H
hanhsino396
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đó là cô Lê Ngọc Xương, cựu giáo viên Trường tiểu học Lấp Vò 1, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Cô Ngọc Xương hướng dẫn một học trò viết chính tả - Ảnh: Lan Ngọc Sau khi về hưu, cô Xương vẫn tiếp tục đứng trên bục giảng với mong ước giúp trẻ em nghèo biết đến con chữ, khi mà đường đến trường của các em còn lắm gian nan.
Năm nay đã là năm thứ 17 cô Xương đồng hành cùng học trò nghèo của mình - là các em nhỏ vùng sâu vùng xa của huyện, các em bán vé số, mồ côi...
“Tôi muốn cùng các em viết tiếp ước mơ giản dị là biết đọc biết viết, để sau này thoát khỏi cảnh nghèo, làm được những việc có ích cho xã hội” - cô Xương tâm sự.
Năm nay đã 74 tuổi nhưng cô Xương vẫn miệt mài với lớp học miễn phí tại chùa Thiên Phước (xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò). Cô Xương cho biết thêm học trò của cô ở nhiều lứa tuổi khác nhau: em mới 5 tuổi, em khác 10 tuổi... vì vậy trong lúc dạy cô phải chia ra nhiều nhóm nhỏ theo độ tuổi, trình độ để các em dễ tiếp thu bài.
“Học trò không phải em nào cũng ý thức được việc học, nên phải xem chúng như con cháu trong gia đình mới có thể dạy tốt được. Phải biết dùng tình thương để giáo dục tụi nhỏ” - cô Xương nói.iii
Để các học trò nghèo có thể đến trường, cô Xương đi vận động từng quyển tập, cuốn sách, từng cây viết, cục gôm, thậm chí cả quần áo, giày dép... từ các nhà hảo tâm lo cho các em. Cô Xương còn dùng cả phần lương hưu ít ỏi của mình để làm nguồn kinh phí, duy trì hoạt động của lớp học trong suốt những năm qua.
Hiện cô Xương đang dạy cho năm học sinh tại chùa Thiên Phước, ngoài ra cô còn dành thời gian phụ đạo chính tả, đánh vần... cho em nào học yếu kém ở địa phương. Em Hà Đức Thịnh (14 tuổi, huyện Lấp Vò) tíu tít kể: “Cô dịu hiền, tận tâm với chúng em từng chút một. Nhờ cô tận tình chỉ dẫn thêm cho em phần viết chính tả mà giờ đây em đã cải thiện được điểm yếu này”.
“Tôi sẽ dạy các em cho đến khi nào sức cùng lực kiệt mới thôi. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của một người giáo viên, kể cả khi đã về hưu” - cô Xương giản dị nói về công việc của mình.
Năm nay đã là năm thứ 17 cô Xương đồng hành cùng học trò nghèo của mình - là các em nhỏ vùng sâu vùng xa của huyện, các em bán vé số, mồ côi...
“Tôi muốn cùng các em viết tiếp ước mơ giản dị là biết đọc biết viết, để sau này thoát khỏi cảnh nghèo, làm được những việc có ích cho xã hội” - cô Xương tâm sự.
Năm nay đã 74 tuổi nhưng cô Xương vẫn miệt mài với lớp học miễn phí tại chùa Thiên Phước (xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò). Cô Xương cho biết thêm học trò của cô ở nhiều lứa tuổi khác nhau: em mới 5 tuổi, em khác 10 tuổi... vì vậy trong lúc dạy cô phải chia ra nhiều nhóm nhỏ theo độ tuổi, trình độ để các em dễ tiếp thu bài.
“Học trò không phải em nào cũng ý thức được việc học, nên phải xem chúng như con cháu trong gia đình mới có thể dạy tốt được. Phải biết dùng tình thương để giáo dục tụi nhỏ” - cô Xương nói.iii
Để các học trò nghèo có thể đến trường, cô Xương đi vận động từng quyển tập, cuốn sách, từng cây viết, cục gôm, thậm chí cả quần áo, giày dép... từ các nhà hảo tâm lo cho các em. Cô Xương còn dùng cả phần lương hưu ít ỏi của mình để làm nguồn kinh phí, duy trì hoạt động của lớp học trong suốt những năm qua.
Hiện cô Xương đang dạy cho năm học sinh tại chùa Thiên Phước, ngoài ra cô còn dành thời gian phụ đạo chính tả, đánh vần... cho em nào học yếu kém ở địa phương. Em Hà Đức Thịnh (14 tuổi, huyện Lấp Vò) tíu tít kể: “Cô dịu hiền, tận tâm với chúng em từng chút một. Nhờ cô tận tình chỉ dẫn thêm cho em phần viết chính tả mà giờ đây em đã cải thiện được điểm yếu này”.
“Tôi sẽ dạy các em cho đến khi nào sức cùng lực kiệt mới thôi. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của một người giáo viên, kể cả khi đã về hưu” - cô Xương giản dị nói về công việc của mình.