phân tích nét cổ điển và hiện đại trong bài tràng giang ở khổ cuối
Trước hết xác định được hai nét chính
- Về nét cổ điển:
+ Sử dụng chất liệu thơ cổ
+ Sử dụng nghệ thuật đối thường gặp nhấn mạnh thân phận con người giữa dòng đời vô tận
+ Mượn ý thơ của Thôi Hiệu
- Về nét hiện đại: câu chữ độ đáo , sử dụng dấu câu phá cách , với Thôi Hiệu cần có các yếu tố ngoại cảnh tác động nhưng với Huy Cận, tâm trạn được lan tỏa từ trong đáy lòng thi sĩ, nhà thơ đứng trước quê hương mà nhớ quê hương
~> Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước không gian, vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín của 1 tri thức bơ bơ , bế tắc trước cuộc đời
*Là tác giả xuất sắc của phong trào thơ mới , yêu thích thơ đường và chịu ảnh hưởng lớn từ văn học Pháp, ta bắt gặp Huy Cận với chất thơ có sự giao thoa giữa nét cổ điển và hiện đại thật nhuần nhuyễn.Nổi bật làm nên phong cách rất Huy Cận, góp phần ghi dấu tên tuổi của nhà thơ trong phong trào thơ mới cũng như thi đàn văn học Việt Nam phải kể đến Tràng Giang. Bài thơ mang nét trang nhã cổ điển đầy sâu lắng đồng thời cũng là hơi thở đau đáu của trái tim nặng tình nặng nghĩa với non sông đất nước với vẻ đẹp rất hiện đại, đặc biệt là khổ cuối đã cho ta thấy rõ cái tâm cái tài của Huy Cận
*Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ,khái quát nội dung các đoạn trước và nêu vị trí đoạn trích (Năm 1939 vào một chiều thu đi dọc bờ đê sông Hồng, Huy Cận nhìn 4 bề sóng nước mênh mông vắng lặng mà nghĩ về kiếp người trôi nổi viết nên tâm sự lòng mình - Tràng Giang.Bài thơ mang một nỗi niềm hoài cổ, một không khí trang trọng cổ kính nhưng không kém phần hiện đại.)
* Về nét cổ điển và hiện đại
-Lí luận chung về nét cổ điển - hiện đại trong thơ
- Bàn về nét cổ điển - hiện đại trong thơ Huy Cận cũng như đi sâu vào phân tích trong khổ cuối
- Mang so sánh nét cổ điển - hiện đại với bài Mộ
..................................................................................
*Đánh giá chung: Huy Cận là "Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Ðông Á,...đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này .Nỗi buồn như kết quả của quá trình lắng nghe tinh tế nhịp tuần hoàn vũ trụ và nỗi ngậm ngùi nhân gian. Ðó là tấm lòng ...tủi nắng sầu mưa. Cũng đất nước mà nặng buồn sông núi."(Hoài Thanh) Bài thơ cho thấy sự tài hoa của tác giả cũng như tấm lòng của một người con dành cho quê hương xứ sở mang đậm phong cách nghệ thuật Huy Cận phảng phất nhịp đập của "vạn cổ sầu", "buồn thiên thu".Qua đó ta có thể thấy rõ tình cảnh bế tắc, lạc lõng, cô đơn ngay trên quê hương mình trước hoàn cảnh nước mắt nhà tan, thân phận hữu hạn, kiếp người nhỏ bé mong manh đồng thời cũng là tiếng lòng của những người con yêu quê hương đất nước
* Kết luận