1
123konica
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Lời tác giả
Một thời để mất là tập sách đầu tiên tôi in sau gần một phần tư thế kỷ gác bút. Chịu trách nhiệm xuất bản là anh Nguyễn Kiên và người biên tập là anh Vương Trí Nhàn (nhà xuất bản Hội Nhà văn). Để nó ra đời được, các anh đã phải cắt đi một số đoạn. Trong lần tái bản thứ hai, người biên tập là anh Hải Lộc, chịu trách nhiệm xuất bản là anh Phạm Ngà, giám đốc nhà xuất bản Hải Phòng, tập sách đã được bổ sung một số đoạn cắt trong lần xuất bản trước. Và lần xuất bản thứ ba này tác giả bổ sung thêm sao cho gần được như bản thảo ban đầu, giữ được sự hồn nhiên khi tôi mới cầm bút trở lại.
Tôi cám ơn tất cả các anh. những người đã góp sức cho tập sách chào đời và có cuộc sống trong đời sống văn học.
Hải Phòng, xuân 2003
Bùi Ngọc Tấn
Anh Vương Trí Nhàn, một người bạn mới quen khi tôi cầm bút trở lại đã mấy lẩn giục tôi viết riêng một tập sách về Nguyên Hổng. Tôi đoán anh có đọc và thích mấy bài đã in của tôi viết về nhà văn này. Qua đó anh tin ở tôi, ở những tư liệu của tôi, ở cái tình của tôi với Nguyên Hồng. Và hình như anh còn tin ở cuộc đời ba chìm bảy nổi của tôi nữa. Anh cho rằng tôi có thể có một tập sách kha khá về nhà văn đã đượm “phong thánh” này.
Lời khuyên của Vương Trí Nhàn có sức thuyết phục tôi còn ở lẽ tôi đánh giá cao bài viết của anh về Nguyên Hồng “Một cuộc đời sáng tạo trong đau khổ”. Tôi nghĩ đó là bài nghiên cứu về Nguyên Hồng hay nhất cho đến lúc đó.
Vương Trí Nhàn đã hiểu Nguyên Hồng và phát biểu về Nguyên Hồng đúng như trong thực tế.
Tôi tin Nhàn thành thật, thiện ý khi khuyên tôi viết.
Thế nhưng tôi chỉ cười. Một kiểu xã giao. Như một câu nói không thành lời:
- Cám ơn các ông đã tin tôi. Nhưng...
Về Hải Phòng rồi quên ngay thẳng lời gợi ý ấy của Nhàn. Cuộc đời còn bao thứ phải bận bịu lo toan, hơn nữa tôi không thích đào bới những người đã nằm yên dưới mộ, vào “đội cải táng” như cách nói của Vũ Bão.
Một năm sau, vào mùa thu năm 1993, khi vụ “Đào Hiếu - Nổi loạn”* đã tới cao trào, tôi lên Hà Nội thăm Nguyễn Kiên. (*Tiểu thuyết Nổi loạn của Đào Hiếu do Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản bị cấm. Nguyền Kiên, giám đốc Nhà xuất bản bị đe doạ truy tố)
Ở tỉnh lẻ - vâng, dù Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba toàn quốc và đầu mối giao thông lớn nhất miền Bắc thì Hải Phòng vẫn là tỉnh lẻ với sự chính xác nhất của ngôn từ, tỉnh lẻ về bầu trời, về địa lý hành chính, tỉnh lẻ trong sự dèm pha tâng bốc... Ở cái tỉnh lẻ “cô em nằm xem kiếm hiệp”* này (*thơ Yến Lan), chẳng biết mô tê răng rứa ra làm sao, nghe đồn và đọc báo thây Kiên đang bị lôi thôi, chúng tôi, nghĩa là tôi và vợ tôi hay nhắc đến Kiên và thương Kiên đang chịu trận. Thế trận tôi đã từng chịu cách đây một phần tư thế kỷ, khốc liệt và cay đúng hơn nhiều.
Kiên quê Vạn Phúc. Vợ tôi người Tả Thanh Oai. Gọi là cùng quê. Kiên biết vợ tôi từ thời con gái, khi chúng tôi còn chưa lấy nhau.
Tôi bảo vợ tôi:
- Anh phải lên Hà Nội đây. Lên chỗ anh Kiên.
Vợ tôi mở tủ dúi cho tôi 100.000 đồng.
- Anh hỏi anh Kiên chuyện vợ con anh ấy nữa nhé. Em không hiểu chuyện gia đình anh ấy ra làm sao. Nhớ đấy. Các ông gặp nhau thì chỉ văn chương, chữ nghĩa.
Tôi đi nhờ cái Toyota mới tinh, còn chưa hết thời gian chạv rô-đa lên Hà Nội thăm Kiên, thăm ông giám đôc nhà xuất bản Hội nhà văn đang lâm nạn. Kiên định tiếp tôi ở nhà xuất bản. Nhưng tôi rủ Kiên:
- Đi uống bia đi. Mình có tiền.
Kiên hiểu rằng chúng tôi cần được yên tĩnh, chỉ có hai người với nhau.
Hà Nội, thu, sắp đến ngày 10 tháng 10. Ngày tiếp quản Hà Nội. Tôi vào Hà Nội sớm. Từ mùng 3 tháng 10 năm 1954. Theo đường số 6. Rút nuy-mê-rô xít. Giấy vào Hà Nội của Ban Liên hợp đình chiến Bắc Bộ tôi còn giữ đến bây giờ. Cô-lô-nen Ga-li-be ký. Trung tá Đoàn Thế Hùng ký. Hà Nội ngày ấy như một điều kỳ diệu mà cuộc đời dành sẵn cho chúng tôi. Như một bữa tiệc để chúng tôi say men cuộc sống rồi từ đó chỉ có chuyện bay bổng.
Hết đợt tiếp quản tôi về báo Tiền Phong. Kiên về Trung ương Đoàn sau tôi. Kiên đã kết thúc những ngày đi lưu động* (*tên một tác phẩm của Nguyễn Kiên). Đường Nguyễn Du. Những cây sữa cao vút, thon thả rải thành hàng, im lặng như những trang giấy xếp liền nhau, như có thể lần giở ở đó từng trang kỷ niệm. Tôi bõng hiểu ra rằng mình không chỉ lên thăm Kiên, mà còn thăm Hà Nội. Gặp lại Hà Nội. Trò chuyện với Hà Nội. Để Hà Nội lại ngấm vào mình cho dù Hà Nội không còn là Hà Nội ngày xưa nữa. Để có thêm cái chất Hà Nội vào người, bớt đi một ít phần trăm tỉnh lẻ mà mình mang không tự giác.
Sau đủ mọi chuyện gia đình con cái, văn chương chữ nghĩa thế sự vui buồn, tôi và Kiên trở về nhà xuất bản. Lại gặp Vương Trí Nhàn. Nhàn với vẻ niềm nở rất dễ thương đưa cho tôi 60 ngàn đồng:
- Nhuận bút của anh đấy. Cả tập được 480 ngàn. Anh một phần tám đấy. Những người khác chỉ hai, ba chục ngàn thôi.
- Anh nhớ tên sách là Nguyên Hồng - Cát bụi và ánh sáng. Bài của anh in ở trong ấy. Chúng tôi không có quyển nào cả. Anh về Hải Phòng xem có thì mua. Và thanh minh là in ở thành phố Hồ Chí Minh, họ chưa gửi sách bản quyền ra.
- Nhưng anh cho tôi xem mặt tập sách có được không?
Nhàn nhanh nhầu xuống nhà, cầm lên một quyển:
- Sách này tôi mượn của chị... đây. Chinh tôi cũng không có.
Kiên xen vào câu chuyện với cương vị giám đốc:
- Không được. Phải đưa anh Tấn quyển sách tác giả chứ. Anh ấy ở Hải Phòng lên cơ mà. Rồi nhà xuất bản bản tìm mua giả chị... sau.
Cám ơn Kiên. Tôi lật tìm bài của tôi. Đó là bài đầu kiên tôi viết khi cầm bút trở lại. Nguyên Hồng thời đã mất in trên tạp chí Cửa Biển của Hội văn nghệ Hải Phòng, nay lại được các anh đưa vào tập sách.
Nhàn lại động viên tôi viết về Nguyên Hồng. Cả Kiên nữa. Lần này lời xui của các anh làm tôi xiêu lòng.
Tôi đã quyết định viết. Không. Không chỉ chuyện Nguyên Hổng. Chuyện tôi. Cái lớp tôi. Lê Bầu, Mạc Lân, Dương Tường, Vũ Thu Hiên, Nguyên Bình, Vũ Bão...
Chuyện một thời tin tưởng
Một thời bay bổng
Một thời hạnh phúc
Và cả một thời nhảm nhí của chúng tôi nữa.
***
Tôi chịu không nhớ được lần đầu tiên mình gặp Nguyên Hồng. Cũng như không nhớ được lần đầu tiên gặp biển. Mặc dù tôi rất yêu biển, có thể im lặng nhìn biển hàng giờ.
Thế mà lần đầu tiên gặp các nhà văn, nhà thơ khác, tôi lại nhớ.
Ví như với Tô Hoài.
Chúng tôi nhận ra Tô Hoài ngay khi ông đang uống cà phê ở ngõ Bà Triệu. Một ngõ cụt, vắng, trồng những cây me tơ, gần cơ quan chúng tôi. Tôi nói chúng tôi vì hôm ấy đi uống cà phê có tôi và Vũ Lê Mai, người có số phận khác tôi và sau này khi tôi đi tù, anh là một trong những người giữ những vị trí quan trọng trong ngành điện ảnh.
Nhà cửa sau tiếp quản chưa ổn định. Có thể kể những số nhà báo Tiền Phong đã đặt trụ sở làm việc hoặc cho anh em ở tập thể: 64 Bà Triệu, 57 Hàm Long, 45 Hàm Long, 11 Ngô Văn Sở, 167 Phùng Hưng, 3 Hồ Xuân Hương, 133 Bà Triệu...
Là phóng viên trên dưới 20 tuổi, chúng tôi gặp nhau, thân thiết với nhau và thống nhất ở hai điểm chính: Rất khao khát với việc viết văn, muốn trở thành nhà văn lớn và cũng muốn mình già. Thật không ưng ý chút nào những khuôn mặt phơn phớt lông măng, bấm ra sữa của chúng tôi. Nguyễn Tiên Phong sau này trở thành bí thư Trung ương Đoàn, nhưng được chúng tôi biết đến nhiều hơn vì anh là anh ruột của vợ Hữu Loan, người đàn bà chết sớm, người đàn bà nguyên cớ nội dung của một bài thơ tuyệt vời bất tử mà hồi đó chúng tôi chỉ dám đọc khẽ cho nhau nghe, bài Mầu tím hoa sim, Nguyễn Tiên Phong đã có một nhận xét rất đúng:
- Ở cái Trung ương Đoàn này thật lạ. Những anh trẻ muốn mình già đi. Còn những anh già lại cố làm ra trẻ.
Chúng tôi cố làm ra già. Chúng tôi để ria mép. Chúng tôi đi sóng đôi, đếm bước trên đường Bà Triệu, xuôi xuống Vân Hồ. Tư lự, bàn bạc, trang nghiêm.
Trong một buổi đi dạo như vậy, tôi và Vũ Lê Mai vào quán cà phê ngõ Bà Triệu. Tô Hoài đang ngồi một mình ở đó.
Rất cởi mở và tự tin, tôi cùng Vũ Lê Mai bước tới:
- Xin lỗi anh. Anh là nhà văn Tô Hoài?
Và chúng tôi ngồi xuống bên anh.
Tô Hoài lúc đó đã đọc một truyện ngắn của tôi gửi tham gia cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn Nghệ.
Truyện Chị Trúc. Tô Hoài khen và cho biết cùng với Chiếc cán búa của Võ Huy Tâm, Chị Trúc sẽ là truyện ngắn được in đầu tiên, trình diện, mở đầu cho cuộc thi này. Chị Trúc viết về nông thôn. Chiếc cán búa viết về công nghiệp. Nhưng rồi Chị Trúc không được in cũng không được giải vì nó nói tới những mất mát của chiến tranh hơi quá liều lượng (?). Tô Hoài sau mấy ngụm cà phê, nheo mắt hóm hỉnh nhìn tôi:
- Anh chưa có vợ phải không?
Tôi ngơ ngác không hiểu vì sao Tô Hoài biết tôi chưa có vợ và lại hỏi tôi câu hỏi ấy. Như đoán được ý nghĩ của tôi, Tô Hoài giảng giải:
- Nếu anh có vợ rồi anh không viết vợ chồng xa nhau nhớ nhau như vậy. Nỗi nhớ vợ chồng có mùi da thịt, có mùi sinh lý.
Tôi chịu ông vì quả thật cho đến lúc ấy tôi chưa biết nỗi nhớ nhung vợ chồng nó như thế nào. Nhưng liền ngay đó, Tô Hoài nói một câu làm tôi tỉnh người:
- Văn anh đẹp lắm.
Và cười, nhìn hai chúng tôi:
- Các anh trẻ đến là vui.
Đúng là chúng tôi vui. Chúng tôi đọc. Chúng tôi suy nghĩ, bàn bạc. Chúng tôi không ngừng khắc phục những điểm yếu của chúng tôi: vốn sống và kiến thức.
Tôi cũng nhớ lần gặp gỡ đầu tiên với Xuân Diệu.
Thời ấy cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở giai đoạn gay go quyết liệt nhất. Thác Huống bị ném bom. Nước sông Cầu dềnh lên cuồn cuộn cuồn cuộn trôi suốt một ngày trời và sau đó là cạn đến mức có thể lội qua sông sang bên kia. Những con sông máng của cả một vùng Phú Bình, Yên Thế tưới nước cho hàng vạn héc ta nằm trơ đáy. Không chỉ là hệ thống thuỷ nông, dòng sông máng còn là hệ thống giao thông thuận lợi. Đêm đêm những con thuyền hoàn toàn do người kéo, im lặng chở sắn, gạo, muối mỏ, măng tươi, củ nâu, vải vóc, thuốc men, hàng hoá quân nhu, dân dụng ngược xuôi trên những dòng sông máng, chững lại ở những cửa âu, chờ bơm nước để lên hay xuống một bậc thang cho thăng bằng với mớn nước mới. Nó cũng giống như tầu bè phải leo dốc qua kênh Xuy-ê. Ba-ra Tắc Cun (đập Thác Huống) vỡ, những dòng sông máng trở thành những dòng sông chết. Ban đêm vắng những tiếng người gọi nhau, những tiếng thở, những dáng người gò lưng kéo, những tiếng cót két của bánh lái, của dây chão miết vào trụ thuyền. Ban ngày vắng hẳn tiếng máy bay, những chiếc Kinh Cô-bra cổ ngỗng mầu én bạc, những chiếc Hen-cát cổ rụt mầu xám tuần tiễu dọc sông, quần thảo những vụng thuyền ẩn nấp. Tiếng máy bay xé gió và tiếng đại liên nổ từng tràng. Những dòng sông chết kéo theo cái chết của những cánh đồng. Từ vùng Lang Tạ, Đức Lân ngược lên Thái Nguyên, xuôi về Đức Thắng, Hiệp Hoà, sang vùng Yên Thế chỉ một mầu đất bạc trắng. Mặt ruộng nứt nẻ toang hoác. Phải đào giếng lấy nước tưới cho hoa mầu. Hạt thóc quý như hạt vàng. Tìm khắp nhà không có lấy một hạt thóc nhổ lông nách.
Tình hình rất bi đát. Nhưng chúng tôi chẳng suy nghĩ gì nhiều. Chúng tôi vui vẻ vượt qua những khó khăn. Chúng tôi ăn đói. Về mùa nóng chúng tôi đem nong ra đặt giữa đường làng và ngủ ở đó để đón chút gió hút giữa hai rặng tre. Sáng sớm những đàn trâu đi làm đi thả, bước qua người chúng tôi, móng gõ lộp cộp. Chúng tôi choàng tỉnh và vội lăn người tránh được dòng nước của một chú trâu tơ dừng lại tè xối giữa mặt. Về mùa rét chúng tôi rải ổ đắp chiếu và đè thêm cái chõng tre lên người để chống cái rét cắt ruột, rét Thái Nguyên rét về Yên Thế (thơ Tố Hữu).
Chúng tôi đi học đêm xa bẩy cây số. Chúng tôi đọc Viếng bạn của Hoàng Lộc, Làng của Kim Lân, Thư nhà của Hồ Phương, Thời gian ủng hộ chúng ta của I-li-a Ê-ren-bua và ký sự Nguỵ Nguy. Chúng tôi đồng ca: “Nông dân là quân chủ lực, Đội quân hùng hậu. Không có nông dân thì kháng chiến ta không thể thành công...”. Chúng tôi băng qua không biết bao nhiêu cánh đồng đất ải về Đức Thắng, Trại Cờ để xem phim Chủ tịch nông trường của Liên xô, Bạch Mao nữ của Trung Quốc. Chúng tôi mơ tới ngày độc lập, mơ tới những thành phố tưng bừng ánh điện, chúng tôi cùng vợ con chúng tôi làm việc, chung sức với mọi người xây dựng cuộc sống mới.
Trong thời gian kháng chiến khốc liệt và vui tươi đó, Xuân Diệu về trường chúng tôi. Anh nói chuyện thời sự. Anh nói về xã hội thối nát của Pháp và Mỹ, về những đảng 3K, những điệu nhảy Hu-la-húp, Rốc-en-rôn. Xuân Diệu trợn tròn mắt:
- Các đồng chí có biết bên ấy chúng nó mặc quần áo bằng gì không? Bằng ni lông! Quần áo ni lông! Chúng tôi ào lên. Thật không thể nào hiểu được cái bọn người khốn nạn ấy lại có thể lấy ni lông làm quần áo, thứ vải mưa mầu cánh dán trong suốt mà chúng tôi mới được biết đến khi các anh tôi từ vùng địch hậu ra, có mang theo vài mảnh, vừa dùng để đi mưa, vừa dùng gói quần áo, lấy dây túm chặt làm thành một thứ phao bơi khi vượt sông ra vùng tự do. Thật là một lũ điên loạn, truỵ lạc. Mặc quần áo như vậy có khác gì cởi truồng! (Mãi mấy chục năm sau khi may chiếc áo ni lông đầu tiên trong đời mà Nguyên Hồng gọi là pha lon, tôi mới thấy loại vải ấy thật tuyệt biết bao).
Xuân Diệu bồi thêm:
- Còn quần áo may bằng vải thường các đồng chí có biết nó in gì lên đấy không. Không phải in hoa! Nó in cả một tờ Nữu ước thời báo với đầy đủ ảnh, măng sét, tít lớn, tít nhỏ, tin ngắn, tin dài lên mặt vải. Cũng không phải in lên một bộ quần áo mà in lên cả hàng bao nhiêu cuộn vải rồi cứ thế mà cắt!
Không để chúng tôi kịp ngạc nhiên, Xuân Diệu tiếp luôn:
- Còn tổng thống ở bên Mỹ, khi hết nhiệm kỳ không làm lổng thống nữa, các đồng chí có biết nó đi làm gì không? Đi quảng cáo cho các hãng buôn kiếm tiền? Chúng tôi lại ồ lên. Cái bọn người quái đản ấy cần được cải tạo. Chúng ta sẽ là người cải tạo chúng. Giai cấp vô sản, tầng lớp lao động, những người nghèo khổ bị bóc lột ở những nước ấy sẽ đứng lên.
Buổi tối hôm ấy Xuân Diệu gặp riêng mấy anh em chúng tôi ở một bìa rừng. Chúng tôi ngồi bệt trên cỏ. Những bụi sim mua thâm thấp giống như người ngồi mà những đêm tan học từ trường về, tôi cứ rợn hết cả người. Một bên là một khu rừng nhỏ. Rừng làng Phú Mỹ (Phú Bình). Một bên là cánh đồng hẹp rồi đến một rừng sau sau, loại cây nuôi một thứ sâu lấy cước trông giống hệt những cây bu-lô sau này tôi được thấy trong những trang hoạ báo Liên xô.
Phía sau rừng sau sau ấy là vụng Thanh Lang, đã có một thời ngày nào máy bay cũng tới nã đại liên vào các lùm cây, triệt những thuyền ẩn nấp.
Được ngồi cạnh một nhà thơ lớn thật là sung sướng. Được trực tiếp đối thoại với nhà thơ càng sung sướng hơn. Từ khi tôi lớn lên, khi tôi biết có tôi trên cuộc đời này, tôi đã biết có cánh đầm trước cửa nhà tôi, ngọn núi Đèo xa tít tắp, giới hạn của vũ trụ, như tầng trời ngày ấy...
Rồi sau nữa tôi biết có Xuân Diệu, Huy Cận, Thạch Lam, Nguyên Hồng. Những vòm trời tài năng trí tuệ. Vòm trời ấy tồn tại mãi cho tới khi tôi trưởng thành, cho tới khi tôi cầm bút, tên tuổi những người ấy khuyến khích tôi, động viên tôi. Hình như lớp trẻ sau này không có những ý nghĩ ấy tình cảm ấy. Vòm trời tuổi thơ của họ chỉ tồn tại trong tuổi thơ thôi. Hơn chúng tôi, họ biết đánh giá, họ biết tỉnh táo, không tôn thờ, không định kiến. Họ không có những thần tượng. Họ biết khơi dậy sức lực của chính họ.
Có những người đã chọc thủng cả vòm trời. Đã đành họ có tài. Nhưng thế hệ chúng tôi không phải không có những người tài. Chỉ là vì quá tuân theo quy ước, ngay trong nội tâm đã không thắng nổi mình.
Đêm ấy Xuân Diệu bình thơ. Anh phân tích bài thơ của một thiếu sinh quân:
Đánh giấy về không thì em giận
Chép cho em bài hát thiếu sinh
Mẹ ngồi mẹ nói một mình
“Để rồi phải kiếm cho anh một người”.
Anh giảng về bài thơ đã đi vào cổ điển của anh, bài
Lời kỹ nữ, về câu thơ:
Trăng từ viễn xứ
đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn.
Sau bốn từ không dấu đi - khoan - thai - lên diễn đạt trăng đang lên, đến chữ ngự mang dấu nặng như một sự dừng lại vì trăng đã lên tới nơi cao nhất của bầu trời, và cuối cùng với ba từ đỉnh trời tròn, ta thấy vầng trăng toả khắp vũ trụ.
Không chỉ cái hay của thơ, giọng ngâm của Xuân Diệu hoàn toàn chinh phục chúng tôi. Lũ học sinh chúng tôi chỉ biết xuýt xoa. Tôi đề nghị nhà thơ hò Huế. Anh vui vẻ hò ngay. Lần đầu tiên tôi được nghe hò Huế. Xuân Diệu là người có trí nhớ diệu kỳ. Chỉ gặp nhau lần ấy mà anh nhớ tôi. Mấy năm sau, khi hoà bình lập lại, tôi đã về báo Tiền Phong, đang đạp xe giữa dòng người xuôi ngược qua bến tầu điện bờ hồ Hoàn Kiếm, bỗng nghe tiếng người gọi:
- Tấn!
Tôi phanh gấp, quay lại: Xuân Diệu.
Xuân Diệu rất có trách nhiệm khi làm việc. Chính anh đã lục trong đống bản thảo bị loại khỏi cuộc thi, đọc lại truyện Sao của tôi và truyện này được tặng giải khuyến khích của tạp chí Văn Nghệ. Anh làm việc đó không phải vì quen tôi. Truyện đó tôi lấy bút danh Lôi Động. Đó là tên làng mẹ tôi. Phải giấu biệt tên thật của mình. Cơ quan biết thì lôi thôi to. Tôi còn nhớ Lê Mạc Lân, người con cả của Lê Văn Trương nhưng không bao giờ nói về bố mình, không bao giờ muốn người ta biết mình chỉ với tư cách là con cả của Lê Văn Trương, người bạn hơn tuổi mà tôi rất thân, gọi tôi và Tất Vinh đi lên Phúc Châu uống chè. Lân bảo giọng nghiêm trọng:
- Chi bộ vừa họp quyết định: Trong chi bộ và trong cơ quan không được viết văn.
- Cấm viết văn? Chúng tôi hỏi lại.
Nghị quyết ghi là tạm thời, trong thời gian trước mắt, để cải tiến, tập trung sức lực nâng cao chất lượng tờ báo. Tao đã phản đối nhưng hoàn toàn thiểu số.
Làm sao chúng tôi từ bỏ việc viết văn cho được. Dù mới tập viết, dù vốn sống còn ít ỏi, dù phải thức khuya, dù phải vụng trộm như đang làm một việc xấu xa. Trong một thời gian ngắn ở báo Tiền Phong, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam này, tôi đã thấy có hai việc kỳ cục: Một là việc cấm viết văn trên đây, hai là cách đây hai năm, chi đoàn khai trừ tôi và một vài đoàn viên khác vì chúng tôi là thành phần lớp trên, rồi sau đó lại làm lễ kết nạp lại khi có chủ trương sửa sai.
Đinh Chương, người của đoàn thể, cũng khẳng định tình hình căng lắm đấy các cậu ạ”. Rồi nghị quyết ấy được đưa ra cho toàn thể anh em thảo luận. Chúng tôi nêu thắc mắc, chúng tôi đề nghị giải thích... Những người không có khả năng viết văn thì nhiệt liệt ủng hộ nghị quyết. Trong những cuộc họp ấy lần đầu tiên tôi được biết những kẻ cơ hội. Những người này cũng là phóng viên, những người chân đất, hình như cũng có tý chút máu văn chương, nhưng cái “ý thức phấn đấu” nhiều hơn. Hằng ngày họ chuyện trò, tâm sự với bọn chúng tôi về sáng tác, châm biếm những tổ trưởng, biên uỷ kém năng lực, trong cuộc họp này họ nói uốn lượn cực kỳ. Đại loại như: sáng tác nhìn chung về lâu dài cần được khuyến khích. Nếu đặt vấn đề sáng tác từ góc độ cá nhân thì khác. Nếu đặt vấn đề sáng tác từ góc độ tập thể chúng ta sẽ thấy nó đơn giản đi nhiều...
Chúng tôi hiểu được rằng viết báo là để phục vụ cách mạng, viết văn cũng phục vụ cách mạng. Lãnh đạo báo, xuất phát từ lợi ích chung, từng thời gian sẽ có những chủ trương thích hợp nhằm huy động tối đa năng lực anh em vào sự nghiệp giáo dục thanh niên, một bộ phận rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, vì thanh niên là cánh tay, là lực lượng hậu bị của Đảng.
Chỉ có cá nhân chủ nghĩa, đặt cá nhân lên trên tập thể mới sinh ra mâu thuẫn giữa viết văn và viết báo. Mâu thuẫn ấy không có ở những người toàn tâm toàn ý phục vụ tờ báo.
Thật đúng là chân lý.
Không thể tự mình tỏ ra là những phần tử cá nhân chủ nghĩa. Cũng không thể chống lại nghị quyết chi bộ. Việc thảo luận trong toàn cơ quan chỉ để chính thức hoá nó, pháp chế hoá nó. Vũ Bão dạo ấy đang nổi tiếng với tiểu thuyết Sắp cưới và bị đánh tơi tả, hay qua lại chỗ chúng tôi, biết chuyện cấm viết văn ở báo Tiền Phong, nói với điệu hài hước rất quen thuộc của anh:
- Tiểu đoàn 2 phải rút về cánh đồng Chum thôi.
Thời đó tiểu đoàn 2 của ông hoàng Xu-pha-nu-vông xây dựng cơ sở ở cánh đồng Chum để tiến hành cuộc chiến tranh giữa ba anh em cùng là Hoàng thân nước Lào. Chúng tôi không có cánh đồng Chum của mình. Mà văn chương chỉ những ai đã mắc vào mới rõ: Không thể nào dứt ra cho được. Nó như ma tuý. Nó lại ngọt ngào, cay đắng, sung sướng, thất vọng, đam mê, hệt như tình yêu. Thế là bảo nhau: “Căn bản là phải làm báo tốt. Ít nhất phải bằng hoặc hơn những anh em chỉ viết báo, không viết văn”. Việc này không khó lắm. Vì cái máu văn chương làm chúng tôi lăn lộn với cuộc sống. Lấy tài liệu kỹ. Ghi cả ngôn ngữ. Cả cảnh. Cả những chi tiết không phục vụ cho việc viết báo. Nguyễn Trí Tình suốt đêm đi làm với các anh các chị đổ thùng. Đón giao thừa với các anh lái xe lửa trên chuyến tầu Hà Nội - Lạng Sơn. Tôi thì lang thang ở vùng quê Ninh Bình, Hà Nam, tìm ra một anh Nguyễn Tê nào đó là cán bộ đoàn mà không chịu vào hợp tác xã. Báo Tiền Phong tổ chức thảo luận trên báo về trường hợp anh Nguyễn Tê. Bài vở, ý kiến tới tấp gửi về. Đóng góp của tôi cũng gọi là tàm tạm.
Đó là chưa kể những chuyến đi về các mũi nhọn của nông thôn đầy gian khổ nhưng biết bao hào hứng khác.
Để viết bài phản ảnh. Như chuyến về Lâm Động (Thuỷ Nguyên) lấy tài liệu ngày giỗ trận, cùng chi đoàn tát ao, bắt cá liên hoan. Rồi chuyến đi lên Ngũ Kiên (Phúc Yên) nơi đi đầu trong phong trào cấy song long quá hải, nuôi lợn bằng biện pháp cho lợn ăn cứt trâu, cắt đuôi, cắt tai, cắt tuyến giáp trạng...
Lại như chuyến về Thanh Hoá, đạp xe tới nhà anh hùng lao động Trịnh Xuân Bái, người tôi đã quen ở đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Hà Nội. Vừa từ Liên xô về, ấn tượng về Liên xô, thiên đường trên trái đất, tương lai của Việt Nam, thủ đô của cách mạng thế giới còn đầy ắp trong đầu, anh hùng Trịnh Xuân Bái hào hứng đọc cho tôi nghe bài thơ mới sáng tác của ông về Liên xô:
Liên bang xô viết
Thú tự do ao ước bấy lâu nay
Kìa hồng quân thuyền thợ với dân cày
Đệ nhất sướng hỏi rằng đây có phải
Rồi:
Này trường Lô-mô-nô- xốp
Này điện Cẩm Linh
Ngước trông lên ai khéo hoạ hình
Cờ liềm búa long lanh như gấm dệt
Các Mác tinh thần bất diệt
Lê-nin sự nghiệp rất cao siêu
Càng nhìn chủ nghĩa càng yêu.
Tôi ghi lại bài thơ mà không dám nói với nhà thơ Trịnh Xuân Bái rằng thi phẩm của ông bị ảnh hưởng Chu Mạnh Trinh quá rõ. Tuy nhiên giá trị phổ biến của nó thật ghê gớm. Khi tôi về toà soạn, ngay lập tức bài thơ đã nhập tâm nhiều người, từ Lê Thị Tuý, Nguyễn Trí Tình, Tất Vinh tới anh bạn nhiếp ảnh Mai Nam. Ngay cả đồng chí Tổng biên tập, những lúc cầm bát đũa xuống nhà ăn tập thể cũng ngâm nga:
Ngước trông lên ai khéo hoạ hình
Cờ liềm búa long lanh như gấm dệt
Ngoài chuyện viết báo, mọi chuyện khác cũng phải nghiêm túc. Ví như làm bích báo. Chúng tôi đều có bài. Nguyễn Trí Tình thuật lại chuyến đi phỏng vấn một chị dân lao động ở khu lao động Lương Yên cho số báo mồng 1 tháng 5. Nguyễn Trí Tình vừa ngồi một lúc thì chị chủ nhà đi chợ về. Chị thả từ cái lồng ra một con chó con mới mua ở chợ. Con chó từ ngoài sân ngoe nguẩy cái đuôi ngắn ngủn, ngỏng đầu hít hít và chạy thẳng vào trong nhà, tới chỗ Nguyễn Trí Tình ngồi, rồi cứ quấn quýt lấy hai bàn chân đi bít tất của anh lúc ấy đã rút ra khỏi đôi giầy ba ta. Anh hẩy nó ra. Nó lại sán đến, cái đuôi quay tít mừng rỡ. Tình khẳng định giữa anh và con chó chưa có sự quen biết nào. Vì sao lại có tình bạn tuyệt vời này. Rồi anh chợt hiểu nguyên nhân của mối tình tiền kiếp đó: Chân anh, bít tất anh đi giầy vải lâu ngày không giặt, có mùi quá nặng. Chính anh cũng ngửi thấy cái mùi đặc trưng ấy.
Tất Vinh cũng góp những bài độc đáo. Anh viết về những nỗi khổ của tổ văn nghệ (Tất Vinh ở tổ văn nghệ) trong việc sử dụng thơ bạn đọc, có trích những câu thơ đại loại như những câu ca ngợi sự phát triển của ngành đường sắt, vừa khôi phục xong đường Hà Nội – Nam Quan đã lại thông đường Hà Nội - Lào Cai:
Phe ta càng mạnh càng to
Xịt ta, Mao Trạch, Bác Hồ vinh quang.
Miền Bắc kiên thiết vững vàng
Nam Quan tầu chạy lại càng Lào Cai.
(Tôi muốn mở ngoặc đơn ở đây rằng Bút Tre không phải là người chế tạo ra trường phái Bút Tre. Trường phái này có từ trước khi Bút Tre làm thơ, Bút Tre chỉ là người đại diện ưu tú, tiêu biểu nhất mà thôi. Tất Vinh có kể cho tôi nghe hồi chống Pháp, khi còn trong bộ đội, anh đi các tiểu đoàn mở lớp huấn luyện làm ca dao, thơ lục bát, câu sáu vần với câu tám ra làm sao. Tất Vinh đọc trước một câu sáu:
Con mèo là con mèo đen
Một chiến sĩ giơ tay đọc ngay câu tám như sau:
Cớ sao mày ở trong đèn mày ra?
Vần thì vần đấy nhưng thật chẳng ra làm sao cả).
Cũng có số báo Tất Vinh chỉ cho đăng một mẩu quảng cáo: “Nếu bạn và người yêu bạn cùng hơi bị vổ thì hôn nhau như thế nào? Trong số báo sau bạn TD vui lòng giải đáp”.
Bạn TD là đồng chí tổng biên tập báo Tiền Phong của chúng tôi, hai vợ chồng đồng chí đều có hàm răng hơi hô. Tất nhiên độc giả TD xem báo của chúng tôi chỉ có thể cười. Cười vô tư, thán phục một trò chơi tinh nghịch, “trẻ không tha, già không thương” mà không để bụng. Tôi nghĩ nếu bây giờ có nhân viên nào đùa thủ trưởng như vậy thì sau tiếng cười miễn cưỡng, hậu quả hẳn là sẽ khác. Thời ấy chúng tôi vừa cùng ở rừng về với nhau...
Thực hiện tốt những biện pháp giữ mình như vậy, chúng tôi cảm thấy yên tâm, khi nào không nhịn được viết văn, chúng tôi... cứ viết.
Tôi viết, ký tên Lôi Động, quê mẹ tôi và gửi dự thi ở tạp chí Văn Nghệ. Cái tên ấy chỉ xuất hiện một lần. Có lẽ cũng vì vậy mà mới đây khi báo Văn Nghệ làm thống kê về những cuộc thi truyện ngắn của báo, những truyện và những người được giải (kể cả giải khuyến khích) của báo không có truyện Sao cũng không có tên Lôi Động. Cái anh chàng Lôi Động đúng là không có thực.
Ngay lập tức tất cả mọi người trong cơ quan báo Tiền Phong đều biết Lôi Động là ai. Anh em viết văn thì chúc mừng, các đồng chí lãnh đạo cũng không quở trách. Chắc các đồng chí ấy nghĩ rằng chỉ nguyên việc tôi đổi bút danh (thời ấy khi viết báo, tôi ký tên Tân Sắc) cũng chứng tỏ tôi biết sợ, biết chấp hành nghị quyết. Tôi được mời đi dự tổng kết, trao giải thưởng, ăn tiệc. Tôi có trông thấy Xuân Diệu trong lễ trao giải. Nghe anh báo cáo về việc chấm thi tôi mới biết chính anh đã đọc lại truyện Sao từ đống truyện ngắn đã loại ra...
Ít lâu sau tôi được mời đi dự hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ nhất. Không thể bỏ cơ quan xuống ấp Thái Hà họp hai ngày. Cũng không thể xin phép đồng chí tổng biên tập. Như vậy là bắt đồng chí ấy chính thức công nhận việc viết văn. Tôi rất cảm ơn anh Đỗ Văn Thoan, người tổ trưởng nông thôn, sếp trực tiếp của tôi, khi anh nói:
- Coi như tôi phân công ông đi nông thôn công tác. Ông cứ đi đi. Đừng nói gì với ai cả.
Ở hội nghị hình như tôi không thu hoạch được gì về mặt viết lách. Còn đọng trong tôi là cách phát âm cố làm ra nhà quê những tiếng nước ngoài như Alếch xít Tôn-tôi-y, Đôt-xì-tô-ép-xì-ki của Nguyễn Huy Tưởng và ấn tượng về rất đông những anh em viết văn trẻ cùng lứa tuổi tôi. Chúng tôi hăm hở. Chúng tôi quyết tâm. Chúng tôi tràn trề sức sống. Chúng tôi tự đặt cho mình những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Bây giờ nghĩ lại trong lớp đông nhộn nhạo ấy, lớp tuổi tôi máu mê ngày ấy, hình như sự cay đắng vất vả nhiều hơn. Thành đạt cũng có (thành đạt khác thành tựu). Nhưng ít thôi. Trong số này phải kể đến Bùi Đức Ái (Anh Đức), Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, cả Nguyễn Kiên, rồi Nguyễn Quang Thân. Có thể đánh cái đấu chấm lửng ở đây.
Cùng một lứa bên trời. lận đận. Những kẻ lận đận thật nhiều. Bùi Minh Quốc, chồng Dương Thị Xuân Quý, cô thông tin viên xinh xẻo của chúng tôi khi tôi còn ờ báo
Tiền Phong. Vũ Thư Hiên đêm đêm mất ngủ* (* tên một truyện của Vũ Thư Hiên), Phù Thăng, thằng Phu, chiến de vie, vie de chien* (* trong một sáng tác của Phù Thăng, một nhân vật kêu ca cuộc đời con chó, và Phù Thăng bị phê là con chó cuộc đời). Châu Diên xin ra biên chế, về nhà máy xi măng làm công nhân, rồi chuyển hẳn sang làm hợp đồng cho ngành giáo dục. Tôi bị tù 5 năm. Vũ Bão sau bao năm lao đao vì Sắp cưới*, gượng lại được với phương châm chiến lược “mãi cũng tới bờ”* (*Sau Sắp cưới, không nơi nào in cho Vũ Bão nữa. Rất nhiều năm sau Nhà xuất bản Phụ nữ đã mở đầu, in cho anh tập truyện Mãi cũng tới bờ, Vũ Bão kêu lên sung sướng: “Mãi cũng tới bờ”), Nguyễn Trí Tình chuyển sang ngành thông tin, Tất Vinh phải đổi tên là Hồng Dương từ phương án ba bông hồng* (* tên một tác phẩm của Tất Vinh) định đi lên bỗng chết đột tử. Cũng có thể đánh vài dấu chấm lửng ở đây.
Tôi về Hải Phòng, chuyển hẳn từ Hà Nội về Hải Phòng. Lẽ ra tôi không nên làm như vậy. Lẽ ra ở thủ đô rồi hãy cứ sống mãi với thủ đô* (* tên một tác phẩm của Nguyên Huy Tưởng) thì cuộc đời tôi đã đổi khác rồi. Tôi đã tin như vậy và ngày càng tin như vậy.
Nhưng tránh không khỏi số. Bè bạn tôi nói thế. Tôi cũng tin như thế. Để có thể có một niềm an ủi. Hơn nữa chẳng phải một mình tôi. Nghĩ đến những bất hạnh của bè bạn, mình cũng thấy vơi đi nỗi khổ của mình, dễ sống hơn.
Tôi về Hải Phòng vì đấy là quê tôi, vì Hải Phòng là một thành phố công nghiệp, đầu mối giao thông vận tải lớn nhất miền Bắc, thành phố của giai cấp công nhân với truyền thống đấu tranh và đau khổ, thành phố xi măng, thành phố cảng nhìn ra biển. Sinh ra tôi đã có Hải Phòng (thơ văn Cao). Đảng kêu gọi chúng tôi hãy thâm nhập cuộc sống để viết. Cuộc sống anh hùng, sáng tạo, thay da đổi thịt từng giờ, ở đó những con người mới xuất hiện đang chờ chúng tôi miêu tả. Sô-lô-khốp sống cả đời ở một làng ven sông Đông. Glát-cốp viết Xi măng. Triệu Thụ Lý hẳn là một nông dân thực thụ. Đó là những vòm trời của tôi và của thế hệ tôi.
Từ biệt báo Tiền Phong, từ biệt Hà Nội, tôi về báo Hải Phòng. Châu Diên còn hăng hái hơn tôi. Anh xin ra biên chế, đi khỏi Hà Nội, xa vợ xa con, về Hải Phòng làm công nhân lò nung nhà máy xi măng. Khát vọng hẳn là lớn lắm.
Tôi đã sang xi măng nhiều lần. Nhà máy nằm trong phạm vi tôi theo dõi, đưa tin viết bài. Tôi đã tới lò nung, nơi Châu Diên làm việc. Những chiếc lò đang vận hành. Những chiếc lò tớp để sửa chữa. Gạch chịu lửa. Từng đống dây xích đang được anh em công nhân mắc vào ruột lò. Nhìn qua tấm kính xanh vào trong lò đang quay, lưỡi lửa phun dài cuồn cuộn. Cơ lanh ke từng đống, rắn như đá nhỏ và sắc cạnh. Bao trùm lên tất cả là hơi nóng. Cái nóng ngàn độ từ các lò toả ra. Không ai có mồ hôi. Mồ hôi bốc hơi ngay khi vừa rịn trên da. Mặt ai nấy khô cong và quần áo thì dòn như bánh đa.
Tôi cố giấu vẻ ái ngại nhìn Châu Diên. Vóc người anh loẻo khoẻo. Da mặt xám. Môi khô và như hơi tim tím. Tôi kính phục quyết tâm của Toàn (tên thường gọi của Châu Diên). Hơn ai hết, tôi mong, tôi hy vọng Châu Diên sẽ có một tác phẩm lớn về xi măng, không hơn thì cũng phải bằng Glat-cốp. Tôi sợ rằng Châu Diên không chịu đựng được lâu hơn nữa. Nom anh càng gầy. Hình như anh buồn. Anh lại hay uống rượu.
Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thấy Châu Diên viết gì về xi măng. Có lẽ muốn viết phải đứng xa xa một chút chăng. Châu Diên thì lại ở gần quá. Ngay trong đó. Ngụp lặn. Phải télé-amour cơ (tình yêu từ xa - chữ do Vũ Thư Hiên sáng tạo ra. Có thể dịch là viễn ái). Télé-amour thì mới lãng mạn có cánh bay được. Tôi về Hải Phòng và với cương vị một người làm báo, tôi đi nhiều nơi. Tôi không bị trói và cái lò nung nóng trên ngàn độ như Châu Diên. Tôi télé-amour. Tôi lãng mạn có cánh bay. Tôi không hiện thực nghiêm khắc. Càng không hiện thực trần truồng.
Và tôi càng yêu thành phố Hải Phòng, tình yêu ấy sẽ không bao giờ phai nhạt. Nó chỉ chín chắn hơn lên, trầm tĩnh hơn lên, thực tế hơn lên, nhiều mặt, nhiều vẻ, nhiều màu hơn lên, cho dù đời tôi có nổi chìm thế nào chăng nữa.
Ở Hải Phòng tôi đã gặp Nguyên Hồng, gặp biển. Và tôi đều quên cuộc gặp gỡ đấu tiên với cả hai. Nói cho đúng ra, về Hải Phòng tôi mới được gặp biển, còn với Nguyên Hồng tôi đã gặp từ lâu, một cách nói: trước đó tôi đã đọc Những ngày thơ ấu. Thật ra ngày ấy quyển truyện không để lại trong tôi ấn tượng gì sâu sắc lắm. Nhưng không hiểu sao cái câu “Hồng, mày lên đây!” cứ vang mãi bên tai tôi. Sau này khi ngoài ba mươi tuổi, bị bắt giam trong xà lim, nhớ đến Nguyên Hồng, tôi lại thấy vang lên câu nói ấy. Nó gắn liền với những ngày thơ ấu của tôi, thời vòm trời cũng khác, gió thổi cũng khác, cánh đồng trước cửa cũng khác. Trời xanh hơn bây giờ. Trăng đẹp hơn bây giờ. Mảnh vườn nhỏ là mênh mông. Cây chay, cây nhãn rợp tán lá như những cây cổ thụ.
Chúng tôi vào bếp, nung dùi đỏ, dùi lỗ những thanh tre khói bốc ngùn ngụt để đóng những cái chuồng chim to rất đẹp rồi vặt những bông hoa dâm bụt đỏ chói bỏ vào lồng. Cửa lồng có gài bẫy. Chúng tôi treo lồng lên đỉnh cây khế, nơi lá khế thưa hơn, chim dễ nhận thấy những chùm hoa đỏ của chúng tôi hơn, và chờ chim vành khuyên bay tới. Chim vành khuyên hay đi đàn và bao giờ tiếng hót của chúng cũng bay tới trước.
Chúng tôi chúm môi huýt, bắt chước tiếng hót chim khuyên. Bùi Đức Hạnh bắt chước như hệt: Đàn chim nghe tiếng hót gọi, lại nhìn thấy những bông hoa đỏ, sà xuống ngay. Chúng sa bẫy. Thật là những giờ phút tưng bừng. Nấp ở những cây gần đấy, chúng tôi tụt xuống, chạy tới gốc khế, leo lên... Những con chim vành khuyên nhỏ nhoi, bóng mượt, màu vàng ngả màu lá mạ, có những tròng mắt rất đẹp được chúng tôi vô cùng yêu quý và chăm nom hết sức mình. Mặc dầu vậy, chúng đều có một kết cục bi thảm giống nhau: cái chết. Chúng tôi lại giăng bẫy một mẻ khác. Rồi chúng tôi chơi chu chi chu chít, đi trốn đi tìm, chui nấp cả trong cây hương mà anh tôi cả quyết đã có lần trông thấy hai vợ chồng con rắn có mào. Chúng tôi mồ hôi nhễ nhại đá bóng bằng quả bòng rụng trong sân. Và chúng tôi đọc sách.
Tủ sách còm cõi của chúng tôi. Bố tôi có công việc sang Phòng(Hải Phòng, cách gọi của những người dân ngoại thành) thường không quên mua cho chúng tôi quyển sách. Những chuyến đi hiếm hoi nên những quyển sách cũng hiếm hoi. Tôi còn nhớ tên từng quyển sách. Loại sách Hồng như Lên cung trăng, Hạt ngọc. Rồi Con chó hai đầu, Những thảm kịch bên kia dãy núi Trường Sơn, Chuyện ngụ ngôn của La-phông-ten. Chuyện kể của Pe-rôn. Chúng tôi ngốn cả sách trinh thám, kiếm hiệp. Đôi mắt thần, Lệ Hằng phục thù, Long hình quái khách.
Riêng quyển Long hình quái khách chúng tôi đọc tập thể. Cứ đến đoạn Long hình quái khách xuất hiện, tất cả cùng rên lên: “Long hình quái khách xuất hiển ư ư ư”. Dễ hiểu rằng Những ngày thơ âú chẳng gây được một ấn tượng gì đặc biệt trong đầu óc quá non nớt của một cậu bé con còn ham chạy nhẩy nghịch ngợm như tôi. Thế mà cái câu Hồng, mày lên đây! mà tôi vẫn đinh ninh là Hồng - Lên đây tao bảo! lại cứ còn mãi trong tôi.
Đó là sự thật.
__to be continued__
Một thời để mất là tập sách đầu tiên tôi in sau gần một phần tư thế kỷ gác bút. Chịu trách nhiệm xuất bản là anh Nguyễn Kiên và người biên tập là anh Vương Trí Nhàn (nhà xuất bản Hội Nhà văn). Để nó ra đời được, các anh đã phải cắt đi một số đoạn. Trong lần tái bản thứ hai, người biên tập là anh Hải Lộc, chịu trách nhiệm xuất bản là anh Phạm Ngà, giám đốc nhà xuất bản Hải Phòng, tập sách đã được bổ sung một số đoạn cắt trong lần xuất bản trước. Và lần xuất bản thứ ba này tác giả bổ sung thêm sao cho gần được như bản thảo ban đầu, giữ được sự hồn nhiên khi tôi mới cầm bút trở lại.
Tôi cám ơn tất cả các anh. những người đã góp sức cho tập sách chào đời và có cuộc sống trong đời sống văn học.
Hải Phòng, xuân 2003
Bùi Ngọc Tấn
Anh Vương Trí Nhàn, một người bạn mới quen khi tôi cầm bút trở lại đã mấy lẩn giục tôi viết riêng một tập sách về Nguyên Hổng. Tôi đoán anh có đọc và thích mấy bài đã in của tôi viết về nhà văn này. Qua đó anh tin ở tôi, ở những tư liệu của tôi, ở cái tình của tôi với Nguyên Hồng. Và hình như anh còn tin ở cuộc đời ba chìm bảy nổi của tôi nữa. Anh cho rằng tôi có thể có một tập sách kha khá về nhà văn đã đượm “phong thánh” này.
Lời khuyên của Vương Trí Nhàn có sức thuyết phục tôi còn ở lẽ tôi đánh giá cao bài viết của anh về Nguyên Hồng “Một cuộc đời sáng tạo trong đau khổ”. Tôi nghĩ đó là bài nghiên cứu về Nguyên Hồng hay nhất cho đến lúc đó.
Vương Trí Nhàn đã hiểu Nguyên Hồng và phát biểu về Nguyên Hồng đúng như trong thực tế.
Tôi tin Nhàn thành thật, thiện ý khi khuyên tôi viết.
Thế nhưng tôi chỉ cười. Một kiểu xã giao. Như một câu nói không thành lời:
- Cám ơn các ông đã tin tôi. Nhưng...
Về Hải Phòng rồi quên ngay thẳng lời gợi ý ấy của Nhàn. Cuộc đời còn bao thứ phải bận bịu lo toan, hơn nữa tôi không thích đào bới những người đã nằm yên dưới mộ, vào “đội cải táng” như cách nói của Vũ Bão.
Một năm sau, vào mùa thu năm 1993, khi vụ “Đào Hiếu - Nổi loạn”* đã tới cao trào, tôi lên Hà Nội thăm Nguyễn Kiên. (*Tiểu thuyết Nổi loạn của Đào Hiếu do Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản bị cấm. Nguyền Kiên, giám đốc Nhà xuất bản bị đe doạ truy tố)
Ở tỉnh lẻ - vâng, dù Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba toàn quốc và đầu mối giao thông lớn nhất miền Bắc thì Hải Phòng vẫn là tỉnh lẻ với sự chính xác nhất của ngôn từ, tỉnh lẻ về bầu trời, về địa lý hành chính, tỉnh lẻ trong sự dèm pha tâng bốc... Ở cái tỉnh lẻ “cô em nằm xem kiếm hiệp”* này (*thơ Yến Lan), chẳng biết mô tê răng rứa ra làm sao, nghe đồn và đọc báo thây Kiên đang bị lôi thôi, chúng tôi, nghĩa là tôi và vợ tôi hay nhắc đến Kiên và thương Kiên đang chịu trận. Thế trận tôi đã từng chịu cách đây một phần tư thế kỷ, khốc liệt và cay đúng hơn nhiều.
Kiên quê Vạn Phúc. Vợ tôi người Tả Thanh Oai. Gọi là cùng quê. Kiên biết vợ tôi từ thời con gái, khi chúng tôi còn chưa lấy nhau.
Tôi bảo vợ tôi:
- Anh phải lên Hà Nội đây. Lên chỗ anh Kiên.
Vợ tôi mở tủ dúi cho tôi 100.000 đồng.
- Anh hỏi anh Kiên chuyện vợ con anh ấy nữa nhé. Em không hiểu chuyện gia đình anh ấy ra làm sao. Nhớ đấy. Các ông gặp nhau thì chỉ văn chương, chữ nghĩa.
Tôi đi nhờ cái Toyota mới tinh, còn chưa hết thời gian chạv rô-đa lên Hà Nội thăm Kiên, thăm ông giám đôc nhà xuất bản Hội nhà văn đang lâm nạn. Kiên định tiếp tôi ở nhà xuất bản. Nhưng tôi rủ Kiên:
- Đi uống bia đi. Mình có tiền.
Kiên hiểu rằng chúng tôi cần được yên tĩnh, chỉ có hai người với nhau.
Hà Nội, thu, sắp đến ngày 10 tháng 10. Ngày tiếp quản Hà Nội. Tôi vào Hà Nội sớm. Từ mùng 3 tháng 10 năm 1954. Theo đường số 6. Rút nuy-mê-rô xít. Giấy vào Hà Nội của Ban Liên hợp đình chiến Bắc Bộ tôi còn giữ đến bây giờ. Cô-lô-nen Ga-li-be ký. Trung tá Đoàn Thế Hùng ký. Hà Nội ngày ấy như một điều kỳ diệu mà cuộc đời dành sẵn cho chúng tôi. Như một bữa tiệc để chúng tôi say men cuộc sống rồi từ đó chỉ có chuyện bay bổng.
Hết đợt tiếp quản tôi về báo Tiền Phong. Kiên về Trung ương Đoàn sau tôi. Kiên đã kết thúc những ngày đi lưu động* (*tên một tác phẩm của Nguyễn Kiên). Đường Nguyễn Du. Những cây sữa cao vút, thon thả rải thành hàng, im lặng như những trang giấy xếp liền nhau, như có thể lần giở ở đó từng trang kỷ niệm. Tôi bõng hiểu ra rằng mình không chỉ lên thăm Kiên, mà còn thăm Hà Nội. Gặp lại Hà Nội. Trò chuyện với Hà Nội. Để Hà Nội lại ngấm vào mình cho dù Hà Nội không còn là Hà Nội ngày xưa nữa. Để có thêm cái chất Hà Nội vào người, bớt đi một ít phần trăm tỉnh lẻ mà mình mang không tự giác.
Sau đủ mọi chuyện gia đình con cái, văn chương chữ nghĩa thế sự vui buồn, tôi và Kiên trở về nhà xuất bản. Lại gặp Vương Trí Nhàn. Nhàn với vẻ niềm nở rất dễ thương đưa cho tôi 60 ngàn đồng:
- Nhuận bút của anh đấy. Cả tập được 480 ngàn. Anh một phần tám đấy. Những người khác chỉ hai, ba chục ngàn thôi.
- Anh nhớ tên sách là Nguyên Hồng - Cát bụi và ánh sáng. Bài của anh in ở trong ấy. Chúng tôi không có quyển nào cả. Anh về Hải Phòng xem có thì mua. Và thanh minh là in ở thành phố Hồ Chí Minh, họ chưa gửi sách bản quyền ra.
- Nhưng anh cho tôi xem mặt tập sách có được không?
Nhàn nhanh nhầu xuống nhà, cầm lên một quyển:
- Sách này tôi mượn của chị... đây. Chinh tôi cũng không có.
Kiên xen vào câu chuyện với cương vị giám đốc:
- Không được. Phải đưa anh Tấn quyển sách tác giả chứ. Anh ấy ở Hải Phòng lên cơ mà. Rồi nhà xuất bản bản tìm mua giả chị... sau.
Cám ơn Kiên. Tôi lật tìm bài của tôi. Đó là bài đầu kiên tôi viết khi cầm bút trở lại. Nguyên Hồng thời đã mất in trên tạp chí Cửa Biển của Hội văn nghệ Hải Phòng, nay lại được các anh đưa vào tập sách.
Nhàn lại động viên tôi viết về Nguyên Hồng. Cả Kiên nữa. Lần này lời xui của các anh làm tôi xiêu lòng.
Tôi đã quyết định viết. Không. Không chỉ chuyện Nguyên Hổng. Chuyện tôi. Cái lớp tôi. Lê Bầu, Mạc Lân, Dương Tường, Vũ Thu Hiên, Nguyên Bình, Vũ Bão...
Chuyện một thời tin tưởng
Một thời bay bổng
Một thời hạnh phúc
Và cả một thời nhảm nhí của chúng tôi nữa.
***
Tôi chịu không nhớ được lần đầu tiên mình gặp Nguyên Hồng. Cũng như không nhớ được lần đầu tiên gặp biển. Mặc dù tôi rất yêu biển, có thể im lặng nhìn biển hàng giờ.
Thế mà lần đầu tiên gặp các nhà văn, nhà thơ khác, tôi lại nhớ.
Ví như với Tô Hoài.
Chúng tôi nhận ra Tô Hoài ngay khi ông đang uống cà phê ở ngõ Bà Triệu. Một ngõ cụt, vắng, trồng những cây me tơ, gần cơ quan chúng tôi. Tôi nói chúng tôi vì hôm ấy đi uống cà phê có tôi và Vũ Lê Mai, người có số phận khác tôi và sau này khi tôi đi tù, anh là một trong những người giữ những vị trí quan trọng trong ngành điện ảnh.
Nhà cửa sau tiếp quản chưa ổn định. Có thể kể những số nhà báo Tiền Phong đã đặt trụ sở làm việc hoặc cho anh em ở tập thể: 64 Bà Triệu, 57 Hàm Long, 45 Hàm Long, 11 Ngô Văn Sở, 167 Phùng Hưng, 3 Hồ Xuân Hương, 133 Bà Triệu...
Là phóng viên trên dưới 20 tuổi, chúng tôi gặp nhau, thân thiết với nhau và thống nhất ở hai điểm chính: Rất khao khát với việc viết văn, muốn trở thành nhà văn lớn và cũng muốn mình già. Thật không ưng ý chút nào những khuôn mặt phơn phớt lông măng, bấm ra sữa của chúng tôi. Nguyễn Tiên Phong sau này trở thành bí thư Trung ương Đoàn, nhưng được chúng tôi biết đến nhiều hơn vì anh là anh ruột của vợ Hữu Loan, người đàn bà chết sớm, người đàn bà nguyên cớ nội dung của một bài thơ tuyệt vời bất tử mà hồi đó chúng tôi chỉ dám đọc khẽ cho nhau nghe, bài Mầu tím hoa sim, Nguyễn Tiên Phong đã có một nhận xét rất đúng:
- Ở cái Trung ương Đoàn này thật lạ. Những anh trẻ muốn mình già đi. Còn những anh già lại cố làm ra trẻ.
Chúng tôi cố làm ra già. Chúng tôi để ria mép. Chúng tôi đi sóng đôi, đếm bước trên đường Bà Triệu, xuôi xuống Vân Hồ. Tư lự, bàn bạc, trang nghiêm.
Trong một buổi đi dạo như vậy, tôi và Vũ Lê Mai vào quán cà phê ngõ Bà Triệu. Tô Hoài đang ngồi một mình ở đó.
Rất cởi mở và tự tin, tôi cùng Vũ Lê Mai bước tới:
- Xin lỗi anh. Anh là nhà văn Tô Hoài?
Và chúng tôi ngồi xuống bên anh.
Tô Hoài lúc đó đã đọc một truyện ngắn của tôi gửi tham gia cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn Nghệ.
Truyện Chị Trúc. Tô Hoài khen và cho biết cùng với Chiếc cán búa của Võ Huy Tâm, Chị Trúc sẽ là truyện ngắn được in đầu tiên, trình diện, mở đầu cho cuộc thi này. Chị Trúc viết về nông thôn. Chiếc cán búa viết về công nghiệp. Nhưng rồi Chị Trúc không được in cũng không được giải vì nó nói tới những mất mát của chiến tranh hơi quá liều lượng (?). Tô Hoài sau mấy ngụm cà phê, nheo mắt hóm hỉnh nhìn tôi:
- Anh chưa có vợ phải không?
Tôi ngơ ngác không hiểu vì sao Tô Hoài biết tôi chưa có vợ và lại hỏi tôi câu hỏi ấy. Như đoán được ý nghĩ của tôi, Tô Hoài giảng giải:
- Nếu anh có vợ rồi anh không viết vợ chồng xa nhau nhớ nhau như vậy. Nỗi nhớ vợ chồng có mùi da thịt, có mùi sinh lý.
Tôi chịu ông vì quả thật cho đến lúc ấy tôi chưa biết nỗi nhớ nhung vợ chồng nó như thế nào. Nhưng liền ngay đó, Tô Hoài nói một câu làm tôi tỉnh người:
- Văn anh đẹp lắm.
Và cười, nhìn hai chúng tôi:
- Các anh trẻ đến là vui.
Đúng là chúng tôi vui. Chúng tôi đọc. Chúng tôi suy nghĩ, bàn bạc. Chúng tôi không ngừng khắc phục những điểm yếu của chúng tôi: vốn sống và kiến thức.
Tôi cũng nhớ lần gặp gỡ đầu tiên với Xuân Diệu.
Thời ấy cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở giai đoạn gay go quyết liệt nhất. Thác Huống bị ném bom. Nước sông Cầu dềnh lên cuồn cuộn cuồn cuộn trôi suốt một ngày trời và sau đó là cạn đến mức có thể lội qua sông sang bên kia. Những con sông máng của cả một vùng Phú Bình, Yên Thế tưới nước cho hàng vạn héc ta nằm trơ đáy. Không chỉ là hệ thống thuỷ nông, dòng sông máng còn là hệ thống giao thông thuận lợi. Đêm đêm những con thuyền hoàn toàn do người kéo, im lặng chở sắn, gạo, muối mỏ, măng tươi, củ nâu, vải vóc, thuốc men, hàng hoá quân nhu, dân dụng ngược xuôi trên những dòng sông máng, chững lại ở những cửa âu, chờ bơm nước để lên hay xuống một bậc thang cho thăng bằng với mớn nước mới. Nó cũng giống như tầu bè phải leo dốc qua kênh Xuy-ê. Ba-ra Tắc Cun (đập Thác Huống) vỡ, những dòng sông máng trở thành những dòng sông chết. Ban đêm vắng những tiếng người gọi nhau, những tiếng thở, những dáng người gò lưng kéo, những tiếng cót két của bánh lái, của dây chão miết vào trụ thuyền. Ban ngày vắng hẳn tiếng máy bay, những chiếc Kinh Cô-bra cổ ngỗng mầu én bạc, những chiếc Hen-cát cổ rụt mầu xám tuần tiễu dọc sông, quần thảo những vụng thuyền ẩn nấp. Tiếng máy bay xé gió và tiếng đại liên nổ từng tràng. Những dòng sông chết kéo theo cái chết của những cánh đồng. Từ vùng Lang Tạ, Đức Lân ngược lên Thái Nguyên, xuôi về Đức Thắng, Hiệp Hoà, sang vùng Yên Thế chỉ một mầu đất bạc trắng. Mặt ruộng nứt nẻ toang hoác. Phải đào giếng lấy nước tưới cho hoa mầu. Hạt thóc quý như hạt vàng. Tìm khắp nhà không có lấy một hạt thóc nhổ lông nách.
Tình hình rất bi đát. Nhưng chúng tôi chẳng suy nghĩ gì nhiều. Chúng tôi vui vẻ vượt qua những khó khăn. Chúng tôi ăn đói. Về mùa nóng chúng tôi đem nong ra đặt giữa đường làng và ngủ ở đó để đón chút gió hút giữa hai rặng tre. Sáng sớm những đàn trâu đi làm đi thả, bước qua người chúng tôi, móng gõ lộp cộp. Chúng tôi choàng tỉnh và vội lăn người tránh được dòng nước của một chú trâu tơ dừng lại tè xối giữa mặt. Về mùa rét chúng tôi rải ổ đắp chiếu và đè thêm cái chõng tre lên người để chống cái rét cắt ruột, rét Thái Nguyên rét về Yên Thế (thơ Tố Hữu).
Chúng tôi đi học đêm xa bẩy cây số. Chúng tôi đọc Viếng bạn của Hoàng Lộc, Làng của Kim Lân, Thư nhà của Hồ Phương, Thời gian ủng hộ chúng ta của I-li-a Ê-ren-bua và ký sự Nguỵ Nguy. Chúng tôi đồng ca: “Nông dân là quân chủ lực, Đội quân hùng hậu. Không có nông dân thì kháng chiến ta không thể thành công...”. Chúng tôi băng qua không biết bao nhiêu cánh đồng đất ải về Đức Thắng, Trại Cờ để xem phim Chủ tịch nông trường của Liên xô, Bạch Mao nữ của Trung Quốc. Chúng tôi mơ tới ngày độc lập, mơ tới những thành phố tưng bừng ánh điện, chúng tôi cùng vợ con chúng tôi làm việc, chung sức với mọi người xây dựng cuộc sống mới.
Trong thời gian kháng chiến khốc liệt và vui tươi đó, Xuân Diệu về trường chúng tôi. Anh nói chuyện thời sự. Anh nói về xã hội thối nát của Pháp và Mỹ, về những đảng 3K, những điệu nhảy Hu-la-húp, Rốc-en-rôn. Xuân Diệu trợn tròn mắt:
- Các đồng chí có biết bên ấy chúng nó mặc quần áo bằng gì không? Bằng ni lông! Quần áo ni lông! Chúng tôi ào lên. Thật không thể nào hiểu được cái bọn người khốn nạn ấy lại có thể lấy ni lông làm quần áo, thứ vải mưa mầu cánh dán trong suốt mà chúng tôi mới được biết đến khi các anh tôi từ vùng địch hậu ra, có mang theo vài mảnh, vừa dùng để đi mưa, vừa dùng gói quần áo, lấy dây túm chặt làm thành một thứ phao bơi khi vượt sông ra vùng tự do. Thật là một lũ điên loạn, truỵ lạc. Mặc quần áo như vậy có khác gì cởi truồng! (Mãi mấy chục năm sau khi may chiếc áo ni lông đầu tiên trong đời mà Nguyên Hồng gọi là pha lon, tôi mới thấy loại vải ấy thật tuyệt biết bao).
Xuân Diệu bồi thêm:
- Còn quần áo may bằng vải thường các đồng chí có biết nó in gì lên đấy không. Không phải in hoa! Nó in cả một tờ Nữu ước thời báo với đầy đủ ảnh, măng sét, tít lớn, tít nhỏ, tin ngắn, tin dài lên mặt vải. Cũng không phải in lên một bộ quần áo mà in lên cả hàng bao nhiêu cuộn vải rồi cứ thế mà cắt!
Không để chúng tôi kịp ngạc nhiên, Xuân Diệu tiếp luôn:
- Còn tổng thống ở bên Mỹ, khi hết nhiệm kỳ không làm lổng thống nữa, các đồng chí có biết nó đi làm gì không? Đi quảng cáo cho các hãng buôn kiếm tiền? Chúng tôi lại ồ lên. Cái bọn người quái đản ấy cần được cải tạo. Chúng ta sẽ là người cải tạo chúng. Giai cấp vô sản, tầng lớp lao động, những người nghèo khổ bị bóc lột ở những nước ấy sẽ đứng lên.
Buổi tối hôm ấy Xuân Diệu gặp riêng mấy anh em chúng tôi ở một bìa rừng. Chúng tôi ngồi bệt trên cỏ. Những bụi sim mua thâm thấp giống như người ngồi mà những đêm tan học từ trường về, tôi cứ rợn hết cả người. Một bên là một khu rừng nhỏ. Rừng làng Phú Mỹ (Phú Bình). Một bên là cánh đồng hẹp rồi đến một rừng sau sau, loại cây nuôi một thứ sâu lấy cước trông giống hệt những cây bu-lô sau này tôi được thấy trong những trang hoạ báo Liên xô.
Phía sau rừng sau sau ấy là vụng Thanh Lang, đã có một thời ngày nào máy bay cũng tới nã đại liên vào các lùm cây, triệt những thuyền ẩn nấp.
Được ngồi cạnh một nhà thơ lớn thật là sung sướng. Được trực tiếp đối thoại với nhà thơ càng sung sướng hơn. Từ khi tôi lớn lên, khi tôi biết có tôi trên cuộc đời này, tôi đã biết có cánh đầm trước cửa nhà tôi, ngọn núi Đèo xa tít tắp, giới hạn của vũ trụ, như tầng trời ngày ấy...
Rồi sau nữa tôi biết có Xuân Diệu, Huy Cận, Thạch Lam, Nguyên Hồng. Những vòm trời tài năng trí tuệ. Vòm trời ấy tồn tại mãi cho tới khi tôi trưởng thành, cho tới khi tôi cầm bút, tên tuổi những người ấy khuyến khích tôi, động viên tôi. Hình như lớp trẻ sau này không có những ý nghĩ ấy tình cảm ấy. Vòm trời tuổi thơ của họ chỉ tồn tại trong tuổi thơ thôi. Hơn chúng tôi, họ biết đánh giá, họ biết tỉnh táo, không tôn thờ, không định kiến. Họ không có những thần tượng. Họ biết khơi dậy sức lực của chính họ.
Có những người đã chọc thủng cả vòm trời. Đã đành họ có tài. Nhưng thế hệ chúng tôi không phải không có những người tài. Chỉ là vì quá tuân theo quy ước, ngay trong nội tâm đã không thắng nổi mình.
Đêm ấy Xuân Diệu bình thơ. Anh phân tích bài thơ của một thiếu sinh quân:
Đánh giấy về không thì em giận
Chép cho em bài hát thiếu sinh
Mẹ ngồi mẹ nói một mình
“Để rồi phải kiếm cho anh một người”.
Anh giảng về bài thơ đã đi vào cổ điển của anh, bài
Lời kỹ nữ, về câu thơ:
Trăng từ viễn xứ
đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn.
Sau bốn từ không dấu đi - khoan - thai - lên diễn đạt trăng đang lên, đến chữ ngự mang dấu nặng như một sự dừng lại vì trăng đã lên tới nơi cao nhất của bầu trời, và cuối cùng với ba từ đỉnh trời tròn, ta thấy vầng trăng toả khắp vũ trụ.
Không chỉ cái hay của thơ, giọng ngâm của Xuân Diệu hoàn toàn chinh phục chúng tôi. Lũ học sinh chúng tôi chỉ biết xuýt xoa. Tôi đề nghị nhà thơ hò Huế. Anh vui vẻ hò ngay. Lần đầu tiên tôi được nghe hò Huế. Xuân Diệu là người có trí nhớ diệu kỳ. Chỉ gặp nhau lần ấy mà anh nhớ tôi. Mấy năm sau, khi hoà bình lập lại, tôi đã về báo Tiền Phong, đang đạp xe giữa dòng người xuôi ngược qua bến tầu điện bờ hồ Hoàn Kiếm, bỗng nghe tiếng người gọi:
- Tấn!
Tôi phanh gấp, quay lại: Xuân Diệu.
Xuân Diệu rất có trách nhiệm khi làm việc. Chính anh đã lục trong đống bản thảo bị loại khỏi cuộc thi, đọc lại truyện Sao của tôi và truyện này được tặng giải khuyến khích của tạp chí Văn Nghệ. Anh làm việc đó không phải vì quen tôi. Truyện đó tôi lấy bút danh Lôi Động. Đó là tên làng mẹ tôi. Phải giấu biệt tên thật của mình. Cơ quan biết thì lôi thôi to. Tôi còn nhớ Lê Mạc Lân, người con cả của Lê Văn Trương nhưng không bao giờ nói về bố mình, không bao giờ muốn người ta biết mình chỉ với tư cách là con cả của Lê Văn Trương, người bạn hơn tuổi mà tôi rất thân, gọi tôi và Tất Vinh đi lên Phúc Châu uống chè. Lân bảo giọng nghiêm trọng:
- Chi bộ vừa họp quyết định: Trong chi bộ và trong cơ quan không được viết văn.
- Cấm viết văn? Chúng tôi hỏi lại.
Nghị quyết ghi là tạm thời, trong thời gian trước mắt, để cải tiến, tập trung sức lực nâng cao chất lượng tờ báo. Tao đã phản đối nhưng hoàn toàn thiểu số.
Làm sao chúng tôi từ bỏ việc viết văn cho được. Dù mới tập viết, dù vốn sống còn ít ỏi, dù phải thức khuya, dù phải vụng trộm như đang làm một việc xấu xa. Trong một thời gian ngắn ở báo Tiền Phong, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam này, tôi đã thấy có hai việc kỳ cục: Một là việc cấm viết văn trên đây, hai là cách đây hai năm, chi đoàn khai trừ tôi và một vài đoàn viên khác vì chúng tôi là thành phần lớp trên, rồi sau đó lại làm lễ kết nạp lại khi có chủ trương sửa sai.
Đinh Chương, người của đoàn thể, cũng khẳng định tình hình căng lắm đấy các cậu ạ”. Rồi nghị quyết ấy được đưa ra cho toàn thể anh em thảo luận. Chúng tôi nêu thắc mắc, chúng tôi đề nghị giải thích... Những người không có khả năng viết văn thì nhiệt liệt ủng hộ nghị quyết. Trong những cuộc họp ấy lần đầu tiên tôi được biết những kẻ cơ hội. Những người này cũng là phóng viên, những người chân đất, hình như cũng có tý chút máu văn chương, nhưng cái “ý thức phấn đấu” nhiều hơn. Hằng ngày họ chuyện trò, tâm sự với bọn chúng tôi về sáng tác, châm biếm những tổ trưởng, biên uỷ kém năng lực, trong cuộc họp này họ nói uốn lượn cực kỳ. Đại loại như: sáng tác nhìn chung về lâu dài cần được khuyến khích. Nếu đặt vấn đề sáng tác từ góc độ cá nhân thì khác. Nếu đặt vấn đề sáng tác từ góc độ tập thể chúng ta sẽ thấy nó đơn giản đi nhiều...
Chúng tôi hiểu được rằng viết báo là để phục vụ cách mạng, viết văn cũng phục vụ cách mạng. Lãnh đạo báo, xuất phát từ lợi ích chung, từng thời gian sẽ có những chủ trương thích hợp nhằm huy động tối đa năng lực anh em vào sự nghiệp giáo dục thanh niên, một bộ phận rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, vì thanh niên là cánh tay, là lực lượng hậu bị của Đảng.
Chỉ có cá nhân chủ nghĩa, đặt cá nhân lên trên tập thể mới sinh ra mâu thuẫn giữa viết văn và viết báo. Mâu thuẫn ấy không có ở những người toàn tâm toàn ý phục vụ tờ báo.
Thật đúng là chân lý.
Không thể tự mình tỏ ra là những phần tử cá nhân chủ nghĩa. Cũng không thể chống lại nghị quyết chi bộ. Việc thảo luận trong toàn cơ quan chỉ để chính thức hoá nó, pháp chế hoá nó. Vũ Bão dạo ấy đang nổi tiếng với tiểu thuyết Sắp cưới và bị đánh tơi tả, hay qua lại chỗ chúng tôi, biết chuyện cấm viết văn ở báo Tiền Phong, nói với điệu hài hước rất quen thuộc của anh:
- Tiểu đoàn 2 phải rút về cánh đồng Chum thôi.
Thời đó tiểu đoàn 2 của ông hoàng Xu-pha-nu-vông xây dựng cơ sở ở cánh đồng Chum để tiến hành cuộc chiến tranh giữa ba anh em cùng là Hoàng thân nước Lào. Chúng tôi không có cánh đồng Chum của mình. Mà văn chương chỉ những ai đã mắc vào mới rõ: Không thể nào dứt ra cho được. Nó như ma tuý. Nó lại ngọt ngào, cay đắng, sung sướng, thất vọng, đam mê, hệt như tình yêu. Thế là bảo nhau: “Căn bản là phải làm báo tốt. Ít nhất phải bằng hoặc hơn những anh em chỉ viết báo, không viết văn”. Việc này không khó lắm. Vì cái máu văn chương làm chúng tôi lăn lộn với cuộc sống. Lấy tài liệu kỹ. Ghi cả ngôn ngữ. Cả cảnh. Cả những chi tiết không phục vụ cho việc viết báo. Nguyễn Trí Tình suốt đêm đi làm với các anh các chị đổ thùng. Đón giao thừa với các anh lái xe lửa trên chuyến tầu Hà Nội - Lạng Sơn. Tôi thì lang thang ở vùng quê Ninh Bình, Hà Nam, tìm ra một anh Nguyễn Tê nào đó là cán bộ đoàn mà không chịu vào hợp tác xã. Báo Tiền Phong tổ chức thảo luận trên báo về trường hợp anh Nguyễn Tê. Bài vở, ý kiến tới tấp gửi về. Đóng góp của tôi cũng gọi là tàm tạm.
Đó là chưa kể những chuyến đi về các mũi nhọn của nông thôn đầy gian khổ nhưng biết bao hào hứng khác.
Để viết bài phản ảnh. Như chuyến về Lâm Động (Thuỷ Nguyên) lấy tài liệu ngày giỗ trận, cùng chi đoàn tát ao, bắt cá liên hoan. Rồi chuyến đi lên Ngũ Kiên (Phúc Yên) nơi đi đầu trong phong trào cấy song long quá hải, nuôi lợn bằng biện pháp cho lợn ăn cứt trâu, cắt đuôi, cắt tai, cắt tuyến giáp trạng...
Lại như chuyến về Thanh Hoá, đạp xe tới nhà anh hùng lao động Trịnh Xuân Bái, người tôi đã quen ở đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Hà Nội. Vừa từ Liên xô về, ấn tượng về Liên xô, thiên đường trên trái đất, tương lai của Việt Nam, thủ đô của cách mạng thế giới còn đầy ắp trong đầu, anh hùng Trịnh Xuân Bái hào hứng đọc cho tôi nghe bài thơ mới sáng tác của ông về Liên xô:
Liên bang xô viết
Thú tự do ao ước bấy lâu nay
Kìa hồng quân thuyền thợ với dân cày
Đệ nhất sướng hỏi rằng đây có phải
Rồi:
Này trường Lô-mô-nô- xốp
Này điện Cẩm Linh
Ngước trông lên ai khéo hoạ hình
Cờ liềm búa long lanh như gấm dệt
Các Mác tinh thần bất diệt
Lê-nin sự nghiệp rất cao siêu
Càng nhìn chủ nghĩa càng yêu.
Tôi ghi lại bài thơ mà không dám nói với nhà thơ Trịnh Xuân Bái rằng thi phẩm của ông bị ảnh hưởng Chu Mạnh Trinh quá rõ. Tuy nhiên giá trị phổ biến của nó thật ghê gớm. Khi tôi về toà soạn, ngay lập tức bài thơ đã nhập tâm nhiều người, từ Lê Thị Tuý, Nguyễn Trí Tình, Tất Vinh tới anh bạn nhiếp ảnh Mai Nam. Ngay cả đồng chí Tổng biên tập, những lúc cầm bát đũa xuống nhà ăn tập thể cũng ngâm nga:
Ngước trông lên ai khéo hoạ hình
Cờ liềm búa long lanh như gấm dệt
Ngoài chuyện viết báo, mọi chuyện khác cũng phải nghiêm túc. Ví như làm bích báo. Chúng tôi đều có bài. Nguyễn Trí Tình thuật lại chuyến đi phỏng vấn một chị dân lao động ở khu lao động Lương Yên cho số báo mồng 1 tháng 5. Nguyễn Trí Tình vừa ngồi một lúc thì chị chủ nhà đi chợ về. Chị thả từ cái lồng ra một con chó con mới mua ở chợ. Con chó từ ngoài sân ngoe nguẩy cái đuôi ngắn ngủn, ngỏng đầu hít hít và chạy thẳng vào trong nhà, tới chỗ Nguyễn Trí Tình ngồi, rồi cứ quấn quýt lấy hai bàn chân đi bít tất của anh lúc ấy đã rút ra khỏi đôi giầy ba ta. Anh hẩy nó ra. Nó lại sán đến, cái đuôi quay tít mừng rỡ. Tình khẳng định giữa anh và con chó chưa có sự quen biết nào. Vì sao lại có tình bạn tuyệt vời này. Rồi anh chợt hiểu nguyên nhân của mối tình tiền kiếp đó: Chân anh, bít tất anh đi giầy vải lâu ngày không giặt, có mùi quá nặng. Chính anh cũng ngửi thấy cái mùi đặc trưng ấy.
Tất Vinh cũng góp những bài độc đáo. Anh viết về những nỗi khổ của tổ văn nghệ (Tất Vinh ở tổ văn nghệ) trong việc sử dụng thơ bạn đọc, có trích những câu thơ đại loại như những câu ca ngợi sự phát triển của ngành đường sắt, vừa khôi phục xong đường Hà Nội – Nam Quan đã lại thông đường Hà Nội - Lào Cai:
Phe ta càng mạnh càng to
Xịt ta, Mao Trạch, Bác Hồ vinh quang.
Miền Bắc kiên thiết vững vàng
Nam Quan tầu chạy lại càng Lào Cai.
(Tôi muốn mở ngoặc đơn ở đây rằng Bút Tre không phải là người chế tạo ra trường phái Bút Tre. Trường phái này có từ trước khi Bút Tre làm thơ, Bút Tre chỉ là người đại diện ưu tú, tiêu biểu nhất mà thôi. Tất Vinh có kể cho tôi nghe hồi chống Pháp, khi còn trong bộ đội, anh đi các tiểu đoàn mở lớp huấn luyện làm ca dao, thơ lục bát, câu sáu vần với câu tám ra làm sao. Tất Vinh đọc trước một câu sáu:
Con mèo là con mèo đen
Một chiến sĩ giơ tay đọc ngay câu tám như sau:
Cớ sao mày ở trong đèn mày ra?
Vần thì vần đấy nhưng thật chẳng ra làm sao cả).
Cũng có số báo Tất Vinh chỉ cho đăng một mẩu quảng cáo: “Nếu bạn và người yêu bạn cùng hơi bị vổ thì hôn nhau như thế nào? Trong số báo sau bạn TD vui lòng giải đáp”.
Bạn TD là đồng chí tổng biên tập báo Tiền Phong của chúng tôi, hai vợ chồng đồng chí đều có hàm răng hơi hô. Tất nhiên độc giả TD xem báo của chúng tôi chỉ có thể cười. Cười vô tư, thán phục một trò chơi tinh nghịch, “trẻ không tha, già không thương” mà không để bụng. Tôi nghĩ nếu bây giờ có nhân viên nào đùa thủ trưởng như vậy thì sau tiếng cười miễn cưỡng, hậu quả hẳn là sẽ khác. Thời ấy chúng tôi vừa cùng ở rừng về với nhau...
Thực hiện tốt những biện pháp giữ mình như vậy, chúng tôi cảm thấy yên tâm, khi nào không nhịn được viết văn, chúng tôi... cứ viết.
Tôi viết, ký tên Lôi Động, quê mẹ tôi và gửi dự thi ở tạp chí Văn Nghệ. Cái tên ấy chỉ xuất hiện một lần. Có lẽ cũng vì vậy mà mới đây khi báo Văn Nghệ làm thống kê về những cuộc thi truyện ngắn của báo, những truyện và những người được giải (kể cả giải khuyến khích) của báo không có truyện Sao cũng không có tên Lôi Động. Cái anh chàng Lôi Động đúng là không có thực.
Ngay lập tức tất cả mọi người trong cơ quan báo Tiền Phong đều biết Lôi Động là ai. Anh em viết văn thì chúc mừng, các đồng chí lãnh đạo cũng không quở trách. Chắc các đồng chí ấy nghĩ rằng chỉ nguyên việc tôi đổi bút danh (thời ấy khi viết báo, tôi ký tên Tân Sắc) cũng chứng tỏ tôi biết sợ, biết chấp hành nghị quyết. Tôi được mời đi dự tổng kết, trao giải thưởng, ăn tiệc. Tôi có trông thấy Xuân Diệu trong lễ trao giải. Nghe anh báo cáo về việc chấm thi tôi mới biết chính anh đã đọc lại truyện Sao từ đống truyện ngắn đã loại ra...
Ít lâu sau tôi được mời đi dự hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ nhất. Không thể bỏ cơ quan xuống ấp Thái Hà họp hai ngày. Cũng không thể xin phép đồng chí tổng biên tập. Như vậy là bắt đồng chí ấy chính thức công nhận việc viết văn. Tôi rất cảm ơn anh Đỗ Văn Thoan, người tổ trưởng nông thôn, sếp trực tiếp của tôi, khi anh nói:
- Coi như tôi phân công ông đi nông thôn công tác. Ông cứ đi đi. Đừng nói gì với ai cả.
Ở hội nghị hình như tôi không thu hoạch được gì về mặt viết lách. Còn đọng trong tôi là cách phát âm cố làm ra nhà quê những tiếng nước ngoài như Alếch xít Tôn-tôi-y, Đôt-xì-tô-ép-xì-ki của Nguyễn Huy Tưởng và ấn tượng về rất đông những anh em viết văn trẻ cùng lứa tuổi tôi. Chúng tôi hăm hở. Chúng tôi quyết tâm. Chúng tôi tràn trề sức sống. Chúng tôi tự đặt cho mình những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Bây giờ nghĩ lại trong lớp đông nhộn nhạo ấy, lớp tuổi tôi máu mê ngày ấy, hình như sự cay đắng vất vả nhiều hơn. Thành đạt cũng có (thành đạt khác thành tựu). Nhưng ít thôi. Trong số này phải kể đến Bùi Đức Ái (Anh Đức), Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, cả Nguyễn Kiên, rồi Nguyễn Quang Thân. Có thể đánh cái đấu chấm lửng ở đây.
Cùng một lứa bên trời. lận đận. Những kẻ lận đận thật nhiều. Bùi Minh Quốc, chồng Dương Thị Xuân Quý, cô thông tin viên xinh xẻo của chúng tôi khi tôi còn ờ báo
Tiền Phong. Vũ Thư Hiên đêm đêm mất ngủ* (* tên một truyện của Vũ Thư Hiên), Phù Thăng, thằng Phu, chiến de vie, vie de chien* (* trong một sáng tác của Phù Thăng, một nhân vật kêu ca cuộc đời con chó, và Phù Thăng bị phê là con chó cuộc đời). Châu Diên xin ra biên chế, về nhà máy xi măng làm công nhân, rồi chuyển hẳn sang làm hợp đồng cho ngành giáo dục. Tôi bị tù 5 năm. Vũ Bão sau bao năm lao đao vì Sắp cưới*, gượng lại được với phương châm chiến lược “mãi cũng tới bờ”* (*Sau Sắp cưới, không nơi nào in cho Vũ Bão nữa. Rất nhiều năm sau Nhà xuất bản Phụ nữ đã mở đầu, in cho anh tập truyện Mãi cũng tới bờ, Vũ Bão kêu lên sung sướng: “Mãi cũng tới bờ”), Nguyễn Trí Tình chuyển sang ngành thông tin, Tất Vinh phải đổi tên là Hồng Dương từ phương án ba bông hồng* (* tên một tác phẩm của Tất Vinh) định đi lên bỗng chết đột tử. Cũng có thể đánh vài dấu chấm lửng ở đây.
Tôi về Hải Phòng, chuyển hẳn từ Hà Nội về Hải Phòng. Lẽ ra tôi không nên làm như vậy. Lẽ ra ở thủ đô rồi hãy cứ sống mãi với thủ đô* (* tên một tác phẩm của Nguyên Huy Tưởng) thì cuộc đời tôi đã đổi khác rồi. Tôi đã tin như vậy và ngày càng tin như vậy.
Nhưng tránh không khỏi số. Bè bạn tôi nói thế. Tôi cũng tin như thế. Để có thể có một niềm an ủi. Hơn nữa chẳng phải một mình tôi. Nghĩ đến những bất hạnh của bè bạn, mình cũng thấy vơi đi nỗi khổ của mình, dễ sống hơn.
Tôi về Hải Phòng vì đấy là quê tôi, vì Hải Phòng là một thành phố công nghiệp, đầu mối giao thông vận tải lớn nhất miền Bắc, thành phố của giai cấp công nhân với truyền thống đấu tranh và đau khổ, thành phố xi măng, thành phố cảng nhìn ra biển. Sinh ra tôi đã có Hải Phòng (thơ văn Cao). Đảng kêu gọi chúng tôi hãy thâm nhập cuộc sống để viết. Cuộc sống anh hùng, sáng tạo, thay da đổi thịt từng giờ, ở đó những con người mới xuất hiện đang chờ chúng tôi miêu tả. Sô-lô-khốp sống cả đời ở một làng ven sông Đông. Glát-cốp viết Xi măng. Triệu Thụ Lý hẳn là một nông dân thực thụ. Đó là những vòm trời của tôi và của thế hệ tôi.
Từ biệt báo Tiền Phong, từ biệt Hà Nội, tôi về báo Hải Phòng. Châu Diên còn hăng hái hơn tôi. Anh xin ra biên chế, đi khỏi Hà Nội, xa vợ xa con, về Hải Phòng làm công nhân lò nung nhà máy xi măng. Khát vọng hẳn là lớn lắm.
Tôi đã sang xi măng nhiều lần. Nhà máy nằm trong phạm vi tôi theo dõi, đưa tin viết bài. Tôi đã tới lò nung, nơi Châu Diên làm việc. Những chiếc lò đang vận hành. Những chiếc lò tớp để sửa chữa. Gạch chịu lửa. Từng đống dây xích đang được anh em công nhân mắc vào ruột lò. Nhìn qua tấm kính xanh vào trong lò đang quay, lưỡi lửa phun dài cuồn cuộn. Cơ lanh ke từng đống, rắn như đá nhỏ và sắc cạnh. Bao trùm lên tất cả là hơi nóng. Cái nóng ngàn độ từ các lò toả ra. Không ai có mồ hôi. Mồ hôi bốc hơi ngay khi vừa rịn trên da. Mặt ai nấy khô cong và quần áo thì dòn như bánh đa.
Tôi cố giấu vẻ ái ngại nhìn Châu Diên. Vóc người anh loẻo khoẻo. Da mặt xám. Môi khô và như hơi tim tím. Tôi kính phục quyết tâm của Toàn (tên thường gọi của Châu Diên). Hơn ai hết, tôi mong, tôi hy vọng Châu Diên sẽ có một tác phẩm lớn về xi măng, không hơn thì cũng phải bằng Glat-cốp. Tôi sợ rằng Châu Diên không chịu đựng được lâu hơn nữa. Nom anh càng gầy. Hình như anh buồn. Anh lại hay uống rượu.
Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thấy Châu Diên viết gì về xi măng. Có lẽ muốn viết phải đứng xa xa một chút chăng. Châu Diên thì lại ở gần quá. Ngay trong đó. Ngụp lặn. Phải télé-amour cơ (tình yêu từ xa - chữ do Vũ Thư Hiên sáng tạo ra. Có thể dịch là viễn ái). Télé-amour thì mới lãng mạn có cánh bay được. Tôi về Hải Phòng và với cương vị một người làm báo, tôi đi nhiều nơi. Tôi không bị trói và cái lò nung nóng trên ngàn độ như Châu Diên. Tôi télé-amour. Tôi lãng mạn có cánh bay. Tôi không hiện thực nghiêm khắc. Càng không hiện thực trần truồng.
Và tôi càng yêu thành phố Hải Phòng, tình yêu ấy sẽ không bao giờ phai nhạt. Nó chỉ chín chắn hơn lên, trầm tĩnh hơn lên, thực tế hơn lên, nhiều mặt, nhiều vẻ, nhiều màu hơn lên, cho dù đời tôi có nổi chìm thế nào chăng nữa.
Ở Hải Phòng tôi đã gặp Nguyên Hồng, gặp biển. Và tôi đều quên cuộc gặp gỡ đấu tiên với cả hai. Nói cho đúng ra, về Hải Phòng tôi mới được gặp biển, còn với Nguyên Hồng tôi đã gặp từ lâu, một cách nói: trước đó tôi đã đọc Những ngày thơ ấu. Thật ra ngày ấy quyển truyện không để lại trong tôi ấn tượng gì sâu sắc lắm. Nhưng không hiểu sao cái câu “Hồng, mày lên đây!” cứ vang mãi bên tai tôi. Sau này khi ngoài ba mươi tuổi, bị bắt giam trong xà lim, nhớ đến Nguyên Hồng, tôi lại thấy vang lên câu nói ấy. Nó gắn liền với những ngày thơ ấu của tôi, thời vòm trời cũng khác, gió thổi cũng khác, cánh đồng trước cửa cũng khác. Trời xanh hơn bây giờ. Trăng đẹp hơn bây giờ. Mảnh vườn nhỏ là mênh mông. Cây chay, cây nhãn rợp tán lá như những cây cổ thụ.
Chúng tôi vào bếp, nung dùi đỏ, dùi lỗ những thanh tre khói bốc ngùn ngụt để đóng những cái chuồng chim to rất đẹp rồi vặt những bông hoa dâm bụt đỏ chói bỏ vào lồng. Cửa lồng có gài bẫy. Chúng tôi treo lồng lên đỉnh cây khế, nơi lá khế thưa hơn, chim dễ nhận thấy những chùm hoa đỏ của chúng tôi hơn, và chờ chim vành khuyên bay tới. Chim vành khuyên hay đi đàn và bao giờ tiếng hót của chúng cũng bay tới trước.
Chúng tôi chúm môi huýt, bắt chước tiếng hót chim khuyên. Bùi Đức Hạnh bắt chước như hệt: Đàn chim nghe tiếng hót gọi, lại nhìn thấy những bông hoa đỏ, sà xuống ngay. Chúng sa bẫy. Thật là những giờ phút tưng bừng. Nấp ở những cây gần đấy, chúng tôi tụt xuống, chạy tới gốc khế, leo lên... Những con chim vành khuyên nhỏ nhoi, bóng mượt, màu vàng ngả màu lá mạ, có những tròng mắt rất đẹp được chúng tôi vô cùng yêu quý và chăm nom hết sức mình. Mặc dầu vậy, chúng đều có một kết cục bi thảm giống nhau: cái chết. Chúng tôi lại giăng bẫy một mẻ khác. Rồi chúng tôi chơi chu chi chu chít, đi trốn đi tìm, chui nấp cả trong cây hương mà anh tôi cả quyết đã có lần trông thấy hai vợ chồng con rắn có mào. Chúng tôi mồ hôi nhễ nhại đá bóng bằng quả bòng rụng trong sân. Và chúng tôi đọc sách.
Tủ sách còm cõi của chúng tôi. Bố tôi có công việc sang Phòng(Hải Phòng, cách gọi của những người dân ngoại thành) thường không quên mua cho chúng tôi quyển sách. Những chuyến đi hiếm hoi nên những quyển sách cũng hiếm hoi. Tôi còn nhớ tên từng quyển sách. Loại sách Hồng như Lên cung trăng, Hạt ngọc. Rồi Con chó hai đầu, Những thảm kịch bên kia dãy núi Trường Sơn, Chuyện ngụ ngôn của La-phông-ten. Chuyện kể của Pe-rôn. Chúng tôi ngốn cả sách trinh thám, kiếm hiệp. Đôi mắt thần, Lệ Hằng phục thù, Long hình quái khách.
Riêng quyển Long hình quái khách chúng tôi đọc tập thể. Cứ đến đoạn Long hình quái khách xuất hiện, tất cả cùng rên lên: “Long hình quái khách xuất hiển ư ư ư”. Dễ hiểu rằng Những ngày thơ âú chẳng gây được một ấn tượng gì đặc biệt trong đầu óc quá non nớt của một cậu bé con còn ham chạy nhẩy nghịch ngợm như tôi. Thế mà cái câu Hồng, mày lên đây! mà tôi vẫn đinh ninh là Hồng - Lên đây tao bảo! lại cứ còn mãi trong tôi.
Đó là sự thật.
__to be continued__