Sinh [Sinh 6] Rêu

L

lekhucnganthu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1:So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo?
2:So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ?
3:So sánh đặc điểm va cấu tạo của thông với dương xỉ?
4:Tại sao ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng phía ngoài đê?
5:Nấm có cách sinh dưỡng như thế nào? Vì sao?
|-)|-)|-)|-)Giúp mình với nha!Thank you!Good bye!
~~> Chú ý tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
4

40phamkinhvy

4:Tại sao ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng phía ngoài đê?
đe tránh bão , tránh gió , hiện tượng các bay làm dất mất màu mỡ;)
 
T

thaohoa19982002

1)
Rêu:+Là thực vật bậc cao
+Có rễ giả
+Thân ngắn không phân nhánh, lá nhỏ không có gân
Tảo:+Là thực vật bậc thấp
+Chưa có rễ, thân, lá thực sự
+Có dạng hình sợi, gồm nhiều TB hình chữ nhật nối liền nhau
2)Cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ hoàn thiện hơn cây rêu:
-Cây rêu:+Thân ngắn không phân nhánh, lá nhỏ không có gân
+Có rễ giả
+Chưa có hoa
+Chưa có hệ mạch dẫn
-Cây dương xỉ:+Lá già:Có cuống dài
+Lá non:Cuộn tròn ở đầu
+Rễ thật có lông hút
+Đã có mạch dẫn, thân ngầm, hình trụ
3)
Cây dương xỉ:+Lá già:Có cuống dài
+Lá non:Cuộn tròn ở đầu
+Rễ thật có lông hút
+Đã có mạch dẫn, thân ngầm, hình trụ
Cây thông:+Thân, cành màu nâu,vỏ xù xì
+Lá nhỏ, hình kim, mọc từ 2 đến 3 chiếc 1 cành rất nhỏ
+Rễ to, khoẻ, đâm sâu, lan rộng
4)Ngườ ta trồng rừng ở ngoài đê để tránh sự xâm nhập của nước vì khi nước đổ vào lớp đất sẽ bị cuốn đi một phần, rễ cây có khả năng dữ đất,...
5)Nấm sinh dưỡng bằng CHC có sẵn và cần nhiệt độ, độ ẩm để phát triển. Vì nấm là những cơ thể dị dưỡng.
 
Last edited by a moderator:
X

xathu125kl

4.Tại sao ở vùng bờ biển người ta phải trồng rừng phía ngoài đê?
để tránh bão , tránh gió , hiện tượng các bay làm dất mất màu mỡ
 
S

sasukecoldly

1. + Rêu là những thực vật đã có thân, lá, nhưng cấu tạo vẫn đơn giản: Thân không phân nhánh, chưa có rễ chính thức .Rêu sinh sản bằng bào tử. Đó là những thực vật sống ở cạn đầu tiên.
Rêu cùng với thực vật có thân, rễ, lá phát triển hợp thành nhóm thực vật bậc cao.
Rêu chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt.
+ Tảo là một loại bậc thấp vì chưa có thân , rễ , lá hoàn chỉnh . Cơ thể của tảo có cấu tạo đơn bào và đa bào . Tảo sống ở nơi ao hồ. Tảo sinh sản bằng cách đứt từng mảnh
2 .+ Cây rêu: Có rễ giả, chưa có mạch dẫn.Thân ngắn không phân nhánh, lá nhỏ không có gân.
+ Cây dương xỉ:
+ Có rễ thật và có mạch dẫn.
+ Rễ thật
+ Thân ngầm hình trụ
+ Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn
+ Có mạch dẫn.
3.Cấu tạo thông phức tạp hơn sao với dương xỉ như:

- Thân gỗ, cao, to, phân nhiều cành.

- Mạch dẫn ở thông phát triển hơn.

- Rễ dài, ăn rộng và sâu hơn so với rễ dương xỉ, giúp thông chống chụi gió, báo tốt hơn và tìm được nguồn nước sâu hơn

b, Về sinh sản:

- Sự hình thành hạt ở thông là bước tiến hoá quan trọng so với dương xỉ và các thực vật trước đó như rêu, quyết giúp hợp tử hoặc bảo vệ tốt hơn.

- Cơ quan sinh sản là các nón đực và nón cái có cấu tạo phức tạp hơn so với túi bào tử ở dương xỉ.

