Sử 8 Vì sao nói công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới

Q

quanglong0409

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

C1 Vì sao nói công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới
C2 Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc " già "( Anh, Pháp ) với các nước đế quốc " trẻ"(Đức, Mĩ)? Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào
C3 Trình bày nguyên nhân, diễn bién. kết quả , ý nghĩa của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2
 
E

egaj_9x

.

câu 1:

2.Có các chính sách công xã :
Lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh nhân dân để bảo vệ cách mạng.
* Tách nhà thời khỏi trường học và nhà nước, giáo lý không dạy trong nhà trường.
* Giao xí nghiệp cho công nhân quản lý.
* Quy định tiền lương tối thiểu , giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt đánh đập công nhân ,
* Hõan trả tiền thuê nhà và hoãn nợ.
* Quy định giá bán bánh mì
* Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí
Chứng tỏ là nhà nước kiểu mới là một nhà nước vô sản, phục vụ nhân dân

câu 2:
nguyên nhân:
Lý do dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai khác nhau trong mỗi nơi giao chiến. Tại châu Âu, lý do nằm xung quanh hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất: Đức muốn tránh phải tuân theo các điều kiện trong Hòa ước Versailles, chủ nghĩa phát xít ngày càng phổ biến và các lãnh tụ chủ nghĩa này có tham vọng cao, trong khi tình hình không ổn định tại Trung Âu và Đông Âu sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã làm chiến tranh dễ xảy ra. Tại Thái Bình Dương, ý định biến thành cường quốc của Nhật Bản và sự thắng thế của một số thủ lãnh quân phiệt đã khiến nước này có ý đồ chiếm Trung Quốc và các nước lân cận để thoả mãn nhu cầu tài nguyên mà quốc đảo nhỏ bé này không tự đáp ứng được, cuối cùng đã cuốn Nhật Bản vào chiến tranh.
diễn biến:
+Chiến trường châu Âu
+Sự bành trướng của Đức và Liên Xô
+Chiến trường Địa Trung Hải
+Chiến dịch Bắc Phi
+Mặt trận phía Đông
+Chiến dịch Ý
+Mặt trận phía Tây
+Chiến trường châu Á-Thái Bình Dương
+Nhật Bản thua cuộc
+Trại tập trung Đức quốc xã (Holocaust)
+Chiến tranh tổng lực
đó la ý tớ đưa ra..sgk có rồi mà
kết quả:
Hậu quả trực tiếp của chiến tranh này là sự chiến thắng của phía Đồng Minh. Mỗi nước trong phe Trục đều phải đầu hàng vô điều kiện. Đức bị các lực lượng từ Mỹ, Anh, Liên Xô và Pháp chiếm đóng, trong khi Áo bị chia cắt từ Đức và cũng bị chiếm đóng một cách tương tự. Nhật bị quân Mỹ chiếm đóng trong khi Liên Xô chiếm đóng các nước Đông Âu.
Quân Mỹ và Liên Xô gặp nhau tại Torgau bên bờ sông Elbe

Trái với Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi các giới hạn làm suy yếu các nước và các nước thua cuộc bị ngăn chặn việc tái hội nhập cộng đồng quốc tế, các nước thua cuộc đã được cung cấp viện trợ để phục hồi và hội nhập cộng đồng thế giới như các quốc gia hoà bình khác. Vì lẽ đó, Đức và Nhật đã trở thành hai nước quan trọng và có nhiều ảnh hưởng mà không cần phải khiêu chiến.

Sự thất bại của Hội Quốc Liên trong việc ngăn chặn chiến tranh đã dẫn đến việc thành lập Liên Hiệp Quốc, một tổ chức quốc tế mới và có nhiều sửa đổi, cho đến nay vẫn là tổ chức quan trọng nhất trong việc thúc đẩy hoà bình và hợp tác.
Tổn thất nhân mạng
Tại Châu Âu

Thống kê năm 1965 của Liên Hợp Quốc cho biết chỉ riêng số người thiệt mạng do chiến tranh ở Châu Âu đã lên đến 49.257.000 người. Những nước chịu thiệt hại lớn nhất gồm:

