T
tranquang
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
02. Những bước đường tư tưởng của tôi - Xuâ
Xuân Diệu
Những bước đường tư tưởng của tôi
(Tiểu luận và phê bình văn học)
Ba em bé
Trong cuộc đấu tranh thống nhất và tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, nó mang những khó khăn rất lớn và bao gồm cả những vấp váp sai lầm, những người văn nghệ và trí thức chúng ta có những lúc tâm trí như chùn lại. Những chuyện “tiền kiếp” trong mỗi con người chúng ta thỉnh thoảng lại khuấy bùn vẩn lên, gieo rắc hoang mang trong những dây sâu kín nhất của tâm trí. Những lúc có thể mất địa bàn như vậy, riêng tôi, tôi thường “ôn cố tri tân”; tôi lần nhẩm lại những bước đường mà tư tưởng tôi đã trải qua, từ lúc biết nghĩ cho đến giờ; tôi nhận định đích xác xem từ chỗ sa lầy nào mà tôi đã vươn lên, do quá trình tư tưởng nào mà tôi đã đến với chủ nghĩa cộng sản. Tôi thọc sâu vào bóng của quá khứ để so sánh nổi bật cái ánh sáng của hiện tại và tương lai. Và tôi lại thấy sao Bắc đẩu chói lọi.
Như một người làm mẹ đã thấy mình mang cái mầm sống từ ở trong dạ, tôi thấy đoá hoa sen của tư tưởng, tốt thay! đã đè được những lớp bùn mà nở trong tâm trí mình. Nó đã nở rồi, không gì có thể dìm nó được nữa.
Vâng, chính những chuyện “tiền kiếp” của chế độ cũ, mỗi khi nhớ đến, lại giúp đỡ tôi chiến thắng cho được những chông gai mới trên con đường dài của sự nghĩ suy; phải phá cho được, san cho được con đường đi tới trước vô biên của cuộc đời, chứ không thể ngựa quen đường cũ, quay lộn trở lại cái trầm luân xưa đã quá ư đau khổ!
Con một ông tú tài nho nghèo, dạy học, từ nông thôn chuyển dần ra thành phố, khá giả dần lên tới mức tiểu tư sản lớp giữa, tôi sinh và lớn lên ở miền Nam Trung bộ, không bao giờ giàu, nhưng chưa bao giờ phải chịu cái đói, cái rét vào thân. Tuy nhiên, tôi cũng đủ thương đau để mà đứng lên tố khổ không tiếc lời cái xã hội cũ. Chuyện đời trước dài lắm. Không phải trường hợp kể ở đây. Để làm chứng cho cái đời chẳng ra đời trước kia, tôi chỉ kể lại ba em bé:
Cuối năm 1940, từ Mỹ Tho lên Sài Gòn, tôi đến thăm nhà một anh bạn cùng làm tham tá nhà Đoan [1] như tôi; bắt đầu Nhật thuộc rồi, làm công chức cuối mùa cho Pháp cỡ “viên ngoại” như thế, căn nhà thuê của anh xuềnh xoàng, bàn ghế qua loa. Lúc ấy vào khoảng ba, bốn giờ chiều ngày chủ nhật, tôi thấy bà vú già đang dỗ đứa cháu đầu lên ba tuổi, mới biết nói. Cháu khóc nho nhỏ, kéo dài, không giận hờn, không vòi vĩnh; vú già hỏi cháu: − “Cháu đau ở chỗ nào, nói với bà”. Mẹ cháu dỗ cháu: − “Mẹ mua bánh cho con nhé”. Cháu lắc đầu, và tiếp tục khóc. Người ta nựng nịu, vuốt ve em, người ta hỏi em: − “Tại sao em khóc?” Em bé chỉ trả lời bằng giọng Nghệ An có một tiếng: − “Buồn!”. Chị bạn lo lắng phân trần với tôi, ngơ ngác như không hiểu gì: − “Cháu thỉnh thoảng về chiều lại khóc như thế; cháu chẳng đòi gì cả, khám bác sĩ cũng không thấy cháu có bệnh gì; cháu chỉ kêu là “Buồn” và khóc. Tôi, thì tôi muốn nói với chị: − “Hỡi người mẹ đáng quý và đáng thương! con của chị cũng như tôi, nó đau “bệnh thời đại” đấy! Nó là cái biểu đo nóng lạnh của cuộc đời này; tâm hồn non yếu của nó cảm rất nhạy cái điều bàng bạc ở trong không khí, ở ngoài phố, ở quanh chúng ta: buổi chiều buồn quá, đời sống buồn quá!”. Từ khi đó, trở về, tôi không sao quên được vấn đề ghê rợn mà em bé đặt ra. Trời đất ơi, một em bé mới ra đời, chưa biết nói thành câu mà đã phải khóc vì buồn, thì cuộc đời này còn sống thế nào nữa!
