GDCD 10 đề cương học kì 1

diemlinhphuong

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng bảy 2018
387
852
96
Bình Định
THCS Phước Sơn
vận dụng kiến thức về quy luật chất và lượng ,hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ có công mài sắt, có ngày nên kim
Nội dung quy luật lượng chất: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới lại có chất mới cao hơn... Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng biến đổi.

áp dụng câu trên: (mình trình bày tóm lược nhá chứ đừng có viết là "quy luật lượng chất" phải viết đầy đủ cả cụm từ ra )
1) sự chuyển hóa lượng chất ở đây là ở chỗ là từ một thanh sắt trong quá trình tác động vận động biến đổi không ngừng thông qua quá trình "mài" trở thành cái kim.
2) Lượng ở đây tức là kích thước của thanh sắt
3) Chất ở đây là thuộc tính bên trong của sự vật hiện tượng
+ chất cũ: những thuộc tính của sắt
+ chất mới sinh ra những thuộc tính của kim
4) độ là khoảng giới hản mà sắt chưa chuyển hóa thành kim, (tức là thanh sắt chưa mang đầy đủ những thuộc tính đặc trưng của cây kim)
5) Điểm nút là cái vị trí, cái giới hạn mà ở đó sự chuyển hóa về lượng của thanh sát đã đạt đủ để thành cây kim.
6) bước nhảy ở đây là toàn bộ quá trình chuyển hóa hoàn toàn từ sắt thành kim
Phân tích: Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất ở câu tục ngữ Có công mài sắt... tức là đó là quá trình người ta mài sắt khiến nó mất dần đi những thuộc tính vốn có của môt thanh sắt ban đầu chẳng hạn như thanh ban đầu đó nó dài một gang đường kính 1cm, sần xùi, không thịch hợp trong việc khâu vá... và trong quá trình đó, các thuộc tính mới được hình thành như, nhỏ, nhọn, có lỗ sâu chỉ, thích hợp cho việc khâu vá... của cây kim dần dần được hình thành. Giới hạn mà những thuộc tính cũ quy định cho thanh sắt chưa hẳn mất đi và những thuộc tính mới quy định cho cây kim chưa hoàn toàn hình thành thì đó là độ. Chẳng hạn nếu như công đoạn cuối cùng của việc hình thành một cây kim từ một thanh sắt đó là công đoạn mài nhọn thì, điểm nút ở đây là mài nhọn. Sau công đoạn mài nhọn thì những thuộc tính cơ bản của cây kim ra đời.

Tóm lại, quá trình chuyển hóa từ thanh sắt thành cây kim tức là quá trình thanh sắt tích lũy về lượng (đừng có hiểu lượng như trong sách giáo khoa, thiếu lo gíc ở ngay định nghĩa về lượng. Phải hiểu quá trình tích lũy lượng ở đây không phải đó là quá trình của cái vật ban đầu mà là của cái vật sắp được hình thành) => chính xác ở đây quá trình tích lữy lượng là quá trình từ bỏ đi những thuộc tính vốn có của thanh sắt để quy định sắt là sắt chứ không phải sắt là cái khác) và trong quá trình đó những thuộc tính mới ra đời cùng với một sự vật khác tức là cây kim.
 
Top Bottom