- Sự thụ tinh ở thông không cần nước cho thấy không có khả năng thích nghi với đời sống trên cạn cao hơn.

- Hạt phấn nhỏ, nhẹ thích nghi cao với lối thụ phấn nhờ gió; hạt thông có cách mỏng để phát tán đi xa. Đó là những yếu tố giúp không có điều kiện phát triển và phân bố rộng so với dương xỉ.
4.Vì thực vật giúp ngăn cản vỡ đê và ngăn lũ
lụt . Và bảo vệ nguồn nước ngầm tránh hạn hán
5.Nấm sinh dưỡng bằng sống ở các nơi thick hợp : Như : ẩm ướt , và có nhiệt độ thick hợp với chúng .
Chúng chỉ sống dựa vào cá thể khác để lấy chất hữu cơ ở cá thể đó .Vì nấm là một loai thực vật sinh dưỡng bằng cách dị dưỡng như bạn thaohoa19982002 đã nói trên
''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''Mỏi tay ''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''
 
K

kemmybun_love_love_love

[Sinh học 6] Rêu, dương xỉ và tảo

Đặc điểm cấu tạo của tảo, rêu, dương sĩ khác nhau như thế nào ********************************************************???


:confused::confused:tra? lời giúp mjnh` nhoa kam? on
:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D


~~ Chú ý tiêu đề:

[Sinh học 6] + tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Rêu:
- Rễ giả, có chức năng hút nước
- Thân ngắn nhỏ không có mạch dẫn
- Lá nhỏ,mỏng, chưa có mạch dẫn

Dương xỉ:
- Rễ thật, có nhiều lông hút
- Thân rễ nằm ngang, trong thân có mạch dẫn
- Lá non có nhiều lông trắng, đầu cuộn tròn
- Lá già duỗi thẳng, phiến lá xẻ thuỳ, có gân chứa mạch dẫn

Tảo:
- Chưa có rễ, thân, lá
 
C

cop3muadong_dethuong_kut3

ukm
mình vừa học sáng nay đấy các bạn
Theo mình biết thì mình có thể có thêm một số ý nữa



~~ Chú ý:

- Không dùng chữ màu đỏ trong bài viết
- Nội dung cần rõ ràng hơn
- Chọn size chữ phù hợp
 
Last edited by a moderator:
H

hiensau99

bạn viết ji vậy
chẳng liên quan ji
cho bài tập hoặc nêu khái niệm về rêu kĩ hơn đi
 
H

hoanganh9856

nghanh reu that su
Rêu (Bryophyte) là từ chung để gọi một nhóm trong thực vật có phôi (Embryophyta) mà không phải là thực vật có mạch. Nó cũng là một phần của thực vật không mạch khi coi tảo lục cũng thuộc về giới thực vật và là toàn bộ thực vật không mạch khi coi tảo lục thuộc nhóm sinh vật nguyên sinh. Rêu có các mô và các hệ thống sinh sản, nhưng không có mô mạch để lưu thông các chất lỏng. Rêu không có hoa và cũng không sản sinh ra hạt, nó sinh sản nhờ các
Rêu không là một nhóm tốt theo quan điểm của phát sinh loài do nó không là một nhóm đơn ngành mà bao gồm 3 nhóm, là Marchantiophyta (rêu tản), Anthocerotophyta (rêu sừng), Bryophyta (rêu thật sự).

Hai giả thuyết về phát sinh loài của thực vật có phôi (Embryophyta).

Các nghiên cứu hiện nay về thực vật đất liền nói chung thể hiện một trong hai kiểu phát sinh loài như trong hình trên. Trong kiểu một, rêu tản đã rẽ nhánh sớm nhất, tiếp theo là rêu sừng còn rêu "thật sự" là các họ hàng có quan hệ gần gũi nhất với Polysporangiophytes (trong đó có thực vật có mạch). Trong kiểu phát sinh loài kia, rêu sừng rẽ nhánh ra trước tiên, tiếp theo là thực vật có mạch, còn rêu "thật sự" là các họ hàng gần gũi nhất của rêu tản. Ban đầu cả 3 nhóm này được ghép lại cùng nhau như là 3 lớp của ngành Bryophyta. Tuy nhiên, do cả 3 nhóm rêu này tạo ra một nhóm cận ngành nên xu hướng mới hiện nay coi chúng như là 3 ngành riêng rẽ.

