Văn 9 Học tập

Blue Badminton

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng tư 2020
212
324
76
Phú Yên
thcs lvt
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

*Ngày trước, ông cha ta quan niệm "Không thầy đố mày làm nên''. Cũng có ý kiến cho rằng: "Học thầy không tày học bạn''. Hãy trình bày ý kiến của em*
Giúp em giải đề trên với ạ!
Em cảm ơn!
@baochau1112 @Trần Tuyết Khả @Bùi Nhi @Phạm Đình Tài @Roses_are_rosie
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
*Ngày trước, ông cha ta quan niệm "Không thầy đố mày làm nên''. Cũng có ý kiến cho rằng: "Học thầy không tày học bạn''. Hãy trình bày ý kiến của em*
Giúp em giải đề trên với ạ!
Em cảm ơn!
@baochau1112 @Trần Tuyết Khả @Bùi Nhi @Phạm Đình Tài @Roses_are_rosie
Chị đưa em hướng đi nhé
Mở bài: Dẫn dắt vấn đề
Thân bài:
- Giải thích
+ "Không thầy đố mày làm nên": đề cao vai trò của nghề giáo, người giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, nhấn mạnh cần phải tôn trọng và kính nể người đã dạy dỗ ta
+ "Học thầy không tày học bạn": đề cao vai trò của bạn bè trong việc học, bạn bè tốt sẽ giúp ta nâng cao sức học, cùng đưa ra phương pháp học tập tốt hơn
=> Hai ý kiến chỉ ra hai phương pháp học tập, vai trò và tác dụng của người dạy đối với mỗi người, từ thầy cô và từ bạn bè.
- Bàn luận
+ Xét cho cùng thì hai ý kiến không phải mâu thuẫn với nhau mà cả hai khi bổ sung lẫn nhau sẽ đem tới hiệu quả tốt hơn. Học có đạt kết quả tốt hay không phần nhiều nằm ở chính bản thân người học, yếu tố khách quan từ những nhân tố bên ngoài giúp ta hiểu sâu hơn bài học chứ không thể quyết định việc học của một người
+ Ý kiến "Không thầy đố mày làm nên" là quan niệm từ xa xưa của ông cha ta, nhấn mạnh vai trò của người thầy. Cũng có câu "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy), người thầy là người đầu tiên đem đến sự học cho học trò, mở ra chân trời trí thức cho học sinh. Người thầy sẽ là người chỉ dẫn, nâng đỡ giúp học sinh tự khám phá tiềm năng. Nhưng không vì vậy mà người thầy có vai trò tuyệt đối.
+ Ý kiến "Học thầy không tày học bạn", chữ "tày" nghĩa là bằng, ý chỉ rằng học ở bạn bè là vô cùng quan trọng. Bạn bè là những người cùng lứa tuổi, đồng điệu về suy nghĩ, vì thế khi học chung với bạn bè, ta thường có cảm giác thoải mái, gần gũi, dễ hiểu bài hơn. Tuy vậy, nếu không có sự chỉ dẫn của thầy cô mà chỉ học qua bạn bè thì kiến thức sẽ không được chuyên sâu. Bạn bè cũng chỉ là những học sinh, sức học và hiểu bài như những người đồng trang lứa, cũng cần sự hướng dẫn của thầy cô. Vì thế, không nên coi trọng việc học ở bạn bè hơn thầy cô
=> Xét cả 2 câu, ta rút ra được kinh nghiệm quý báu: cần học linh hoạt, biết vận dụng tri thức ở nhiều nguồn, có thái độ kính trọng thầy, quý mến bạn. Dù là ai cũng sẽ giúp ích cho ta, phải biết cân bằng giữa các bên thì sự học mới tốt hơn được...
- Mở rộng:
+ Việc học là suốt đời, học để kiến thiết đất nước, hoàn thiện bản thân và xây dựng xã hội, như Lê-nin từng nói "học, học nữa, học mãi". Ấy vậy vẫn có vài trường hợp không chịu học hành, bỏ bê bản thân để chạy theo những giá trị vật chất tức thời
+ Cũng có người tự cao tự đại, không chịu học hỏi từ bên ngoài, ngại hỏi bạn bè, lại càng không chịu chú ý lắng nghe thầy cô....
Kết bài: Bài học và liên hệ bản thân


Xem thêm:
+ Tổng hợp các topic đặc sắc nhất box Văn
+ Topic "Nếu các nhân vật văn học tham gia diễn đàn...?"
 
