[Văn 8] Trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung

A

adword

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cô mình cho ra đề thế này: Trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau:" Khoan dung là đức tính đem lợi về cho ta lẫn người khác." MÌnh cần ý kiến về việc lợi cho ta và người khác để ngày mai lên lớp tranh luận. Mong các thầy và các bạn giúp đỡ.
 
T

thuyhoa17

Khoan dung là một đức tính tốt đẹp của con người, nó là một phạm trù hẹp của tha thứ.
Là luôn cảm thông và tha thứ cho một người khi người đó biết sai, nhận lỗi và biết sửa đổi.
Là người không ích kỉ, ko mang thù hận cá nhân trong lòng.

- Lợi ích cho ta: Tha thứ là khi ta đã loại đi trong đầu mình 1 mối bận tâm, phiền muộn. Làm cho đầu óc và lương tâm ta được thanh thản hơn. Hãy thử nghĩ đến những ngày đầu óc ta luôn phải chìm trong bao nhiêu là những sự bận tâm đến lỗi lầm của một người khác, suy nghĩ thật nhiều về nó, có thể sẽ là những điều đau khổ cho chúng ta. Vậy tại sao những lúc đó ta nghĩ đến một khía cạnh ẩn sâu trong đó là lòng khoan dung luôn ẩn chứa trong mỗi con người, tha thứ lỗi lầm khi người đó biết sai và sửa đổi. Sự tha thứ và cẩm thông luôn làm cho tâm hồn ta luôn nhje nhàng và cảm thấy nhẹ nhõm. Bớt đi một nỗi lo, một sự phiền muộn là tăng thêm cho mình một niềm hạnh phúc.

- Lợi ích cho người khác: một ngưòi khi đã biết sai và sửa thì đã biết tìm ra được cho mình 1 lói đi đúng đắn, biết ăn năn về việc lỗi lầm mà mình đã gây ra. Lúc đó, sự khoan dung luôn là điều tuyệt vời nhất đối với họ. Vì vậy, sự khoan dung luôn là ánh sáng le lói dẫn đường cho con người ta tìm về được với con đường mà người ta muốn đến.

=> Khoan dung cho người khác, đem đến cho mỗi người sự bình yên, thanh thản, nhẹ nhõm nơi tâm hồn và đem đến cho người khác một niềm hạnh phúc lớn lao.
 
T

tuntun301

Lịch sử Việt Nam từ ngàn xưa từng bị nhiều phong kiến, đế quốc xâm lược và chúng ta đã chống lại ách xâm lược đó hàng ngàn năm. Dù thời gian ngắn hay dài, cuối cùng chiến thắng đều thuộc về chính nghĩa, về dân tộc đã không tiếc máu xương, sức lực để giữ gìn sự vẹn toàn của non sông gấm vóc. Có điều là các thế lực xâm lăng đã gây bao thương đau cho dân tộc, cho nhân dân, nhưng khi chiến tranh kết thúc, chúng ta đều đối xử với họ rất nhân đạo. Quả thực là đức khoan dung độ lượng đã trở thành thuộc tính, thành bản chất của con người Việt Nam. Lòng khoan dung cũng là yếu tố làm nên sức mạnh của dân tộc ta. Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô Đại cáo: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân"; Trước khi giã biệt trần gian, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã khuyên Vua Trần quyết sách giữ nước: "Hãy khoan cho sức dân để giữ kế rễ bền gốc sâu".

Lòng khoan dung rất cần nhưng cũng phải đặt đúng nơi, đúng lúc. Hai võ sỹ trên võ đài sẽ không ai chiến thắng nếu ai cũng không dám ra đòn vì sợ đối phương đau đớn, lúc này khoan dung thể hiện ở chỗ đúng luật, không "Chơi xấu" khi đối phương đã chịu thua. Napoleon nói "Khoan dung với tội lỗi là đồng tình với tội lỗi". Khoan dung, độ lượng là phẩm chất cao quý trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Giặc pháp xâm lược nước ta, chúng ta phải tự vệ, nhưng khi cả hai bên đều đổ máu, Người không cầm được nước mắt mà than rằng: Than ôi! máu Pháp hay máu Việt Nam cũng đều là máu đỏ, giá thế gian này hết chiến tranh thì hạnh phúc biết mấy. Đức khoan dung đó hiện nay toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam đang học tập và làm theo.

Có điều là hình như trong gian nan khốn khó, trong chiến tranh, khi sự sống và cái chết chỉ gần nhau trong gang tấc, lòng khoan dung mới có dịp phát triển và thể hiện rõ nét, còn bình thường khi người khôn càng nhiều, người đàng hoàng tử tế ít, lòng khoan dung cũng hạn chế đi nhiều vậy. Cứ quan sát trong lĩnh vực giao thông, đâu rồi hành vi nhường nhịn cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai? Đâu rồi lời cảm ơn, câu xin lỗi...Chỉ thấy người ta chen lấn, lạng lách, "sống chết mặc bay" trên đường, chỉ thấy người ta nhìn nhau bằng những ánh mắt "mang hình viên đạn" và những câu chửi thề thay cho lời xin lỗi, cảm ơn! Trong gia đình cũng vậy, sau khi đã qua rồi cái thuở yêu đương nồng cháy, người ta bắt đầu đưa lối ứng xử thiếu văn hóa vào trong quan hệ vợ chồng, cha con, anh em. Bác Hồ đã thẳng thắn phê bình: "Sao khi thì anh anh em em, mà khi thì lại thụi người ta? Nếu có đánh vợ thì phải sửa vì như vậy là dã man, là phạm pháp luật. Đàn ông là công dân, đàn bà cũng là công dân, dù là vợ chồng, người công dân này đánh người công dân khác là phạm pháp". Thật đáng buồn là trong những năm gần đây, bạo lực trong gia đình, bạo lực học đường và bạo hành trong xã hội đều tăng rất nhiều lần. Cuộc đời chúng ta có ba người thầy đáng tôn kính nhất là thầy mẹ, thầy giáo và thầy thuốc thì hiện nay đều "có vấn đề", đạo đức xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng, tôn tri trật tự bị đảo lộn khá nhiều...Thiếu khoan dung làm cho con người chấp nhặt, vô cảm trong các quan hệ xã hội, trong tình người. Khi đã thiếu khoan dung thì làm sao còn tình yêu thiên nhiên, môi trường, động vật...và đương nhiên sẽ phải trả giá cao cho "sự độc ác" của mình. Theo các nhà tâm lý học, nguyên nhân của thiếu khoan dung là sự thiếu hiểu biết, thói ích kỷ và nỗi sợ hãi. Con người hay so đo tính toán thiệt hơn, quen quy về giá trị đồng tiền kể cả các quan hệ thiêng liêng như tình cảm vợ chồng, nghĩa thầy trò, cha con, tình đồng chí, đồng đội. Cần phải biết rằng: thái độ và ứng xử khoan dung sẽ giúp con người đứng trên mọi hoàn cảnh, họ sẽ sống chan hòa, nhân ái, hiểu biết và gắn bó với nhau hơn. Những người có lòng khoan dung sẽ được xã hội, được mọi người kính trọng, mà giá trị không thể cân đong đo đếm tính được như đồng tiền. Nên biết rằng: Cái gì tính được bằng tiền thì cái đó rẻ. "Trong đối nhân xử thế nhường một bước là cao; lùi bước là nền móng của sự tiến bộ; đối xử với mọi người rộng lượng là phúc; đem lợi ích đến cho người khác là đem lại lợi ích cho mình". đây là bài của mình xem rồi cho ý kiến nhé
 
M

muasaobang_1234

Mèo, chính xác hơn là mèo nhà, là một phân loài trong họ Mèo. Chúng là các động vật có vú nhỏ và ăn thịt với danh pháp khoa học Felis silvestris catus. Người ta tin rằng tổ tiên trung gian gần nhất trước khi được thuần hóa của chúng là mèo rừng châu Phi, sau được nuôi ở các nước châu Âu và các nước nước khác (Felis silvestris lybica). Mèo nhà đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500- 8.000 năm.