Liên Xô: 20.000.000 người (theo tài liệu của Krivosheev năm 2005, con số này là 27.000.000 người bao gồm 11.000.000 quân nhân và 16.000.000 thường dân) (tài liệu khác ước lượng 13,6 triệu quân Liên Xô thiệt mạng; những nghiên cứu mới nhất của Nga tổng người chết có thể vượt 30 triệu) [19]
Đức: 9.700.000 người (theo tài liệu nghiên cứu năm 2000 của tiến sĩ Rüdiger Overmans, con số này là 5.300.000 quân nhân, 3.170.000 thường dân và 1.400.000 người Đức ở các quốc gia khác)
Ba Lan: 6.028.000 người (theo tài liệu của Viện IPN - Ba Lan năm 2000, con số này là 5.600.000 đến 5.800.000 người, trong đó có khoảng 3.000.000 người Do Thái)

Tại Châu Á - Thái Bình Dương

Hoa Kỳ: khoảng 300.000 người
Nhật Bản: khoảng 2.200.000 người
Trung Quốc: ước tính 18-20.000.000 người
Hai miền Triều Tiên: khoảng 1.000.000 người
Ấn Độ: 2.587.000 người
Việt Nam: hơn 2.300.000 người
Indonesia: khoảng 3.000.000 đến 4.000.000 người
+Hậu quả lâu dài
+Các nước tham chiến và hậu quả
 
Last edited by a moderator:
T

thongoc_97977

CÂU 1:
-Công xã Paris là một nhà nước của dân, do dân đầu tiên trên thế giới

-Công xã Paris đã thực hiện các chính sách tiến bộ như giải tán các lượng cảnh sát,quân đội mà thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân.

-Thực hiện chính sách tách nhà thờ khỏi trường học,giao cho dân được quyền quản lí những cơ sở sản xuất,những xí nghiệp mà chủ đã bỏ trốn.

-Mọi chức vụ trong nhà nước đều do dân bầu ra và bãi nhiệm nếu không làm tót nhiệm vụ.

-Thành phần của HĐCX là công nhân và tri thức tiến bộ.

CÂU 2:Nguyên nhân:
. Nguyên nhân sâu xa.

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”.

2. Nguyên nhân trực tiếp.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt đầu châm ngòi lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ.

- Năm 1931: Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc.

- Năm 1935, Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia và hình thành nên 3 lò lửa chiến tranh trên toàn thế giới.

- Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Ber-lin – Rô ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới.

Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít là kẻ thù trực tiếp châm ngòi cho cuộc đại chiến thế giới nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oasinhton để phân chia lại bộ mặt địa cầu và tiêu diệt Liên Xô.

Diễn biến:
Ngày 28-7-1914 Áo -Hung tuyên chiến với Xẹc bi.
-1-8 Đức tuyên tuyên chiến Nga
-3-8 tuyên chiến với Pháp .
-4-8 tuyên chiến với Đức , chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng thành chiến tranh thế giới
Giai đọan thứ nhất (1914-1916)
- Lúc đầu Đức tập trung lực lượng ở phía Tây nhằm đánh bại Pháp, Pa ri bị uy hiếp.
-Nhưng ở phía Đông quân Nga tấn công quân Đức cứu nguy cho Pháp , từ năm 1916 cả 2 phe ở thế cầm cự .
* Gọi là chiến tranh thế giới :
Chiến tranh lan ra cả thế giới ,lôi cuốn 38 nước vào vòng chiến , kéo thuộc địa tham chiến ,Pháp mộ 300.000 lính thuộc địa chủ yếu ở Việt Nam .


2/ Giai đoạn thứ 2 (1917-1918)

- Tháng 4-1917 Mỹ tham chiến về phe Hiệp ước.
-7-11-1917 Cách mạng tháng Mười Nga Nga thắng lợi , Nga rút khỏi chiến tranh .
-7-1918 Anh – Pháp phản công.
-9-1918 Anh –Pháp- Mỹ tổng tấn công ,đồng minh của Đức đầu hàng.
-9-11-1918 cách mạng Đức bùng nổ, lật đổ nền quân chủ.
-11-11-1918 Đức hàng không điều kiện , Đức ,Áo -Hung thất bại hoàn toàn.


Kết quả:
Gây thảm họa cho nhân loại :10 triệu người chết ,20 triệu ngưới bị thương .
- Thành phố làng mạc bị phá hủy ; chiến phí 85 tỷ đô la .
- Các nước thắng trận thu lợi lớn , bản đồ thế giới được chia lại .
-Cao trào Cách mạng vô sản phát triển , nhân dân thuộc địa thức tỉnh đó là Cách mạng tháng Mười Nga

nguồn: google
 
Top Bottom