[sinh hoc 7]Cùng nhau nghiên cứu về động vật

L

...love...love

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình lập topic này vì muốn làm box sôi nổi và nâng cao kiến thức cho các mem,mod hơn nữa về các động vật.Mong các bạn ủng hộ...........nhưng đừng spam..........:D
Nào hãy bắt đầu...................:D
Bây giờ chúng ta nghiên cứu về các loài chim nhé..............:D
 
Last edited by a moderator:
T

thienthan74

póc tem pic này............... đầu tiên là về chim macaw nhé.... bạn tìm hiểu giúp mình về loài chim này
 
L

...love...love

Blue Yellow Macaw - Vẹt Xanh bụng vàng Nam Mỹ
Blue-and-yellow_Macaw_Ara_ararauna_.jpg

Scarlet Macaw - Red Macaw - Vẹt đỏ Nam Mỹ Đây là loại Vẹt Macaw duy nhất sinh sống ở vùng rừng ven Thái Bình Dương của đất nước Costa Rica. Là loài vẹt đẹp và to nhất trong thế giới loài vẹt với sải cánh hơn 1m. chiều dài tổng thể đạt 70cm. Tuổi tho trung bình là 60 năm.
macaw4.jpg

scarlet-macaw.jpg

Green Wings Macaw - Vẹt Nam Mỹ cánh xanh
565371359_559de50b33.jpg
 
Last edited by a moderator:
L

...love...love

các bạn ơi ? tìm hiểu giúp mình về loài chim biển nhé................................
 
S

sasukecoldly

Chim cánh cụt cũng là chim biển !
Chim cánh cụt (bộ Sphenisciformes, họ Spheniscidae - lấy theo chi Spheniscus nghĩa là hình nêm) là một bộ chim không cánh sinh sống dưới nước là chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu. Châu Nam Cực chỉ toàn băng tuyết, với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên Trái Đất, nhưng chim cánh cụt vẫn sống và có tới hàng chục loài khác nhau. Chúng có lông rậm, mỡ dày để chịu rét. Khối lượng thay đổi tùy loài, có thể lên đến vài chục kilôgam. Chúng thường sống thành bầy, đông tới hàng nghìn con. Chim này còn có một tên gọi khác là chim xí nga.
Các loài và nơi sống

Số lượng loài hiện tồn tại vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Trong các loại văn bản khác nhau người ta liệt kê từ 16 đến 19 loài. Một số tác giả còn cho rằng chim cánh cụt chân chèo trắng là một loài chim lặn nhỏ (Eudyptula) riêng, mặc dù ngày nay nói chung nó được coi là phân loài của chim cánh cụt nhỏ (chẳng hạn Williams, 1995; Davis & Renner, 2003). Tương tự, người ta vẫn chưa rõ chim cánh cụt hoàng gia chỉ đơn thuần là dạng biến đổi màu sắc của chim cánh cụt Macaroni hay không. Ngoài ra, cũng khá thích hợp để coi như một loài riêng là quần thể miền bắc của chim cánh cụt Rockhopper (Davis & Renner, 2003). Mặc dù tất cả các loài chim cánh cụt hiện còn đều có nguồn gốc ở nam bán cầu, nhưng ngược lại với niềm tin phổ biến, chúng không chỉ tìm thấy tại các khu vực có khí hậu lạnh, chẳng hạn châu Nam Cực. Trên thực tế, chỉ có vài loài chim cánh cụt thực sự sinh sống xa đến vậy về phía nam. Có ba loài sinh sống ở khu vực nhiệt đới; một loài sinh sống xa về phía bắc tới quần đảo Galápagos (chim cánh cụt Galápagos) và thỉnh thoảng chúng còn vượt qua cả đường xích đạo trong khi kiếm ăn.

Loài lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri): chim trưởng thành trung bình cao khoảng 1,1 m (3 ft 7 in) và cân nặng 35 kg (75 lb) hoặc hơn thế. Loài chim cánh cụt nhỏ nhất là chim cánh cụt nhỏ (còn gọi là chim cánh cụt tiên), chúng chỉ cao khoảng 40 cm (16 in) và cân nặng 1 kg (2,2 lb). Nói chung loài chim cánh cụt nào có kích thước lớn hơn thì cũng có khả năng giữ nhiệt tốt hơn, và vì thế sinh sống trong khu vực lạnh hơn, trong khi các loài chim cánh cụt nhỏ chủ yếu tìm thấy trong khu vực có khí hậu ôn đới hay thậm chí là nhiệt đới.

Phần lớn chim cánh cụt ăn các loại nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác chúng bắt được trong khi bơi lội dưới nước. Chúng tiêu tốn khoảng một nửa thời gian trên cạn và nửa còn lại dưới lòng các đại dương.

Một trong những dạng hành vi gây trở ngại nhất của chim cánh cụt diễn ra khi chim mẹ mất con của nó, hoặc là do chúng không chịu đựng được cơn bão đầu tiên trong đời, hoặc là do các lý do khác như kẻ thù. Khi chim mẹ mất con, nó có ý đồ ăn trộm con của chim mẹ khác- có lẽ là để giảm sự thương tiếc con. Hành vi này làm các nhà khoa học kinh ngạc, do nó là một hành động bột phát về tình cảm ngược lại với hành vi bản năng; là điều mà nhiều động vật hoang dã không bao giờ có khi chúng mất con. Nhiều người đã sử dụng điều này như là chứng cứ cơ bản trong nhiều thập kỷ để cho rằng nhiều động vật có tình cảm tương tự như con người, thông thường là dành cho mục đích về các quyền của động vật. Một cách tự nhiên, những con chim mái khác trong nhóm không thích hành vi này và sẽ giúp đỡ con chim mẹ thực thụ bảo vệ các con của nó. Tuy nhiên, hành vi này có thể được giải thích một cách tốt hơn như là phương tiện cho chim mái, hoặc chim trống, có thể nhớ được sự hợp tác toàn diện của các chim bố mẹ khác trong việc nuôi nấng chim con, nếu cho rằng mối quan hệ là một vợ-một chồng; có lẽ ở đây có sự khác biệt giữa chim trống và chim mái liên quan tới việc ăn trộm chim non (có thể thật này) và giữa các loài trong sự liên hệ với đặc tính một vợ-một chồng là theo mùa hay vĩnh cửu.

Chim cánh cụt dường như không e ngại con người và các nhóm nhà thám hiểm có thể đến gần chúng mà không làm cho chúng sợ.
Tiến hóa

Lịch sử tiến hóa của chim cánh cụt được tìm hiểu không kỹ, do các hóa thạch chim cánh cụt là khá hiếm. Hóa thạch chim cánh cụt cổ nhất được biết là của chi Waimanu, chúng đã sống trong giai đoạn đầu của thế Paleocen tại khu vực New Zealand, khoảng 62 triệu năm trước. Trong khi chúng chưa thích nghi tốt với cuộc sống dưới nước như chim cánh cụt ngày nay (điều đó có lẽ diễn ra vào thời kỳ thế Eocen khoảng 40 triệu năm trước), thì Waimanu đã không bay được và tương tự như chim lặn gavia, với các cánh ngắn thích nghi cho việc lặn sâu.Các hóa thạch này cho thấy chim cánh cụt tiền sử đã không bay được và có thể sống dưới nước được và nguồn gốc của chúng có lẽ đã bắt đầu khoảng 65 triệu năm trước, trước khi diễn ra sự tuyệt chủng của khủng long. Tổ tiên của chim cánh cụt trước Waimanu hiện vẫn không rõ, mặc dù một số nhà khoa học (Mayr, 2005) cho rằng họ Plotopteridae tương tự như chim cánh cụt (thông thường được coi là có họ với chim cổ rắn và chim cốc) có thể trên thực tế là nhóm chị em ban đầu của chim cánh cụt, và chim cánh cụt có thể có sự chia sẻ chung cùng một tổ tiên với bộ Bồ nông (Pelecaniformes).
Theo truyền thống, phần lớn các loài chim cánh cụt đã tuyệt chủng được đặt trong một phân họ có lẽ là cận ngành gọi là Palaeeudyptinae. Để có danh sách đầy đủ các chi này, xem phần Phân loại dưới đây.

Tình trạng số lượng chim cánh cụt ngày nay là rất ổn định,chúng sống rất đông đúc thành từng bầy.Vì vậy chưa có nguy cơ bị tuyệt chủng đối loài chim này
Chim cánh cụt thích nghi tốt với cuộc sống dưới nước. Các cánh của chúng đã tiến hóa thành các chân chèo và không có tác dụng để bay trong không gian. Tuy nhiên, trong nước thì chim cánh cụt lại nhanh nhẹn một cách đáng ngạc nhiên. Với bộ lông mượt thì một lớp không khí được duy trì, đảm bảo cho sức nổi của chúng. Ngoài ra, lớp không khí này còn có tác dụng giúp cho chim cánh cụt chịu được nước lạnh. Trên mặt đất, chim cánh cụt dùng đuôi và các cánh để duy trì cân bằng cho thế đứng thẳng của chúng.

Tất cả các loài chim cánh cụt đều có màu trắng ở phần bụng và màu sẫm (chủ yếu là đen) ở phần lưng. Nó có tác dụng giúp cho chúng được ngụy trang tốt. Kẻ thù săn tìm chúng từ phía dưới (chẳng hạn cá kình hay hải cẩu báo) rất khó phân biệt màu trắng của bụng chim cánh cụt với màu phản chiếu từ mặt nước. Bộ lông sẫm màu trên lưng chúng giúp chúng thoát khỏi các kẻ thù từ phía trên.
Chim cánh cụt có thể bơi lặn trong nước với vận tốc từ 6 tới 12 km/h, mặc dù có một số báo cáo cho rằng tốc độ có thể lên tới 27 km/h (điều này có thể xảy ra khi chúng bị giật mình hay bị tấn công). Các loài chim cánh cụt nhỏ không lặn sâu và chỉ săn tìm mồi gần mặt nước và chỉ lặn khoảng 1-2 phút. Các loài chim cánh cụt lớn có thể lặn sâu khi cần thiết. Kỷ lục lặn sâu của chim cánh cụt hoàng đế lớn đã được ghi nhận là tới độ sâu 565 m (1.870 ft) và kéo dài tới 20 phút.

Chim cánh cụt có thể đi lạch bạch bằng hai chân hoặc trượt bằng bụng của chúng dọc theo lớp tuyết, một chuyển động gọi là "trượt băng", điều này cho phép chúng tiết kiệm năng lượng trong khi vẫn có thể chuyển động tương đối nhanh.

Chim cánh cụt có thính giác tốt. Các mắt của chúng đã thích nghi với việc quan sát dưới nước và là phương tiện chủ yếu của chúng để định vị con mồi và lẩn tránh kẻ thù. Ngược lại, ở trên cạn thì chúng là cận thị. Khả năng khứu giác của chúng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Chúng có thể uống nước mặn một cách an toàn do tuyến lệ của chúng lọc lượng muối dư thừa từ máu
Sinh sản

Một số loài chim cánh cụt có thể giao phối cả đời, trong khi các loài khác chỉ giao phối một mùa. Nói chung, chúng tạo ra một bầy con nhỏ và cả chim bố lẫn chim mẹ cùng chăm sóc con non.

Ở một số loài, con cái đẻ từ 1 đến 2 trứng, ấp 65 ngày. Sau mỗi lần ấp, con cái giảm 40-50% khối lượng. Sau khi trứng nở, con mẹ tiếp tục ủ ấm cho con non.
Hành vi quan hệ trống mái

Đầu tháng Hai năm 2004 tờ New York Times thông báo rằng một cặp chim cánh cụt quai mũ trống tại Vườn bách thú Công viên Trung tâm (Central Park Zoo) tại thành phố New York đã kết đôi và thậm chí chúng đã ấp thành công từ trứng ra một con chim mái non. Các chim cánh cụt khác ở New York cũng đã được thông báo là tạo ra các cặp đồng tính.

Các vườn thú tại Nhật Bản và Đức cũng dẫn chứng các cặp chim cánh cụt đực. Các cặp chim đực này đã xây tổ cùng nhau và dùng các hòn đá thay trứng trong tổ của chúng. Nghiên cứu tại Đại học Rikkyo, Tokyo đã tìm thấy 20 cặp như thế tại 16 vườn nuôi thú và bể nuôi tại Nhật Bản. Vườn thú Bremerhaven tại Đức đã cố tách các cặp chim cánh cụt đực bằng cách nhập khẩu các chim cánh cụt mái từ Thụy Điển và tách các cặp đực ra nhưng họ đã không thành công. Giám đốc vườn thú nói rằng các mối quan hệ "uyên ương" này là quá mạnh

120px-Penguin2.jpg

120px-Penguinu.jpg

88px-Pygoscelis_papua.jpg
 
P

phiphikhanh

Chim điên trên đảo san hô Palmyra.

Chim điên, còn gọi là ó biển thuộc họ họ Chim điên (Sulidae), là một nhóm chim biển khá lớn. Tên gọi này được dịch từ tiếng Pháp fou (kẻ điên), được người Pháp dùng để gọi các loài chim trong họ này. Trong tiếng Anh chúng được chia thành 2 nhóm: 1 nhóm gồm 6 loài được gọi là booby, 3 loài còn lại được gọi là gannet (ó biển). Tên gọi booby, có lẽ có nguồn gốc từ một từ lóng trong tiếng Tây Ban Nha là bubi, có nghĩa là kẻ ngớ ngẩn, do các con chim hiền lành này có thói quen đậu trên boong hay mạn tàu thuyền và rất dễ bị bắt để ăn thịt.

Năm trong sáu loài chim điên thuộc về chi Sula, với loài thứ sáu gần đây đã được đặt trong một chi riêng là Papasula, trong khi ba loài chim điên còn lại (gannet) thường được đặt trong chi Morus; nhưng nhiều học giả cho rằng cả chín loài nói trên đây cần được coi là cùng giống và vẫn thuộc về chi Sula.

Chim điên là các loài chim lớn (69-86 cm) với các cánh dài và nhọn cũng như có mỏ dài. Chúng săn bắt cá bằng cách lao mình từ một độ cao nhất định vào trong nước biển và truy kích con mồi của nó dưới nước. Chúng có các túi chứa khí ở phần mặt dưới lớp da cổ có tác dụng làm lớp đệm cho các tác động của nước khi chúng lao xuống mặt nước.

Chúng là các loài chim sống thành bầy trên các hòn đảo và ven bờ biển, thông thường đẻ 1 hay nhiều trứng có vỏ màu xanh đá phấn trên mặt đất hay đôi khi trong các tổ trên cây.
sigpic752321_6.gif
 
C

conlocmaudacam98

1_resize.jpg
daibang.jpg
Em cũng biết chut ít về Đại bang đây:
Đại bàng hay Chim ưng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, lớp Chim, họ Accipitridae. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển Úc, Indonesia, Phi châu... nhưng chủ yếu là Lục địa Á-Âu và Lục địa Bắc Mỹ
Đại bàng có nhiều đặc điểm nhận dạng khác nhau giữa các loài đại bàng với nhau nhưng nổi bật là màu lông và kích thước từng loài.Loài đại bàng lớn nhất có chiều dài cơ thể hơn 1m và nặng 7kg.Loài bé nhất chỉ dài có 0,4m và nặng khoảng hơn 0,5kg.Chim mái thường lớn hơn chim trống và nặng hơn chim trống khoảng 25 %
Theo một số tài liệu chưa được chứng minhthì đại bàng có sải cánh hơn 3m và nặng tới 30kg.Thực tế thì đại bàng nhỏ hơn thế.Sải cánh của chúng chỉ dài từ 1,5m cho đến 2m.
Đại bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao.Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước.Tổ là nơi chim cái đẻ trứng.Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng.Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con.Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành.
Ở Việt Nam có ba loại đại bàng sinh sống. Hai loài sinh sống ở Tây Nguyên và một loài ở Phú Quốc và Côn Đảo. Hai loài ở Tây Nguyên gồm đại bàng đen và đại bàng xanh.Loài ở Phú Quốc và Côn Đảo là đại bàng biển bụng trắng.
Đại bàng trong văn hóa:
Đại bàng trong văn học
Trong văn học cổ điển, truyện phân chia ra các vương quốc do các loài vật đứng đầu là truyện thường thấy.Sư tử thì thường có vai trò làm vua của các vương quốc.Tuy nhiên, việc đại bàng làm vua của các nước được tưởng tượng này thì cũng không hiếm gặp.Ví dụ như trong truyện Con dơi hèn nhát thì đại bàng là kẻ thủ lĩnh của lũ chim.Hay trong truyện ngụ ngôn Châu Âu, những con đại bàng thường làm vua nhiều như sư tử.
Ngoài vai trò làm hoàng đế trong các truyện cổ thì đại bàng đôi khi còn "thủ vai" của một kẻ được coi là lưu manh, độc ác.
Đại bàng trong quân sự:
Đại bàng được đánh giá là kẻ rất mạnh mẽ và hùng dũng. Vì thế, nó đã trở thành biểu tượng quân sự của nhiều nước . Ví dụ như Huy hiệu Quân lực Việt nam Cộng hoà, các cơ quan tình báo của Hoa Kỳ trực thuộc bộ Quốc phòng. Từ những thế kỉ trước công nguyên, đế quốc La Mã và đế quốc Babylon đã chọn loài đại bàng vàng làm biểu tượng cho quân đội của nước mình. Vào thời kì Trung Cổ và Phục Hưng, đa số các quốc gia châu Âu đã chọn đại bàng làm biểu tượng cho quân đội. Các hình vẽ đại bàng trên khiên của binh lính đã được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ thời Phục Hưng, Trung Cổ, La Mã và trên những hình vẽ trong truyện cổ tích châu Âu được mô phỏng lại.
Đại bàng như là một biểu tượng:
Hình tượng đại bàng hoặc giống đại bàng được sử dụng trong các huy hiệu như hiệu lệnh, như là một hình ảnh tượng trưng, và như là một tiêu ngữ. Các bộ phận của cơ thể của chim đại bàng như đầu, cánh của nó hoặc chân cũng được sử dụng như là một hiệu lệnh hoặc tiêu ngữ. Chim đại bàng biểu tượng cho sức mạnh, lòng can đảm,tầm nhìn xa và sự bất tử. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần tối cao. Theo thần thoại, người Hy Lạp coi đại bàng là biểu trưng của thần Zeus , những người La Mã coi đại bàng là biểu trưng của Jupiter, bởi các bộ lạc Đức thì coi nó là Odin và người theo Kitô giáo thì là biểu tượng của Thiên Chúa.
 
Last edited by a moderator:
C

conlocmaudacam98

800px-StrausseNgorongoroKrater1977.jpg


Đà điểu châu Phi (danh pháp khoa học: Struthio camelus) là một loài chim chạy, có nguồn gốc từ châu Phi. Nó là loài còn sống duy nhất của họ Struthionidae, và chi Struthio. Chúng rất khác biệt về hình thể với cổ, chân dài và có thể chạy với tốc độ lên đến 65 km/giờ (40 dặm/giờ). Đà điểu được xem là loài chim còn sống lớn nhất và được chăn nuôi trên khắp thế giới. Tên khoa học của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "Chim Lạc đà".
Miêu tả

Đà điểu châu Phi nặng từ 90 đến 130 kg (200 đến 290 pound). Một số đà điểu trống đã được ghi nhận là có thể nặng đến 155 kg (340 pao). Đà điểu trống trưởng thành có lông chủ yếu là màu đen với một vài điểm trắng ở cánh và đuôi. Đà điểu mái và con non có màu xám nâu nhạt với vài đốm trắng. Đà điểu trống dùng đôi cánh nhỏ do thoái hóa của nó để múa gọi bạn tình và che chở cho đà điểu con. Bộ lông của chúng mềm và khác biệt so với lông vũ của loài chim bay. Vẫn còn những cái móng trên hai cánh của chúng. Cặp chân khỏe của chúng không có lông. Chân có hai ngón với một ngón lớn hơn trông giống như móng ngựa. Điểm độc đáo này giúp cho khả năng chạy của đà điểu. Với lông mi rậm và đen, cặp mắt của đà điểu lớn nhất trong các loài động vật trên cạn còn sống.
Ở độ tuổi trưởng thành (2–4 năm), đà điểu trống cao 1,8–2,7 m (6–9 ft), đà điểu mái 1,7–2 m (5,5–6,5 ft). Trong năm đầu tiên, đà điểu con tăng cao 25 cm (10 inch) mỗi tháng. Một năm tuổi đà điểu đạt trọng lượng 45 kg (100 pao).

Phân loại và phân bố địa lý

490px-Struthio_camelus_Distribution.png


Vùng sinh sống của loài đà điểu ở châu Phi
Trong tự nhiên đà điểu châu Phi sống ở thảo nguyên savanna và vùng Sahel của châu Phi, về phía Bắc và Nam của vùng rừng xích đạo. Đà điểu thuộc về bộ Struthioniformes (bộ Đà điểu hay Chim chạy). Cùng bộ với nó là đà điểu Nam Mỹ, chim ê mu (đà điểu sa mạc ở Australia), đà điểu đầu mèo và lớn nhất nhưng đã tuyệt chủng là Aepyornis.
Hành vi

397px-Ostrich140.jpg


Đà điểu châu Phi sống theo từng nhóm 5–50 con, du cư theo những loài thú ăn cỏ khác như ngựa vằn hay linh dương. Chúng ăn chủ yếu là hạt hay cây cỏ, đôi khi chúng ăn cả những động vật nhỏ như cào cào. Không có răng, chúng phải nuốt sỏi để giúp cho việc nghiền thức ăn trong mề. Chúng có thể đi trong một thời gian dài không cần đến nước, mà chỉ dựa vào độ ẩm của những cây cỏ chúng nuốt vào. Tuy nhiên chúng thích nước và thường hay tắm.

Với khả năng nghe và nhìn thính nhạy, chúng có thể phát hiện những loài thú săn mồi như sư tử từ khoảng cách xa.
Theo một truyền thuyết phổ biến, đà điểu nổi tiếng về việc chui đầu vào cát khi gặp nguy hiểm. Tác gia La Mã Pliny – bậc trưởng lão, trong cuốn Lịch sử tự nhiên đã miêu tả về đà điểu và việc giấu đầu vào bụi rậm của chúng. Tuy nhiên lại không có quan sát đã được ghi nhận nào về hành vi này. Một phản bác khá nổi tiếng là: một loài có hành vi như thế sẽ không thể tồn tại lâu dài. Truyền thuyết này có lẽ bắt nguồn từ sự thật rằng: quan sát từ khoảng cách xa sẽ thấy khi ăn, đà điểu vùi đầu vào cát, bởi vì chúng chủ tâm nuốt cát và sạn vào để giúp cho việc nghiền thức ăn. Chứ nếu vùi đầu vào cát thì đà điểu sẽ chết ngạt mất. Khi nằm xuống để tránh thú săn mồi, đà điểu ép sát đầu và cổ xuống đất, trông xa giống như là một ụ đất nhỏ. Khi gặp nguy hiểm, đà điểu hoảng loạn bỏ chạy và tự làm bị thương nặng bởi những cú đá từ cặp giò khỏe mạnh của chúng.
Trong kinh Phúc Âm soạn bởi Job (Job 39.13-18), đà điểu được miêu tả với cặp cánh ngắn ngủn buồn cười, không chú ý đến an toàn của tổ trứng, đối xử khắc nghiệt đối với đàn con, thiếu khôn ngoan, nhưng lại làm con ngựa phải hổ thẹn với tốc độ của chúng.

Sinh sản

Đà điểu châu Phi trưởng thành hoàn toàn ở độ tuổi 2 - 4 năm, con trống chậm hơn con mái khoảng 6 tháng. Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 3 hay 4 đến tháng tháng 8, tùy thuộc vào vùng địa lý. Đà điểu trống dùng tiếng rít và những âm thanh khác để đánh nhau, chiếm lãnh thổ và quyến rũ hậu cung có từ 2 – 5 đà điểu mái. Kẻ chiến thắng sẽ giao phối với toàn hậu cung nhưng chỉ lập một "hậu" mà thôi. Con mái sẽ ngồi xuống để cho con trống giao phối từ phía sau.
Đà điểu châu Phi là loài đẻ trứng. Toàn hậu cung sẽ cùng đẻ trứng có phôi vào một tổ của "hậu", đó chỉ đơn giản là một cái hố sâu từ 30 - 60 cm. Trứng nặng từ 1,3 – 1,4 kg (3 pao), dài 15 cm (6 inch), rộng 13 cm (5 inch), là loại trứng lớn nhất và có phôi lớn nhất, nhưng lại là nhỏ nhất nếu so sánh tương đối với kích thước của đà điểu. Mỗi tổ có từ 15 – 60 trứng màu trắng nhạt và bóng láng. Con cái ấp trứng vào ban ngày còn con trống thì vào ban đêm, bởi vậy chúng có màu lông khác nhau để tránh bị phát hiện khi đang ấp trứng. Quá trình ấp từ 35 – 45 ngày và con trống thường đón chào con con mới nở. Tuổi thọ của đà điểu châu Phi là từ 30 - 70 năm, trung bình là 50 năm.
Đà điểu con mới nở đã mở mắt và trong vòng 1, 2 tiếng chúng đã có thể chạy nhảy được rồi. Hầu như những loài chim không bay, con của chúng mở mắt lúc mới chào đời và có lớp lông tơ bảo vệ, thân hình của đà điểu con cũng không ngoại lệ. Còn những loài biết bay, thì hầu như con của chúng không có lông và không mở mắt, chúng phải nhờ vào mẹ hay bố tìm mồi. Đà điểu con rất hiếu động, bố mẹ chúng phải tập họp chúng lại như một nhà trẻ di động. Chúng chạy lung tung và trong vòng nửa năm đầu đà điểu con rất dễ chết vì những lí do khác ngoài thiền nhiên, nhưng sau đó chúng lớn rất nhanh.

Đà điểu và con người

Trước đây đà điểu bị săn bắt và được nuôi vì bộ lông của chúng, đã từng là vật trang trí cho mũ của các quý bà. Bộ da của chúng cũng rất có giá trị. Vào thế kỷ 18, chúng đã bị săn bắt gần đến tuyệt chủng. Chúng được nuôi từ thế kỷ 19. Thị trường lông đà điểu sụp đổ sau Thế chiến I. Chăn nuôi thương mại bắt đầu trở lại vào thập niên 1970 để lấy lông và sau đó là da. Đà điểu Ả Rập và Nam Tây Á bị tuyệt chủng vào giữa thế kỷ 20.
Ngày nay, đà điểu được nuôi khắp thế giới, tại cả những vùng khí hậu lạnh như Thụy Điển. Chúng thích nghi với nhiệt độ từ 30 đến – 10°C; được nuôi tại hơn 50 nước trên thế giới, nhưng phần lớn là ở Nam Phi. Do hệ số chuyển đổi thức ăn của đà điểu là thấp nhất (3,5:1 so với của gia súc là 6:1), nên chúng rất hấp dẫn đối với nông dân. Mặc dù đà điểu được nuôi chủ yếu để lấy da, tiếp đến là thịt; nhưng còn những sản phẩm phụ khác như là trứng, phụ phẩm, lông. Người ta cho rằng da đà điểu hiện đang có giá trị thương mại lớn nhất. Thịt đà điểu có vị như thịt bò nạc, mỡ và cholesterol thấp, nhưng lại giàu canxi, đạm và sắt. Đà điểu lớn đến mức một người tầm vóc trung bình có thể cưỡi nó; thông thường người cưỡi nắm lấy đôi cánh của chúng. Ỏ một số vùng ở Bắc Phi và Ả Rập, chúng được huấn luyện để cưỡi lên núi. Các tổ chức bảo vệ quyền động vật chỉ trích việc cưỡi đà điểu ở Hoa Kỳ, nhưng những cuộc đua này ít phổ biến rộng rãi vì khó có thể đóng yên đà điểu và chúng cũng hơi nóng tính.
Đà điểu bị xếp là động vật nguy hiểm ở Úc, Hoa Kỳ và Anh. Chúng đã tấn công và giết chết người. Con mái lớn rất cục bộ, hung hãn và có thể tấn công và đá rất mạnh. Đà điểu có thể chạy nhanh hơn cả một vận động viên điền kinh. Trứng của đà điểu dùng làm vật trang trí, vì vỏ của chúng dày, khó vỡ. Có người lấy vỏ trứng và làm đèn ngủ, hay để cả nguyên vỏ chỉ lấy hết ruột ra. Có nhiều tiệm hoàn kim còn dát vàng lên vỏ trứng đà điểu và bán rất cao giá.
:)|:)|:)|,mệt oá trừi,thanks for watch:D:D:D
 
Top Bottom