Có rất nhiều các giống mèo khác nhau như: mèo tam thể. mèo lông xù, mèo mướp, mèo mun, ... , một số không có lông hoặc không có đuôi, và chúng tồn tại với rất nhiều màu lông. Trên mặt mèo có bộ ria mép, đó chính là trợ thủ đắc lực của mèo. Những lúc đuổi chuột, chuột chạy vào hang, mèo muốn đuổi theo thì ria mép không được chạm vào cửa hang, còn nếu ria mép chạm vào thì mèo không thể đuổi theo được, vì chiều dài của ria đúng bằng chiều rộng thân. Đặt biệt tai mèo rất thính và mắt mèo rất tinh. Tai mèo có thể nghe mọi cử động của chuột, dù là nhỏ nhất. Mắt mèo có cấu tạo đặc biệt, có thể co giãn, ban ngày mắt mèo co lại, bạn đêm mắt mèo giãn ra, có thể nhìn được trong bóng tối. Điều đó giải thích vì sao mèo hay bắt chuột vào ban đêm. Mèo sợ lạnh, chúng thích ngủ ở những nơi ấm áp, thích cuộn tròn người và vuốt ve bộ lông. Vào mùa đông, mèo hay ngủ cạnh bếp lò, chui vào trong chăn ấm. Vào những ngày nắng, mèo hay nhảy lên mái bếp hoặc nằm ngoài sân để sưởi nắng. Lông mèo rất đặc biệt, khi được hiếu sáng sẽ tổng hợp thành vitamin D, mèo lấy vitamin bằng cách liếm lông, chúng ta hay nhầm tưởng mèo tự làm sạch cho mình. Dưới chân mèo có một đệm thịt dày, dù nhảy trên cao xuống cũng không phát ra tiếng động. thức ăn chính của mèo là chuột, ngoài ra mèo còn ăn thêm cơm, cá và rau. Chân mèo có móng vuốt đàn hồi, bình thường móng cụp lại, khi tự vệ hay vồ mồi thì móng duỗi ra. Chúng đồng thời là những sinh vật thông minh, và có thể được dạy hay tự học cách sử dụng các công cụ đơn giản như mở tay nắm cửa hay giật nước trong nhà vệ sinh.
 
K

kury26

Trong đời sống này ai ai cũng có 1 lần lầm lỗi nhưng những lần lầm lổi dok ai ai cũng có thể mắc phải.Nên chúng ta cần phải bỏ wa những lổi lầm ấy thế được gọi là lòng khoang dung.khoang dung là một đúc tính mà con người cần có đức tính ấy giúp chúng ta có thêm nhìu bạn và ngoại giao tốt.Chúng ta hảy mở rộng tình thân ái và lòng vị tha đến nhìu ng

nếu các bạn thấy văn hay hảy like cho mìh
 
F

forever812

Dàn bài cụ thể:

a. Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt vấn đề cần chứng minh
- Trong cuộc sống nếu biết bền bỉ, kiên nhẫn, khoan dung thì sẽ thành công.

b.Thân bài :

- Chứng minh khẳng đinh luận điểm : Con người cần có lòng kiên nhẫn, sáng tạo, bền bỉ, kiên trì sẽ có thành công.

* Sử dụng dẫn chứng :
+ Tấm gương Bác Hồ khi học ngoại ngữ, nhờ kiên trì Bác đã đọc thông viết thạo 7 thứ ngoại ngữ.