Năm 1942, tôi đi xe lửa từ Sài Gòn ra Hà Nội, đến vào khoảng Đồng Hà, Tân Ấp thì đường đứt vì vài tuần trước mưa, bão, phải “sang tàu”. Vùng này đang bị đói to, đến khoai sắn cũng thiếu. Trong một nhà tranh lụp xụp, một người đàn bà khoảng hai mươi nhăm tuổi đang đút cho con ăn lưng bát cơm vơi. Em bé ba tuổi không ăn, nó khóc, máu dồn lên đỏ cả đầu; nó giậm chân xuống đất, nhất quyết bắt đền người mẹ: - “Trả đây! Trả đây!”. Người mẹ dỗ nó: - “Thôi con ăn đi, con nhé, mẹ thương”. Nó không chịu, càng khóc: - “Nhả ra! Nhả ra! Trả đây!” Thì ra người mẹ cũng đói quá, trong khi đút cơm cho con, cầm lòng không đậu, đã ăn mất của con mấy thìa. Con đói quá, quá tham ăn, đòi lại mấy thìa cơm như một ám ảnh. Con cứ bắt đền, mẹ cứ cố gắng dỗ. Người đàn bà trẻ và nghèo ứa nước mắt, thẹn thùng vì đã để cho cái đói làm tổn thương cái tự trọng của một người làm mẹ. Em bé thì như bị một cơn khủng hoảng não cân, cứ ngoáy mãi vào chỗ đau thương. Người mẹ vô kế khả thi. Đứa con tiếng đã khản rồi, vẫn giậm chân xuống đất. Mười lăm phút ấy đối với tôi dài dằng dặc; cho đến khi tầu đã xịch bánh chạy, mà vẫn còn nghe em bé: “Trả đây! Nhả ra!”.
Năm 1945, nạn đói khủng khiếp ở miền Bắc. Người chết như rạ ở gầm Cầu sông Cái, ở các lề đường Hà Nội. Cái xã hội cũ nó tàn ác đến thế là cùng. Người nào đi ăn yến cứ ăn, gặm chưa hết một miếng thịt đã bỏ vào đĩa xương để gắp miếng khác; người nào chết đói cứ chết, lăn ra như chuột. Bữa ăn, chúng tôi phải đóng cửa lại. Ăn như ăn vụng! Ăn như là mình giành mất cơm của người chết đói. Chúng tôi thuê trọ trên một căn gác phố Hàng Bông, quen thân hai ông bà dưới nhà cũng ở thuê, có cửa hàng bán mũ bậc trung, vợ chồng hiền lành, biết phải. Một buổi sáng, tôi trên gác xuống, nghe ở nhà dưới đang la om. Tôi nhìn ra trước cửa, thấy một em nhỏ con trai độ mười tuổi đang dán mình vào phía ngoài một bên khung cửa kính bày hàng. Em trần truồng như một con nhộng, không có một tý thịt nào nữa, chết hết cả người rồi, chỉ còn hai con mắt. Không hiểu em từ góc phố nào đến, mà nhất định đi vào trong nhà này, để xin một ít cháo chăng. Có lẽ em không còn thấy đây là cửa kính, em cứ đi vào, bị cửa kính chặn lại đứng sững; nhưng em vẫn bị hút bởi cái sống ở bên trong, cứ dấn mình vào gương. Người ta la mắng đuổi em đi, quát nạt thật to và lâu để cố thủng vào tai em, người ta kiêng, người ta ghê sợ, coi em như quỷ nhập tràng; em, em của tôi, mặt em cũng thông minh và xinh đẹp, nếu em no. Mười ba năm từ ấy đến nay, tôi vẫn còn nghe tiếng la thét đuổi em bé. Em như một con ruồi mắc vào kính tủ, ruồi mắc từ trong ra, em thì mắc từ ngoài vào; không có lòng thương xót nào có thể cứu em, vì người ta bó tay ngao ngán trước cái chết đói kinh khủng, mênh mông. Giữa đời sống hàng ngày, có những bức tường thuỷ tinh dày ngăn cách; những người hay “thương vay” như tôi, thi sĩ, đành giương đôi mắt ếch nhìn đồng bào mình chết qua tường kính, mà không nhắc chân động tay cứu giúp gì được!
Đấy, cái xã hội cũ có ba em bé kia nó tốt đẹp như thế đấy! Tôi còn muốn thêm một em bé thứ tư. Lúc tôi lên chín tuổi, do nghịch cảnh gia đình phong kiến tôi phải sống xa má tôi, mà ở với thầy tôi. Bên ngoại cách bên nội độ vài cây số; lâu lâu tôi trốn về thăm má cho đỡ nhớ thương. Một buổi chiều, tôi trốn về thăm má; má đang bận vội đi chợ, má cho tôi bốn đồng tiền ăn ba [2] , rồi để tôi đi. Tôi ra khỏi nhà má, lê từng bước một, đi dọc ngược theo con sông Gò Bồi mà trở về nhà thầy. Buồn quá. Tôi thấy buồn mang mang mà không hiểu được. Tôi đứng lại bên bờ sông, nhìn con đường, nhìn các rặng tre, nhìn dòng nước, nhìn trên mặt sông Gò Bồi nắng xiên khoai vàng úa; tôi thấy như cái gì cũng không biết để làm gì cả; và đứa trẻ con chín tuổi bèn cầm bốn đồng tiền trị giá mười hai đồng kẽm, ném xuống mặt sông, mặc dầu “mười hai đồng” lúc đó có thể mua những mười trái ổi.
Xuân Diệu
Những bước đường tư tưởng của tôi
(Tiểu luận và phê bình văn học)
Ba em bé
Trong cuộc đấu tranh thống nhất và tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, nó mang những khó khăn rất lớn và bao gồm cả những vấp váp sai lầm, những người văn nghệ và trí thức chúng ta có những lúc tâm trí như chùn lại. Những chuyện “tiền kiếp” trong mỗi con người chúng ta thỉnh thoảng lại khuấy bùn vẩn lên, gieo rắc hoang mang trong những dây sâu kín nhất của tâm trí. Những lúc có thể mất địa bàn như vậy, riêng tôi, tôi thường “ôn cố tri tân”; tôi lần nhẩm lại những bước đường mà tư tưởng tôi đã trải qua, từ lúc biết nghĩ cho đến giờ; tôi nhận định đích xác xem từ chỗ sa lầy nào mà tôi đã vươn lên, do quá trình tư tưởng nào mà tôi đã đến với chủ nghĩa cộng sản. Tôi thọc sâu vào bóng của quá khứ để so sánh nổi bật cái ánh sáng của hiện tại và tương lai. Và tôi lại thấy sao Bắc đẩu chói lọi.
Như một người làm mẹ đã thấy mình mang cái mầm sống từ ở trong dạ, tôi thấy đoá hoa sen của tư tưởng, tốt thay! đã đè được những lớp bùn mà nở trong tâm trí mình. Nó đã nở rồi, không gì có thể dìm nó được nữa.
Vâng, chính những chuyện “tiền kiếp” của chế độ cũ, mỗi khi nhớ đến, lại giúp đỡ tôi chiến thắng cho được những chông gai mới trên con đường dài của sự nghĩ suy; phải phá cho được, san cho được con đường đi tới trước vô biên của cuộc đời, chứ không thể ngựa quen đường cũ, quay lộn trở lại cái trầm luân xưa đã quá ư đau khổ!
