10 nĂm viỆt nam tham gia asean

H

_huong.duong_

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

10 NĂM VIỆT NAM THAM GIA ASEANI. BỐI CẢNH CHUNG:

Sau 38 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã phát triển thành một tổ chức chính trị, kinh tế năng động, ngày càng có ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới. Trong 10 năm qua, quan hệ của Việt Nam với ASEAN đã có nhiều bước phát triển đều khắp trên tất cả các lĩnh vực. Thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và ASEAN đang trên đà phát triển khả quan. Sau 10 năm, đến năm 2004, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN đạt tổng kim ngạch trên 11 tỷ USD.



Trong lĩnh vực hợp tác kinh tế-thương mại, Việt Nam từng bước tham gia tích cực hầu hết các chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ, nông-lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông-vận tải, bưu chính-viễn thông, năng lượng, du lịch và hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công. Việt Nam đã thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế khu vực và luôn nỗ lực đảm bảo tiến độ thực hiện các cam kết của mình với ASEAN trong khuôn khổ Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm thực hiện Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS); Hiệp định hợp tác đầu tư (AIA); Chương trình hợp tác công nghiệp (AICO); Phát triển kinh tế Hành lang Ðông - Tây, v.v. Trong điều kiện sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam với hầu hết các nước thành viên ASEAN còn lớn như hiện nay, những nỗ lực thực hiện các cam kết trong AFTA được các nước ASEAN đánh giá cao.

Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào quá trình kết nạp các nước thành viên mới bao gồm Lào, Myanmar và Campuchia vào ASEAN, hình thành một khối ASEAN thống nhất gồm tất cả 10 quốc gia ở Đông - Nam Á, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ chia rẽ và đối đầu, các nước Đông - Nam Á đã vượt qua những trở ngại để trở thành một khối thống nhất trong đa dạng, đoàn kết và hợp tác trong một tổ chức khu vực, cùng hướng tới mục tiêu xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quan trọng trên lĩnh vực kinh tế của ASEAN: Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM), Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN (SEOM) và nhiều hội nghị liên quan khác của ASEAN được tổ chức tại Việt Nam.

Trong bối cảnh khu vực đang chịu những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 1997, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (1998), đồng thời đóng góp nhiều vào việc xây dựng Chương trình Hành động Hà Nội (HPA), đưa ra các biện pháp cụ thể để thực hiện Tầm nhìn 2020.

Để tăng cường và khẳng định sự hợp tác toàn diện của các quốc gia ASEAN, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 9 ở Bali, Indonesia ngày 7/10/2003 các Nguyên thủ Quốc gia đã cam kết thiết lập một "Cộng đồng ASEAN" dựa trên 3 trụ cột chính là "Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC)", "Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)" và "Cộng đồng xã hội và văn hoá ASEAN (ASCC)". Hội nghị đã giao cho các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN xây dựng lộ trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực theo định hướng này và phù hợp với các văn kiện quan trọng của ASEAN như: Lộ trình hội nhập ASEAN và Tầm nhìn 2020.

Cuối tháng 11 năm 2004, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 diễn ra tại thủ đô Viên chăn, Lào đã thông qua nhiều văn kiện nhằm đẩy mạnh tiến trình hợp tác toàn diện trong ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối thoại, bao gồm: Chương trình hành động Viêng Chăn, Kế hoạch hành động xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN và cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN.

Quan hệ thương mại và đầu tư của ASEAN trong những năm qua tiếp tục tăng trưởng tích cực và bền vững. Năm 2004, tăng trưởng GDP của khu vực đạt từ 6,0 đến 6,1%, là mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng 48% từ mức 13,8 tỷ USD năm 2002 lên 20,2 tỷ USD năm 2003 đưa ASEAN là một trong những khu vực thu hút đầu tư lớn trên thế giới. Kim ngạch thương mại của ASEAN cũng tăng trưởng ổn định. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 430,39 tỷ USD tăng 12,12% so với năm 2002 và kim ngạch nhập khẩu đạt 359,32 tỷ USD tăng 9,5% so với năm 2002. Đây là nền tảng kinh tế quan trọng để ASEAN tự tin tiếp tục bước tiến hội nhập kinh tế toàn diện của khu vực. Mặc dù giá dầu tăng và một số tác động khác ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế khu vực, nhưng các nền kinh tế ASEAN dự kiến 2005 đạt mức tăng trưởng 5,7%.

Lộ trình hội nhập trong 11 lĩnh vực ưu tiên được ký kết vào tháng 11/2004 tại Viêng Chăn, Lào đang được triển khai. Lộ trình được xây dựng dựa trên ý tưởng thắt chặt các liên kết hữu cơ giữa những ngành kinh tế mà ASEAN đang có ưu thế hoặc tiềm năng phát triển như nông nghiệp, thuỷ sản, cao su, gỗ, dệt may, điện tử, du lịch, y tế…v.v. Các nước quyết tâm thực hiện Lộ trình hội nhập trong 11 lĩnh vực ưu tiên và khuyến nghị các nhóm công tác, các nước điều phối trong các lĩnh vực ưu tiên cần nỗ lực hơn trong việc tổ chức tham vấn và tìm kiếm các biện pháp hợp tác cụ thể và có hiệu quả dựa trên nguyên tắc đồng thuận của các nước thành viên ASEAN.

Hiện nay, các nước thành viên ASEAN đang tập trung vào việc hoàn thiện cơ chế thực thi các cam kết trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và tự do hoá thương mại dịch vụ của ASEAN. ASEAN sẽ phải tiếp tục tăng cường hợp tác nhiều mặt, xây dựng khu vực ASEAN có một môi trường kinh doanh hấp dẫn, thông thoáng và thuận lợi.

ASEAN đang đẩy mạnh việc tăng cường hợp tác nhiều mặt, đặc biệt là trên phương diện kinh tế với các đối tác của ASEAN. Đây được xem là những nhân tố không thể thiếu trong các chương trình hợp tác chung của ASEAN. Việc nhiều đối tác lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và Niu Di Lân, EU, Hoa Kỳ đang tích cực đàm phán mở rộng mậu dịch tự do với ASEAN đã chứng tỏ ASEAN vẫn là một thực thể kinh tế khu vực cởi mở và năng động. Tuy vậy, ASEAN đang phải đối mặt với mâu thuẫn về nguồn lực cho đàm phán và khả năng triển khai cam kết hay quản lý tiến trình một cách thuận lợi trong nhiều khuôn khổ hợp tác khu vực. Cơ chế hợp tác ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) đang được thảo luận cũng như việc chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 11 vào tháng 12/2005 tại Kuala Lumpur, Malaysia đang được tích cực triển khai.
 
H

_huong.duong_

II. HỢP TÁC ASEAN:

Thực hiện cam kết CEPT/AFTA và tham gia hợp tác chuyên ngành

Trọng tâm trong hợp tác kinh tế nội bộ ASEAN thời gian qua là việc triển khai cam kết theo Hiệp định CEPT/AFTA. Cho đến nay, các nước ASEAN-6 đã cơ bản hoàn thành việc giảm thuế xuống mức 0-5%, đạt tỷ lệ từ 95% đến 100% số dòng thuế. Các nước thành viên mới bước vào giai đoạn cuối cùng thực hiện cam kết của mình, ngoài Campuchia thực hiện cắt giảm sau, các nước Lào, Myanmar đều đã thực hiện giảm thuế từ 62% đến 84% số dòng thuế.

Với Việt Nam, việc chuyển các sản phẩm thuộc danh mục loại trừ tạm thời (TEL) sang danh mục cắt giảm thuế (IL) đã hoàn thành từ năm 2003, ngoại trừ 14 dòng thuế linh kiện ôtô, xe máy tạm hoãn thực hiện cắt giảm thuế. Đến nay, Việt Nam đã cam kết giảm thuế tới 96,15% dòng thuế.

Năm 2005 này cũng là năm cuối cùng Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế quan các sản phẩm thuộc danh mục cắt giảm thuế (Inclusion List) để thực hiện mục tiêu về cơ bản áp dụng thuế suất 0-5% đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN (trừ sản phẩm thuộc các danh mục tạm hoãn và loại trừ).

Song song với chương trình cắt giảm thuế quan, Việt Nam còn phối hợp với các nước ASEAN triển khai chương trình công tác nhằm xác định, phân loại và tiến tới bỏ các hàng rào phi thuế quan.

Gắn chặt với lĩnh vực thương mại, Việt Nam đã tích cực tham gia cùng các nước thành viên ASEAN triển khai các nội dung hợp tác kinh tế khác về thương mại dịch vụ, hợp tác đầu tư.



- Hợp tác về Dịch vụ: Sau khi Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) được ký ngày 15/12/1995, ASEAN đã liên tục triển khai các nội dung hợp tác về dịch vụ như các Vòng đàm phán tự do hoá thương mại dịch vụ. Hiện nay Việt Nam đang cùng các nước ASEAN tham gia Vòng đàm phán thứ 4 về tự do hoá thương mại dịch vụ với phạm vi toàn diện tất cả các ngành.



- Hợp tác về Đầu tư: Với Hiệp định AIA, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình thuận lợi hoá và xúc tiến đầu tư, hiện nay đang tiếp tục rà soát các danh mục loại trừ trong đầu tư, tăng cường hợp tác thu thập thông tin, thống kê đầu tư nhằm cải tiến hơn nữa môi trường đầu tư trong khu vực.

- Hợp tác Công nghiệp AICO: Nổi bật trong hoạt động hợp tác đầu tư là Chương trình ưu đãi đầu tư ASEAN (AICO). Việt Nam cũng là một bên tham gia chương trình này, cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp AICO, cùng các nước xây dựng cơ chế ưu đãi thuế xuất nhập khẩu, miễn trừ yêu cầu tỷ lệ góp vốn quốc gia.

Ngoài các lĩnh vực hợp tác nêu trên, Việt Nam còn tham gia tích cực trong các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành khác như khoa học công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng, giao thông vận tải, du lịch, năng lượng ...v.v.

Đẩy nhanh hội nhập các ngành ưu tiên tiến tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Từ năm 2003, khi chương trình CEPT/AFTA, nội dung cốt lõi của hội nhập kinh tế nội khối trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, bước vào giai đoạn thực hiện cuối cùng, các nước ASEAN đã quyết định đẩy nhanh hội nhập kinh tế khu vực thông qua các ngành ưu tiên để tiến tới mục tiêu Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2020. ASEAN đã chọn ra 11 ngành để ưu tiên đẩy nhanh hội nhập trong ASEAN bao gồm sản phẩm gỗ, nông sản, ôtô, sản phẩm cao su, điện tử, dệt may, thủy sản, e-ASEAN, vận tải hàng không, du lịch và y tế. Sau khi Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ X tháng 11/2004 tại Viên Chăn, Lào đã thông qua Hiệp định khung về Hội nhập các ngành ưu nhập trong ASEAN; các Nghị định thư và các Lộ trình Hội nhập cho từng ngành.

Nội dung các văn kiện này bao quát các nguyên tắc hội nhập chung và các biện pháp cụ thể đẩy nhanh tự do hoá thương mại các sản phẩm, dịch vụ liên quan, các biện pháp hài hoà tiêu chuẩn, đơn giản hoá thủ tục hải quan, thuận lợi hoá thương mại, v.v. Đáng chú ý nhất phải kể đến biện pháp đẩy nhanh tự do hoá thuế quan sớm 3 năm với các sản phẩm ưu tiên. Theo CEPT thời hạn giảm thuế xuống 0-5% là 2010 (với ASEAN-6) và 2015 (với CLMV). Với các lĩnh vực ưu tiên, lộ trình này sẽ được đẩy nhanh 3 năm, tương ứng là 2007 (ASEAN-6) và 2012 (CLMV). Trong từng lĩnh vực ưu tiên sẽ bao gồm danh mục sản phẩm đẩy nhanh giảm thuế trong đó không bao gồm các sản phẩm đang thuộc các danh mục nhạy cảm TEL, GEL. Tổng số dòng thuế của tất cả các danh mục loại trừ không quá 15% tổng số sản phẩm của các lĩnh vực ưu tiên.

Kể từ đầu năm 2005, hàng loạt biện pháp đã được triển khai bao gồm cả các biện pháp nền chung, áp dụng cho tất cả các ngành, và các biện pháp cụ thể cho từng ngành. Mục tiêu hàng đầu của ASEAN hiện nay là tập trung nguồn lực hỗ trợ tiến trình hội nhập các ngành ưu tiên này, tạo tiền đề quan trọng để nhân rộng cho các ngành khác trong tương lai.

Với mong muốn đóng góp tích cực hơn nữa vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, và trên cơ sở tiềm năng phát triển ngành, Việt Nam đã đảm nhận vai trò nước Đồng Chủ trì ngành nông sản cùng với nước Điều phối là Myanmar.

Cải tiến Cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN

Cải tiến Cơ chế giải quyết tranh chấp được xem là một trong những trọng tâm của công tác củng cố thể chế hợp tác kinh tế ASEAN phục vụ mục tiêu hội nhập ngày càng sâu sắc hơn của nền kinh tế khu vực. Triển khai đàm phán từ năm 2003, đến nay cơ chế giải quyết tranh chấp mới của ASEAN được xây dựng trên cơ sở tham khảo mô hình của WTO và thực tiễn các thoả thuận khu vực khác đã hoàn thành gồm 3 cấp tham vấn (ACT)- trọng tài (ACB) - tòa án (DSM).
 
H

_huong.duong_

Hợp tác kinh tế với các đối tác ngoài khối

Những năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác ngoài khối đã bước sang giai đoạn phát triển mới, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Cùng với nỗ lực đẩy nhanh hội nhập trong nội khối, ASEAN đã tích cực mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác ngoài khối bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand, EU, Mỹ. Là một thành viên tích cực, Việt Nam đang cùng các nước ASEAN đồng thời đàm phán thành lập các khu vực mậu dịch tự do (FTA) với 6 đối tác gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Theo dự kiến các cuộc đàm phán này sẽ kết thúc vào cuối năm 2006, đặt cơ sở pháp lý để Việt Nam cùng các nước ASEAN hội nhập sâu sắc hơn với các nền kinh tế lớn trong khu vực.

Cùng với tiến trình đàm phán các thỏa thuận FTA, ASEAN và các nước đối tác tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế theo các kênh ASEAN Cộng 1 (với từng nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), ASEAN Cộng 3 (với nhóm 3 nước Trung-Nhật-Hàn), và giữa ASEAN với từng đối tác Ấn Độ, EU, Hoa Kỳ và mới đây cơ hội hợp tác với Canada đã được mở ra. Nhiều chương trình, dự án hợp tác cụ thể thuộc các lĩnh vực khác nhau đã được triển khai, trong đó Việt Nam đóng vai trò nước điều phối, đăng cai, tổ chức hoặc tích cực phối hợp, cử đại diện tham gia. Nổi bật trong số các quan hệ hợp tác này, Việt Nam đã được giao là nước điều phối của ASEAN trong quan hệ hợp tác với EU. Ta đã chủ động đề xuất định hướng tăng cường hợp tác và các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai khu vực.


UBQG (Lương Văn Tự)
 
Top Bottom