  • Like
Reactions: Blue Badminton

Blue Badminton

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng tư 2020
212
324
76
Phú Yên
thcs lvt
Chị đưa em hướng đi nhé
Mở bài: Dẫn dắt vấn đề
Thân bài:
- Giải thích
+ "Không thầy đố mày làm nên": đề cao vai trò của nghề giáo, người giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, nhấn mạnh cần phải tôn trọng và kính nể người đã dạy dỗ ta
+ "Học thầy không tày học bạn": đề cao vai trò của bạn bè trong việc học, bạn bè tốt sẽ giúp ta nâng cao sức học, cùng đưa ra phương pháp học tập tốt hơn
=> Hai ý kiến chỉ ra hai phương pháp học tập, vai trò và tác dụng của người dạy đối với mỗi người, từ thầy cô và từ bạn bè.
- Bàn luận
+ Xét cho cùng thì hai ý kiến không phải mâu thuẫn với nhau mà cả hai khi bổ sung lẫn nhau sẽ đem tới hiệu quả tốt hơn. Học có đạt kết quả tốt hay không phần nhiều nằm ở chính bản thân người học, yếu tố khách quan từ những nhân tố bên ngoài giúp ta hiểu sâu hơn bài học chứ không thể quyết định việc học của một người
+ Ý kiến "Không thầy đố mày làm nên" là quan niệm từ xa xưa của ông cha ta, nhấn mạnh vai trò của người thầy. Cũng có câu "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy), người thầy là người đầu tiên đem đến sự học cho học trò, mở ra chân trời trí thức cho học sinh. Người thầy sẽ là người chỉ dẫn, nâng đỡ giúp học sinh tự khám phá tiềm năng. Nhưng không vì vậy mà người thầy có vai trò tuyệt đối.
+ Ý kiến "Học thầy không tày học bạn", chữ "tày" nghĩa là bằng, ý chỉ rằng học ở bạn bè là vô cùng quan trọng. Bạn bè là những người cùng lứa tuổi, đồng điệu về suy nghĩ, vì thế khi học chung với bạn bè, ta thường có cảm giác thoải mái, gần gũi, dễ hiểu bài hơn. Tuy vậy, nếu không có sự chỉ dẫn của thầy cô mà chỉ học qua bạn bè thì kiến thức sẽ không được chuyên sâu. Bạn bè cũng chỉ là những học sinh, sức học và hiểu bài như những người đồng trang lứa, cũng cần sự hướng dẫn của thầy cô. Vì thế, không nên coi trọng việc học ở bạn bè hơn thầy cô
=> Xét cả 2 câu, ta rút ra được kinh nghiệm quý báu: cần học linh hoạt, biết vận dụng tri thức ở nhiều nguồn, có thái độ kính trọng thầy, quý mến bạn. Dù là ai cũng sẽ giúp ích cho ta, phải biết cân bằng giữa các bên thì sự học mới tốt hơn được...
- Mở rộng:
+ Việc học là suốt đời, học để kiến thiết đất nước, hoàn thiện bản thân và xây dựng xã hội, như Lê-nin từng nói "học, học nữa, học mãi". Ấy vậy vẫn có vài trường hợp không chịu học hành, bỏ bê bản thân để chạy theo những giá trị vật chất tức thời
+ Cũng có người tự cao tự đại, không chịu học hỏi từ bên ngoài, ngại hỏi bạn bè, lại càng không chịu chú ý lắng nghe thầy cô....
Kết bài: Bài học và liên hệ bản thân
Chị ơi, đề văn yêu cầu bàn luận cả 2 câu tư tưởng đạo lý, em nên mở bài như thế nào?
Chị giúp em với.
Em cảm ơn ạ.
@Trần Tuyết Khả @Roses_are_rosie
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Chị ơi, đề văn yêu cầu bàn luận cả 2 câu tư tưởng đạo lý, em nên mở bài như thế nào?
Chị giúp em với.
Em cảm ơn ạ.
@Trần Tuyết Khả @Roses_are_rosie
Từ dàn ý phân tích của chị Trần Tuyết Khả, em nhận ra được gì nè? Đó là sự thống nhất luận đề tưởng chừng như là không hề liên quan đến nhau, hoặc mối liên hệ tồn tại ở đây là tương phản, đối lập. Nhưng không, thực chất "Không thầy đố mày làm nên'' và "Học thầy không tày học bạn'' lại gắn kết, thắt chặt với nhau, bổ sung cho nhau về việc học. Sau khi dẫn dắt nhận định 1 thì em có thể liên hệ qua nhận định 2 trong mở bài: ''...Học vấn mang cội nguồn là giáo dục, việc học đã từng được ông cha ta quan niệm đề cao vai trò người thầy ''Không thầy đố mày làm nên''. Thế nhưng, nhận định khác lại cho rằng ''Học thầy không tày học bạn''. Như con đò kiến thức mang những nỗi tư tưởng tưởng chừng mâu thuẫn với nhau lại khiến tâm tưởng người đọc có những bài học triết lí sâu sắc.

Chúc em học tốt.
 
Top Bottom