+ Tấm gương anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay, rèn luyện tập viết bằng chân, sau này trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

+ Những vận động viên khuyết tật tập luyện trở thành vận động viên xuất sắc đạt giải cao Huy chương vàng, huy chương bạc trong các Đại hội TDTT dành cho người khuyết tật => họ là những tấm gương tiêu biểu về lòng kiên trì, bền bỉ. Trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng Kiên trì có quyết tâm đã chiến thắng bản thân mình.

+ Dẫn chứng những tấm gương kiên trì, nhẫn nại để có thành công ở xung quanh chúng ta (người thực, việc thực).

+ Có nhiều bạn xung quanh chúng ta mặc dù hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về vật chất và tinh thần nhưng vẫn kiên trì vượt khó để học tập, rèn luyện thành người tốt.

+ Có bạn từ một học sinh yếu, trung bình nhưng vẫn cần cù, chịu khó học tập để trở thành học sinh khá, giỏi…

+ Ngày nay có nhiều anh chị học xong lớp 12 đi thi đại học không phải đỗ ngay có thể năm sau, năm sau nữa "dùi mài kinh sử" mới đỗ…

+ Nhiều nhà Bác học phải mày mò, sáng chế không biết bao nhiêu năm tháng tạo ra những phát minh như Ê-đi-xơn - Nhà vật lý nổi tiếng đã phải thí nghiệm đến 1000 lần mới tìm được chất dùng làm dây tóc bóng đèn

- Làm thế nào để có được đức tính kiên trì

- Có thể lồng cảm nghĩ hoặc đánh giá, liên hệ bản thân khi chứng minh.

- Việc khoan dung, tha thứ sẽ thấy được các ích lợi của nó.

Khoan dung là một đức tính tốt đẹp của con người, nó là một phạm trù hẹp của tha thứ.

Là luôn cảm thông và tha thứ cho một người khi người đó biết sai, nhận lỗi và biết sửa đổi.

- Là người không ích kỉ, ko mang thù hận cá nhân trong lòng.

- Lợi ích cho ta: Tha thứ là khi ta đã loại đi trong đầu mình 1 mối bận tâm, phiền muộn. Làm cho đầu óc và lương tâm ta được thanh thản hơn. Hãy thử nghĩ đến những ngày đầu óc ta luôn phải chìm trong bao nhiêu là những sự bận tâm đến lỗi lầm của một người khác, suy nghĩ thật nhiều về nó, có thể sẽ là những điều đau khổ cho chúng ta. Vậy tại sao những lúc đó ta nghĩ đến một khía cạnh ẩn sâu trong đó là lòng khoan dung luôn ẩn chứa trong mỗi con người, tha thứ lỗi lầm khi người đó biết sai và sửa đổi. Sự tha thứ và cẩm thông luôn làm cho tâm hồn ta luôn nhẹ nhàng và cảm thấy nhẹ nhõm. Bớt đi một nỗi lo, một sự phiền muộn là tăng thêm cho mình một niềm hạnh phúc.

- Lợi ích cho người khác: một người khi đã biết sai và sửa thì đã biết tìm ra được cho mình 1 lối đi đúng đắn, biết ăn năn về việc lỗi lầm mà mình đã gây ra. Lúc đó, sự khoan dung luôn là điều tuyệt vời nhất đối với họ. Vì vậy, sự khoan dung luôn là ánh sáng le lói dẫn đường cho con người ta tìm về được với con đường mà người ta muốn đến.

=> Khoan dung cho người khác, đem đến cho mỗi người sự bình yên, thanh thản, nhẹ nhõm nơi tâm hồn và đem đến cho người khác một niềm hạnh phúc lớn lao.

c. Kết bài. Khẳng định lại vấn đề:

- Chúng ta có bền bỉ kiên nhẫn, khoan dung thì sẽ gặt hái những thành công như mong đợi.

* Lưu ý : Dẫn chứng cho đề bài rất rộng .

Nguồn: Diễn Đàn Kiến Thức
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom