Sử 10 Trào lưu cải cách tôn giáo ở Tây Âu hậu kì trung đại.

H

hocmai.lichsu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách ở châu Âu hậu kì trung đại.

Ki tô giáo là hệ tư tưởng của chế độ phong kiến châu Âu, là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến, chiếm địa vị thống trị và chi phối đời sống chính trị của Tây Âu (Giáo hoàng Rô-ma là vua của các vị vua).
Giáo hội có cuộc sống vật chất như một thế lực phong kiến thực sự, có quyền bóc lột tô thuế và hủ bại trong sinh hoạt.
Giáo hội trở thành lực lượng cản trở cho sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên.

Đặc điểm của phong trào cải cách.

- Phê phán nhà thờ và nêu lên những tư tưởng tiến bộ.
- Đối tượng đấu tranh là một bộ phận có quyền lực và phần đông nhất của chế độ phong kiến.
Đại biểu: Lu-thơ và Can-vanh.

Lu-thơ (1483 - 1546):
- Ông không muốn thủ tiêu tôn giáo và quay về với đạo Thiên chúa nguyên thủy.
- Chủ trương "cứu vớt con người bằng lòng tin" , phủ nhận vai trò thống trị của giáo hội, bãi bỏ các nghi lễ phiền toái.

Can vanh (1509 - 1564)
Chủ trương: duy trì tín ngưỡng, tin tưởng Thượng đế, quay về với các giáo lý nguyên thủy.
Tư tưởng cơ bản của ông là thuyết định mệnh, ông đòi xóa bỏ các cơ sở kinh tế nhà thờ, thủ tiêu địa vị thống trị của quý tộc, tích cực ủng hộ sự làm giàu của tư sản, ông được giai cấp tư sản ủng hộ nhiệt tình.
Từ nước Đức, trào lưu cải cách tôn giáo lan nhanh ra khắp các nước Tây Âu và được đông đảo quần chúng đi theo.
Đây là phong trào tấn công trực diện vào đạo Thiên chúa và chế độ phong kiến Tây Âu thời hậu kì trung đại.

Tác dụng của phong trào:
- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân.
- Đưa đến sự phân hóa trong xã hội Tây Âu, chia tôn giáo làm hai phe: Tin Lành (tôn giáo cải cách) và Ki tô giáo (cựu giáo).
- Hạn chế: Giai cấp tư sản không thể xóa bỏ tôn giáo mà chỉ có thể điều chỉnh nó cho phù hợp với "kích thước" của nó.

 
Top Bottom