Con một ông tú tài nho nghèo, dạy học, từ nông thôn chuyển dần ra thành phố, khá giả dần lên tới mức tiểu tư sản lớp giữa, tôi sinh và lớn lên ở miền Nam Trung bộ, không bao giờ giàu, nhưng chưa bao giờ phải chịu cái đói, cái rét vào thân. Tuy nhiên, tôi cũng đủ thương đau để mà đứng lên tố khổ không tiếc lời cái xã hội cũ. Chuyện đời trước dài lắm. Không phải trường hợp kể ở đây. Để làm chứng cho cái đời chẳng ra đời trước kia, tôi chỉ kể lại ba em bé:
Cuối năm 1940, từ Mỹ Tho lên Sài Gòn, tôi đến thăm nhà một anh bạn cùng làm tham tá nhà Đoan [1] như tôi; bắt đầu Nhật thuộc rồi, làm công chức cuối mùa cho Pháp cỡ “viên ngoại” như thế, căn nhà thuê của anh xuềnh xoàng, bàn ghế qua loa. Lúc ấy vào khoảng ba, bốn giờ chiều ngày chủ nhật, tôi thấy bà vú già đang dỗ đứa cháu đầu lên ba tuổi, mới biết nói. Cháu khóc nho nhỏ, kéo dài, không giận hờn, không vòi vĩnh; vú già hỏi cháu: − “Cháu đau ở chỗ nào, nói với bà”. Mẹ cháu dỗ cháu: − “Mẹ mua bánh cho con nhé”. Cháu lắc đầu, và tiếp tục khóc. Người ta nựng nịu, vuốt ve em, người ta hỏi em: − “Tại sao em khóc?” Em bé chỉ trả lời bằng giọng Nghệ An có một tiếng: − “Buồn!”. Chị bạn lo lắng phân trần với tôi, ngơ ngác như không hiểu gì: − “Cháu thỉnh thoảng về chiều lại khóc như thế; cháu chẳng đòi gì cả, khám bác sĩ cũng không thấy cháu có bệnh gì; cháu chỉ kêu là “Buồn” và khóc. Tôi, thì tôi muốn nói với chị: − “Hỡi người mẹ đáng quý và đáng thương! con của chị cũng như tôi, nó đau “bệnh thời đại” đấy! Nó là cái biểu đo nóng lạnh của cuộc đời này; tâm hồn non yếu của nó cảm rất nhạy cái điều bàng bạc ở trong không khí, ở ngoài phố, ở quanh chúng ta: buổi chiều buồn quá, đời sống buồn quá!”. Từ khi đó, trở về, tôi không sao quên được vấn đề ghê rợn mà em bé đặt ra. Trời đất ơi, một em bé mới ra đời, chưa biết nói thành câu mà đã phải khóc vì buồn, thì cuộc đời này còn sống thế nào nữa!
Năm 1942, tôi đi xe lửa từ Sài Gòn ra Hà Nội, đến vào khoảng Đồng Hà, Tân Ấp thì đường đứt vì vài tuần trước mưa, bão, phải “sang tàu”. Vùng này đang bị đói to, đến khoai sắn cũng thiếu. Trong một nhà tranh lụp xụp, một người đàn bà khoảng hai mươi nhăm tuổi đang đút cho con ăn lưng bát cơm vơi. Em bé ba tuổi không ăn, nó khóc, máu dồn lên đỏ cả đầu; nó giậm chân xuống đất, nhất quyết bắt đền người mẹ: - “Trả đây! Trả đây!”. Người mẹ dỗ nó: - “Thôi con ăn đi, con nhé, mẹ thương”. Nó không chịu, càng khóc: - “Nhả ra! Nhả ra! Trả đây!” Thì ra người mẹ cũng đói quá, trong khi đút cơm cho con, cầm lòng không đậu, đã ăn mất của con mấy thìa. Con đói quá, quá tham ăn, đòi lại mấy thìa cơm như một ám ảnh. Con cứ bắt đền, mẹ cứ cố gắng dỗ. Người đàn bà trẻ và nghèo ứa nước mắt, thẹn thùng vì đã để cho cái đói làm tổn thương cái tự trọng của một người làm mẹ. Em bé thì như bị một cơn khủng hoảng não cân, cứ ngoáy mãi vào chỗ đau thương. Người mẹ vô kế khả thi. Đứa con tiếng đã khản rồi, vẫn giậm chân xuống đất. Mười lăm phút ấy đối với tôi dài dằng dặc; cho đến khi tầu đã xịch bánh chạy, mà vẫn còn nghe em bé: “Trả đây! Nhả ra!”.
Năm 1945, nạn đói khủng khiếp ở miền Bắc. Người chết như rạ ở gầm Cầu sông Cái, ở các lề đường Hà Nội. Cái xã hội cũ nó tàn ác đến thế là cùng. Người nào đi ăn yến cứ ăn, gặm chưa hết một miếng thịt đã bỏ vào đĩa xương để gắp miếng khác; người nào chết đói cứ chết, lăn ra như chuột. Bữa ăn, chúng tôi phải đóng cửa lại. Ăn như ăn vụng! Ăn như là mình giành mất cơm của người chết đói. Chúng tôi thuê trọ trên một căn gác phố Hàng Bông, quen thân hai ông bà dưới nhà cũng ở thuê, có cửa hàng bán mũ bậc trung, vợ chồng hiền lành, biết phải. Một buổi sáng, tôi trên gác xuống, nghe ở nhà dưới đang la om. Tôi nhìn ra trước cửa, thấy một em nhỏ con trai độ mười tuổi đang dán mình vào phía ngoài một bên khung cửa kính bày hàng. Em trần truồng như một con nhộng, không có một tý thịt nào nữa, chết hết cả người rồi, chỉ còn hai con mắt. Không hiểu em từ góc phố nào đến, mà nhất định đi vào trong nhà này, để xin một ít cháo chăng. Có lẽ em không còn thấy đây là cửa kính, em cứ đi vào, bị cửa kính chặn lại đứng sững; nhưng em vẫn bị hút bởi cái sống ở bên trong, cứ dấn mình vào gương. Người ta la mắng đuổi em đi, quát nạt thật to và lâu để cố thủng vào tai em, người ta kiêng, người ta ghê sợ, coi em như quỷ nhập tràng; em, em của tôi, mặt em cũng thông minh và xinh đẹp, nếu em no. Mười ba năm từ ấy đến nay, tôi vẫn còn nghe tiếng la thét đuổi em bé. Em như một con ruồi mắc vào kính tủ, ruồi mắc từ trong ra, em thì mắc từ ngoài vào; không có lòng thương xót nào có thể cứu em, vì người ta bó tay ngao ngán trước cái chết đói kinh khủng, mênh mông. Giữa đời sống hàng ngày, có những bức tường thuỷ tinh dày ngăn cách; những người hay “thương vay” như tôi, thi sĩ, đành giương đôi mắt ếch nhìn đồng bào mình chết qua tường kính, mà không nhắc chân động tay cứu giúp gì được!
Đấy, cái xã hội cũ có ba em bé kia nó tốt đẹp như thế đấy! Tôi còn muốn thêm một em bé thứ tư. Lúc tôi lên chín tuổi, do nghịch cảnh gia đình phong kiến tôi phải sống xa má tôi, mà ở với thầy tôi. Bên ngoại cách bên nội độ vài cây số; lâu lâu tôi trốn về thăm má cho đỡ nhớ thương. Một buổi chiều, tôi trốn về thăm má; má đang bận vội đi chợ, má cho tôi bốn đồng tiền ăn ba [2] , rồi để tôi đi. Tôi ra khỏi nhà má, lê từng bước một, đi dọc ngược theo con sông Gò Bồi mà trở về nhà thầy. Buồn quá. Tôi thấy buồn mang mang mà không hiểu được. Tôi đứng lại bên bờ sông, nhìn con đường, nhìn các rặng tre, nhìn dòng nước, nhìn trên mặt sông Gò Bồi nắng xiên khoai vàng úa; tôi thấy như cái gì cũng không biết để làm gì cả; và đứa trẻ con chín tuổi bèn cầm bốn đồng tiền trị giá mười hai đồng kẽm, ném xuống mặt sông, mặc dầu “mười hai đồng” lúc đó có thể mua những mười trái ổi.