bên trong hai buồng phổi. Viêm phổi có thể do virus (influenza), có thể do vi khuẩn (thường thấy do vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae). Viêm phổi gây ra sốt, tổn thương các nhu mô phổi, khó thở.
Cho dù các bệnh lý hô hấp mạn tính như hen suyễn hoặc bệnh tăng tiết đàm nhớt không thể phòng tránh được, nhưng Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được các nguy cơ gây ra chúng (và các bệnh khác nữa). Thói quen sống của Bạn quyết định rất lớn đến tình hình bệnh lý của Bạn. Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi & các bệnh lý phải đi gặp bác sỹ.


Chú ý tiêu đề:[Sinh học 8] + Tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom