Địa 12 [Địa lí 12]Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

Status
Không mở trả lời sau này.
A

aqnacm

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Giai đoạn tiền Cambri: kéo dài khoảng 3 tỷ năm từ đại Thái cổ (3.500-2.500 triệu năm) qua đại nguyên sinh (2.500-570 triệu năm) với nền khiên thái cổ và vận động tạo núi kareli hình thành những chấm phá đầu tiên cho lãnh thổ Việt Nam.
II. Giai đoạn cổ kiến tạo: diễn ra trong cổ sinh và trung sinh đại (570 - 65 triệu năm) với các vận động tạo núi Caledoni, Hecxini ở cổ sinh đại; vận động Indoxini và Kimeri ở trung sinh đại đã cơ bản hình thành lãnh thổ Việt Nam.
III. Giai đoạn tân sinh đại: kéo dài khoảng 65 triệu năm, với 6 pha kiến tạo nâng lên, san bằng bề mặt lãnh thổ tạo nên địa hình hiện đại ngày nay.
 
A

aqnacm

I. Giai đoạn tiền Cambri : kéo dài khoảng 3 tỷ năm từ đại Thái cổ (3.5-2.5 tỉ năm) qua đại nguyên sinh (2.500-570 triệu năm).
- Đá thái cổ lộ ra ở thượng nguồn sông Chảy và thượng nguồn sông Ba được xem như là khiên thái cổ, di tích của thời kỳ tạo núi Kareli (cách đây 2500 triệu năm)
- Đầu nguyên sinh đại có hiện tượng tách dãn đáy đại dương với sự nông dần của biển đã báo hiệu sự kết thúc giai đoạn vỏ đại dương, bắt đầu giai đoạn vỏ lục địa vào nguyên sinh giữa - muộn
Cảnh quan tiền Cambri là cảnh quan hoang mạc sơ khai vì vào thái cổ, khí quyển và thuỷ quyển còn rất mỏng, được tạo thành từ các chất dễ bay hơi trong quá trình phun trào của núi lửa, không khí giàu CO2, CH4, NH3,H2O và hầu như chưa có O2. Đến đại nguyên sinh bắt đầu có một ít thực vật sống dưới nước đã dần cải tạo thành phần khí quyển, lượng CO2 giảm dần, tăng dần O2.
Cuối nguyên sinh đại đã hình thành môi trường ôxy hoá rõ rệt, hình thành các loại tảo tích luỹ CaCO3, dẫn đến việc hình thành các tầng đá vôi, tiến tới phát triển một số loài dương xỉ, vi khuẩn, động vật không xương sống. sự sống đã sôi động trên lãnh thổ nước ta.
 
A

aqnacm

II. Giai đoạn cổ kiến tạo: diễn ra trong cổ sinh và trung sinh đại (570 - 65 triệu năm)
Vận động tạo núi Caleđoni từ Cambri sớm đến Devon sớm đã mở rộng khối vòm sông Chảy đến Đồng Văn (Hà Giang) và Trùng Khánh (Cao Bằng) về phía bắc; phía đông đến Quảng Ninh; phía nam đến đồng bằng sông Hồng nối bắc Việt Nam với nam Trung Quốc thành nền móng Việt - Trung.
Rìa phía nam nền KonTum thuộc nam trung bộ và nam bộ tồn tại chế độ thềm lục địa.
Vận động Hecxini kéo dài từ Cambri sớm đến Permi tác động mạnh ở vùng tây bắc đã mở rộng dải sụt tách sông Đà. Tại địa khối Kon Tum vận động Hecxini biểu hiện qua xâm nhập granitoit, vùng cực nam trung bộ hình thành vòng cung núi lửa Carbon thượng: Permi (C3-P) gồm đá bazan và andezit. Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là tàn dư của vỏ lục địa Hecxini sau bị tách dãn, lún chìm để san hô phát triển bên trên.
Vận động tạo núi Indoxini xảy ra vào kỷ Trias (từ 225 đến 180 triệu năm) diễn ra mạnh nhất ở võng sông Đà.
Tại các khu vực nền móng Caledoni ở đông bắc chỉ có kiến trúc võng chồng nội lục phủ trầm tích lục địa chứa than ở vùng sông Hiến, An Châu, Hòn Gai.
Tại khu vực nền móng Indoxini các trũng như Hoàng Sơn được lấp đầy trầm tích lục nguyên xen phun trào riolit và xâm nhập granit.
Vận động Indoxini đã hoàn toàn hình thành chế độ vỏ lục địa trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Vận động Kimeri vào các kỷ Jura và Kreta cuối trung sinh đại tiếp tục lấp đầy các bồn trung nội lục bằng các trầm tích lục địa màu đỏ và hoạt động macma (chủ yếu là riolit) đã cố kết vỏ lục địa trên lãnh thổ Việt Nam.
Từ cảnh quan sơ khai tiền Cambri đến cổ sinh đã phát triển cảnh quan hiển sinh (Paleozoi) với sự phát triển của giới thực vật và động vật. Đến Silua đã xuất hiện các loài cây bụi nhỏ thạch tùng, dương xỉ phát triển trên các vùng đất ẩm. Cá và các loài chân đốt bắt đầu xuất hiện.
ở Việt Nam lúc này còn chủ yếu nằm trong chế độ biển nên chủ yếu là các động vật biển như san hô và các loài khác.
Vận động tạo núi Caledoni đã phân hoá khí hậu theo chiều cao và chiều ngang, hình thành những miền đất ẩm và khô nên vào kỷ devon đã hình thành những cánh rừng thực sự. động vật lưỡng cư và cá phát triển.
Đến kỷ Carbon cảnh quan rừng phát triển rộng rãi, chủ yếu là thạch tùng, dương xỉ, mộc tặc cao hàng chục mét, ngoài động vật lưỡng cư đã xuất hiện các loài bò sát và sâu bọ. Các cánh rừng này chết đi đã hình thành những bể than lớn trên thế giới, song không thấy ở Việt Nam.
Sang Permi sau vận động tạo sơn Hecxini, cảnh quan khô hạn phát triển rộng rãi nên nhiều dạng dương xỉ chết đi, xuất hiện các thực vật hạt trần.
Từ cuối Trias, đầu Jura, khí hậu nhiệt đới ẩm đã phát triển các cảnh quan rừng, tạo điều kiện cho tích luỹ than, các mỏ than lớn của nước ta hình thành trong thời gian cuối Trias, các hoá thạch cho thấy có những cây cổ bách tán đường kính đạt đến 40-50 cm, khí hậu lúc này nóng ẩm với mùa khô ngắn biểu hiện trên các vòng đồng tâm của hoá thạch cây. Ngoài cổ bách tán còn thấy dương xỉ lớn ở thực vật hoá than hòn gai và di tích mộc tặc trong điệp sông hiến.
Rừng, đầm lầy nóng ẩm tạo điều kiện cho khủng long khổng lồ phát triển mà hoá thạch của chúng thấy ở trầm tích Jura và Creta vùng Lao Bảo. từ kỷ Jura đã xuất hiện chim và một số động vật có vú, tao tiền đề cho sinh vật phát triển vào tân sinh đại.
 
A

aqnacm

III. Giai đoạn tân kiến tạo: diễn ra trong Tân sinh đại cách đây 65 triệu năm.
- Diễn ra mạnh trên lãnh thổ Việt Nam do vị trí trên bình đồ kiến tạo khu vực.
- Mang tính kế thừa các kiến trúc cổ.
- Hoạt động nâng và sụt diễn ra theo từng đợt, làm thành các bậc địa hình trên lãnh thổ Việt Nam với 6 chu kỳ.
Bề mặt bán bình nguyên cổ paleogen hình thành cách đây 65 đến 38 triệu năm trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, các hoạt động ngoại sinh đã san bằng các khối núi, lấp đầy các vùng trũng bằng các trầm tích hồ và các bể than, dầu khí.. Bề mặt này sau được nâng lên và thấy ở độ cao 2100-2200 m trên dãy Fanxipan.
Bề mặt bán bình nguyên cổ paleogen bị phá vỡ vào Miocen sớm (N11) khi vận động tạo núi hymalya tác động nâng cao lãnh thổ nước ta, tạo nên chu kỳ 1. cuối chu kỳ 1 hình thành bán bình nguyên ở độ cao 1500-1800m ở Sapa.
Chu kỳ 2 diễn ra vào mioxen muộn (N12) làm địa hình nâng cao hơn, cắt xẻ bề mặt bán bình nguyên của chu kỳ 1. cuối chu kỳ 2 lại hình thành bán bình nguyên mà di tích còn thấy trên độ cao 1000-1400 m (ở đà lạt nằm trên độ cao 1500-1600 m).
Chu kỳ 3 diễn ra vảo Pliocen sớm (N21) cách đây khoảng 5 triệu năm với cường độ nâng mạnh, trung bình 500 m, cực đại đến 1200-1500m như các dãy núi Fan xi pan, Pu si lung. Bề mặt bán bình nguyên của chu kỳ 3 hiện nằm trên độ cao 600-900m, khí hậu nóng ẩm.
Chu kỳ 4 diễn ra vào Pliocen muộn (N22), nâng mạnh ở nam trung bộ, còn ở miền bắc nâng ở mức trung bình . đi theo là hoạt động phun trào bazan mạnh ở tây nguyên và nam trung bộ. Trong trầm tích của chu kỳ 4 đã tìm thấy hoá thạch và di chỉ của người vượn. Chu kỳ 4 để lại di tích trên độ cao 200-600m. khí hậu bắt đầu lạnh dần do sự xâm nhập của không khí lạnh từ phương bắc xuống.
Chu kỳ 5 diễn ra vào Pleistocen sớm-giữa (QI-II) trong đệ tứ cách đây 2 triệu năm đã nâng cao và cắt xẻ bề mặt bán bình nguyên của chu kỳ 4 và làm sụt võng châu thổ sông Cửu Long, Hoạt động nâng sụt kèm phun trào bazan ở đắc lắc và đông nam bộ. Hình thành các đảo núi lửa ngoài biển như Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý.
Di tích của địa hình chu kỳ 5 là các trầm tích phù sa cổ ở đông nam bộ, các đụn cát đỏ bình thuận, các thềm biển trên 20 m; các thềm sông 25-45 m và bề mặt bán bình nguyên là các bậc thềm xâm thực và xâm thực - tích tụ ở vùng núi trên độ cao 25-200 m.
Chu kỳ 6 bắt đầu vào Pleistocen muộn (QIII) kéo dài đến tận ngày nay với cường độ yếu. Các trầm tích của chu kỳ này là các nham tướng vũng vịnh ven biển, các trầm tích sông, hồ. Chu kỳ này gắn với đợt băng hà wurm và biển tiến Flandrian cách đây khoảng 17 đến 10 nghìn năm, các đợt ngưng nghỉ của biển tiến hình thành các thềm cát trắng cao 4-5 m, các thềm biển cao 2 m.
Đảo hòn Tro ở phía nam đảo Phú Quý hình thành năm 1923 là sản phẩm của chu kỳ 6; hàng loạt các suối nước nóng là kết quả của chu kỳ hoạt động này.
Hiện nay vẫn còn các hoạt động của động đất ở điện biên và trên dải đất từ tây bắc xuống bắc Trung bộ.
Vào Pleistocen khí hậu lạnh dần (sau vận động tạo núi Hymalaya) làm thay đổi cảnh quan, làm đa dạng các giống loài sinh vật ở Việt Nam. khí hậu nóng trở lại vào Holocen (Qiv)
Quá trình sinh khoáng và khoáng sản
Quá trình sinh khoáng liên quan chặt chẽ đến lịch sử hình thành lãnh thổ. Nếu tính mối tương quan giữa nguồn tài nguyên khoáng sản với tỷ lệ diện tích thì Việt Nam là nước giàu khoáng sản trên thế giới.
Đã phát hiện hàng trăm mỏ và hàng nghìn điểm quặng. Một số mỏ lớn như các mỏ than, dầu khí, sắt, crôm, đồng, thiếc, nhôm, đất hiếm.
Các đứt gãy hoạt động như những kênh dẫn, do vậy các mỏ thường tập trung dọc các đứt gãy.
Giai đoạn tiền Cambri thường hình thành các mỏ sắt, mangan, vàng, titan, niken.
Các vận động cổ sinh đại thường tạo nên các mỏ chì, kẽm, crôm, đồng
Các vận động trung sinh đại liên quan đến hình thành các mỏ thiếc, vonfram, chì, kẽm.
Liên quan đến các xâm nhập macma mafic là crôm, niken, côban, đồng sắt, titan, pyrit, amiăng v.v. liên quan đến macma felsic là các mỏ đa kim (bạc, chì, kẽm), angtimoan, thuỷ ngân, vàng, thiếc, vonfram, fluo v.v..
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom