10 đội biệt kích tinh nhuệ nhất thế giới

Lê Mạnh Cường

Học sinh tiến bộ
Thành viên
25 Tháng tám 2017
458
715
154
22
Hà Nội
THPT Minh Khai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Đặc nhiệm Không quân Anh (SAS)
zing_dn1.jpg

Đứng đầu danh sách là Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) thuộc Lực lượng Đặc biệt của Anh. Được thành lập năm 1941, SAS là mô hình đặc nhiệm chuẩn mực trên toàn thế giới. Nhiệm vụ chính của SAS là tiến hành các chiến dịch quân sự đặc biệt, chống khủng bố ở trong nước cũng như ở nước ngoài. SAS giúp đào tạo binh sĩ đặc nhiệm của các nước khác, huấn luyện kỹ năng chiến tranh du kích và tác chiến trong điều kiện bất ngờ.

Theo The Richest, để đứng trong hàng ngũ của SAS, các binh sĩ, vốn là các thành viên trong quân đội Anh, phải vượt qua những giai đoạn luyện tập vô cùng gian khổ và rất nhiều người phải bỏ cuộc. Mỗi đợt tuyển chọn SAS có khoảng 125 ứng viên, nhưng số người được phục vụ trong lực lượng này chỉ còn 10 người sau khóa huấn luyện.
2. Biệt đội SEAL, Mỹ
zing_dt2.jpg

SEAL là tên gọi ngắn của Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ. Được thành lập năm 1962, đây là đội biệt kích bậc nhất lịch sử thế giới hiện nay, nổi tiếng nhất với vụ tiêu diệt thành công trùm khủng bố Osama bin Laden ngày 2/5/2011.

Hiện SEAL có 2.500 thành viên, đảm trách các sứ mệnh đa dạng từ chống khủng bố tới giải cứu con tin. Để đứng trong hàng ngũ của lực lượng tinh nhuệ nhất Hải quân Mỹ, các ứng viên phải tham dự cuộc phỏng vấn trước khi bước vào giai đoạn đào tạo dài từ 6 đến 8 tháng.

Khóa đào tạo do các giáo viên dân sự hoặc quân sự hướng dẫn bao gồm các hoạt động như leo núi, lái xe, lặn, tác chiến... ở mức độ cao nhất. Giáo viên hướng dẫn sẽ đánh giá các học viên để lựa chọn những người xứng đáng.

Tỷ lệ ứng viên bị loại trong quá trình đào tạo lên tới 80- 85%. Nhiều học viên và giáo viên đã chịu những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong khi tham gia khóa đào tạo.
3. Shayetet 13, Israel

zing_dn3.jpg

Đội biệt kích Shayetet 13 thuộc Hải quân Israel được thành lập năm 1948. Lực lượng đã tham gia vào mọi hoạt động của quân đội Israel từ giải cứu con tin, chống khủng bố, tới thu thập tin tức tình báo.

Học viên vào Shayetet 13 sẽ trải qua 20 tháng huấn luyện cả về thể chất và tâm lý căng thẳng nhất. Quá trình đào tạo gồm các bài kiểm tra tâm lý và thể chất căng thẳng trước khi bước vào quy trình huấn luyện chuyên sâu.

Các học viên phải thực hiện các bài tập như nhảy dù, tác chiến dưới nước hay ngâm mình dưới nước lạnh trong đêm tối... Hoạt động đáng chú ý nhất của Shayetet 13 là chiến dịch săn lùng và tiêu diệt những kẻ cầm đầu vụ tấn công các vận động viên Israel trong Thế vận hội Munich 1972.
4. Biệt đội Alpha, Nga


zing_dn5.jpg

Thành lập năm 1974, biệt đội Alpha còn có tên là Cục A thuộc Trung tâm Mục đích Đặc biệt (FSB) của Lực lượng An ninh Liên bang Nga.

Biệt đội Alpha nổi tiếng trong cuộc xung đột ở Afghanistan năm 1979. Khi đó, các thành viên Alpha bí mật đột nhập vào Dinh Tổng thống ở Kabul và triệt hạ hầu hết các phiến quân phản động. Năm 1985, biệt đội Alpha được cử đến Beirut, thủ đô của Lebanon, để giải cứu 4 nhà ngoại giao Xô viết.

Trong nước, sau khi Liên Xô tan rã, biệt đội Alpha vẫn tồn tại và tham gia hầu hết hoạt động chống khủng bố, tiêu biểu là vụ khủng bố và bắt cóc con tin ở nhà hát lớn tại Moscow năm 2002 và trường học Beslan năm 2004. Cả hai sự kiện đã chứng minh năng lực của biệt đội tinh nhuệ bậc nhất thế giới.
5. Lực lượng đặc nhiệm JTF2, Canada
zing_dn7.jpg

Thành lập năm 1993, Joint Task Force 2 (JTF2) là lực lượng chống khủng bố tinh nhuệ, đồng thời là đơn vị thực thi các chiến dịch đặc biệt và bí mật của quân đội Canada.

JTF2 tham gia hộ tống các nhân vật quan trọng và bảo vệ an ninh tại các sự kiện lớn như Thế vận hội Mùa đông năm 2010. Lực lượng từng tham gia nhiều chiến dịch lớn như giải cứu con tin ở Iraq hoặc tiêu diệt những tay bắn tỉa Serbia tại Bosnia. Tại chiến trường Afghanistan, JTF2 hoạt động bên cạnh các lực lượng đặc biệt của Mỹ như SEAL.
6. Delta Force, Mỹ
zing_dn8.jpg

Ra đời vào năm 1977, tên đầy đủ của Delta Force là Lực lượng đặc biệt hoạt động độc lập số 1. Theo The Richest, ngoài hoạt động chống khủng bố, Delta Force có thể tham gia giải cứu con tin, các cuộc tấn công, trinh sát hay các chiến dịch quân sự quy mô lớn. Để tham gia khóa đào tạo, các ứng viên tiềm năng, vốn là những binh sĩ từng phục vụ trong các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ như Green Berets hay Rangers, phải đạt điểm số cao trong bài kiểm tra năng khiếu và đeo hàm từ hạ sĩ tới thượng sĩ. Học viên của khóa huấn luyện dài 6 tháng phải trải qua các bài kiểm tra thể chất và tinh thần khắc nghiệt nhằm chọn những người thực sự xuất sắc. Delta Force là một trong số những lực lượng tiên phong trong các hoạt động do Mỹ dẫn đầu.
7. EKO-Cobra, Áo


zing_dn9.jpg

Bắt đầu hoạt động sau cuộc tấn công vào các vận động viên Israel tại Thế vận hội Munich năm 1972, nhiệm vụ của Einsatzkommando Cobra (EKO-Cobra) là chống khủng bố. Ban đầu, EKO-Cobra gồm 450 thành viên từng phục vụ trong lực lượng Cảnh sát Liên bang Áo. Họ phải trải qua các khóa học chuyên ngành, tập trung vào các kỹ năng như bắn tỉa, ngoại ngữ, chiến đấu tay đôi, chiến thuật và khống chế. Chỉ những học viên có tâm lý vững vàng cùng điều kiện thể chất tốt mới có cơ hội tham gia khóa đào tạo đầy đủ, tập trung vào các kỹ năng như sử dụng chất nổ, lặn và bắn tỉa. Eko-Cobra từng giải cứu thành công một con tin trong nhà tù Graz-Karlau năm 1996. Đây cũng là lực lượng chống khủng bố duy nhất khống chế thành công không tặc khi một phi cơ đang bay.
8. Sayeret Matkal, Israel
zing_dn10.jpg

Sayeret Matkal là một đơn vị đặc nhiệm của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF). Thành lập năm 1957, nhiệm vụ của Sayeret Matkal là trinh sát, chống khủng bố và giải cứu con tin bên ngoài lãnh thổ Israel. Để đứng trong hàng ngũ của lực lượng tinh nhuệ, các học viên phải trải qua 18 tháng đào tạo các kỹ năng bộ binh cơ bản, nhảy dù, chống khủng bố, trinh sát. Từ năm 1960, Sayeret Matkal tham gia nhiều hoạt động có quy mô lớn. Sự kiện nổi bật nhất của họ là Chiến dịch Entebbe hay Thunderbolt. Trong chiến dịch ấy, họ cứu hàng trăm con tin trên chuyến bay của Air France, tại sân bay Enterbbe ở Uganda đêm mùng 3, rạng sáng 4/7/1976.
9. Đơn vị Dịch vụ Đặc biệt (SSG), Pakistan
zing_dn11.jpg

Năm 1956, quân đội Pakistan thành lập Đơn vị Dịch vụ Đặc biệt (SSG) theo mô hình Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) và các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ. Quá trình tuyển chọn thành viên của SSG diễn ra nghiêm ngặt. Các học viên phải trải qua khóa đào tạo dài 9 tháng tại các môi trường khắc nghiệt gồm núi, sa mạc, rừng và dưới nước. Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, SSG đã đào tạo và phục vụ bên cạnh các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ. Hiện SSG tập trung vào các hoạt động chống khủng bố tại Pakistan. Năm 2009, SSG thực hiện thành công hai vụ giải cứu con tin tại Học viện Cảnh sát Lahore và trụ sở Quân đội Pakistan.
10. Nhóm Can thiệp Hiến binh Quốc gia (GIGN), Pháp
zing_dn12.jpg

Cũng như nhiều lực lượng đặc biệt khác của châu Âu, nhóm Can thiệp Hiến binh Quốc gia (GIGN) ra đời sau cuộc thảm sát con tin tại Thế vận hội Munich năm 1972. GIGN hiện có khoảng 400 thành viên. Nhiệm vụ của là chống khủng bố và giải cứu con tin. Trong lịch sử, GIGN đã giải cứu thành công 30 trẻ em bị bắt tại Cộng hòa Djibouti, trấn áp tội phạm chiến tranh ở Bosnia, chống hải tặc Somali và đặc biệt là vụ giải cứu thành công hành khách trên chuyến bay 8969 của hãng Air France tại thành phố Marseille năm 1994.

Nguồn:Zing.vn
 
Last edited:

DS Trang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
772
973
159
23
Bắc Ninh
K
1. Đặc nhiệm Không quân Anh (SAS)
zing_dn1.jpg

Đứng đầu danh sách là Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) thuộc Lực lượng Đặc biệt của Anh. Được thành lập năm 1941, SAS là mô hình đặc nhiệm chuẩn mực trên toàn thế giới. Nhiệm vụ chính của SAS là tiến hành các chiến dịch quân sự đặc biệt, chống khủng bố ở trong nước cũng như ở nước ngoài. SAS giúp đào tạo binh sĩ đặc nhiệm của các nước khác, huấn luyện kỹ năng chiến tranh du kích và tác chiến trong điều kiện bất ngờ.

Theo The Richest, để đứng trong hàng ngũ của SAS, các binh sĩ, vốn là các thành viên trong quân đội Anh, phải vượt qua những giai đoạn luyện tập vô cùng gian khổ và rất nhiều người phải bỏ cuộc. Mỗi đợt tuyển chọn SAS có khoảng 125 ứng viên, nhưng số người được phục vụ trong lực lượng này chỉ còn 10 người sau khóa huấn luyện.
2. Biệt đội SEAL, Mỹ
zing_dt2.jpg

SEAL là tên gọi ngắn của Nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ. Được thành lập năm 1962, đây là đội biệt kích bậc nhất lịch sử thế giới hiện nay, nổi tiếng nhất với vụ tiêu diệt thành công trùm khủng bố Osama bin Laden ngày 2/5/2011.

Hiện SEAL có 2.500 thành viên, đảm trách các sứ mệnh đa dạng từ chống khủng bố tới giải cứu con tin. Để đứng trong hàng ngũ của lực lượng tinh nhuệ nhất Hải quân Mỹ, các ứng viên phải tham dự cuộc phỏng vấn trước khi bước vào giai đoạn đào tạo dài từ 6 đến 8 tháng.

Khóa đào tạo do các giáo viên dân sự hoặc quân sự hướng dẫn bao gồm các hoạt động như leo núi, lái xe, lặn, tác chiến... ở mức độ cao nhất. Giáo viên hướng dẫn sẽ đánh giá các học viên để lựa chọn những người xứng đáng.

Tỷ lệ ứng viên bị loại trong quá trình đào tạo lên tới 80- 85%. Nhiều học viên và giáo viên đã chịu những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong khi tham gia khóa đào tạo.
3. Shayetet 13, Israel

zing_dn3.jpg

Đội biệt kích Shayetet 13 thuộc Hải quân Israel được thành lập năm 1948. Lực lượng đã tham gia vào mọi hoạt động của quân đội Israel từ giải cứu con tin, chống khủng bố, tới thu thập tin tức tình báo.

Học viên vào Shayetet 13 sẽ trải qua 20 tháng huấn luyện cả về thể chất và tâm lý căng thẳng nhất. Quá trình đào tạo gồm các bài kiểm tra tâm lý và thể chất căng thẳng trước khi bước vào quy trình huấn luyện chuyên sâu.

Các học viên phải thực hiện các bài tập như nhảy dù, tác chiến dưới nước hay ngâm mình dưới nước lạnh trong đêm tối... Hoạt động đáng chú ý nhất của Shayetet 13 là chiến dịch săn lùng và tiêu diệt những kẻ cầm đầu vụ tấn công các vận động viên Israel trong Thế vận hội Munich 1972.
4. Biệt đội Alpha, Nga


zing_dn5.jpg

Thành lập năm 1974, biệt đội Alpha còn có tên là Cục A thuộc Trung tâm Mục đích Đặc biệt (FSB) của Lực lượng An ninh Liên bang Nga.

Biệt đội Alpha nổi tiếng trong cuộc xung đột ở Afghanistan năm 1979. Khi đó, các thành viên Alpha bí mật đột nhập vào Dinh Tổng thống ở Kabul và triệt hạ hầu hết các phiến quân phản động. Năm 1985, biệt đội Alpha được cử đến Beirut, thủ đô của Lebanon, để giải cứu 4 nhà ngoại giao Xô viết.

Trong nước, sau khi Liên Xô tan rã, biệt đội Alpha vẫn tồn tại và tham gia hầu hết hoạt động chống khủng bố, tiêu biểu là vụ khủng bố và bắt cóc con tin ở nhà hát lớn tại Moscow năm 2002 và trường học Beslan năm 2004. Cả hai sự kiện đã chứng minh năng lực của biệt đội tinh nhuệ bậc nhất thế giới.
5. Lực lượng đặc nhiệm JTF2, Canada
zing_dn7.jpg

Thành lập năm 1993, Joint Task Force 2 (JTF2) là lực lượng chống khủng bố tinh nhuệ, đồng thời là đơn vị thực thi các chiến dịch đặc biệt và bí mật của quân đội Canada.

JTF2 tham gia hộ tống các nhân vật quan trọng và bảo vệ an ninh tại các sự kiện lớn như Thế vận hội Mùa đông năm 2010. Lực lượng từng tham gia nhiều chiến dịch lớn như giải cứu con tin ở Iraq hoặc tiêu diệt những tay bắn tỉa Serbia tại Bosnia. Tại chiến trường Afghanistan, JTF2 hoạt động bên cạnh các lực lượng đặc biệt của Mỹ như SEAL.
6. Delta Force, Mỹ
zing_dn8.jpg

Ra đời vào năm 1977, tên đầy đủ của Delta Force là Lực lượng đặc biệt hoạt động độc lập số 1. Theo The Richest, ngoài hoạt động chống khủng bố, Delta Force có thể tham gia giải cứu con tin, các cuộc tấn công, trinh sát hay các chiến dịch quân sự quy mô lớn. Để tham gia khóa đào tạo, các ứng viên tiềm năng, vốn là những binh sĩ từng phục vụ trong các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ như Green Berets hay Rangers, phải đạt điểm số cao trong bài kiểm tra năng khiếu và đeo hàm từ hạ sĩ tới thượng sĩ. Học viên của khóa huấn luyện dài 6 tháng phải trải qua các bài kiểm tra thể chất và tinh thần khắc nghiệt nhằm chọn những người thực sự xuất sắc. Delta Force là một trong số những lực lượng tiên phong trong các hoạt động do Mỹ dẫn đầu.
7. EKO-Cobra, Áo


zing_dn9.jpg

Bắt đầu hoạt động sau cuộc tấn công vào các vận động viên Israel tại Thế vận hội Munich năm 1972, nhiệm vụ của Einsatzkommando Cobra (EKO-Cobra) là chống khủng bố. Ban đầu, EKO-Cobra gồm 450 thành viên từng phục vụ trong lực lượng Cảnh sát Liên bang Áo. Họ phải trải qua các khóa học chuyên ngành, tập trung vào các kỹ năng như bắn tỉa, ngoại ngữ, chiến đấu tay đôi, chiến thuật và khống chế. Chỉ những học viên có tâm lý vững vàng cùng điều kiện thể chất tốt mới có cơ hội tham gia khóa đào tạo đầy đủ, tập trung vào các kỹ năng như sử dụng chất nổ, lặn và bắn tỉa. Eko-Cobra từng giải cứu thành công một con tin trong nhà tù Graz-Karlau năm 1996. Đây cũng là lực lượng chống khủng bố duy nhất khống chế thành công không tặc khi một phi cơ đang bay.
8. Sayeret Matkal, Israel
zing_dn10.jpg

Sayeret Matkal là một đơn vị đặc nhiệm của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF). Thành lập năm 1957, nhiệm vụ của Sayeret Matkal là trinh sát, chống khủng bố và giải cứu con tin bên ngoài lãnh thổ Israel. Để đứng trong hàng ngũ của lực lượng tinh nhuệ, các học viên phải trải qua 18 tháng đào tạo các kỹ năng bộ binh cơ bản, nhảy dù, chống khủng bố, trinh sát. Từ năm 1960, Sayeret Matkal tham gia nhiều hoạt động có quy mô lớn. Sự kiện nổi bật nhất của họ là Chiến dịch Entebbe hay Thunderbolt. Trong chiến dịch ấy, họ cứu hàng trăm con tin trên chuyến bay của Air France, tại sân bay Enterbbe ở Uganda đêm mùng 3, rạng sáng 4/7/1976.
9. Đơn vị Dịch vụ Đặc biệt (SSG), Pakistan
Năm 1956, quân đội Pakistan thành lập Đơn vị Dịch vụ Đặc biệt (SSG) theo mô hình Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) và các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ. Quá trình tuyển chọn thành viên của SSG diễn ra nghiêm ngặt. Các học viên phải trải qua khóa đào tạo dài 9 tháng tại các môi trường khắc nghiệt gồm núi, sa mạc, rừng và dưới nước. Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, SSG đã đào tạo và phục vụ bên cạnh các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ. Hiện SSG tập trung vào các hoạt động chống khủng bố tại Pakistan. Năm 2009, SSG thực hiện thành công hai vụ giải cứu con tin tại Học viện Cảnh sát Lahore và trụ sở Quân đội Pakistan.
10. Nhóm Can thiệp Hiến binh Quốc gia (GIGN), Pháp
zing_dn12.jpg

Cũng như nhiều lực lượng đặc biệt khác của châu Âu, nhóm Can thiệp Hiến binh Quốc gia (GIGN) ra đời sau cuộc thảm sát con tin tại Thế vận hội Munich năm 1972. GIGN hiện có khoảng 400 thành viên. Nhiệm vụ của là chống khủng bố và giải cứu con tin. Trong lịch sử, GIGN đã giải cứu thành công 30 trẻ em bị bắt tại Cộng hòa Djibouti, trấn áp tội phạm chiến tranh ở Bosnia, chống hải tặc Somali và đặc biệt là vụ giải cứu thành công hành khách trên chuyến bay 8969 của hãng Air France tại thành phố Marseille năm 1994.

Nguồn:Zing.vn

Hình như bạn đăng bài cx muốn vào 1 trong các biệt đội này :D
 
  • Like
Reactions: Lê Mạnh Cường
Top Bottom