Địa [Địa 10] Địa lý nông nghiệp

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 27: Vai trò, đặc điểm. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp

1. Vai trò
- Là ngành sản xuất vật chất không thể thay thế được:
  • Cung cấp lương thực, thực phẩm.
  • Nguyên liệu cho công nghiệp.
  • Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
- Hiện nay 40% số lao động thế giới tham gia hoạt động nông nghiệp, chiếm 4% GDP toàn cầu.
- Ở các nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu vì:
  • Liên quan đến việc làm, thu nhập và đời sống của đa số dân cư.
  • Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân.
  • Đặc biệt có vai trò quan trọng đối với sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
2. Đặc điểm
a) Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế
- Cần phải duy trì nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lí, tiết kiệm.
b) Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi
- Cần phải hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học.
c) Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ
- Cần phải xây dựng cơ cấu hợp lí, đa dạng hóa sản xuất, phát triển các ngành dich vụ, làng nghề… tận dụng thời gian nhàn rỗi.
d) Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
- Vì đối tượng là cây trồng, vật nuôi.
e) Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa
- Các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp được hình thành và phát triển, đẩy mạnh chế biến nông sản để tăng giá trị thương phẩm.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp

1. Nhân tố tự nhiên
- Đất: Ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất, phân bố cây trồng vật nuôi.
- Khí hậu, nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng vụ, mức ổn định của sản xuất nông nghiệp.
- Sinh vật: Ảnh hưởng mức độ phong phú của giống cây trồng vật nuôi, khả năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
2. Nhân tố kinh tế - xã hội
- Dân cư, lao động ảnh hưởng đến cơ cấu, phân bố cây trồng, vật nuôi (là lực lượng lao động, tiêu thụ, quan trọng để phát triển nông nghiệp).
- Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến đường lối phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật: Ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản lượng.
- Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả, điều tiết sản xuất, hướng chuyên môn hóa.
III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

*Vai trò: Tạo tiền đề nhằm sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.
1. Trang trại
- Hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa thay thế kinh tế tiểu nông.
- Mục đích: sản xuất hàng hóa.
- Cách tổ chức quản lí: Chuyên môn hóa, thâm canh, ứng dụng khoa học kĩ thuật, thuê nhân công lao động.
2. Thể tổng hợp nông nghiệp
- Là hình thức tổ chức ở trình độ cao, kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp trên một lãnh thổ.
- Mục đích: sử dụng có hiệu quả các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí và điều kiện kinh tế - xã hội sẵn có.
3. Vùng nông nghiệp
- Là hình thức cao nhất, là lãnh thổ nông nghiệp tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm phân bố hợp lí cây trồng vật nuôi, hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.

Xem thêm các bài khác thuộc nội dung Địa 10 tại: Hệ thống hóa kiến thức Địa 10
Được tổng hợp bởi thành viên GauCuli
 
  • Like
Reactions: Vinhtrong2601

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt
*Vai trò:
- Nền tảng của sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Cơ sở phát triển chăn nuôi, nguồn xuất khẩu có giá trị.
I. Cây lương thực

1. Vai trò
- Cung cấp lương thực dưới dạng tinh bột, dinh dưỡng cho người và gia súc.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Xuất khẩu có giá trị...
2. Các cây lương thực chính
- Lúa gạo phân bố chủ yếu miền nhiệt đới, đặc biệt châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan…
- Lúa mì trồng ở miền ôn đới và cận nhiệt: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Liên bang Nga, Canada, Úc…
- Ngô thích hợp trồng ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới nóng: Hoa Kì, Trung Quốc, Braxin, Pháp…
3. Các cây lương thực khác (hoa màu)
- Chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi; nguyên liệu nấu rượu, cồn, bia; lương thực cho người ở các nước châu Phi và Nam Á.
- Cây hoa màu ở ôn đới: đại mạch, mạch đen, yến mạch, khoai tây…
- Cây hoa màu ở nhiệt đới và cận nhiệt khô hạn: kê, cao lương, khoai lang, sắn…