Giới tính

Rêu nói chung nằm ở trạng thái thể giao tử; nghĩa là, thông thường chúng là các thể giao tử đơn bội, với cấu trúc lưỡng bội duy nhất là túi bào tử theo mùa. Kết quả là giới tính của rêu rất khác biệt giữa nhóm này với nhóm khác. Có 2 kiểu giới tính cơ bản ở các loài rêu:
Rêu đơn tính khác gốc chỉ sinh ra các túi đực (cơ quan sinh sản đực) hoặc các túi noãn (cơ quan sinh sản cái) trên một cây.
Rêu đơn tính cùng gốc sinh ra cả túi đực lẫn túi noãn trên một cây.

Một số loài rêu có thể là đơn tính cùng hay khác gốc, phụ thuộc vào các điều kiện môi trường, trong khi một số loài khác chỉ có một kiểu giới tính.
 
K

kinhcanxinh_104

[Sinh học 6] câu hỏi ôn tập

1) Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là gì ?
2) Có thể nhận biết một cay thuộc lớp Hai lá mầm hay lớp một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào ?
3) Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có điểm phân biệt quan trọng nhất là gì ?
4) Vì sao thực vật Hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay ?
:):D:-*:confused:


~~ CHú ý tiêu đề: [Sinh học 6] + tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
P

p3o

1) Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là gì ?
2) Có thể nhận biết một cay thuộc lớp Hai lá mầm hay lớp một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào ?
3) Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có điểm phân biệt quan trọng nhất là gì ?
4) Vì sao thực vật Hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay ?
:):D:-*:confused:

1,Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là số lá mầm của phôi.
2,Cây Hai lá mầm: có rễ cọc, gân lá hình mạng, hoa thường 4 hoặc 5 cánh, phôi của hạt có 2 lá mầm, dạng thân gỗ, thân cỏ...
- Cây Một lá mầm: có rễ chùm, gân lá hình cung hoặc song song, hoa thường 3 hoặc 6 cánh, phần lớn là thân cỏ và thân cột.
3,- Đặc điểm quan trọng nhất: Hạt nằm trong quả (Trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn.
4,Trải qua nhiều quá trình tiến hóa, thực vật hạt kín là ngành thực vật có nhiều đặc điểm thích nghi với môi trường hiện nay và có hạt được bảo vệ trong quả nên mới có thể phát triển đa dạng và phong phú như bây giờ.
 
L

luutieuthu71

1) Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là số lá mầm ở phôi.
2) Có thể nhận biết một cây thuộc lớp Hai lá mầm hay lớp một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài sau: số cánh hoa, dạng gân lá, kiểu rễ và dạng thân. Phần lớn:
_Cây 1 lá mầm: có 3 hoặc 6 cánh, gân lá hình cung, song song, rễ chùm, thân cỏ, cột
_Cây 2 lá mầm: có 4 hoặc 5 cánh, gân lá hình mạng, rễ cọc, thân gỗ cỏ, leo, bò.
3) Đặc điểm quan trọng nhất: Hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây Hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn.
4) Vì thực vật Hạt kín là bậc tiến hoá cao nhất, có nhiều đặc điểm thích nghi với môi trường sống, hạt được bảo vệ tốt hơn nên tỷ lệ duy trì được nòi giống và có thể tiến hoá cao hơn so với các nhóm thực vật khác.
 
P

phuonganhsh

Tảo:
- Chưa có rễ, thân, lá, sống ở nơi ẩm ướt
Rêu:- Rễ giả, có chức năng hút nước
- Thân ngắn nhỏ không có mạch dẫn
- Lá nhỏ, mỏng, chưa có mạch dẫn

Dương xỉ:
- Rễ thật, có nhiều lông hút
- Thân rễ nằm ngang, trong thân có mạch dẫn
- Lá non có nhiều lông trắng, đầu cuộn tròn
- Lá già duỗi thẳng, chứa các bào tử
 
H

hpthao_99

[Sinh học 6] Rêu

Vì sao rêu sống trên cạn nhưng phải sống ở nơi ẩm ướt???????????
 
L

ly_lovely_16111997

rêu chủ yếu sống trên đá,tường...nên phải có nước nó mới sống được chứ, nếu nó sống ở đất thì không sao vì trong đất cũng có nước, hơn nữa ,rêu là thực vật bậc thấp nó chưa biết cách hấp thụ nước 1 cách toàn diện như các thực vật cấp cao hơn
 
Top Bottom