R
rubiru2011
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
How to Become a Procrastinator
In Ten Easy Steps
Published on July 12, 2012 by Piers Steel, Ph.D. in The Procrastination Equation
Những nỗ lực để gia tăng sự trì hoãn từng là 1 thành công vang dội! Trong những năm 1970, chỉ có khoảng 5% dân số nghĩ rằng họ là những người thuờng xuyên trì hoãn, và ngày nay có hơn 25% xếp mình vào loại đó. Tuy nhiên, có khoảng 5% số người cứng đầu nói rằng họ hiếm khi hoặc không bao giờ trì hoãn. Nếu bạn cảm thấy mình khác người, đừng cảm thấy bị bỏ rơi. Sau đây là 10 cách giúp bạn trì hoãn công việc đến ngày mai mà lẽ ra bạn nên hoàn thành ngày hôm nay.
1. Chọn những công việc bạn ghét. Có rất nhiều sự lựa chọn ngoài kia mà bạn ghét. Ví dụ, nếu bạn là con người xã hội và thích sự đa dạng, hãy thử làm việc một mình. Bạn sẽ ghét công việc đó ghê gớm.
2. Trở nên bi quan quá mức. Nếu trong khi đang theo đuổi những mục tiêu, bạn gặp phải 1 trở ngại, bị ốm hoặc trễ một vài ngày, hãy dùng nó để chỉ trích giá trị bản thân. Lặp đi lặp lại với bản thân rằng bạn không thể làm được. Tin tưởng rằng những mục tiêu của bạn là bất khả thi đảm bảo sẽ làm suy sụp động cơ của bạn.
3. Trở nên lạc quan quá mức. Đừng lo lắng về những tiểu tiết vì bạn sẽ có nhiều thời gian để xử lý chúng sau này. Thực ra, chúng ta thường đánh giá thấp về việc tốn bao nhiêu thời gian để hoàn thành 1 nhiệm vụ, nhưng nếu bạn muốn trở thành 1 người trì hoãn, bạn có thể khuyến khích thành kiến này.
4. Vây quanh bản thân bằng những thứ gây mất tập trung. Bạn càng dễ dàng nuông chiều mình vào 1 điều gây xao lãng, bạn càng có khả năng sẽ trì hoãn. Hậu quả là, nếu bạn đang làm việc với máy tính, hãy để mở những mạng xã hội và có thể truy cập. Nếu bạn đang ăn kiêng, tủ lạnh của bạn nên trữ đầy các loại thức ăn mà bạn đang cố gắng cắt bỏ. Tốt hơn nữa là hãy để những cây kẹo trước mặt và bịch khoai tây chiên bên cạnh bạn.
5. Duy trì sự bí ẩn. Thật dễ dàng để làm mọi việc khi chúng ta có 1 kế hoạch, lề thói hằng ngày, từ việc đánh răng cho đến thanh toán hoá đơn. Để ngăn cản điều này, hãy làm cho những công việc của bạn không thể đoán được về thời gian và địa điểm. Thay vì là thói quen, nó nên là 1 câu hỏi về sự lựa chọn. Không bao giờ làm việc ở cùng 1 địa điểm 2 lần!
6. Làm tất cả mọi việc với sức mạnh ý chí. Sức mạnh ý chí là nguồn lực có thể phục hồi nhưng có giới hạn. Bạn càng sử dụng nó, nó sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Nếu bạn dựa vào sức mạnh ý chí suốt ngày, sớm hay muộn nó sẽ kịệt sức, bạn sẽ đầu hàng trước 1 sự gây xao lãng và bạn sẽ phát hiện thấy mình đang trì hoãn.
7. Kìm nén. Nếu bạn thấy mình bị làm phiền bởi 1 cám dỗ gây mất tập trung, chỉ việc quyết định rằng bạn sẽ không bao giờ nghĩ đến nó nữa. Bằng cách cố gắng ngăn chặn điều gì đó khỏi những suy nghĩ của bạn, bạn đảm bảo rằng mình sẽ suy nghĩ về nó lần nữa và lần nữa. Ví dụ, hãy thử cố quên kẹo socola.
8. Hứa với bản thân 'Chỉ lần này thôi': Nếu bạn muốn bị phân tâm và gạt những ý định của mình sang một bên, chỉ đơn giản là hãy biện minh cho nó sau khi làm xong! Có rất nhiều lý do để biện minh, hầu hết các lý do đều tái sử dụng được. Sau đây là 1 lý do bạn nên có sẵn trong đầu mọi lúc, lặp lại theo tôi nào, 'Chỉ lần này thôi'.
9. Chia sẻ với mọi người về mục tiêu của bạn bằng những lời lẽ mơ hồ nhất: chúng ta có được sự thỏa mãn khi chia sẻ những ý định của mình nhưng điều này làm giảm động cơ của bạn để theo đuổi mục tiêu. Điều này đặc biệt hiệu quả nếu bạn có thể làm cho những mục tiêu của mình ở dạng những ngôn ngữ mơ hồ làm bạn không có trách nhiệm với nó. Bạn nói muốn trở nên thành công hơn và làm được nhiều việc hơn, nhưng không cụ thể những bước thực hịện hoặc những nhiệm vụ.
10. Đừng đọc về những kỹ thuật làm giảm tính trì hoãn. Nó được dựa trên những kỹ thuật khoa học đã được chứng minh là làm giảm bớt sự trì hoãn và thậm chí là loại bỏ sự trì hoãn, nhiều kỹ thuật có hiệu quả ngay lập tức.
Nguồn: psychologytoday.com
In Ten Easy Steps
Published on July 12, 2012 by Piers Steel, Ph.D. in The Procrastination Equation
Những nỗ lực để gia tăng sự trì hoãn từng là 1 thành công vang dội! Trong những năm 1970, chỉ có khoảng 5% dân số nghĩ rằng họ là những người thuờng xuyên trì hoãn, và ngày nay có hơn 25% xếp mình vào loại đó. Tuy nhiên, có khoảng 5% số người cứng đầu nói rằng họ hiếm khi hoặc không bao giờ trì hoãn. Nếu bạn cảm thấy mình khác người, đừng cảm thấy bị bỏ rơi. Sau đây là 10 cách giúp bạn trì hoãn công việc đến ngày mai mà lẽ ra bạn nên hoàn thành ngày hôm nay.
1. Chọn những công việc bạn ghét. Có rất nhiều sự lựa chọn ngoài kia mà bạn ghét. Ví dụ, nếu bạn là con người xã hội và thích sự đa dạng, hãy thử làm việc một mình. Bạn sẽ ghét công việc đó ghê gớm.
2. Trở nên bi quan quá mức. Nếu trong khi đang theo đuổi những mục tiêu, bạn gặp phải 1 trở ngại, bị ốm hoặc trễ một vài ngày, hãy dùng nó để chỉ trích giá trị bản thân. Lặp đi lặp lại với bản thân rằng bạn không thể làm được. Tin tưởng rằng những mục tiêu của bạn là bất khả thi đảm bảo sẽ làm suy sụp động cơ của bạn.
3. Trở nên lạc quan quá mức. Đừng lo lắng về những tiểu tiết vì bạn sẽ có nhiều thời gian để xử lý chúng sau này. Thực ra, chúng ta thường đánh giá thấp về việc tốn bao nhiêu thời gian để hoàn thành 1 nhiệm vụ, nhưng nếu bạn muốn trở thành 1 người trì hoãn, bạn có thể khuyến khích thành kiến này.
4. Vây quanh bản thân bằng những thứ gây mất tập trung. Bạn càng dễ dàng nuông chiều mình vào 1 điều gây xao lãng, bạn càng có khả năng sẽ trì hoãn. Hậu quả là, nếu bạn đang làm việc với máy tính, hãy để mở những mạng xã hội và có thể truy cập. Nếu bạn đang ăn kiêng, tủ lạnh của bạn nên trữ đầy các loại thức ăn mà bạn đang cố gắng cắt bỏ. Tốt hơn nữa là hãy để những cây kẹo trước mặt và bịch khoai tây chiên bên cạnh bạn.
5. Duy trì sự bí ẩn. Thật dễ dàng để làm mọi việc khi chúng ta có 1 kế hoạch, lề thói hằng ngày, từ việc đánh răng cho đến thanh toán hoá đơn. Để ngăn cản điều này, hãy làm cho những công việc của bạn không thể đoán được về thời gian và địa điểm. Thay vì là thói quen, nó nên là 1 câu hỏi về sự lựa chọn. Không bao giờ làm việc ở cùng 1 địa điểm 2 lần!
6. Làm tất cả mọi việc với sức mạnh ý chí. Sức mạnh ý chí là nguồn lực có thể phục hồi nhưng có giới hạn. Bạn càng sử dụng nó, nó sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Nếu bạn dựa vào sức mạnh ý chí suốt ngày, sớm hay muộn nó sẽ kịệt sức, bạn sẽ đầu hàng trước 1 sự gây xao lãng và bạn sẽ phát hiện thấy mình đang trì hoãn.
7. Kìm nén. Nếu bạn thấy mình bị làm phiền bởi 1 cám dỗ gây mất tập trung, chỉ việc quyết định rằng bạn sẽ không bao giờ nghĩ đến nó nữa. Bằng cách cố gắng ngăn chặn điều gì đó khỏi những suy nghĩ của bạn, bạn đảm bảo rằng mình sẽ suy nghĩ về nó lần nữa và lần nữa. Ví dụ, hãy thử cố quên kẹo socola.
8. Hứa với bản thân 'Chỉ lần này thôi': Nếu bạn muốn bị phân tâm và gạt những ý định của mình sang một bên, chỉ đơn giản là hãy biện minh cho nó sau khi làm xong! Có rất nhiều lý do để biện minh, hầu hết các lý do đều tái sử dụng được. Sau đây là 1 lý do bạn nên có sẵn trong đầu mọi lúc, lặp lại theo tôi nào, 'Chỉ lần này thôi'.
9. Chia sẻ với mọi người về mục tiêu của bạn bằng những lời lẽ mơ hồ nhất: chúng ta có được sự thỏa mãn khi chia sẻ những ý định của mình nhưng điều này làm giảm động cơ của bạn để theo đuổi mục tiêu. Điều này đặc biệt hiệu quả nếu bạn có thể làm cho những mục tiêu của mình ở dạng những ngôn ngữ mơ hồ làm bạn không có trách nhiệm với nó. Bạn nói muốn trở nên thành công hơn và làm được nhiều việc hơn, nhưng không cụ thể những bước thực hịện hoặc những nhiệm vụ.
10. Đừng đọc về những kỹ thuật làm giảm tính trì hoãn. Nó được dựa trên những kỹ thuật khoa học đã được chứng minh là làm giảm bớt sự trì hoãn và thậm chí là loại bỏ sự trì hoãn, nhiều kỹ thuật có hiệu quả ngay lập tức.
Nguồn: psychologytoday.com