II. Cây công nghiệp

1. Vai trò và đặc điểm

- Nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm.
- Tận dụng tài nguyên đất, khắc phục được tính mùa vụ, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường.
- Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
2. Các cây công nghiệp chủ yếu
- Nhóm cây lấy đường:
  • Mía: Trồng nhiều ở miền nhiệt đới (Braxin, Ấn Độ, Cu Ba...).
  • Củ cải đường: Miền ôn đới và cận nhiệt đới (Pháp, Ba Lan, Đức, Hoa Kì...).
- Cây lấy sợi: Cây bông, trồng nhiều ở Trung Quốc, Hoa Kì…
- Cây lấy dầu: Cây đậu tương, có nhiều ở Hoa Kì, Braxin, Trung Quốc…
- Cây cho chất kích thích:
  • Cây chè: Trồng nhiều ở cận nhiệt đới (Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam...).
  • Cà phê: Braxin, Việt Nam, Côlômbia...
- Cây lấy nhựa: Cao su có nhiều ở Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi.

III. Ngành trồng rừng
1. Vai trò của rừng
- Hết sức quan trọng đối với môi trường, con người, điều hòa lượng nước trên mặt đất.
- Lá phổi xanh của Trái Đất, bảo vệ đất, chống xói mòn.
- Cung cấp lâm sản, phục vụ sản xuất, đời sống công nghiệp, xây dựng dân sinh, nguyên liệu giấy, thực phẩm, dược liệu quý...
2. Tình hình trồng rừng
- Rừng đang bị tàn phá do con người.
- Diện tích trồng rừng trên thế giới ngày càng mở rộng: Năm 1990 là 43,6 triệu ha, năm 2000 là 187 triệu ha → trung bình tăng 4,5 triệu ha.
- Nước có diện tích rừng trồng lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì...

Xem thêm các bài khác thuộc nội dung Địa 10 tại: Hệ thống hóa kiến thức Địa 10
Được tổng hợp bởi thành viên GauCuli
 

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi
I. Vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi

- Khái niệm vật nuôi: Là các động vật hoang được con người thuần dưỡng, chọn giống, lai tạo, làm cho chúng thích nghi với cuộc sống gần người.
1. Vai trò
- Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao.
- Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
- Xuất khẩu có giá trị.
- Cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt.
2. Đặc điểm
- Cơ sở nguồn thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố, hình thức chăn nuôi.
- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa.
- Ở các nước đang phát triển, tỉ trọng thấp: cơ sở thức ăn chưa đảm bảo; cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu; dịch vụ thú y, giống còn hạn chế; công nghiệp chế biến chưa phát triển.
II. Các ngành chăn nuôi

- Gia súc lớn:
  • Trâu phân bố ở vùng nhiệt đới nóng ẩm: Trung Quốc, Nam Á, Đông Nam Á.
  • phân bố rộng hơn: Ấn Độ, Hoa Kì, Braxin, Tây Âu...
- Gia súc nhỏ:
  • Lợn: Nuôi rộng rãi trên thế giới, tập trung nhiều ở vùng thâm canh lương thực.
  • Cừu: Nuôi nhiều ở vùng khô hạn, đặc biệt vùng cận nhiệt đới.
  • : Vùng khí hậu khô hạn, ở Nam Á, châu Phi, là nguồn đạm động vật quan trọng cho người dân.
- Gia cầm (chủ yếu là gà): Nuôi phổ biến trên thế giới, nhiều ở Trung Quốc, Hoa Kì, EU, Liên bang Nga, Mêhicô...
III. Ngành nuôi trồng thủy sản

1. Vai trò
- Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người.
- Nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
- Hàng xuất khẩu có giá trị.
2. Tình hình nuôi trồng thủy sản
- Cơ cấu nuôi trồng: thủy sản nước ngọt, lợ, mặn, ngày càng phát triển.
- Sản lượng nuôi trồng 10 năm tăng 3 lần (35 triệu tấn).
- Nước nuôi nhiều: Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á...

Xem thêm các bài khác thuộc nội dung Địa 10 tại: Hệ thống hóa kiến thức Địa 10
Được tổng hợp bởi thành viên GauCuli
 
Top Bottom